Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Lê Thị Thanh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Lê Thị Thanh

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 - HS biết khái niệm ngôi kể; đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể và lời kể trong văn tự sự; biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.

 - HS hiểu được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.

 1.2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng kể chuyện bằng ngôi kể thứ ba, thứ nhất; vận dụng vào đọc, hiểu văn bản tự sự.

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp.

 1.3.Thái độ:

 - Giáo dục HS tính sáng tạo linh hoạt trong kể chuyện.

2.TRỌNG TÂM: Khái niệm ngôi kể, đặc điểm riêng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ.

 3.2.Học sinh: Tìm hiểu về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 GV kiểm diện: 6A5: .

 4.2.Kiểm tra miệng:

Câu hỏi: Em hãy phát biểu miệng: Tự giới thiệu về bản thân mình? (10đ)

Đáp án: Lời chào, lí do tự giới thiệu.

- Tên, tuổi

- Gia đình gồm những ai?

- Công việc hàng ngày.

- Sở thích, ước mơ

- Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe.

 

doc 13 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Lê Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài: 8 - Tiết: 33 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
 Tuần dạy: 9 	
 Ngày dạy: 12/10 
1.MỤC TIÊU:
	1.1.Kiến thức:
	- HS biết khái niệm ngôi kể; đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể và lời kể trong văn tự sự; biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
 - HS hiểu được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứù nhất.
 1.2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kể chuyện bằng ngôi kể thứ ba, thứ nhất; vận dụng vào đọc, hiểu văn bản tự sự.
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp.
 1.3.Thái độ:
 - Giáo dục HS tính sáng tạo linh hoạt trong kể chuyện.
2.TRỌNG TÂM: Khái niệm ngôi kể, đặc điểm riêng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ.
	3.2.Học sinh: Tìm hiểu về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 GV kiểm diện: 6A5:..	
	4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: Em hãy phát biểu miệng: Tự giới thiệu về bản thân mình? (10đ)
Đáp án: Lời chào, lí do tự giới thiệu.
Tên, tuổi
Gia đình gồm những ai?
Công việc hàng ngày.
Sở thích, ước mơ
Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Tiết trước chúng ta đã thực hành luyện nói kể chuyện. Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
Hoạt động 2: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.	 
GV diễn giảng cho HS hiểu thế nào là ngôi kể. 
Kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ ba. (dựa vào SGK trang 87).
GV gọi HS đọc hai đoạn văn SGK.
?Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?	 
-Ngôi 3, người kể giấu mình, không biết ai kể, có mặt ở khắp mọi nơi, kể như người ta kể.
?Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
-Kể theo ngôi thứ 1. Người kể hiện diện, xưng “Tôi”.
?Người xưng “Tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả Tô Hoài?
- Là Dế Mèn.
?Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?
-Ngôi thứ ba cho phép người kể được tự do. Ngôi thứ nhất “Tôi” chỉ kể được những gì “Tôi” biết, nghe, thấy, cảm nhận được.
?Thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3. Thay “Tôi” bằng “Dế Mèn”. Lúc đó em có một đoạn văn như thế nào?
-Đoạn văn không thay đổi nhiều, nhưng không tạo được sự tin cậy cao.
?Có thể đổi ngôi thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi thứ nhất, xưng “tôi” được không? Vì sao?
-Được nhưng không hay và phù hợp bằng ngôi thứ ba
-Khi xưng tôi, người kể chỉ được kể những gì trong phạm vi mình có thể biết và cảm thấy, những điều mà người ngoài không để ý và không biết được
Giáo dục HS ý thức lựa chọn ngôi kể phù hợp tạo sự thú vị
?Ngôi kể là gì? Thế nào là kể theo ngôi thứ 3, thế nào là kể theo ngôi thứ nhất?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
Hoạt động 3: Luyện tập.	
Gọi HS đọc bài tập 1.	
 Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?	
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc bài tập 2.
 Thay đổi ngôi kể bằng ngôi thứ nhất rồi nhận xét: ngôi kể đem lại điều gì khác?
Gọi HS trình bày. Nhận xét.
Nhắc H S làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc bài tập 3.
?Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi nào?
?Vì sao em biết?
Gọi HS đọc bài tập 4.
Cho HS thảo luận theo bàn. 
?Vì sao trong các truyện truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
Gọi đại diện nhóm trình bày. 
Nhận xét.
I.Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình.
Đọan 2: Kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
Ghi nhớ : SGK – 89.
Luyện tập:
 Bài1: Thay đổi ngôi kể:
Thay “tôi” thành “Dế Mèn”.
Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba, có sắc thái khách quan.
 Bài 2: Thay đổi ngôi kể:
Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”. 
Đoạn văn mới mang nhiều tính chủ quan, tô đậm thêm sắc thái tình cảm cho đoạn văn.
Bài 3: 
Truyện “ Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3. Vì không có nhân vật nào xưng “tôi” khi kể.
Bài 4: 
Kể theo ngôi thứ ba vì:người kể thường kể theo hồi ức (nhớ và kể lại) chứ không trực tiếp kể lại
Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích.
Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Câu 1: Ngôi kể là gì?
Đáp án: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
Câu 2: Có mấy loại ngôi kể? Đó là những ngôi nào?
A.Một. Ngôi kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc.
 B.Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ 3.
 C.Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ 2.
 D.Ba. Kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
Đáp án: B
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
-Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
-Học bài, làm bài tập trong VBT.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”: Trả lời các câu hỏi SGK; Tìm hiểu về các nhân: vật ông lão, mụ vợ.
- Đọc và tóm tắt văn bản
- Phân tích nhân vật mụ vợ, ông lão
- Tìm hiểu nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
5.RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	
Bài: 9 - Tiết 34,35 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
Tuần dạy: 9,10 (Truyện cổ tích của A.Pu-skin)
 Ngày dạy: 12/10; 17/10 
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
HS biết được các nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
HS hiểu được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện: lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, xuất hiện các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
1.2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
Phân tích các sự kiện trong truyện.
Kể lại được câu chuyện.
1.3.Thái độ:
Giáo dục HS tinh thần trân trọng sự hiền lành, phê phán sự nhu nhược, thói tham lam, hách dịch, sự phản bội của con người.
2.TRỌNG TÂM:
- Nhân vật ông lão đánh cá.
- Biện pháp nghệ thuật lặp lại tăng tiến; các chi tiết tưởng tượng, hoang đường.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Tranh “Ông lão đánh cá và con cá vàng”; bảng phụ.
3.2.Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu về nhân vật ông lão, mụ vợ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 GV kiểm diện: 6A5:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Kể tóm tắt truyện“Cây bút thần”? (8đ)
Đáp án: HS kể.
Câu 2: GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm:
Niềm tin của nhân dân lao động thể hiện trong tác phẩm “Cây bút thần” là gì? (2đ)
 A. Những con người bé nhỏ bị chà đạp sẽ được đổi đời, sẽ chiến thắng.
 B. Chế độ phong kiến sẽ đem đến hạnh phúc cho mọi người.
 C. Vua chúa, quan lại, địa chủ sẽ hi sinh quyền lợi bản thân vì dân.
 D. Chỉ cần nghệ thuật cũng có thể cải tạo xã hội.
 HS trả lời.GV nhận xét, ghi điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài
Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu truyện cổ tích “Cây bút thần”.Tiết này chúng ta đi vào tìm hiểu truyện cổ tích “Oâng lão đánh cá và con cá vàng.”
Hoạt động 1: Đọc - hiểu văn bản.
Giáo viên đọc, gọi HS đọc.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Giáo viên hướng dẫn HS kể, gọi HS kể.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Giáo viên cho HS tìm hiểu các chú thích trong SGK. 
?Truyện “ Ôâng lão đánh cá và con cá vàng” do ai kể lại?
HS trả lời, Giáo viên diễn giảng, chốt ý. Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản	.
?Có mấy nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích này? Đó là những nhân vật nào?
-Bốn nhân vật: Mụ vợ, ông lão, cá vàng, biển cả.
?Nhân vật chính là ai? Vì sao đó là nhân vật chính?
-Mụ vợ được kể nhiều nhất, bộc lộ tư tưởng chính của truyện: đó là vấn đề lòng tham và sự bội bạc.	 
?Vì sao khi bắt được cá vàng ông lão thả cá mà không cần cá đền ơn?	
HS trả lời. nhận xét.
?Thái độ và hành động của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ như thế nào? Điều đó cho thấy ông lão là người như thế nào?	 
-Nhất nhất nghe theo lời vợ, ra biển xin cá vàng trả ơn, giúp đỡ.
-Khi ông lão một mực làm theo lệnh mụ vợ, bắt cá đền ơn thì ông có còn là người tốt không?
HS thảo luận, trình bày.
Giáo viên nhận xét, diễn giảng:
Có. Vì người tốt thường thật thà không mưu mô, thủ đoạn.
Không. Vì nhận ra thói xấu của mụ vợ nhưng ông vẫn làm theo.
?Trong truyện mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lâïp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này?
-Năm lần. Tác dụng: Tạo nên tình huống, gây hồi hộp cho người nghe. Sự lặp lại có chi tiết thay đổià Sự lặp lại tăng tiến. Qua những lần lặp laiï, tính cách nhân vật và chủ đề truyện được tô đậm.
?Trong truyện mấy lần cá vàng đền ơn? Đó là những lần nào?
-Bốn lần: Đền máng mới, đền nhà đẹp, đền nhất phẩm phu nhân, đền nữ hoàng.
?Theo em cá vàng đền ơn cho ai? Ông lão hay mụï vợ? Vì sao?
-Bề ngoài đền ơn mụ vợ, bên trong đền ơn ông lão.Vì ông lão là người tốt bụng, thật thà, đơn độc, bị áp bức.
?Nếu em là ông lão đánh cá khi bắt được cá vàng em sẽ làm gì?
-Thả cá ra, không đòi hỏi gì.
GV giáo dục HS lòng tốt bụng, không tham ... tham không đáy, ở mụ vợ còn có biểu hiện nào khác thường?
-Hành hạ chồng.
?Những sự việc nào chứng tỏ sự hành hạ của mụ vợ đối với chồng?	
-Quát, mắng, tát vào mặt chồng, đuổi chồng đi.
?Em có nhận xét gì về thái độ của mụ vợ đối với chồng?	
-Tăng dần: coi thườngà hành hạ tàn nhẫn.
?Điều này cho thấy thêm đặc điểm gì trong tính cách của mụ vợ?Đến đây, em hình dung được mụ vợ thuộc loại người nào?
-Vừa tham lam, vừa bội bạc.
?Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ?
-Lòng tham cứ tăng mãi không có điểm dừng. Mụ muốn có tất cả mọi thứ: Của cải, danh vọng, quyền lực. Thái độ bội bạc của mụ càng ngày càng tăng: từ coi thường đến hành hạ chồng tàn nhẫn.
?Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào?
-Ông lão càng giúp mụ vợ thỏa mãn được nhiều đòi hỏi bao nhiêu thì mụ cư xử với ông càng tệ bạc bấy nhiêu. Mụ không còn coi ông lão là chồng đã đành, ông cũng không được đối xử như người bình thường. Mụ ngược đãi chồng như lối cư xử của một mụ chủ cay nghiệt nhất với một nô lệ, chỉ được phép nghe lệnh và tuân lệnh.
?Khi nào sự bội bạc của mụ vợ đi tới tột cùng?
-Mụ muốn chính cá vàng cũng trở thành đầy tớ hầu hạ mụ, để tuỳ mụ sai khiến.
?Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
+ Lần 1: gợn sóng êm ả.
+ Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.
+ Lần 3:nổi sóng dữ dội.
+ Lần 4: nổi sóng mù mịt.
+ Lần 5: nổi sóng ầm ầm.
 Phản ứng trước thói xấu vô độ của mụ vợ.	 
?Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?	
-Ông lão được trở lại cảnh sống bình yên, còn mụ vợ sau khi đã được sống giàu sang, danh vọng lại trở về cảnh nghèo khó ban đầu
à Khổ hơn nhiều.
?Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc?
-Cả hai.
?Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng?
-Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với người nhân hậu, cứu giúp con người khi hoạn nạnà Lòng tốt, cái thiện.
Tượng trưng cho một chân lí khác của dân gian: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc. 
?Qua ba nhân vật: ông lão, cá vàng và mụ vợ, nhân dân muốn thể hiện thái độ gì trước điều tốt và điều xấu?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, chốt ý.
Yêu cầu HS rút ra ý nghĩa của truyện.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
Hoạt động 4: Luyện tập.	 
Gọi HS đọc BT1.
?Có người cho rằng truyện này nên đặt tên là: Mụ vợ, ông lão đánh cá và con cá vàng. 
Em có nhận xét gì về ý kiến trên?	
-Ý kiến 2:Tên truyện do Puskin đặt cũng mang những ý nghĩa sâu sắc: Hai nhân vật: ông lão và cá vàng đại diện cho công lí của nhân dân.
?Ngoài hai tên đó ra, chúng ta có thể đặt tên cho truyện là gì?	 
GV hướng dẫn HS làm.
HS làm bài tập.
GV nhận xét, sửa chữa
Đọc- hiểu văn bản: 
Đọc:
Kể:
Chú thích:SGK/95
Phân tích văn bản:
Nhân vật ông lão:
Là người tốt bụng, không tham lam nhưng nhu nhược.
àVô tình tiếp tay cho lòng tham của mụ vợ nảy sinh, phát triển.
Năm lần ông lão ra biển gặp cá vàng: Sự lặp lại tăng tiến; tạo tình huống, gây hồi hộp cho người nghe, tô đậm tính cách nhân vật và chủ đề của truyện.
Nhân vật mụ vợ:
Năm lần bắt chồng ra biển đòi cá vàng đền ơn.
-Đòi giàu sang, rồi đòi đến quyền lực.
Tham lam, ích kỷ.
Từ coi thường đến hành hạ chồng.
Tham lam, tàn nhẫn, bất nghĩa, bội bạc.
Tất cả trở lại như xưa
à Sự trừng phạt thích đáng đối với mụ vợ.
Ýnghĩa văn bản:
- Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu; nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
Ghi nhớ SGK – 96.
III. Luyện tập:
Bài 1:
Đặt tên như thế cũng có cơ sở vì:
 + Mụ vợ cũng là nhân vật chính của truyện.
 + Ýù nghĩa chính của truyện là phê phán, nêu bài học cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ.
 Đặt tên truyện: Hai vợ chồng ông lão đánh cá và con cá vàng.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:GV treo tranh: Bức tranh thể hiện chi tiết nào trong truyện?
Đáp án: Tranh thể hiện chi tiết ông lão đánh cá bắt được cá vàng và thả cá ra.
Giáo dục học sinh về lòng tốt.
Câu 2:GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm:
Nhân vật chính trong truyện là ai?
 A.Mụ vợ.
 B.Ông lão.
C. Cá vàng và biển cả.
D.Mụ vợ, ông lão đánh cá, cá vàng, biển cả.
Đáp án: A
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
Tìm hiểu ý nghĩa của toàn văn bản.
Học thuộc phần bài học.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn bài “Thứ tự trong văn tự sự” 
5.RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	
Bài 9 – Tiết 36	THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Tuần dạy: 10
 Ngày dạy: 17/10 
1.MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
HS biết: trong văn tự sự có thể kể “xuôi” kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
HS hiểu: sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược”, biết được muốn kể “ngược” phải có điều kiện gì.
1.2.Kĩ năng: 
Rèn cho HS kĩ năng kể theo thứ tự phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
1.3.Thái độ: 
Giáo dục cho HS tính sáng tạo khi kể chuyện.
2.TRỌNG TÂM:
- Kể xuôi, kể ngược trong văn tự sự; kể ngược phải có điều kiện.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Bảng phụ.
3.2.Học sinh: Đọc trước bài, tìm hiểu về thứ tự kể trong văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS:
 GV kiểm diện: 6A5:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Ngôi kể là gì? Nêu dấu hiện nhận biết ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba? (8đ)
Đáp án: Ngôi kể là vị trí giao tiếp của người kể khi kể chuyện
Ngôi thứ nhất: người kể xưng “tôi”
Ngôi thứ ba: Người kể dấu mình chỉ nêu tên các nhân vật
Câu 2: Truyện Cây bút thần kể theo ngôi kể nào? Vì sao em biết ? (2đ)
Đáp án: Cây bút thần kể theo ngôi kể thứ ba vì người kể dâu mình chỉ nêu tên các nhân vật.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: 
Tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
?Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ôâng lão đánh cá và con cá vàng”?	
HS tóm tắt.
GV nhận xét.	 
?Các sự việc ấy được kể theo thứ tự nào?
-Sự việc xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau->kể xuôi	 
?Kể theo thứ tự ấy tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
-Làm nổi bật ý nghĩa của truyện, tăng sức hấp dẫn.	
Gọi HS đọc bài văn SGK/97.	 	
?Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào?	
HS trả lời.GV nhận xét.	 
?Bài văn đã kể lại thứ tự nào?	 
HS trả lời.GV chốt ý.	
?Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?
-Nổi bật ý nghĩa của một bài học.
Giáo dục học sinh ý thức thật thà, không nói dối có hại cho bản thân.
?Khi kể chuyện, ta kể như thế nào?
?Để gây bất ngờ, gây chú ý ta kể như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
Hoạt động 2: Luyện tập	 
Gọi HS đọc bài tập 1.	
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm, trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
Giáo dục học sinh không nên có thái độ như nhân vật “tôi” trong truyện, mà phải có thái độ tốt với bạn bè.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
GV ghi đề lên bảng.
Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm lập một dàn ý. Thời gian: 5 ‘.
Lưu ý HS về nội dung:
 + Lí do được đi? Đi đâu? Đi với ai?
 + Thời gian chuyến đi?
 + Những sự việc trong chuyến đi?
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, chốt ý.
Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I.Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
*Các sự việc:
Giới thiệu ông lão đánh cá.
Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng.
Năm lần ra biển gặp cá vàng. Kết quả mỗi lần.
Sự việc xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau->kể xuôi	 
Bài văn: SGK/97
Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.
Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến.
Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.
Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. 
Thứ tự kể: kể hậu quả xấu trước, kể nguyên nhân sau -> kể ngược.
Ghi nhớ : SGK / 98.
II.Luyện tập:
Bài 1:
 - Trình tự: kể ngược, theo dòng hồi tưởng của nhân vật.
Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
-Vai trò của hồi tưởng: xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất lại với nhau.
Bài 2: Lập dàn ý:
 Đề bài:Kể lại câu chuyện lần đầu tiên em được bố mẹ cho đi chơi xa.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi:Em biết thứ tự kể trong văn tự sự như thế nào? (Có mấy cách kể trong văn tự sự?)
Đáp án: Kể xuôi hoặc kể ngược.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
Học thuộc ghi nhớ SGK/98.
Tập kể xuôi, kể ngược truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
üChuẩn bị viết bài tập làm văn số 2. Xem lại:
	 +Kiến thức văn tự sự.
	+Cách làm bài văn tự sự.
	+Lập dàn ý cho các đề trong SGK/99.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
 - Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9(1).doc