Giáo án Ngữ văn 6 (Tự chọn) - Tiết 1 đến 18

Giáo án Ngữ văn 6 (Tự chọn) - Tiết 1 đến 18

 Tiết 16 : KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

 1- ỔN ĐỊNH:

 2- KIỂM TRA: Yếu tố quan trọng trong văn kể truyện là gì?

 3- GIỚI THIỆU BÀI:

- HS đọc 5 đề trong SGK Tr 119

- Em có nhận xét gì về nội dung các đề? Phạm vi và yêu cầu của đề?

- Mỗi em thử ra một đề văn tự sự?

- Em hiểu thế nào là văn kể chuyện đời thường?

- Đọc đề văn. Đề yêu cầu điều gì?

- HS đọc dàn bài trong SGK Tr 120

-Nêu nhiệm vụ của mỗi phần?

- Thân bài nêu mấy ý lớn?

(Kể về hình dáng, tính tình, phẩm chất. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến kính trọng của em đối với ông)

- HS đọc bài văn kể về ông SGK Tr 120

- HS đọc bài văn. Nhận xét bài văn có sát đề không? Sát với dàn ý đã xây dựng không?

- GV đọc và chép đề lên bảng

- HS lập dàn bài ta giấy nháp

- Gọi hai học sinh trình bày.

 - GV Nhận xét

 I. ĐỀ BÀI:

 Kể chuyện về ông (hay bà) của em

- Khắc hoạ một nhân vật: Ông hay bà em  Người thật, việc thật

II. DÀN BÀI:

a.Mở bài: Giới thiệu chung về ông em

b. Thân bài

+ Ý thích của ông: trồng cây xương rồng

+ Tình cảm của ông với mọi người, với các cháu:

/ Chăm sóc các cháu

/ Kể chuyện cho các cháu nghe

/ Chăm lo đến sự bình yên của gia đình

c. Kết bài: Tình cảm, ý nghĩ của em về ông em

* Hướng làm bài:

- Tập trung vào nội dung chính, không tùy tiện nhớ gì kể nấy

- Không nhất thiết phải xây dựng thành câu chuyện với các tình tiết, chặt chẽ, ly kỳ

III. LUYỆN NÓI:

Viết dàn bài cho đề bài sau: Kể về những đổi mới ở quê em

a. Mở bài:

Ai đi xa lâu ngày có dịp về thăm quê hẳn phải ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng ở làng chè quê em.

b. Thân bài:

- Làng Chè cách đây hơn chục năm là một làng nghèo, buồn, âm thầm, lặng lẽ

- Làng Chè hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng:

/ Đường làng, ngõ xóm, những ngôi nhà mới

/ Trường học, trạm y tế, UBND xã, câu lạc bộ, sân bóng, .

/ Cách sinh hoạt: đầy đủ tiện nghi như điện đài, ti vi, vi tính

/ Nền nếp làm ăn có nhiều thay đổi

c. Kết bài: Làng Chè trong tương lai

 

doc 22 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Tự chọn) - Tiết 1 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. CHỦ ĐỀ 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ
B. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Hiểu rõ thế nào là văn bản tự sự. Và một số phương thức biểu đạt , sự vật, sự việc, nhân vật và các sự kiện trong văn bản tự sự
 - Vai trũ của sự việc trong văn bản tự sự.
 - í nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhõn vật trong văn tự sự. 
 - Tầm quan trọng của việc tỡm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
 - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
 2. Kỹ năng:
 - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự,
 - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể.
 - Bước đầu năm vững sử dụng thành thạo văn bản tự sự trong văn nói và văn viết
 - Tỡm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
 - Bước đầu biết dùng lời văn của mỡnh để viết bài văn tự sự.
C. THỜI LƯỢNG:
1 . Phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự
2 . sự việc trong văn bản tự sự
3 . Nhân vật trong văn bản tự sự
4 . Dàn bài trong văn bản tự sự
5 . Cách làm bài trong văn bản tự sự
6. Cách làm bài trong văn bản tự sự
D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
 Tiết 1:
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn: ..
Ngày giảng:..
1. Ổn định tổ chức: 6A:..; 6B:.
2. Kiểm tra
Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung bài mới: 
- Trong đời sống, khi có 1 tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biét thì em làm thế nào?
- Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn thì em phải làm thế nào?
- Đọc câu ca dao
 + Câu ca dao được viết ra để làm gì?
 + Nó đề cập đến vấn đề gì? (chủ đề)
 + Nó được liên kết với nhau như thế nào?
 + Câu ca dao có thể coi là một văn bản được không?
- Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ khai giảng có phải là VB không?Vì sao?
- Bức thư có phải là văn bản không?
- Các loại đơn từ, bài thơ, truyện .. có phải là văn bản không?
- Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
- GV dùng bảng phụ ghi các kiểu VB và phương thức biểu đạt; Hướng dẫn HS nắm các kiến thức trên theo lối chấp nhận
- Nhìn vào bảng, em thấy có mấy kiểu VB? Là những kiểu nào? Mục đích giao tiếp của từng kiểu?
- Bài tập bổ xung: Cho tình huống giao tiếp, HS chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:
a. Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố.
b. Tường thuật diễn biến trận bóng.
c. Tả lại những pha bóng đẹp
d. Bày tỏ tình cảm yêu mến đội bóng.
e. Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng tới học tập và công việc của nhiều người.
I. BÀI HỌC:
1 Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự :
- Muốn mọi người biết được tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cần có sự giao tiếp (nói, 
viết ra cho người ta biết)
=> Giao tiếp: Là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ.
- Muốn cho người khác hiểu ý mình một cách đầy đủ, trọn vẹn thì phải tạo lập văn bản. (nói có đầu đuôi, mạch lạc, có lý lẽ)
- Tìm hiểu câu ca dao:
 + Mục đích sáng tác là để khuyên bảo.
 + Chủ đề: Giữ chí cho bền ( không dao động khi người khác thay đổi chí hướng )
 + Tính liên kết: Câu sau giải thích, làm rõ ý cho câu trước
=> Nó có đủ tính chất của 1 văn bản.
- Lờiphát biểu là văn bản vì đó là một chuỗi lời nói có chủ đề.
- Bức thư cũng là văn bản.
- Các loại đơn từ, thiếp, thơ, truyện ... đều được gọi là văn bản vì chúng đều có mục đích, nội dung, đủ thông tin và theo thể thức nhất định.
2.Phương thức biểu đạt của văn bản tự sự:
- Có 6 kiểu văn bản chủ yếu: Tự sự; Miêu tả; Biểu cảm; Nghị luận; Thuyết minh; Hành chính - công vụ ( điều hành )
- Mỗi kiểu văn bản gắn liền với phương thức biểu đạt riêng.
II. LUYỆN TẬP: 
Bài tập bổ sung
a. Viết đơn ( Hành chính công vụ )
b. Tự sự
c. Miêu tả
d. Biểu cảm
e. Nghị luận
4. Bài tập về nhà : - Giao tiếp là gì? 
	- Thế nào là văn bản? Có mấy kiểu văn bản chủ yếu?
	 - Chuẩn bị bài sự việc trong văn bản tự sự
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 2
SỰ VIỆC TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1.Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A:; 6B:.
2. Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung bài mới:
- Dựa theo kết cấu của truyện, cho biết truyện ST-TT có mấy sự việc? là những sự việc nào? 
(H S kể lại 7 sự việc trong SGK, GV treo bảng phụ có 7 SV đó) 
-Trong 7 SV trên có SV nào thừa không? Nếu bỏ bớt một SV có được không ? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các SV đó? Có thể thay đổi trật tự trước, sau của SV đó không?
- Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có sự việc vắn tắt trên thì truyện có hấp dẫn ? Để người đọc , Người nghe hiểu rõ truyện , cần làm rõ những yếu tố nào?
-Em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó trong truyện ST _ TT? (HS điền vào bảng phụ hoặc phiếu học tập)
-Có thể để cho TT thắng ST được không? Vì sao?
(Không thể để cho TT thắng ST được vì không phù hợp với chủ đề, ý nghĩa truyện) 
-Vậy, phải lựa chọn SV trong tự sự như thế nào?
( GV khái quát lại bài, nhớ có mấy nội dung chính? Là những nội dung gì ?)
I -BÀI HỌC 
1. Sự việc trong tự sự.
- Truyện ST-TT có 7 sự việc
-7 SV trên không có SV nào thừa. 
Nếu bỏ một SV thì các sự việc thiếu tính liên tục, kết cấu truyện không hợp lý.
- Các SV được sắp xếp theo một trận tự hợp lý, có ý nghĩa. Có SV trước thì mới có SV sau => không thể thay đổi trật tự các sự việc.
Tóm lại: Văn tự sự phải có SV. Sự việc phải đựợc chọn lọc và được sắp xếp theo trình tự hợp lý.
 * Truyện hay phải được kể rõ các yếu tố: 
a, Sự việc do ai làm? ( Nhân vật)
b, Sự việc xảy ra ở đâu? ( Địa điểm)
c, Sự việc xảy lúc nào? (Thời gian)
d, Sự việc diễn biến thế nào? (Quá trình)
e, Sự việc xảy ra do đâu? ( Nguyên nhân)
g, Sự việc kết thúc thế nào? (Kết quả)
* SV trong tự sự phải được lựa chọn phù hợp với chủ đề. 
2. Kết luận bài học
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập
hãy kể sự việc trong văn bản Thánh Gióng
4. Bài tập về nhà:: 
- Về xem lại bài và yếu tố sự việc then chốt trong các văn bnả đã học
- Chuẩn bị bài nhân vật trong văn bản tự sự
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 
Tiết 3: NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Ổn định tổ chức: 
 - Sĩ số: 6A:.; 6B: 
2. Kiểm tra:
 Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung bài mới:
 -Trong truyện ST-TT, ai được nói tới và ai là người thực hiện các SV?( HS kể : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, HVương, Mị Nương)
-Đó chính là các nhân vật. Vậy em hiểu nhân vật là gì?
- Xác định nhân vật chính và nhân vật phụ trong truyện ST-TT?
- Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
- Vậy: Thế nào là nhân vật chính?
- Nhân vật phụ có thể bỏ được không? Có quan hệ như thế nào với nhân vật chính?
- Các nhân vật trong ST-TT được kể như thế nào?
( GV khái quát lại bàiGhi nhớ có mấy nội dung chính? Là những nội dung gì ?)
I -BÀI HỌC: 
* Nhân vật trong tự sự: 
a, Nhân vật:
+ Nhân vật là người được nói tới, người làm ra SV.
Có hai loại:
- Nhân vật chính: Được nói tới nhiều,đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của VB.
- Nhân vật phụ: Giúp nhân vật chính hoạt động, được nhắc qua 
b, Cách kể về nhân vật 
- Nhân vật được gọi tên 
- Nhân vật được giới thiệu về đặc điểm, lai lịch 
- Nhân vật được kể về việc làm, lời nói ...
 II LUYỆN TẬP: 
 * Bài tập: 
 Liệt kê các nhân vật và sự việc trong văn bản Sơn Tinh- Thuỷ Tinh
- HS đọc bài tập và làm vào vở theo yêu cầu
Nhân vật
Sự việc
Vua Hùng
Kén rể
Mỵ Nương
Theo Sơn Tinh về núi
Sơn Tinh
Cầu hôn, đem sính lễ đến trước, lấy được vợ
Thuỷ Tinh
Cầu hôn, đem sính lễ đến sau, o lấy được vợ
 a. Vai trò:
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: nhân vật chính
- Vua Hùng , Mị Nương : nhân vật phụ 
+ Ý nghĩa:
- Thuỷ Tinh: Tượng trưng cho sức mạnh tự nhiên ( thiên tai, bão lụt...)
- Sơn Tinh: Ý chí đấu tranh chống thiên tai của nhân dân.
b, Tên truyện: 
-" Sơn Tinh - Thuỷ Tinh": Gọi theo tên nhân vật chính 
- "Vua Hùng kén rễ ": Không phải là vấn đề chính mà truyện đề cập đến 
- "Vua Hùng Mị Nương, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh": Dài dòng, đánh đồng nhân vật chính, nhân vật phụ.
4. Bài tập về nhà: 
 - Hai yếu tố then chốt trong tự sự là gì?
 - Chỉ ra các yếu tố đó trong truyện “Bánh chưng ,bánh giầy”
	 - Dàn bài trong bài văn tư sự
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 4: DÀN BÀI TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: 6a.... 6b..
2. Kiểm tra:
 Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Nội dung bài mới: 
- HS đọc bài văn mẫu (SGK Tr 44)
- Nội dung chính của bài văn? Được thể hiện rõ ở những câu nào? Nằm ở phần nào của VB
- Những chi tiết nào làm sáng tỏ nội dung chính đó? Thuộc phần nào trong bố cục bài văn?
- Qua phần MB, TB, em phát hiện ra chủ đề của VB này. Vậy chủ đề là gì? 
- Qua VD trên, em thấy có thể phát hiện chủ đề qua yếu tố nào? Chỉ ra cụ thể ở VD trên?
- Theo em, có thể đặt tên khác cho truyện được không? giải thích?
- VB Tuệ Tĩnh có kết cấu như thế nào? Gồm mấy phần? Là những phần nào?
- Đọc phần MB của VB “Tuệ Tĩnh” và nêu .vụ của phần MB?
- N.vụ của phần TB? Nhận xét về các sự việc được kể trong VB “Tuệ Tĩnh”?
- Chọn được sự việc nhưng nếu kể lộn xộn, không rõ ràng, có làm nổi được chủ đề không
- N. vụ của phần kết bài?
(Chữa cho cháu bé xong, trời tối, ông vẫn đi chữa tiếp .=> Tinh thần trách nhiệm, thái độ quên mình vì người bệnh)
- HS đọc ghi nhớ
- Đọc truyện “Phần thưởng” và trả lời câu hỏi trong SGK?
- Đọc thêm: “Những cách MB trong bài văn kể chuyện” – SGK Tr 47.
- HS đọc phần MB của mình
I -BÀI HỌC 
1. Tìm hiểu chủ đề của văn tự sự:
* Văn bản: Tuệ Tĩnh
- Tuệ Tĩnh: Thương người, hết lòng cứu giúp người bệnh:
+ Từ chối chữa trước cho ngươig giàu bệnh nhẹ
+ Cứu chữa con trai người nông dân bệnh nặng
+ Thái độ cứu chữa: Tận tâm, nhiệt tình
=> Phần thân bài
- Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra cho văn bản (ý chính, ý cơ bản)
- Cách phát hiện chủ đề:
+ Ở những câu then chốt trong phần mở bài, kết bài (những lời nói trực tiếp: Hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh; Người ta cứu giúp nhau ...làm gì)
+ Qua những chi tiết về việc làm, thái độ, lời nói ... của nhân vật chính.
+ Qua nhan đề (Tên bài văn)
2. Dàn bài của bài văn tự sự:
- Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần:
+ MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc, nêu vấn đề
+ TB: Kể sự việc của truyện
 / Sự việc chọn kể phải phù hợp với chủ đề
 / Phải chọn cách kể sao cho chủ đề được biểu hiện ra
+ KB: Kết thúc truyện và khẳngđịnh chủ đề
* Ghi nhớ: SGK Tr45
II.LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1: 
- Chủ đề truyện: Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân; Chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan => Chủ đề toát lên từ ND 
- Sự việc tập trung cho chủ đề: Câu nói của người nông dân với nhà vua.
2/ Bài tập 2: 
- Đọc
- Viết mở bài kể truyện “Con Rồng cháu Tiên”
 4. Bài tập về nhà:	 
	- Học bài, tập phát hiện chủ đề trong các tác phẩm đã họ ... inh đọc bài văn SGK T97. Các sự việc trong đoạn văn được trình bày theo trình tự nào? thứ tự thực tế trong văn bản ? 
- Bài văn được kể theo thứ tự nào? ý nghĩa của việc kể theo thứ tự ấy? Việc lựa chọn thứ tự kể có cần thiết không? 
- Ưu điểm và nhược điểm của từng lối kể?
- Giáo viên: Tuy nhiên kể theo thứ tự, tự nhiên có tầm quan trọng không thể xem thường:Ngay trong hồi tưởng người ta vẫn kể theo thứ tự tự nhiên và còn có tác dụng tạo sự hấp dẫn tăng kịch tính 
- HS đọc ghi nhớ SGK Tr 98
- Đọc câu truyện và chỉ ra ngôi kể? trình tự kể và vai trò của hồi tưởng trong câu chuyện? 
- Đọc bài tập 2 tìm hiểu đề và lập dàn ý? 
I. Bài học: 
1. Tìm hiểu thứ tự kể trong tự sự: 
* Tóm tắt truyện “Ông lão dánh cá vàcon cá vàng”
- Truyện được trình bày theo trình tự thời gian: sự việc xảy ra trước kể trước và theo thứ tự tăng tiến 
® đặc điểm của truyện cổ dân gian 
- Ý nghĩa: 
+ Làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ dễ theo dõi 
+ Làm cho > < giữa các nhân vật tăng tiến dần và truyện thêm hấp dẫn. 
+ Làm tăng dần mật độ tố cáo, phê phán 
* Truyện thằng Ngố: 
- Ngố mồ côi, không người rèn, hư ® mọi người xa lánh 
- Ngỗ trêu trọc đánh lừa mọi người -> mất lòng tin
- Ngỗ bị chó cắn, kêu cứu®Không ai đén
- Chó cắn, phải tiêm thuốc băng bó 
=> thứ tự kể: Hiện tại, quá khứ, hiện tại 
kể ngược, gắn hồi tưởng 
Sự việc hiện tại kể trước - sau đó kể các sự việc đã xảy ra trước đó ® Làm cho câu chuyện hoàn chỉnh ® kể không theo trình tự thời gian 
+ Ý nghĩa: 
Sự việc Ngỗ bị chó cấn được nhấn mạnhvà sự việc này là hậu quả tai hại của việc nói dối 
+ Sự lựa chọn thứ tự kể rất quan trọng, cần thiết nằm trong ý đồ nghệ thuật của ngươi kể 
+ Có hai thứ tự kể: Xuôi, ngược
* Ưu nhược điểm: 
- Kể xuôi: 
/Truyện dễ theo dõi, phù hợp với truyện tự sự dân gian 
/ Dễ đơn điệu, nhàm tẻ 
- Kể ngược 
/ Sự việc phong phú, khách quan như thật 
/Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn 
/Phù hợp truyện hiện đại khi tác giả muốn khác sâu tâm trạng nhân vật 
/ Khó theo dõi, dễ trùng lặp 
* Ghi nhớ : SGK T 98 
II. Luyện tập: 
Bài tập 1 (Tr 98)
- Ngôi kể thứ nhất: Nhân vật xưng hô “Tôi” đóng vai người kể truyện 
- Trình tự kể: Theo mạch hồi tưởng của nhân vật (Kể ngược) 
- Vai trò: Hồi tưởng đóng vai trò chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc: quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau 
Bài tập 2 (Tr 99): Lập dàn ý theo 2 ngôi kể 
- Cách kể 1: Theo trình tự thời gian (kể xuôi) 
 Ngôi kể 3: Tác giả dấu mình 
- Cách kể 2: Kể ngược đi rồi nhớ lại và kể 
 Ngôi kể 1: Tác giả xưng “Tôi” 
* HĐ 4: CỦNG CỐ- DẶN DÒ: - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nội dung của bài ® học sinh nắm vững 2 cách kể trong văn tự sự
	- Nắm vững bài học, ghi nhớ SGK trang 98
	- Lập dàn ý cho bài tập 2
	- Ôn tập: Phương pháp làm văn tự sự ® chuẩn bị giấy kiểm tra 2 tiết bài số 2
	- Tập làm các đề TLV SGK trang 99
 Tiết 15: LUYỆN NÓI KỂ TRUYỆN
 1 . ỔN ĐỊNH: 
	2 - KIỂM TRA: Dàn bài của học sinh ở nhà
	3. NỘI DUNG
- GV nêu yêu cầu giờ luyện nói 
- Có thể trình bày 1 trong 4 đề SGK 
- Yêu cầu bài nói đảm bảo yêu cầu các ý nào? 
- Có thể chọn ngôi kể thứ 3 hoặc ngôi kể thứ nhất. 
- Có thể chọn cách kể theo trình tự thời gian hoặc mạch hồi tưởng. 
- Học sinh trình bày miệng: Tự tin, diễn cảm, không nói như thuộc lòng 
I. ĐỀ BÀI: 
Kể về một cuộc di thăm di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ 
II/ DÀN BÀI: 
1/Mở bài: 
- Nhân dịp nào đi thăm? Thăm ở đâu 
- Ai tổ chức? đoàn gồm những ai? 
2/ Thân bài: 
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng trước cuộc đi thăm
- Trên đường đi, đến Đên Hùng? Quang cảnh? 
- Gặp gỡ những ai? Viếng thăm những di tích nào của Đền Hùng? (Đền Hạ-Trung-Thượng, Đền Giếng, lăng Vua Hùng) 
3/ Kết bài: 
- Ra về, ấn tượng cuộc đi thăm?
III. LUYỆN TẬP
*/ Tiến hành: - Chia lớp thành 3 nhóm, các học sinh trình bày ®Nhận xét®Cử mỗi nhóm một người trình bày bài tốt nhất
- Lớp trưởng điều khiển các bạn 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ luyện nói
- Đọc, bình bài kể trong SGK Tr 112,113
®Nhận xét bài viết
4. Bài tập về nhà:
- Đọc các bài tham khảo về văn tự sự
- Đọc và chuẩn bị bài cụm danh từ
 Tiết 16 : KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
	1- ỔN ĐỊNH: 
	2- KIỂM TRA: Yếu tố quan trọng trong văn kể truyện là gì? 
	3- GIỚI THIỆU BÀI: 
- HS đọc 5 đề trong SGK Tr 119
- Em có nhận xét gì về nội dung các đề? Phạm vi và yêu cầu của đề? 
- Mỗi em thử ra một đề văn tự sự? 
- Em hiểu thế nào là văn kể chuyện đời thường? 
- Đọc đề văn. Đề yêu cầu điều gì? 
- HS đọc dàn bài trong SGK Tr 120
-Nêu nhiệm vụ của mỗi phần?
- Thân bài nêu mấy ý lớn?
(Kể về hình dáng, tính tình, phẩm chất. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến kính trọng của em đối với ông) 
- HS đọc bài văn kể về ông SGK Tr 120 
- HS đọc bài văn. Nhận xét bài văn có sát đề không? Sát với dàn ý đã xây dựng không?
- GV đọc và chép đề lên bảng
- HS lập dàn bài ta giấy nháp
- Gọi hai học sinh trình bày.
 - GV Nhận xét
I. ĐỀ BÀI:
 Kể chuyện về ông (hay bà) của em 
- Khắc hoạ một nhân vật: Ông hay bà em ® Người thật, việc thật
II. DÀN BÀI:
a.Mở bài: Giới thiệu chung về ông em
b. Thân bài 
+ Ý thích của ông: trồng cây xương rồng 
+ Tình cảm của ông với mọi người, với các cháu:
/ Chăm sóc các cháu
/ Kể chuyện cho các cháu nghe 
/ Chăm lo đến sự bình yên của gia đình 
c. Kết bài: Tình cảm, ý nghĩ của em về ông em
* Hướng làm bài:
- Tập trung vào nội dung chính, không tùy tiện nhớ gì kể nấy
- Không nhất thiết phải xây dựng thành câu chuyện với các tình tiết, chặt chẽ, ly kỳ
III. LUYỆN NÓI: 
Viết dàn bài cho đề bài sau: Kể về những đổi mới ở quê em 
a. Mở bài: 
Ai đi xa lâu ngày có dịp về thăm quê hẳn phải ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng ở làng chè quê em.
b. Thân bài: 
- Làng Chè cách đây hơn chục năm là một làng nghèo, buồn, âm thầm, lặng lẽ
- Làng Chè hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng: 
/ Đường làng, ngõ xóm, những ngôi nhà mới
/ Trường học, trạm y tế, UBND xã, câu lạc bộ, sân bóng, . 
/ Cách sinh hoạt: đầy đủ tiện nghi như điện đài, ti vi, vi tính
/ Nền nếp làm ăn có nhiều thay đổi
c. Kết bài: Làng Chè trong tương lai 
4. Bài tập về nhà:
 - Tập viết bài văn hoàn chỉnh 
 Tiết 17: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: - Thế nào là kể chuyện tưởng tượng đời thường? 
 - Những điểm cần lưu ý khi kể chuyện tưởng tượng đời thường? 
3. Nội dung:
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: 
1. Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn: Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng?
Truyện có thật? Nhân vật, sự việc có thật không? Vì sao em biết đây là truyện ngụ ngôn do tưởng tựợng mà có? Tưởng tượng đóng vai trò gì? Có chi tiết nào dựa vào sự thật? 
®Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng, cả bọn không chịu làm gì để lão Miệng không có ăn®sau vài ngày cả bọn mệt mỏi, rã rời®nhận ra ra sai lầm cho lão Miệng ăn, chúng lại có sức khoẻ ® cả bọn lại hoà thuận.
- Gọi một HS đọc “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” - 1 HS tóm tắt
- Đây là loại truyện gì? Vì sao? chi tiết nào tưởng tượng? Người kể tưởng tượng những gì ? 
- Qua 2 VD, trong văn kể chuyện tưởng tượng thì chi tiết thực hay chi tiết tưởng tượng quan trọng? 
- Thế nào là kể truyện tưởng tượng? 
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK Tr 113
- Học sinh đọc lại truyện “Lục súc tranh công” 
- Tóm tắt truyện? Tìm các chi tiết tưởng tượng và các chi tiết thật trong truyện? 
- Mục đích cuả truyện? (Con người trong xã hội không nên tị nạnh, phải tuân theo sự phân công xã hội, phải đấu tranh xoá bỏ hiện tượng người bóc lột người) 
- Hãy tìm ý và lập dàn ý 1 trong 5 đề SGK Tr 134
II. Bài học: 
.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng: 
1. Truyện “Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng”
- Chi tiết tưởng tượng: Nhân hoá các bộ phận cơ thể con người; Dùng từ xưng hô như con người 
- Chi tiết thật: Mỗi cơ quan trong cơ thể có một chức năng riêng: Miệng ăn để cung cấp năng lượng cho các cơ quan khác
-> Tưởng tượng trong tự sự rất quan trọng: 
Không được tuỳ tiện mà phải dựa vào lô gíc tự nhiên, nhằm vào một chủ đề 
2. “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”
- Từ sự việc có thật: Việc nấu bánh chưng, người kể xưng “em” (ngôi 1) và tưởng tượng:
/ Lang Liêu thăm dân nấu bánh 
/ Hỏi để Lang Liêu bộc lộ suy nghĩ khi làm bánh
=> được gặp và trò chuyện với Lang Liêu
=> hiểu sâu thêm về truyền thuyết và về Lang Liêu
- Khái niệm: Kể truyện tưởng tượng, sáng tạo là người ta dùng trí tưởng tượng để đặt ra một câu chuyện lạ lùng, kỳ ảo, chưa có ai viết, ai kể. Tuy vậy các chi tiết trong truyện thường gắn với việc thực, chuyện thực của đời thường và truyện dù được tưởng tượng ra vẫn có một ý nghĩa sâu sắc 
* Ghi nhớ: (SGK Tr133)
III. Luyện tập
“Lục súc tranh công”
- Các vật nuôi trong nhà như con người: Suy bì, tị nạnh, kể công:
/ Trâu kéo cày, kéo gỗ, chở phân -> ăn rơm
/ Chó đuổi các, chồn -> ăn cơm thừa
/ Ngựa ở chuồng lợp ngói, được người tắm rửa, xông pha trân mạc
/ Dê ăn lá, làm vật tế thần
/ Gà có mào, cựa, gọi đàn, gáy sáng 
4. Bài tập về nhà: 
	 - Học thuộc ghi nhớ
- Viết bài: “”Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, xe ô tô. đêm trong ga ra, chúng cãi nhau, so bì kịch liệt. Em tưởng tượng ra cuộc cãi vã đó và sẽ dàn xếp cho chúng như thế nào?”
- Đọc các bài văn tham khảo 
- Lập dàn ý các đề sách giáo khoa trang 134 
 Tiết 18: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 	-Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? 
- Dàn bài chuẩn bị ở nhà 
3. Nội dung:
* Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài: 
A/ Mở bài: 
- 10 năm nữa là năm nào? em bao nhiêu tuổi? đi học hay đi làm? 
- Em về thăm trường dịp nào? 
B/ Thân bài: 
- Tâm trạng trước khi về thăm
- Cảnh trường, lớp sau 10 năm có gì đổi thay? Cảnh lớp học, sân tập, vườn chơi
- Gặp gỡ các thầy cô giáo cũ, mới như thế nào? bác bảo vệ, cô lao công? 
- Gặp lại bạn cũ, kỉ niệm bạn bè và hỏi thăm cuộc sống hiện nay 
C/ Kết bài: 
- Phút chia tay lưu luyến
- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường: Cảm động, yêu thương, tự hào 
I/ Đề bài luyện tập: 
Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra 
II/ Học sinh chuẩn bị: 
Thời gian 20 phút 
III/ Học sinh phát biểu tập nói theo từng mục của dàn bài: 
- Mỗi tổ hai học sinh trình bày bài
- Giáo viên nhận xét uốn nắn những biểu hiện chưa đúng
IV/ đề bài bổ sung: 
Mượn lời một con vật, đồ vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và con vật, đồ vật ấy
4. Bài tập về nhà:
- Làm thêm các bài tập sau: 
 1/ Thay ngôi kể bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em thích
 2/ Tưởng tượng đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó? (Sọ Dừa, cây Bút thần) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTỰ CHỌN VĂN 6 18 TIẾT.doc