Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 18 - Tiết 69 đến tiết 72

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 18 - Tiết 69 đến tiết 72

Tiết 69 . HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN

A. Mục tiêu :

- Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động về ngữ văn

- Rèn cho HS thói quen yêu văn, thích kể chuyện

- Tập tính mạnh dạn, nghiêm túc, hứng thú trong học tập.

B. Chuẩn bị :

- GV : Chuẩn bị nội dung câu chuyện.

- HS : tập kể chuyện

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.

Hoạt động 1:Khởi động

 1 .Ổn định

 Sĩ số 6a

 2. Kiểm tra ( không)

 3. Giới thiệu bài.

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 18 - Tiết 69 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 15/12/2010
Ngày giảng
Tiết 69 . HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu :
- Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động về ngữ văn
- Rèn cho HS thói quen yêu văn, thích kể chuyện
- Tập tính mạnh dạn, nghiêm túc, hứng thú trong học tập.
B. Chuẩn bị : 
- GV : Chuẩn bị nội dung câu chuyện.
- HS : tập kể chuyện
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1:Khởi động
 1 .Ổn định 
 Sĩ số 6a
 2. Kiểm tra ( không) 
 3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV : phân công công việc 
- Người dẫn chương trình
- Ban giám khảo
- Các đội văn nghệ
- Các nhóm thảo luận chọn ra câu chuyện hay và tự tập kể trong nhóm.
GV : sau khi phân công xong các tổ cử đại diện lên trình bày câu chuyện của mình.
Lớp chú ý nghe và nhận xét.
- GV hướng dẫn: giới thiệu phải nhập vai các nhân vật, thể hiện giọng điệu, nét, mặt, cử chỉ
Sau mỗi tiết mục kể chuyện của mỗi tổ là các tiết mục văn nghệ
GV: Đưa ra biểu điểm chấm cho ban giám khảo
I. Chuẩn bị tổ chức
1. Phân công công việc
- Bạn Linh: dẫn chương trình.
- Ban giám khảo : Huyền, Hào, Quân
2. Chuẩn bị văn nghệ .
- Văn nghệ xen kể : Đại diienj các tổ
II. Tiến hành thi kể chuyện.
- Bốn tổ chọn đại diện lần lượt lên kể
- Lớp theo dõi nhận xét.
* Biểu điểm chấm.
- Nội dung truyện : 4 điểm
- Giọng kể , tư thế , điệu bộ kể : 3 điểm
- Giới thiệu lời mở , lời kết : 3 điểm
- Ưu tiên cho kể minh hoạ ( nếu có ).
* Chú ý : ưu tiên nhóm nào có sắm vai
Hoạt động 3:Củng cố - Dặn dò
 - Ban giám khảo tổng kết , công bố điểm.
 - GV : nhận xét chung tiết học : có được nhiều câu chuyện hay và bổ ích .
 - Trao thương cho tổ nhất , nhì 
 - Tiếp tục sưu tầm những câu chuyện hay hơn để kể vào dịp khác.
 - Tập kể chuyện
 - Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
===============================
Ngày soạn: 15/12/2010
Ngày giảng
Tiết 70: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
A. Mục tiêu :
 - Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương
- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chuẩn khi nói.
- Có thái độ đúng đắn trong khi viết và nói
B. Chuẩn bị
- GV: nghiên cứu bài , soạn giáo án chu đáo, tìm lỗi sai ở bài viết tập làm văn.
- HS : Xem lại các bài viết tập làm văn có những từ sai dể sửa chữa
D. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động 1:Khởi động
 1 .Ổn định 
 Sĩ số 6a
 2. Kiểm tra ( không) 
 3.Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Nội dung luyện tập.
GV: các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc.
HS: tìm ví dụ .
Gv : Trâu / Châu ; Trẻ/ chẻ
 Đi Hà Lội/ Lấu cơm lếp
GV: đọc cho học sinh viết .
Kiểm tra đúng chưa.
Đọc và viết cho đúng
Một số hình thức luyện tập.
BT1 HS tự làm vào giấy, GV chấm và sửa lỗi cho HS
BT2 Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp nhận xét, GV bổ sung sửa lỗi.
- Luyện viết chính tả.
GV: đọc , học sinh viết và điền từ vào chỗ trống
 Học sinh viết xong, trình bày trước lớp, GV bổ sung nhận xét
GV: tiếp tục cho HS làm các bài tập 3,4,5 sgk – trang 167
I . Nội dung luyện tập.
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
- Phụ âm đầu : tr/ ch
- Phụ âm đầu : s/x như : sáng tạo , sản xuất
- Phụ âm đầu : r/ d/gi như : rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt,
- Phụ âm đầu : l/ n như : la hét lo liệu,
2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam.
- Vần : ac, at ; ang,an : lệch lạc, nhếch nhác/ran rát, man mát,
- Vần: ươc, ươt ; ương, ươn : dược liệu , cá cược/ lướt thướt, xanh mướt,
3. Riêng với các tỉnh miền Nam.
- Phụ âm đầu v/ d : vạm vỡ, vanh vách, vênh váo, vi vu/ dô hò, chu du, cơn dông
II. Luyện tập.
 Bài tập 1 : điền tr/ ch/, s/x,r/d/gi,l/n vào chỗ trống.
- trái cây, chờ đợi,ải qua, .ôi chảy,
-  ấp ngửa,ơ sài, ảm giá,
Bài tập 2 : lựa chọn và điền vào chỗ trống
a, vây, dây, giây
Vây cá, sợi dây, dây điện
b. Viết ,diết, giết.
- viết văn , chữ viết , giết chết, da diết,
c. Vẻ, dẻ , giẻ.
- vẻ vang , văn vẻ , hạt dẻ, mảnh giẻ,
Hoạt động3:Củng cố - Dặn dò
 - Đọc một bài thơ có sử dụng từ ngữ địa phương?
 - Làm bài tập điền từ
 -Xem lại bài
 - Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
===========================
Ngày soạn 15/12/2010
Ngày giảng
Tiết 71: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu :
 - HS nắm được một số truyện kể dân gian hoặc sinh họat văn hoá dân gian địa phương nơi mình sinh sống.
- Sưu tầm một số truyện kể dân gian khác
- Biết liên hệ và so sánh với văn học dân gian đã học trong ngữ văn 6để thấy sự giống nhau và khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này.
B. Chuẩn bị
- GV: sưu tầm truyện dân gian, các sinh hoạt văn hoá dân gian
- HS : Sưu tầm
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1:khởi động
 1.Ổn định 
 2. Kiểm tra ( không) 
 3.Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Các nhóm thảo luận về các vấn đề: sưu tầm các truyện dân gian, truyện cười, bài hát đồng dao
Gv có thể bổ sung thêm một số bài đồng dao
Gv kể cho hs nghe một số câu chuyện xoay quanh truyện trạng Vĩnh Hoàng
Gv giải thích cho hs hình thức “Hát soan ”là gì
- Đọc văn bản đã sưu tầm 
- HS giới thiệu một số trò chơi, và một số hình thức sinh hoạt văn hoá nơi cộng đồng dân cư.
 Có thể tổ chức cho hs chơi một sô trò chơi đã kể ở trên
- GV giới thiệu một số lễ hội khác
Chú ý nhắc đến truyền thống của quê hương Hải Lăng vào ngày 19/3 hàng năm
I . Trao đổi nhóm về các nội dung đã chuẩn bị
- Ca dao, dân ca: 
1 Một trứng ung, hai trứng ung
2 Cực như tôi
3 Thương em anh củng muốn vô
Sợ chuông nhà Hồ sợ phá Tam Giang
4 Thằng tạo ăn cháo mẻ răng
5 Chiều chiều quạ méc với diều
- Truyện cười:
+ Truyện Ông Tuynh- Cam Lộ
+ Truỵen trạng Vĩnh Hoàng
II Tìm hiểu một số truyền thống văn hoá của dân tộc 
1. Hát soan
2. Trò chơi dân gian
- Rồng rắn lên mây
- Kéo co
- Ô ăn quan
3. Lễ hội
- Đua thuyền
- Đâm trâu
Hoạt động3:Củng cố - Dặn dò
 - Kể một số truyện dân gian mà em đã được nghe hoặc đọc huye , giamphaich 6g: 6h:
 
 - Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
 - Giờ sau trả bài kiểm tra học kì 1
Soạn 15/12/2010
Giảng
Tiết 72:TRẢ BÀI KIỂM TRA KÌ I
A.Mục tiêu 
 - Thông qua tiết trả bài này giúp hs nhận ra được những ưu nhược điểm của mình trong khâu phân tích và tìm hiểu đề , phương pháp làm Kiểm trang như khả năng vận dụng kiến trong cách làm bài
 - Củng cố lại kiến thức về phần tiếng việt, Tập làm văn
 - Rèn kỉ năng phận tích và tổng hợp
 - Giáo dục tính tích cực tự giác trong học tập
B. Chuẩn bị : 
 1. GV: Chấm chữa bài, nhận xét bài làm của hs
 2. HS: Xem lại bài làm của mình
D. Tiến trình lên lớp: 
Họat động 1:Khởi động
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số 6a
 2. Kiểm tra : 
 3. Giới thiệu bài:
Hoạt động 2:HD trả bài
 Hoạt động của thầy , trò
 Nội dung kiến thức
Gv chữa bài cho hs ( có đáp án)
Gv nhận xét ưu và nhược điểm của hs trong bài thi HKI
*Ưu điểm: 
+ Đa số nắm được nội dung kiến thức
+ Nhiều bài vận dụng tốt kiến thức, viết có sáng tạo, tưởng tưọng phong phú
+Trình bày ngắn gọn, rỏ ràng, chữ viết sạch sẽ, diến đạt lôgíc
* Hạn chế:
+ Một số em nắm kiến thức chưa chuẩn
+ Vẫn còn 1-2 bài chưa vận dụng được nội dung văn bản vào bài viết tự luận
+ Sai một vài sự kiện chính trong tác phẩm
+ Tẩy xóa còn nhiều, trình bày bẩn
Gv trả bài và cho hs tự kiểm tra lại bài làm của mình
Gv chữa một số lỗi mắc phaỉ trong bài làm
Hs: lắng nghe
GV đọc điểm tổng kết môn văn cho cả lớp cùng nghe
I.Chữa bài cho hs: 
Trắc nghiệm(3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
C
B
A
Truyền thuyết
Tự luận(7 điểm)
Câu 7(2 điểm) Cần nêu được :
 - Không được huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo
 - Luôn phải cố gắng học hỏi mở rộng tàm hiểu biết của mình.
Câu 8(5 điểm)
Nội dung
+ Mở bài:
 Giới thiệu chung về thầy cô giáo em quý mến
+ Thân bài:Cần kể dược:
Tuổi tác
Ngoại hình
Tính tình:qua củ chỉ lời nói, thái dộ với học sinh
Kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô
Kể về sự quan tâm, lời động viên, giúp đỡ của thầy cô với em
Kể về sự biết ơn
+ Kết bài:
 Cảm nghĩ về thầy cô
 Lời hứa quyết tâm rèn luyện tu dưỡng
Hình thức.
 Biết viết bài văn kể chuyện
 Văn viết lưu loát có sức thuyết phục
Không sai lỗi
II.Nhận xét
1.Ưu điểm:
2.Hạn chế:
III.Trả bài: 
IV. Đọc điểm tổng kết
Hoạt động 3:Củng cố - Dặn dò:
 +Nhắc nhở hs về nhà xem lại nội dung kiến thức đã học trong HKI
 + Ôn lại toàn bộ kiến thức của HKI
 Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên
 + Đọc đoạn trích
 + Nắm các chi tiết miêu tả tính cách, hình dáng của Dế Mèn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18(1).doc