Giáo án Ngữ văn 6 tiết 133, 134: Tổng kết phần văn và tập làm văn

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 133, 134: Tổng kết phần văn và tập làm văn

 Tiết 133-134: TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Làm quen với loại hình bài tổng kết chương trình: Hệ thống văn bản, nhân vật chính trong các truyện, đặc trưng thể loại của văn bản.

- Củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu.

- Đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự kết hợp giữa các phương thức trong một văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích.

B. Tiến trình lên lớp:

 GV hướng dẫn HS tổng kết:

- Tiết 133: Tổng kết phần Văn

- Tiết 134: Tổng kết phần Tập làm văn

 

doc 2 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 2197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 133, 134: Tổng kết phần văn và tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 133-134: tổng kết phần văn và tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Làm quen với loại hình bài tổng kết chương trình: Hệ thống văn bản, nhân vật chính trong các truyện, đặc trưng thể loại của văn bản.
Củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu. 
Đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự kết hợp giữa các phương thức trong một văn bản.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích.
B. Tiến trình lên lớp:
 GV hướng dẫn HS tổng kết:
Tiết 133: Tổng kết phần Văn
Tiết 134: Tổng kết phần Tập làm văn
I. Phần Văn:
- Tổng kết theo 7 câu hỏi trong SGK (tr. 154)
Câu 1: Ghi lại theo trí nhớ các nhan đề đã học trong năm theo cụm bài, kiểu văn bản đã học theo thứ tự cụm chương trình sau đó đối chiếu SGK, bổ sung, điều chỉnh chỗ sai.
- Học sinh tự làm vào vở.
Câu 2: Đọc các chú thích * ở các bài 1; 5; 10; 14; 19 và trả lời câu hỏi:
 - Truyền thuyết là gì ?
 - Truyện cổ tích là gì ?
 - Truyện ngụ ngôn là gì ?
 - Truyện cười là gì ?
 - Truyện trung đại là gì ?
 - Văn bản nhật dụng là gì ?
Y/c: Trả lời ngắn gon đầy đủ, có nêu từ 1 đến 2 ví dụ minh họa.
Câu 3: Lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản tự sự (truyện, văn xuôi) đã học.
 ( Học sinh làm ở nhà )
1. Thứ tự
2. Nhan đề văn bản
3. Nhân vật chính
4. Tính cách và ý nghĩa của nhân vật chính.
 Câu 5: Giữa các loại truyện dân gian, trung đại và hiện đại có điểm gì khác nhau về phương thức biểu đạt. 
- Phải có cốt truyện nhân vật, chi tiết kể, tả
Câu 6: + Những văn bản thể hiện tinh thần yêu nước:
- Thánh Gióng, sự tích Hồ Gươm 
 + Tinh thần nhân ái:
- Con rồng cháu tiên, bánh chưng - bánh giầy
II. Phần Tập làm văn: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào bảng 1 trong SGK (trang 155)
 + Tự sự: Con rồng cháu tiên, đêm nay Bác không ngủ
 + Miêu tả: Sông nước Cà Mau, mưa Cô Tô.
 + Biểu cảm: Lượm, đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cô Tô, Lao xao.
 + Nghị luận: Lòng yêu nước 
 + Nhật dụng: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha.
 + Hành chính, công vụ: Đơn từ.
* Mục đích:
 1. Tự sự: Kể chuyện, kể việc, làm sống lại câu chuyện, sự việc.
 2. Miêu tả: Tái hiện cụ thể, sinh động như thật cảnh vật hoặc chân dung con người
 3. Đơn từ: Giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của người viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát kết cấu, bố cục của các loại văn bản.
1. Mở bài:
 - Tự sự: Giới thiệu khái quát chuyện, nhân vật hoặc dẫn vào truyện.
 - Miêu tả: Tả khái quát cảnh, người.
2. Thân bài: 
 - Tự sự: Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết.
 - Miêu tả: Tả cụ thể chi tiết theo một trình tự nhất định.
3. Kết luận:
 - Tự sự: Kết cục của truyện, số phận các nhân vật, cảm nghĩ của người kể.
 - Miêu tả: ấn tượng chung, cảm xúc của người tả.
III. Luyện tập:
Bài 1: Kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ bằng văn xuôi.
 Ngôi kể: nhập vai anh đội viên, ngôi thứ nhất.
- Dựa vào bài thơ.
- Kể bằng lời văn của mình.
- Không sáng tạo. thêm bớt quá nhiều.
Bài 2, 3: làm ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 133134 Tong ket phan van va Tap lam van.doc