Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 năm 2009

LUYỆN TẬP CHỮA LỖI DÙNG TỪ

Kiểm tra 15 phút

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn về các lỗi (3) thường gặp khi dùng từ

 - Biết được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện và sửa lỗi dùng từ.

 - Làm bài tập theo từng mức mức độ: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng (từ thấp cao)

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ chính xác, phù hợp trong từng hoàn cảnh nói (viết) trong cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết10:
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: /11/2009
luyện tập chữa lỗi dùng từ
Kiểm tra 15 phút
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn về các lỗi (3) thường gặp khi dùng từ
	- Biết được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện và sửa lỗi dùng từ.
	- Làm bài tập theo từng mức mức độ: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng (từ thấp à cao)
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ chính xác, phù hợp trong từng hoàn cảnh nói (viết) trong cuộc sống hàng ngày.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 --- Kiểm tra 15 phút ---
Ma trận:
Đề số I
Phạm vi KT
(Truyện cổ tích)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sọ Dừa
Câu 2
1,0 đ
1 câu
(1,0 đ)
Thạch Sanh
Câu3(a)
4,0 đ
Câu3(b)
3,0 đ
Câu3(b)
1,0 đ
1 câu
(8,0 đ)
Em bé thông minh
Câu 1
1,0 đ
1 câu
(1,0 đ)
Tỉ lệ
20%
40%
30%
10%
3 câu
100%
20%
40%
30%
10%
Đề số iI
Phạm vi KT
(Truyện cổ tích)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sọ Dừa
Câu3(a)
4,0 đ
Câu3(b)
3,0 đ
Câu3(b)
1,0 đ
1 câu
(8,0 đ)
Thạch Sanh
Câu 2
1,0 đ
1 câu
(1,0 đ)
Em bé thông minh
Câu 1
1,0 đ
1 câu
(1,0 đ)
Tỉ lệ
20%
40%
30%
10%
3 câu
100%
20%
40%
30%
10%
Đề bài:
Đề số I
Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
1. Mục đích chính của truyện "Em bé thông minh" là gì?
 A. Phê phán những kẻ dốt nát.	 B. Tạo tiếng cười vui vẻ, sảng khoái.
 C. Ca ngợi trí khôn dân gian.	 D. Đề cao sức mạnh và khả năng kì diệu của con người
2. Nhận xét sau đúng hay sai?
	"Sọ Dừa" là một truyện cổ tích kết thúc có hậu, không có yếu tố kì ảo.
	A. Đúng.	B. Sai.
 Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm)
Câu 3: a/ Truyện "Thạch Sanh" có kết thúc như thế nào? 
	b/ Theo em, kiểu kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Vì sao?
Đề số iI
Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
1. Truyện "Thạch Sanh" hấp dẫn người đọc nhờ những yếu tốnào?
 A. Cốt truyện và tình tiết li kì.	 B. Cốt truyện và tình tiết li kì, yếu tố thần kì đặc sắc.
 C. Kết thúc có hậu. 	 D. Tái hiện hấp dẫn về cuộc đời Thạch Sanh.
2. Nhận xét sau đúng hay sai?
	"Em bé thông minh" là truyện cổ tích sử dụng hình thức câu đố để thử tài nhân vật.
	A. Đúng.	B. Sai.
 Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm)
Câu 3: a/ Truyện "Sọ Dừa" có kết thúc như thế nào? 
	b/ Theo em, cách kết thúc ấy của truyện cổ tích có ý nghĩa gì?
Đáp án - biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
	Mỗi câu đúng được 1,0 điểm.
	+ Câu 1: B
	+ Câu 2: A
Phần II: Tự luận. ( 8,0 điểm)
Câu 3 
	+ ý (a): 4,0 điểm
	 - Kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa, lên ngôi vua và được hưởng cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. à (2,0 đ)
	 - Mẹ con Lí Thông bị biến thành bọ hung sống cuộc đời dơ bẩn, gớm ghiếc. à (2,0 đ)
	+ ý (b): 4,0 điểm
	Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
	 - Đây là kiểu kết thúc có hậu rất phổ biến trong truyện cổ tích à (1,0 đ)
	 - Thể hiện quan niệm, ước mơ của người dân lao động nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc sống:
	+ Ước mơ đổi đời: Người nghèo khổ, bất hạnh được hưởng hạnh phúc 
	à (1,0 đ)
	+ Ước mơ công lí "ở hiền gặp lành" 	à (1,0 đ)
	+ Tạo màu sắc kì ảo, hấp dẫn cho câu chuyện	à (1,0 đ)
Đề số iI:
Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
	Mỗi câu đúng được 1,0 điểm.
	+ Câu 1: C
	+ Câu 2: B
Phần II: Tự luận. ( 8,0 điểm)
Câu 3 
	+ ý (a): 4,0 điểm
	 - Kết thúc truyện, Sọ Dừa trở thành quan trạng, cô út gặp lại chồng, hai vợ chồng sum họp hạnh phúc. à (2,5 đ)
	 - Hai cô chị chị phải bỏ đi biệt xứ. à (1,5 đ)
	+ ý (b): 4,0 điểm
(Tương tự ý (b) câu 3 đề số I)
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 --- Kiểm tra 15 phút ---
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV nêu một tình huống liên quan đến việc sử dụng từ nhầm lẫn, sai sót trong cuộc sống à Cho HS nhận xét à Dẫn vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản 
?- Nêu các lỗi thường gặp khi sử dụng từ đã học? Nguyên nhân mắc lỗi?
- Lặp từ: là việc sử dụng lặp lại nhiều từ ngữ trong câu hoặc trong đoạn văn làm cho câu văn lủng củng, đơn điệu, nhàm chán, thể hiện vốn từ nghèo nàn và khả năng diễn đạt chưa tốt.
- Lẫn lộn các từ gần âm: là lỗi dùng từ sai do nhầm lẫn các từ gần âm hoặc nhớ chưa chính xác hình thức ngữ âm của từ.
- Dùng từ không đúng nghĩa: là lỗi sử dụng sai hoặc chưa chính xác về nghĩa của từ.
 *Yêu cầu HS nêu cách chữa lỗi dùng từ đối với từng loại lỗi cụ thể:
?- Cách chữa lỗi lặp từ?
- Lược bỏ các từ lặp và thay thế bằng các từ ngữ có ý nghĩa tương ứng
?- Cách chữa lỗi lẫn lộn các từ gần âm?
- Tránh sử dụng các từ mình chưa nhớ chính xác về hình thức ngữ âm.
?- Cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa?
- Không dùng từ kho không hiểu hoặc hiểu chưa chính xác nghĩa của từ
- Cần tra từ điển khi chưa hiểu chính xác nghĩa của từ. 
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) BT trắc nghiệm: 
(Cho HS làm vào phiếu học tập theo từng bàn)
1.?- Từ mượn và từ thuần Việt được phân biệt với nhau chủ yếu qua yếu tố nào?
 A. Nguồn gốc B. ý nghĩa
 C. Cấu tạo D. Cấu tạo và nguồn gốc 
2.?- Từ "tráng sĩ" được giải thích theo cách nào?
"Tráng sĩ: người có sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn"
 A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
 B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích 
 C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích 
 D. Cả ba ý trên đều đúng.
3.?- Chọn từ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp!
+ Nhóm 1; 3:
a/ Chết/ từ trần:
- Ông của bạn An đã ........... đêm qua.
 - Con chó nhà tớ ăn phải bả, bị....... từ tuần trước.
b/ Phôn/ gọi điện:
- Sao cậu không........ cho trước để tớ đến đón cậu?
- Sao bác không......... cho cháu để cháu đến đón bác?
+ Nhóm 2; 4:
c/ Khẳng khái/ khẳng định:
- ..............: thừa nhận một sự thật hoặc một vấn đề gì đó.
- ...............: cương trực, trọng danh dự
d/ Lao đao/ lảo đảo:
- ..............: tình huống gặp phải khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
- ..............: trình trạng khó làm chủ bản thân.
(2)?- Tìm các từ mượn có trong những câu sau và chỉ rõ nguồn gốc của chúng?
a/ Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.
b/ Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là trời có ý phó thác cho công minh làm việc lớn.
c/ Chú bé loắt choắt 
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh 
 Ca-lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang...
(- HS tìm + trả lời à Nhận xét + bổ sung)
(3)?- Các từ được gạch chân trong những câu sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu nghĩa chuyển?
a/ Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
b/ Mùa xuân (1) là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(2)
 (Hồ Chí Minh)
c/ Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi (1) thuyền ta đó, mũi (2) Cà Mau.
 (Xuân Diệu)
-( Cho HS thảo luận theo 3 nhóm/ 3 câu)
(4)?- Từ "chín" trong hai câu sau có phải từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
a/ "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao..."
b/ "Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng"
(- HS suy nghĩ trả lời à Nhận xét + bổ sung)
- "Chín" (a): chỉ số thứ tự; "chín" (b): chỉ tuổi già
à Hai từ "chín" trên chỉ giống nhau về âm, không có mối liên hệ với nhau về nghĩa 
ố Hiện tượng đồng âm. 
(5)?- Hãy viết một đoạn văn ngắn về kết quả cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong đó có sử dụng các từ: kiên cường, nản chí, mệt mỏi.
 (Hướng dẫn HS viết)
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Làm bài tập sau:
(6)?- Đặt câu với các nghĩa chuyển khác nhau của từ "mắt"
 - Chuẩn bị ôn lại: Cách làm bài văn tự sự - Lời văn, đoạn văn tự sự.
I. kiến thức cơ bản:
1. Các lỗi dùng từ thường gặp:
- Lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
2. Cách chữa lỗi dùng từ 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
Câu 1:
 Đáp án A
Câu 2:
 Đáp án C
Câu 3:
a/ - từ trần
 - chết
b/ - phôn
 - gọi điện
c/ - khẳng định
 - khẳng khái
d/ - lao đao
 - lảo đảo
2. Bài 2
a/ thần, thủy cung 
à mượn tiếng Hán
b/ phó thác, công minh
à mượn tiếng Hán
c/ xắc, ca-lô
à mượn tiếng Pháp.
3. Bài 3:
a/ - Mặt trời(1) - nghĩa gốc: chỉ mặt trời - nguồn sáng của thiên nhiên
 - Mặt trời (2)- nghĩa chuyển: chỉ em bé...
b/ - Xuân (1) - nghĩa gốc: chỉ mùa xuân...
- Xuân (2) - nghĩa chuyển: chỉ sức sống, vẻ đẹp tươi trẻ của đất nước.
c/ - Mũi (1),(2) - nghĩa chuyển: chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.
Bài 4:
à Hiện tượng đồng âm
Bài 5:
(Viết đoạn văn)
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 7.doc