Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 62: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 62: Ôn tập Tiếng Việt

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu

 1.Kiến thức: Qua giờ ôn tập nhằm củng cố những kiến thức về tiếng việt đã học: cấu tạo từ, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại, các loại cụm từ.

 2. Kĩ năng: Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức trên vào trong giao tiếp

 3.Thái độ:hs có ý thức ôn tập, chuẩn bị thi học kì.

B. Chuẩn bị

GV: SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ, phấn màu.

HS: Ôn luyện kiến thức.

C. Phương pháp.

- Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

I. Ổn định tổ chức (1p)

II. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ.

III. Bài mới (41p)

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 786Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 62: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG:
 Tiết 62
ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu
 1.Kiến thức: Qua giờ ôn tập nhằm củng cố những kiến thức về tiếng việt đã học: cấu tạo từ, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại, các loại cụm từ...
 2. Kĩ năng: Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức trên vào trong giao tiếp
 3.Thái độ:hs có ý thức ôn tập, chuẩn bị thi học kì.
B. Chuẩn bị
GV: SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ, phấn màu.
HS: Ôn luyện kiến thức.
C. Phương pháp.
- Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức (1p)
II. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ.
III. Bài mới (41p)
? Từ trong tiếng việt được chia làm mấy loại? 
HS: Từ đơn và từ phức.
? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Em hiểu như thế nào về từ ghép?
 HS nêu khái niệm -> xét về nghĩa có từ ghép đẳng lập và chính phụ
? Nhắc lại thế nào là ghép đẳng lập? chính phụ?
*GV: Riêng từ ghép có cấu tạo rất chặt chẽ, không thể tách rời ra và chèn thêm từ khác vào (điều này giúp phân biệt từ ghép và cụm từ)
? Thế nào là từ láy? Các dạng từ láy?
* HS làm bài tập: miệng
- Từ đơn: ai, đi, ai, vô, tên, vàng
- Từ ghép: Tiền Giang, Hậu Giang, thành phố, HCM
- Từ láy: rực rỡ
? Đối với từ nhiều nghĩa thì người được phân chia như thế nào?
- Nghĩa gốc + nghĩa chuyển
? Thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển?
- 2 HS trình bày
- HS trả lời miệng bài tập GV đã chép ra bảng phụ
+ Câu 1: nghĩa gốc.
+ Câu 2, 3: nghĩa chuyển.
? Xét về nguồn gốc, từ trong TV được phân chia như thế nào?
- Từ Tiếng việt và tự mượn
? Trong số từ mượn thì Tiếng việt mượn ngôn ngữ nước nào nhiều nhất? Tại sao? – 2 HS trả lời
*GV giải thích rõ hơn về từ gốc Hán và từ Hán Việt.
? Nêu các lỗi dùng từ hay gặp phải?
? Em hiểu như thế nào về các lỗi đó? Cách sửa?
? Các em đã học những từ loại nào?
? Nêu khái niệm và đặc điểm của từng từ loại?
*GV cho HS nêu lại khái niệm và đặc điểm của từng từ loại.
? Có những loại cụm từ nào?
? Thế nào là cụm danh từ? Mô hình? Chức năng cú pháp?
HS:
- Là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành.
- Mô hình: Cấu tạo gồm 3 phần: Phụ trước, trung tâm và phụ sau.
- Chức năng cú pháp: 
+ Làm chủ ngữ trong câu.
+ Khi làm vị ngữ có từ “là” đứng ở phía trước.
? Thế nào là cụm động từ? Mô hình? Chức năng cú pháp?
HS: - Là loại tổ hợp từ do ĐT và một số từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành.
- Mô hình: Gồm 3 phần
- Chức vụ cú pháp: 
+ Thường làm vị ngữ trong câu.
+ Khi làm chủ ngữ nó mất khả năng kết hợp với các từ:
Hãy, đừng, chớ, còn, đang, vẫn, cứ...
? Thế nào là cụm TT ? Mô hình ? Chức vụ cú pháp ?
HS : - Là loại tổ hợp từ do TT và một số từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành.
- Mô hình : Gồm 3 phần.
- Chức vụ cú pháp: Có thể trực tiếp làm vị ngữ.
A - Lý thuyết 
I. Cấu tạo từ
Cấu tạo từ: 
+ Từ đơn
+ Từ phức : Từ ghép
 Từ láy
* Bài tập: Phân loại từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh rực rõ tên Người.
II. Nghĩa của từ
- Từ một nghĩa
- Từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc
 nghĩa chuyển
* Bài tập: Trong các câu sau từ “chạy” ở câu nào dùng với nghĩa gốc, câu nào dùng nghĩa chuyển
1) Em chạy đến trường.
2) Cô ấy bán hàng rất chạy.
3) Bác ấy chạy ăn từng bữa.
III. Phân loại từ theo nguồn gốc
- Từ trong TV:
+ Từ thuần Việt
+ Từ mượn: Từ Hán
 Ngôn ngữ khác
IV. Lỗi dùng từ
- Lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
V. Từ loại và cụm từ
1)Từ loại: DT, ĐT, TT, Số từ,
 lượng từ, chỉ từ.
2) Cụm từ: Cụm DT, ĐT, TT.
- HS lên bảng làm
- 1 HS tìm từ loại
- HS thảo luận nhóm -> đại diện phát biểu
- GV chốt
B. Luyện tập
Bài tập 1:Tìm các từ loại và cụm từ đã học trong đoạn văn sau:
 Những buổi tối mùa đông ấy, gió bấc thổi qua những bụi tre dây gai góc...Mái nhà ấy đã ôm ấp mẹ con tôi, vì chiến tranh mà đã phải xa một phố cổ về với chốn thiên quê này.
1) Từ loại 
- Danh từ: buổi tối, mùa đông, gió bấc, bụi tre, gai góc, mái nhà, mẹ con, chiến tranh, phố cổ, chốn, thôn quê
- Động từ: thổi, ôm ấp, về - Tính từ: dày, xa
- Số từ: một - Lượng từ: những - Chỉ từ: ấy, này
2) Cụm từ
* Cụm Danh từ: những buổi tối mùa đông ấy, những bụi tre..., mái nhà ấy, mẹ con tôi, một phố cổ, chốn thôn quê này
* Cụm Động từ: thổi qua những,... đã ôm ấp mẹ con tôi về với chốn thôn quê này
* Cụm Tính từ: dày gai góc, phải xa một phố cổ.
Bài tập 2:
 Hãy viết một đoạn văn tả lọ hoa trên bàn GV của lớp em có sử dụng tính từ và cụm tính từ làm nổi bật màu sắc của hoa.
IV. Củng cố: - Câu hỏi SGK.
V. Hướng dẫn về nhà (2p)
- Học thuộc lí thuyết tiếng việt đã ôn.
- Xem và làm lại các bài tập.
- Tập viết đoạn văn có các đơn vị kiến thức vừa ôn.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 62(DUNG).doc