Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013

A: Mục tiêu cần đạt:

- Hệ thống hoá, củng cố lại kiến thức về những thể loại, những tác phẩm văn học dân gian đã học cho HS.

- Rèn kỹ năng: Hệ thống hoá, tổng hợp kiến thức, so sánh, liên hệ.

* Trọng tâm:

Truyền thuyết, cổ tích.

* Tích hợp:

Những khái niệm về thể loại, những tác phẩm văn học dân gian đã học.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn giáo án, nhăc HS ôn tập.

2/ HS: Ôn tập, tập kể lại truyện đã học.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định tổ chức :

2/ Kiểm tra bài cũ:

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 19/11/2012
ND : 22/11/2012
Tiết 53: Ôn tập truyện dân gian (Tiết 1)
A: Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá, củng cố lại kiến thức về những thể loại, những tác phẩm văn học dân gian đã học cho HS.
- Rèn kỹ năng: Hệ thống hoá, tổng hợp kiến thức, so sánh, liên hệ.
* Trọng tâm: 
Truyền thuyết, cổ tích.
* Tích hợp:
Những khái niệm về thể loại, những tác phẩm văn học dân gian đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn giáo án, nhăc HS ôn tập.
2/ HS: Ôn tập, tập kể lại truyện đã học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức : 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
Phương pháp
- Các em đã học những thể loại văn học dân gian nào ở lớp 6? (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười)
- Nêu định nghĩa về truyền thuyết?
- Truyện truyền thuyết có hai đặc điểm cơ bản đó là đặc điểm nào?
- Truyện truyền thuyết thể hiện thái độ tình cảm gì của người kể?
-Em đã được học những truyền thuyết nào? Hãy nêu ý nghĩa của mỗi truyện?
- Truyện Con rồng cháu tiên kể về nhân vật, sự kiện lịch sử nào?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
- Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày ra đời vào thời nào? Kể về sự vật gì?
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì về tục làm bánh chưng bánh giầy trong ngày tết của nhân dân ta?
- Truyện TG dựa trên cơ sở lịch sử nào?
-Truyện ca ngợi ai? giải thích điều gì?
-Thể hiện mong ước khát vọng gì của người xưa? 
- Truyện Sơn tinh Thuỷ tinh phản ánh sự thật lịch sử nào của dân tộc - Qua đó tác giả dân gian (nhân dân ta) muốn ca ngợi ai, về điều gì?
- Sự tích Hồ gươm kể về chiến công của cuộc khởi nghĩa nào, do vị anh hùng nào lãnh đạo?
- Truyện còn nhằm giải thích sự thật lịch sử nào?
- Như vậy những truyền thuyết đã học phần lớn phản ánh sự thật lịch sử ở thời đại nào? (các vua Hùng).
- Hãy nêu định nghĩa về truyện cổ tích?
- Truyện cổ tích giống và khác truyện truyền thuyết ở điểm nào?
- Nhân vật Thạch Sanh có điểm gì giống, khác nhân vật Sọ Dừa?
- Thạch Sanh là hình ẩnh tượng trưng cho mong ước gì của người xưa?
- Truyện em bé thông minh kể về nhân vật nào?
- Em bé thông minh là nhân vật được xây dựng nên để thể hiện quan niệm gì của người xưa?
Nội dung
A. Truyện truyền thuyết: 
 1/ Khái niệm:
 -Là truyện kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử .
 - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
 - Có cơ sở thực tế lịch sử.
 - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử/
2/ Những truyền thuyết đã học:
 a) Con Rồng cháu Tiên:
 - Kể về thời đại các vua Hùng.
 - Gthích, ca ngợi nòi giống cao quý của dtộc.
 b) Bánh chưng bánh giầy:
 - Kể về thời dựng nước của các vua Hùng.
 - Giải thích sự ra đời của tục làm bánh chưng bánh giầy ngày Tết
 c) Thánh Gióng:
 -Ca ngợi công đức giết giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, giải thích những sự việc như: tre đằng ngà, làng Phù Đổng, đền thờ Thánh Gióng.
 d) Sơn tinh Thuỷ tinh:
 -Truyện phản ánh công cuộc đắp đê chống lụt bão hàng năm của nhân dân ta thời đại các vua Hùng.
 - Ca ngợi công lao dựng nước của vua Hùng.
e) Sự tích Hồ Gươm:
- Ca ngợi công lao của anh hùng dân tộc Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh.
- Giải thích tên gọi Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm.
B. Truyện cổ tích: 
 1/ Khái niệm:
 - Là loại truyện kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật quen thuộc: mồ côi, dũng sĩ, em út.
 - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
 - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện.
2/ Các văn bản đã học:
 a) Thạch Sanh:
- Thạch Sanh: là kiểu nhân vật, chịu nhiều thiệt thòi + nhân vật dũng sĩ
 - thể hiện ước mơ cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
c) Em bé thông minh:
- Kể về nhân vật thông minh tài giỏi phi thường 
-Thể hiện quan niệm: người tài giỏi cũng là người dân lao động nghèo khổ.
4/ Củng cố: Em có nhận xét gì về trí tưởng tượng của người xưa?
5/ Dặn dò: Tiếp tục ôn tập.
======================================================
NS : 19/11/2012
ND :23/11/2012
Tiết 54 Ôn tập truyện dân gian (Tiết 2)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Như tiết 54 (tiếp tục ở thể loại: truyện ngụ ngôn - truyện cười)
* Trọng tâm: Ôn tập.
* Tích hợp: Các văn bản đã học:
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, nhắc HS ôn tập.
2/ HS: Ôn tập các truyện dân gian đã học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
Phương pháp
Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
-Vậy truyện ngụ ngôn là những truyện như thế nào?
- Trong truyện ngụ ngôn có mấy lớp nghĩa, lớp nghĩa nào là quan trọng?
- Đặc điểm của truyện ngụ ngôn giống với đặc điểm của thể loại văn học dân gian nào? (tục ngữ à là những kinh nghiệm, những bài học)
- Hãy kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã học ở chương trình ?
- Qua những truyện ngụ ngôn này người xưa đã để lại cho chúng ta những bài học gì?
- Em có nhận xét gì về những bài học mà những truyện ngụ ngôn đã để lại?
(rất phong phú, bổ ích, luôn đúng ở mọi thời đại)
- Truyện cười có đặc điểm gì?
- Nghệ thuật của truyện cười có gì đặc sắc?
 + Yếu tố gây cười là yếu tố như thế nào?
- Em đã học những truyện cười nào?
- Hai truyện cười đã học kể về những hiện tượng đáng cười gì? Qua đó em rút ra bài học cho mình?
Nội dung
C. Truyện ngụ ngôn: 
1/ Khái niệm:
 -Là loại truyện mượn chuyện về loài vật, con vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.
-Truyện ngụ ngôn: có ngụ ý có nghĩa AD nêu một bài học nào đó để khuyên nhủ răn dạy người đời.
2/ Những văn bản đã học:
- ENĐG à TBXV, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Bài học: Phải luôn học hỏi mở rộng tầm hiểu biết của mình, chớ huênh hoang, không đánh giá con người, sự vật một cách phiến diện, không nên có những ý tưởng điên rồ, không có tính khả thi và trong một cộng đồng phải biết đoàn kết tôn trọng nhau - không được so bì tị nạnh.
D. Truyện cười: 
1/ Khái niệm:
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, có yếu tố gây cười.
- Nhằm mua vui, phê phán châm biếm những thói hư tật xấu của người đời.
- Truyện cười thường ngắn gọn, kết thúc bất ngờ.
2/ Những văn bản đã học:
- Treo biển; Lợn cưới áo mới.
- Kể về những hiện tượng: tiếp thu ý kiến của người khác tuỳ tiện và tính hay khoe à đáng cười.
- Bài học: Không nên nghe theo người khác một cách không có chủ kiến, chớ nên khoe khoang làm trò cười cho mọi người.
4/ Củng cố : Tại sao có tên gọi: truyện ngụ ngôn, truyện cười.
5/ Dặn dò: Ôn tập.
========================================================
NS :19/11/2012
ND :23/11/2012
Tiết 55: Cụm danh từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được đặc điểm của cụm danh từ: Cấu tạo phần trung tâm, phần trước, phần sau cụm danh từ.
- Rèn kỹ năng: xác dịnh cụm danh từ, cấu tạo của cụm danh từ.
* Trọng tâm: Đặc điểm và cấu tạo của cụm danh từ.
* Tích hợp: Khái niệm về danh từ, các văn bản đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, bảng phụ.
2/ HS: Học bài, ôn về danh từ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định tổ chức : 
2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những đặc điểm của danh từ?
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Những từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho từ?
- Đâu là phần phụ, đâu là phần ttâm?
- Những từ làm ttâm này là từ loại nào?
? Vậy em rút ra kết luận gì về cdtừ?
- Hãy so sánh giữa dtừ và cdtừ trong các VD (SGK): nhận xét về chức năng ngữ pháp? ý nghĩa?
- Vậy về ý nghĩa, về chức năng ngữ pháp của danh từ và cdtừ có gì giống , khác nhau?
- Em hãy nêu lại khái niệm, đặc điểm của cdtừ?
- Hãy chỉ ra các cdtừ trong ví dụ?
- Hãy liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ, sắp xếp thành loại?
- Hãy điền các cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ 
- Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm danh từ?
-Các phụ ngữ trước thường nêu điều gì? các phụ ngữ sau nêu điều gì?
-Tại sao em lại xác định được cấu tạo của cụm danh từ này? 
- Nêu yêu cầu của BT1?
+ Các nhóm: Chép cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ 
- BT2 :đọc yêu cầu của BT2?
- Phụ ngữ trước của danh từ thường nêu điều gì? Phụ ngữ sau bổ sung ý nghĩa gì?.
Nội dung
I.Cụm danh từ là gì?
1.Ví dụ
2. Nhận xét
-Ngày xưa
- Hai vợ chồng.
- Một túp lều.
3.Kết luận: ghi nhớ chấm 1
* Ví dụ2: 
- túp lều/một túp lều: giống nhau.
-Một túp lều/ một túp lều nát: giống nhau.
-Một túp lều/ một túp lều nát trên bờ biển
* Kết luận:* Ghi nhớ 2 tr 117
II.Cấu tạo của cụm danh từ:
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
 - Phụ ngữ phía trước: có 2 loại:
 + Cả. + ba, chín.
 - Phụ ngữ phía sau: có 2 loại:
 + Nếp, đực, sau. + ấy.
3. Kết luận:* Ghi nhớ: (118)
II. Luyện tập
1/ BT1:
a) Một người chồng thật xứng đáng.
b) Một lưỡi búa của cha để lại.
c) Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
2/ BT2: Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
- VD: Thanh sắt ấy, sắt vừa rồi, sắt cũ.
4. Củng cố : gv hệ thống lại bài
5. Dặn dò : Học bài, làm bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van tuan 14.doc