Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 24: Tập làm văn trả bài tập làm văn số 1

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 24: Tập làm văn trả bài tập làm văn số 1

TẬP LÀM VĂN

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A. Mục tiêu bài học:

- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của tự sự, nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề), sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Yêu cầu kể bằng lời văn bản thân

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chấm và trả bài trước cho học sinh 1 ngày, ghi sẵn lỗi sai của học sinh.

- Học sinh: Nắm lại yêu cầu đề bài như gợi ý sách giáo khoa

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Lời văn kể về nhân vật cần đề cập đến vấn đề gì?

- Thế nào là câu chủ đề? Hãy nói tiếp theo câu sau: Em rất thích đọc truyện để tạo thành đoạn văn.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu.

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 24: Tập làm văn trả bài tập làm văn số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/10/2009
Tiết 24
TẬP LÀM VĂN
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu bài học: 
- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của tự sự, nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề), sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Yêu cầu kể bằng lời văn bản thân
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Chấm và trả bài trước cho học sinh 1 ngày, ghi sẵn lỗi sai của học sinh.
- Học sinh: Nắm lại yêu cầu đề bài như gợi ý sách giáo khoa
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- Lời văn kể về nhân vật cần đề cập đến vấn đề gì?
- Thế nào là câu chủ đề? Hãy nói tiếp theo câu sau: Em rất thích đọc truyện  để tạo thành đoạn văn.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài
- Giáo viên ghi đề lên bảng, cho học sinh đọc.
I- Đề bài: 
- Hãy nêu yêu cầu đề bài.
- Kể câu chuyện em thích bằng lời văn bản thân
* Hoạt động 2: Học sinh thảo luận rút ra ưu, khuyết điểm
- Cho học sinh thảo luận
- 1 em thư ký ghi lại những ý thảo luận.
- 1em điều khiển tổ đọc trước tổ các yêu cầu trong sách giáo khoa
- Rút ra ưu khuyết điểm chung
- Đại diện trả lời
- Giáo viên tổng kết ưu khuyết điểm
- Ưu:
+ Đại đa số nắm được diễn biến sự việc.
+ Diễn đạt tốt, biết sử dụng lời văn bản thân khiến câu chuyện sáng tạo, hấp dẫn.
+ Bố cục rõ ràng
+ Giới thiệu truyện và kết thúc hay ở một số em.
- Khuyết:
+ Còn một số em chép nguyên sách giáo khoa.
+ Giới thiệu nhân vật chưa đủ (thiếu tên, thiếu tài năng)
+ Còn thiếu sót một số chi tiết chính (cuộc giao chiến, sính lễ, (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), gióng đánh giặc (kể sơ sài)
+ Diễn đạt còn vụng, bố cục không rõ, sai chính tả, chưa chấm câu .
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh chữa lỗi
- Giáo viên ghi một số lỗi cơ bản, yêu cầu học sinh sửa lỗi
- Lỗi chính tả, dùng từ sai
+ Hồng mau, vua chín ngà, tiệt trận, đêm sính lễ, dân nước, ngăn chặn, cắn chồng, cồn bảy, dân lễ, đồng án, phá tang, tài dỏi, xứ giả, bánh chân
- Lỗi diễn đạt:
+ Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai xứng đáng làm rể Vua Hùng nên Vua Hùng mời lạc hàu vào bàn bạc.
+ Một người là chúa vùng nước thẳm.
+ Nước dâng lên bấy nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
+ Chưa nêu nguyên nhân câu chuyện: Vua Hùng muốn kén rể
+ Một chàng hô mưa gọi gió. Cả hai ..
II- Sửa lỗi
- Lỗi dùng từ, đặt câu sai chính tả
- Lỗi diễn đạt
+ Lặp từ
+ Chưa nhất quán
+ Thiếu tên nhân vật
* Hoạt động 4: Công bố kết quả, tuyên dương em khá giỏi, động viên em yếu kém
- Giáo viên tổng kết các kết quả học sinh đạt được
IV. Củng cố: Đọc một bài hay, điểm cao nhất.
 V. Dặn dò: Xem lại chỗ sai - Soạn “Em bé thông minh”.
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc