Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 63: Nồng độ dung dịch

Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 63: Nồng độ dung dịch

A/ Mục tiêu:

- HS hiểu được khái niệm nồng độ mol của dd

- Biết vận dụng biểu thức tính nồng độ mol để làm các bài tập

- Tiếp tục rèn luyện khả năng làm bài tập tính theo PTHH có sử dụng đến nồng độ mol

B/ Chuẩn bị:

 C/ Phương pháp: đàm thoại, luyện tập

 

doc 23 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 63: Nồng độ dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 Nồng độ dung dịch
Ngày giảng: 21/4/2008
A/ Mục tiêu:
HS hiểu được khái niệm nồng độ mol của dd
Biết vận dụng biểu thức tính nồng độ mol để làm các bài tập
Tiếp tục rèn luyện khả năng làm bài tập tính theo PTHH có sử dụng đến nồng độ mol 
B/ Chuẩn bị: 
 C/ Phương pháp: đàm thoại, luyện tập
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra :
 Chữa bài tập 5,7/146
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Đưa ra khái niệm nồng độ mol
à Yêu cầu HS tự rút ra biểu thức tính nồng độ mol
GV hướng dẫn HS tóm tắt và làm theo các bước:
- Đổi thể tích dd ra lit
- Tính số mol chất tan
- Dùng biểu thức để tính CM
HS: Thực hiện
GV yêu cầu HS tóm tắt và nêu các bước giải
HS: 
Tóm tắt:
Vdd =50ml 
CM = 2 M
mH2SO4=?
Nêu các bước giải
- Tính số mol H2SO4 có trong dd H2SO4 2M
- Tính mH2SO4
GV gọi 1HS làm trên bảng, các HS khác làm vào vở
GV Chấm điểm của một số HS
GV: Gọi HS tóm tắt bài toán và hướng giải
HS
Tóm tắt
Vdd 1=2 lit
CM 1 = 0,5 M
Vdd 1=3 lit
CM 1 = 1 M
CM 3= ?
Hướng giải:
- Tính số mol có trong dd 1
- Tính số mol có trong dd 2
- Tính số mol có trong dd 3
-Tính thể tích dd 3
- Tính nồng độ mol
HS làm theo các bước
IV. Củng cố:
GV: Em hãy xác định dạng bài tập?
HS: Bài tập tính theo pt (có sử dụng nồng độ mol)
GV Gọi HS tóm tắt bài tập và đề ra hướng giải
Tóm tắt:
mZn=6,5 gam
CM HCl=2M
a)
b) Vdd HCl=?
c) VH2=?
d) mZnCl2=?
HS làm bài, 
GV tổ chức cho HS nhận xét sửa sai
2) Nồng độ mol của dd
Nồng độ mol của dd cho biết số mol chất tan có trong một lit dd
CM=n:Vdd
Trong đó: 
CM là nồng độ mol
n là số mol chất tan
Vdd là thể tích dd (lit)
Ví dụ 1: Trong 200 ml dd có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dd.
Bài giải
Đổi: 200ml=0,2lit
nNaOH=16:40=0,4 mol
CM=n:V=0,4:0,2=2M
Ví dụ 2: 
Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dd H2SO4 2M
Bài làm:
Tính số mol H2SO4 có trong dd H2SO4 2M
nH2SO4=CM.V=2.0,05 =0,1mol
mH2SO4=n.M=0,1.98=9,8 gam
Ví dụ 3: Trộn 2,5 lit dd đường 0,5M với 3 lit dd đường 1M. Tính nồng độ mol của dd sau khi trộn
Bài giải:
Tính số mol đường có trong dd 1:
n1=CM 1.Vdd 1=0,5.2=1 mol
Tính số mol đường có trong dd 2
n2=CM 2.Vdd 2 =1.3=3 mol
Tính số mol đường có trong dd 3
n3=n1+n2=1+3=4 mol
Tính thể tích dd 3
 Vdd 3=Vdd 1 +Vdd 2=2+3=5 lit
Tính nồng độ mol dd 3
CM=n:V=4:5=0,8 M
Bài tập 1: 
Hoà tan 6,5 gam kẽm cần vừa đủ Vml dd HCl 2M
Viết ptpư
Tính V
Tính thể tích khí thu được (ở đktc)
Tính khối lượng muối tạo thành sau p/ư
Bài giải:
Zn+2HClà ZnCl2 +H2
nZn= 6,5:65=0,1 mol
b) Theo pthh
nHCl=2nZn=.0,1 =0,2 mol
à Vdd HCl=n:cM=0,2:2=0,1 lit =100 ml
c) Theo pthh
nH2=nZnCl2= nZn=0,1 mol
VH2=0,1 . 22,4 =2,24 lit
d) mZnCl2=0,1.136=13,6 gam
V. BàI tập: 2,3,4,6/146
Đ/ Rút kinh nghiệm:
.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 64 Pha chế dung dịch
Ngày giảng: 27/4/2008
A/ Mục tiêu: 15 phút
Biết thực hiện phần tính toán các đại lượng liên quan đến dd như: Lượng số mol chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dd, khối lượng dung môi, thể tích dung môi, để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay một thể tích dd với nồng độ theo yêu cầu pha chế.
Biết cách pha chế một dd theo những số liệu đã tính toán.
B/ Chuẩn bị: 
 Chuẩn bị cho thí nghiệm của GV 
Nước, CuSO4, 
Cân, cốc tt có vạch hoặc ống trong, đũa tt
à Sử dụng cho t/n phần 1, 2
C/ Phương pháp: Thực hành
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra : 
Phát biểu định nghĩa nồng độ mol và biểu thức tính?
Chữa bài tập 3/146
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: 
? Muốn pha chế được 50 gam dd CuSO4 10% ta phải lấy bao nhiêu gam muối và bao nhiêu gam nước?
GV: Hướng dẫn HS tìm khối lượng CuSO4 bằng cách tìm khối lượng chất trong dd.
HS: Tính toán
GV: Nêu các bước pha chế, đồng thời GV dùng các dụng cụ và hoá chất để pha chế
GV: 
? Muốn pha chế 50 ml dd CuSO41M ta phải cân bao nhiêu gam CuSO4
? Em hãy nêu cách tính toán
HS: tính toán
GV: Hướng dẫn HS các bước pha chế, gọi HS lên pha chế
HS Thực hiện 
HS thảo luận nhóm, tính toán và nêu cách pha chế.
Pha chế 100 gam dd NaCl 20%
Tính toán: 
mNaCl=(C%.mdd):100=(20.100):100=20 gam
mH2O=100-20=80 gam
Cách pha chế:
+ Cân 20 gam NaCl và cho vào cốc tt
+ Đong 80 ml nước, rót vào cốc và khuấy đều để muối ăn tan hết
à Được 100 gam dd NaCl 20%
Pha chế 50 ml dd NaCl 2M
Tính toán: 
nNaCl= CM.V=2.0,05=0,1 mol
mNaCl=n.M=0,1.58,5 =5,85 gam
Cách pha chế: 
+ Cân 5,85 gam NaCl cho vào cốc tt
+ Đổ từ từ nước cất vào khuấy nhẹ
à đủ 50 ml dd ta được dd NaCl 2M
IV. Củng cố:
HS làm bài tập vào vở, 1 em làm trên bảng
 Trong 40 gam dd NaCl có 8 gam muối khan. Vậy nồng độ phần trăm của dd là:
C%=(mct.100):mdd=(8.100):40=20%
GV Tổ chức cho HS nhận xét sửa sai
I/ Cách pha chế một dd theo nồng độ cho trước
Ví dụ 1: Từ muối CuSO4, nước cất và các dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế: 
a) 50 gam dd CuSO4 10%
b) 50 gam dd CuSO4 1M
Bài làm:
a)
* Tính toán:
mCuSO4= (C%.mdd) : 100
 = (10.50) : 100
 = 5 gam
mnước cần dùng= mdd - mCuSO4
 =50 – 5
 =45 gam
* Cách pha chế:
Cân 5 gam CuSO4 rồi cho vào cốc
Cân 45 gam (hoặc đong 45 ml ) nước cất rồi đổ từ từ vào cốc rồi khuấy nhẹ để CuSO4 tan hết.
à Ta thu được50 gam dd CuSO4 10%.
b) 
* Tính toán:
nCuSO4 (cần dùng)=0,05.1=0,05 mol
mCuSO4 (cần dùng)=0,05.160=8 gam
* Cách pha chế
Cân 8 gam CuSO4 cho vào cốc tt
Đổ từ từ nước cất vào khuấy nhẹ
à đủ 50 ml dd ta được dd CuSO4 1M
Ví dụ 2: Từ muối ăn (NaCl), nước cất và các dụng cụ càn thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế:
100 gam dd NaCl 20%
50 ml dd NaCl 2M
Bài tập 1: đun nhẹ 40 gam dd NaCl cho đến khi nước bay hơI hết, người ta thu được 8 gam muối NaCl khan. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được
V. BàI tập: 1,2,3/149
Đ/ Rút kinh nghiệm:
.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 65 Pha chế dung dịch
Ngày giảng: 5/5/2008
A/ Mục tiêu:
HS biết cách tính toán để pha loãng dd theo nồng độ cho trước
Bước đầu làm quen với việc pha loãng một dd với những dụng cụ và hoá chất đơn giản có sẵn trong phòng thí nghiệm.
B/ Chuẩn bị: 
 * Đáp án bài tập 4/149
* Chuẩn bị cho thí nghiệm của GV:
H2O; NaCl; MgSO4; 
- ống đong; cốc tt chia độ; đũa tt; cân
=> Sử dụng cho các thí nghiệm:
- Pha loãng 50ml dd MgSO4 0,4 M từ dd MgSO4 2M
- Pha loãng 25 gam dd NaCl 2,5% từ dd NaCl 10%
C/ Phương pháp:
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra :
1) Gọi HS chữa bài tập 2,3/149
Bài 2: C% CuSO4= (mct.100):mdd=(3,6.100):20=18%
 Bài 3:
nNa2CO3=m:M=10,6:106=0,1 mol
à CM Na2CO3=n:V=0,1:0,2=0,5M
mdd Na2CO3= 200.1,05 =210 gam
à C% Na2CO3 =(mct.100):mdd=(10,6.100):210=5,05%
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV gọi HS nêu hướng làm
HS nêu hướng làm và thực hiện tưng bước
GV Giới thiệu cách pha chế, gọi 2 HS làm để cả lớp quan sát
HS thực hiện
GV Yêu cầu HS nêu các bước và tính toán phần 2
HS tính toán theo các bước đã nêu
GV gọi HS nêu các bước pha chế
HS:Nêu và thực hiện các bước pha chế
II/ Cách pha loãng một dd theo nồng độ cho trước
Ví dụ 2:
Có nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế:
50 ml dd MgSO4 0,4M từ dd MgSO4 2M
50 gam dd NaCl 2,5% từ dd NaCl 10%
Tính toán: 
Tìm số mol chất tan có trong 50ml dd MgSO4 0,4M
nMgSO4=CMxV=0,4x0,05=0,02 mol
Thể tích dd MgSO4 2M trong đó chứa 0,02 mol MgSO4 
Vdd =n:CM=0,02:2=0,01 lit=10ml
Cách pha chế:
Đong 10 ml dd MgSO4 2M cho vào cốc có chia độ
Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 50 ml và khuấy đều à ta được 50ml dd MgSO4 0,4M
Tính toán
Tìm khối lượng NaCl có trong 50 gam dd NaCl 2,5%
mNaCl=(C%xmdd):100=(2,5x50):100=1,25 gam
Tìm khối lượng dd NaCl ban đầu có chứa 1,25 gam NaCl
mdd=(mctx100):C%=(1,25x100):10=12,5 gam
Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế
mH2O=50-12,5 =37,5 gam
Cách pha chế:
Cân 12,5 gam dd NaCl 10%, đổ vào cốc chia độ
Đong 37,5 ml nước cất, đổ vào cốc đựng NaCl nói trên, khuấy đều, ta được 50 gam dd NaCl 2,5%
IV. Củng cố:
HS thảo luận nhóm làm bài tập 4/149
 Hãy điền những giá trị chưa biết vào ô trống trong bảng, bằng cách thực hiện các tính toán theo mỗi cột
NaCl (a)
Ca(OH)2 (b)
BaCl2 (c)
KOH (d)
CuSO4 (e)
mct (gam)
30
0,148
3
mH2O (gam)
170
mdd (gam)
150
Vdd (ml)
200
300
Ddd(g/ml)
1,1
1
1,2
1,04
1,15
C%
20%
15%
CM
2,5M
GV gọi HS đại diện tong nhóm lên điền kq vào bảng
GV gọi HS nêu cách làm mục a, b
a) mdd=mNaCl+mH2O=30+70=200 gam
Vdd NaCl=m:D=200:1,1=181,82 ml=0,182 lit
C%=(30x100):200=15%
CM=0,51:0,182=2,8M
b) mdd Ca(OH)2=VxD=200x1=200 gam
mH2O =200-0,148=199,85 gam
C%=(0,148x100):200=0,074%
nCa(OH)2=0,148:74=0,002 mol
CM Ca(OH)2 = 0,002:0,2=0,01 M
GV đưa ra đáp án đúng cho HS so sánh kết quả các nd còn lại
NaCl (a)
Ca(OH)2 (b)
BaCl2 (c)
KOH (d)
CuSO4 (e)
mct (gam)
30
0,148
30
42
3
mH2O (gam)
170
199,85
120
270
17
mdd (gam)
200
200
150
312
20
Vdd (ml)
182
200
125
300
17,4
Ddd(g/ml)
1,1
1
1,2
1,04
1,15
C%
15%
0,074%
20%
13,46%
15%
CM
2,8M
0,01M
1,154M
2,5M
1,08M
V. BàI tập: 5/149
Đ/ Rút kinh nghiệm:
.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 66 Bài luyện tập 8
Ngày giảng: 8/5/2008
A/ Mục tiêu:
Biết khái niệm độ tan của một chất trong nuwoowc và những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn và chất khí trong nước
Biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol là gì. Hiểu và vận dụng được công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dd để tính toán nồng độ dd và các đại lượng có liên quan đến nồng độ dd
Biết tính toán và cách pha chế một dd theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol với những yêu cầu cho trước
B/ Chuẩn bị: 
Bảng nhóm, bút dạ
HS ôn tập các khái niệm: Độ tan, dd, dd bão hoà, nồng độ phần trăm, nồng độ mol
C/ Phương pháp: Luyện tập
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra :
1) Độ tan của một chất là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan?
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Gọi 1 nhóm HS nêu các bước giải
HS làm theo các bước đã nêu
Khối lượng dd KNO3 bão hoà (20oC) có chứa 31,6 gam KNO3 là:
mdd=mH2O+mKNO3=100+36,5 =136,5 gam
Khối lượng nước hoà tan 63,2 gam KNO3 để tạo dd bão hoà KNO3 (20oC) là 200 gam
à Khối lượng dd KNO3 bão hoà (20oC) có chứa 63,2 gam KNO3 là
mdd= mH2O+mKNO3=200+63,2=263,2 gam
GV gọ ... ng 42,5 ml nước đổ vào cốc 1 và khuấy đều, được 50 gam dd đường 15%
GV: Tổ choc cho các nhóm tiến hành pha chế
I/ Tiến hành các thí nghiệm pha chế dd
1) Thí nghiệm 1: Tính toán để pha chế 50 gam dd đường 15%
IV. Củng cố:
V. BàI tập:
Đ/ Rút kinh nghiệm:
.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 68 ôn tập học kì II
Ngày giảng: 27/4/2008
A/ Mục tiêu:
HS được hệ thống các kiến thức cơ bản được học trong học kì II:
+ Tính chất hoá học của hiđro, oxi, nước. Điều chế hiđro, oxi
+ Các khái niệm về các loại p/ư hoá hợp, phản ứng phân huỷ, p/ư oxi hoá khử, p/ư thế
+ Khái niệm oxit, bazơ, axit, muối và cách gọi tên các loại hợp chất đó
Rèn luyện kĩ năng viết ptpư về các t/c hoá học của oxi, hiđro, nước
+ Rèn luyện kĩ năng phân loại và gọi tên các loại hợp chất vô cơ
+ Bước đầu rèn luyện kĩ năng phân biệt một số chất dựa vào t/c hoá học của chúng
- HS được liên hệ với các hiện tượng xảy ra trong thực tế: Sự oxi hoá chậm, sự cháy, thành phần kk và biện pháp để giữ cho bầu khí quyển được trong lành.
B/ Chuẩn bị: 
HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản trong học kì II
C/ Phương pháp:
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: 
?Em hãy cho biết ở học kì II chúng ta đã học những chất cụ thể nào
HS: Đã học các chất oxi, hiđro, nuớc
GV: ?Hãy nêu các t/c hoá học của các chất này (mỗi nhóm thảo luận t/c một chất rồi ghi kq vào bảng nhóm)
HS: 
Tính chất hoá học của oxi
Tác dụng với một số phi kim
Tác dụng với một số kim loại
Tác dụng với một số hợp chất
Tính chất hoá học của hiđro
Tác dụng với oxi
Tác dụng với một số kim loại
Tính chất hoá học của nước
Tác dụng với một số kim loại
Tác dụng với một số oxit bazơ
Tác dụng với một số oxit axit
HS làm bài tập vào vở, 1HS làm trên bảng
4P+5O2à2P2O5
3Fe+2O2àFe3O4
3H2+Fe3O4à 2Fe+3H2O
SO3+H2Oà H2SO4
BaO +H2OàBa(OH)2
Ba +2H2OàBa(OH)2+H2
- Trong các p/ư trên, p/ư a, b, d, e thuộc loại p/ư hoá hợp
- P/ư c, f thuộc loại p/ư thế; cũng là p/ư oxi hoá - khử
GV: ? Tại sao lại phân loại như vậy
HS nhắc lại định nghĩa các loại p/ư trên
HS làm bài tập vào vở
a) 2KMnO4à K2MnO4+MnO2+O2
b) 2KClO3à 2KCl + O2
c) Zn + 2HCl à ZnCl2+ H2
d) 2Al + 6HCl à 2AlCl3+3H2
e) 2Na + 2H2O à2NaOH + H2
f) 2H2O à 2H2 + O2
Trong các p/ư trên:
Phản ứng a, b được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Phản ứng c,d,e được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm
GV chấm vở của một số HS
GV ?Cách thu oxi và hiđro trong phòng thí nghiệm có điểm nào giống và khác nhau?Vì sao?
HS: 
Đều thu được bằng cách đẩy nước vì chúng đều ít tan trong nước
Đều thu Đều được bằng cách đẩy kk. Tuy vậy để thu được khí oxi thì phải ngửa bình, còn thu hiddrro thì phải úp bình
Vì: oxi nặng hơn kk; hiđro nhẹ hơn kk
GV; Gọi HS các nhóm lần lượt phân loại các chất
HS phân loại và gọi tên chất
GV: 
? Hãy viết công thức hh chung của oxit, axit, bazơ, muối
HS: Công thức chung:
+ Oxit: RxOy
+ Ba zơ: M(OH)m
+ Axit: HnA
+ Muối: MxAy
I/ Ôn tập về tính chất hoá học của oxi, hiđro và nước và định nghĩa các loại p/ư
Bài tập 1: Viết các PTPƯ xảy ra giữa các cặp chất sau:
Phot pho + oxi
Sắt + oxi
Hiđro + Sắt III oxit
Lưuhuynh trioxit + nước
Bari oxit + nước
Cho biết các p/ư trên thuộc loại p/ư nào?
II/ Ôn tập cách điều chế oxi, hiđro:
Bài tập 2: Viết các PTPƯ sau
Nhiệt phân kali pemanganat
Nhiệt phân kali clorat
Kẽm + Axit clohiđric
Nhôm + Axit sunfuric (loãng)
Natri + Nước
Điện phân nước
Trong các p/ư trên, p/ư nào được dùng để đ/c oxi, hiđro trong phòng thí nghiệm?
III/ Ôn tập các khái niệm oxit, bazơ, axit, muối:
Bài tập 3: 
a) Phân loại các chất sau: 
K2O, HCl, KOH, NaCl, MgO, HNO3, Cu(OH)2, K2SO4, CuO, HBr, Fe(OH)2 , CuCl2, Na2O, H2SO4, Fe(OH)3, MgCl2, P2O5, SO3, H2CO3, Zn(OH)2, AlNO3)3 ,H3PO4, H2SO3, NaOH, Ba(OH)2 , CO2, N2O5 , H2S, NaHCO3
b) Gọi tên các chất trên
V. BàI tập:
- Ôn tập kiến thức trong chương dd
- Làm bài 25/4,6,7; 26/5,6; 27.1/SBT
Đ/ Rút kinh nghiệm:
.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 69 Ôn tập học kì II (Tiếp)
Ngày giảng: 15/5/2008
A/ Mục tiêu:
HS được ôn các khái niệm như dd, độ tan, dd bão hoà, nồng độ phần trăm, nồng độ mol
Rèn luyện khả năng làm các bài tập về tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol, hoặc tính các đại lượng khác trong dd
Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng làm các bài tập tính theo PTHH có sử dụng đến nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
B/ Chuẩn bị: 
Bảng nhóm, bút dạ
HS ôn tập những kiến thức có liên quan
C/ Phương pháp: Ôn tập
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
ổn định lớp:
Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS các nhóm thảo luận nhắc lại các khái niệm dd, độ tan, dd bão hoà, nồng độ phần trăm, nồng độ mol
GV gọi từng HS nêu các khái niệm đó
HS làm bài tập vào vở
a) ở 20oC
Cứ 100 g nước hoà tan tối đa 88 gam NaNO3 tạo thành 188 gam dd NaNO3 bão hoà
à Khối lượng NaNO3 có trong 47 gam dd bão hoà (ở 20oC) là:
mNaNO3=(47*88):188=22 gam
à nNaNO3 22:85=0,259 mol
b) ở 20oC
Cứ 100 g nước hoà tan tối đa 36 gam NaCl tạo thành 136 gam dd NaCl bão hoà 
à Khối lượng NaCl có trong 27,2 gam dd bão hoà (ở 20oC) là:
mNaCl=(27,2*36):136=7,2 gam
à nNaCl= 7,2:58,5=0,123 mol
GV tổ chức cho HS nhận xét, sửa sai
GV goi HS viết ptpư và tóm tắt bài toán
Tóm tắt:
mAl=5,4 gam
Vdd(H2SO4)=200ml
CM=1,35M
a) Chất nào dư
b) VH2=?
c) CM( chất sau p/ư=?
GV: Gợi ý 
Xác định chất dư bằng cách nào?
Em hãy tính số mol của các chất tham gia p/ư , xét tỷ lệ tìm chất dư
GV gọi HS lên chữa bài
nFe = m : M 
 =8,4:56
 =0,15 mol
Fe +2HCl à FeCl2 + H2
Theo pt:
nH2 = nFeCl2 = nFe = 0,15 mol
nHCl = 2 * nH2 
 =2*0,15
 = 0,3 mol
a) VH2 = n * 22,4
 = 0,15 * 22,4 
 = 3,36 lit
b) mHCl = n . M
 =0,3 . 36,5
 =10,95 gam
à Khối lượng dd axit HCl 10,95% cần dùng là: 100 gam
c) D/d sau p/ư có FeCl2
mFeCl2 = n . M
 =0,15.127
 =19,05 gam
mH2 = 0,15 . 2
 =0,3 gam
mdd sau p/ư = 8,4 + 100 - 0,3 = 108,1 gam
C%FeCl2=(19,05*100):108,1 = 17,6%
I/ Ôn tập các khái niệm về dd, dd bão hoà, độ tan
Bài tập 1: Tính số mol và khối lượng chất tan có trong: 
47 gam dd NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C
27,2 gam dd NaCl bão hoà ở 200C
(Biết SNaNO3,(200C) = 88 gam ; SNaCl,(200C) = 36 gam)
Bài tập 2: 
Cho 5,4 gam Al vào 200 ml dd H2SO4 1,35M
Kim loại hay axit còn dư? (Sau khi p/ư kết thúc). Tính khối lượng còn dư lại?
Tính thể tích khí hiđro thoát ra (ở đktc)
Tính nồng độ mol của dd tạo thành sau p/ư. Coi thể tích của dd thay đổi ko đáng kể
Bài giải:
nAl = m/M
 =5,4 : 27
 =0,2 mol
nH2SO4 = CM* V
 =1,35 * 0,2
 =0,27
2Al+3H2SO4àAl2SO4+3H2
Theo ptpư
nAl(p/ư) = 2/3*nH2SO4
 =2/3*0,27
 = 0,18 mol
à nAl(dư)= 0,2 - 0,18
 =0,02 mol
mAl(dư)= 0,02 * 27
 = 0,54 gam
Theo pthh nH2=nH2SO4= 0,27 mol
VH2= n . 22,4
 = 0,27.22,4 
 =6,048 lit
Theo pt:
nAl2(SO4)3 = 1/2 * nAl
 = 0,18:2
 = 0,09 mol
Vdd (sau p/ư)=0,2 lit
à CM Al2(SO4)3 = n:V 
 = 0,09 : 0,2
 =0,45M
Đáp số: mAl (dư) = 0,54 gam ; VH2=6,048 lit ; CM(Al2(SO4)3) = 0,45 M
Bài tập 3: 
Hoà tan 8,4 gam Fe bằng dd HCl 10,95% (vừa đủ)
Tính thể tích khí thu được (ở đktc)
Tính khối lượng dd axit cần dùng?
Tính nồng độ phần trăm của dd thu được sau p/ư
V. BàI tập:
38.3; 38.8; 38.9; 38.13; 38.14; 38.15; 38.17/SBT
Đ/ Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 70 Kiểm tra học kì II 
Ngày giảng: 2/5/2008
Phần A: trắc nghiệm khách quan (2,50 điểm)
(Thí sinh dùng chữ cái A, B, C, D để trả lời vào tờ bài làm)
Câu 1. Có các oxit sau: CO2, SO2 , Fe2O3, CO.
	Oxit nào tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước?
	A. CO	B. Fe2O3	C. SO2	D. CO2
Câu 2. Dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng với chất nào sau đây?
	A. CuO	B. BaCl2	C. Fe(OH)3	D. Ag
Câu 3. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây?
	A. CaCl2	B. Na2SO4	C. KOH	D. KNO3
Câu 4. Có các chất sau: CH4 , C2H2 , C2H4 , C6H6 (benzen).
	Cặp chất nào đều tác dụng làm mất màu dung dịch brom ?
	A. CH4 , C2H2	B. CH4 , C2H4
	C. C2H2 , C2H4	D. C2H2 , C6H6
Câu 5. Dung dịch CH3COOH không tác dụng với chất nào sau đây?
	A. NaOH	B. Mg	C. CaCO3	D. Cu
Câu 6. Rượu etylic tác dụng với chất nào sau đây?
	A. Na2SO4	B. Na	C. CaO	D. NaOH
Câu 7. Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí H2 có thể tích (ở điều kiện tiêu chuẩn) là bao nhiêu lít?
	A. 11,2	B. 13,44	C. 6,72	D.5,6
Câu 8. Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Rửa sạch kết tủa Y, rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z có khối lượng là bao nhiêu gam?
	A. 24	B. 16	C. 32	D. 12
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic, thu được khí CO2 có thể tích (ở điều kiện tiêu chuẩn) là bao nhiêu lít?
	A. 4,48	B. 8,96	C. 2,24	D. 3,36
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít một hiđrocacbon A ở thể khí, thu được 8,96 lít khí CO2 và 7,2 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon A là? (biết các thể tích chất khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
	A. CH4	B. C2H2	C. C2H4	D. C4H8
Phần b: Tự luận (7,50 điểm)
Câu I. (2,50 điểm).
Có các chất sau:
 Fe2O3 , CO2 , CO , Fe2(SO4)3 , MgCl2 , Na2SO4 , NaHCO3 , H2SO4. 
Dung dịch natri hiđroxit tác dụng được với những chất nào nêu trên? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.
2. Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế natri hiđroxit bằng phương pháp điện phân (có màng ngăn xốp) dung dịch natri clorua bão hoà.
Câu II. (2,00 điểm).
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
	 (1)	(2)	(3)
C2H4	 CH3CH2OH 	CH3COOH 	CH3COOC2H5
	Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng (ghi điều kiện, nếu có) xảy ra theo sơ đồ trên.
Có các dung dịch riêng biệt sau: Rượu etylic, axit axetic, glucozơ.
Hãy phân biệt các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học (nếu có) của các phản ứng đã dùng.
Câu III. (3,00 điểm).
	Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm CaO , CaCO3 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch B và 4,48 lít khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Đem cô cạn dung dịch B, thu được 66,6 gam muối khan.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Xác định khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần dùng để hoà tan vừa hết lượng hỗn hợp A nêu trên.
Cho: H = 1 ; O = 16 ; C = 12 ; Cl = 35,5 ; Al = 27 ; Ca = 40 ; Fe = 56
-------------------- Hết --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHH 8 toan tap - da chon loc.doc