Giáo án Lớp 6a - Môn Số học - Chương I

Giáo án Lớp 6a - Môn Số học - Chương I

I . MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

 - Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

2. Kỹ năng :

- Biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu thuộc và không thuộc .

 

doc 5 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1187Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6a - Môn Số học - Chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 23/8 Lớp 6D , 24/8 Lớp 6C
Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Tiết 1 : Tập hợp. Phần tử của tập hợp
I . mục tiêu
1.Kiến thức :
 - Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
2. Kỹ năng :
- Biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu thuộc và không thuộc .
- Rèn cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.
3.Thái độ : Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học
II . chuẩn bị :
1.Giáo viên : Bảng phụ 
2. Học sinh : Dụng cụ học tập
III . tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Các ví dụ
- Cho HS quan sát H1 SGK
- Giới thiệu về tập hợp các đồ vật đặt trên bàn, tập hợp các cây xanh trong lớp. 
 - Các ví dụ SGK
- y/c HS lấy ví dụ
- Lấy ví dụ minh hoạ tương tự như SGK
1. Các ví dụ (SGK) 
Hoạt động 2 : Cách viết. Các kí hiệu
- GV : Ta thường dùng chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp
Ví dụ gọi A lầ tập hợp số tự nhiên nhỏ hơn 4 . Ta viết : A = hoặc 
A = 
? Tập hợp A có những phần tử nào 
- GV giới thiệu kí hiệu ẻ 
- Số 5 có phải phần tử của A không ? Lấy ví dụ một phần tử không thuộc A.
- Viết tập hợp B các gồm các chữ cái a, b, c. 
? Tập hợp B gồm những phần tử nào ? Viết bằng kí hiệu.
? Lấy một phần tử không thuộc B. Viết bằng kí hiệu.
- y/c HS làm Bài tập 3
- Giới thiệu cách viết tập hợp bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử.
Chú ý: T/c đặc trưng của một tập hợp là t/c mà nhờ đó ta nhận biết được ptử nào thuộc hay không thuộc tập hợp đó.
- Có thể dùng sơ đồ Ven:
- Giới thiệu minh học 2 tập hợp bằng sơ đồ ven.
- Tập A gồm Các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 là các phần tử 
- Không. 
- 10 A ....
B = 
- Phần tử a, b, c
a B....
- d B
- Một HS lên bảng trình bày
- Nắm các cách viết tập hợp 
2. Cách viết. Các kí hiệu
- Dùng chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp
Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4:
A = hoặc 
A = 
Các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 là các phần tử của A. kí hiệu:
1A; 5 A... đọc là 1 thuộc A, 5 không thuộc A ...
Bài tập 3.
A= {a;b} ; B = {b;x;y}
 xA ; y ẻ B ; a B ; 
 b ẻ A ; b B
* Chú ý: SGK
* Các cách để viết một tập hợp:
- Liệt kê các ptử của tập hợp
- Chỉ ra các t/c đặc trưng cho các ptử của tập hợp đó
Ví dụ:
A = { 0; 1; 2; 3; 4 }
A = 
- y/c HS làm ?1; ?2 ; 
- Giới thiệu thêm:
 Các ptử của 1 tập hợp không nhất thiết phải cùng loại. VD: 
 A = { 1; b }
- Học sinh lên bảng trình bày các ?1; ?2
?1 D ={0;1;2;3;4;5;6}
 2ẻ D; 10ẽ D
?2 Gọi M là tập hợp các chữ cái trong từ “NHATRANG” ta có: M ={N;H;A;T;R;G}
4. Củng cố
- y/c HS làm BT1; BT2.
- GV Vẽ hai vòng kín và gọi học sinh lên bảng điền các ptử của 2 tập hợp trong BT1; BT2 vào vòng kín đó.
Bài tập 1: A = {9;10;1;12;13}
A = {x ẻ N/ 8< x < 14}
 	12 ẻ A; 16ẽ A
Bài tập 2:
Gọi B là tập hợp các chữ cái trong từ “TOANHOC”
B = {T;O;A;N;H;C}
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài theo SGK
- Học sinh tự tìm các VD về tập hợp.
- Làm các bài tập 4 ; 5 SGK.
- HD Bài 4 : A = {15;26}
	B = {1;a;b}
	M = {bút}
	H = {sách ;vở ; bút}
Ngày giảng : 24/8 Lớp 6D , 25/8 Lớp 6C
Tiết 2 : Tập hợp các số tự nhiên
I . mục tiêu
1.Kiến thức :
- HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên trục số, điểm biểu diễn số nhỏ nằm bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn.
2. Kỹ năng :
- Phân biệt được các tập N và N*, biết được các kí hiệu , , biết viết một số tự nhiên liền trước và liền sau một số.
- Rèn cho HS tính chính xác khi sử dụng kí hiệu.
3.Thái độ : Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.
II . chuẩn bị :
1.Giáo viên : Bảng phụ
2. Học sinh : Dụng cụ học tập
III . tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
HS1:	- Cho ví dụ một tập hợp + làm BT 3
	- Viết bằng kí hiệu.
	- Tìm một phần tử ẻ A mà ẽ B
	- Tìm một phần tử vừa ẻ A vừa ẻ B.
HS2: Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách.
HS3: Làm BT4.
HS4: Đứng tại chỗ đọc kết quả của BT5
3. Bài mới. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tập hợp N và tập hợp N*
? Hãy lấy ví dụ về số tự nhên
-GV : ở Tiểu học chúng ta đã biết các số 0, 1, 2,, 3 là các STN, tập hợp các STN ký hiệu là N. 
? Hãy cho biết các phần tử của tập hợp N
- GV : tập hợp N được biểu diễn trên tia số
? Biểu diễn tập hợp số tự nhiên trên tia số như thế nào
- Nhấn mạnh: 
+Mỗi STN được biểu diễn bởi 1 điểm trên tia số.
+Điểm biểu diễn số 1 trên tia số gọi là điểm 1,..
- Giới thiệu về tập hợp các số tự nnhiên khác 0 được kí hiệu là N*
? Viết tập hợp N* theo 2 cách
- Điền vào ô vuông các kí hiệu ;
-Trên tia gốc O, ta đặt liên tiếp bắt đầu từ 0, các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau ...
- 1 HS lên bảng ghi trên tia số các điểm 4, 5, 6
5 N 5N*
0 N 0 N*
1. Tập hợp N và tập hợp N*
Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N:
N = 
- Điểm biểu diễn STN a là điểm a.
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 kí hiệu N*:
N* = 
N* = { x ẻ N/ x ≠ 0}
Hoạt động 2: Thứ tự trong tập số tự nhiên.
- y/c HS quan sát tia số và trả lời :
? So sánh 2 và 4
? nhận xét gì về vị trí điểm 2 và điểm 4 trên tia số
- GV chỉ trên tia số điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK các mục a, b, c, d, e. Nêu quan hệ thứ tự trong tập N
- Củng cố: Điền dấu vào ô trống.
- Giới thiệu tiếp dấu ≤; ≥
- Viết tập hợp 
 A = { x ẻ N / 6 ≤ x ≤ 8 } bằng cách liệt kê các ptử ?
? Trong STN số nào nhỏ nhất ? Có số lớn nhất hay không ? Vì sao.
- Quan hệ lớn hơn, nhỏ hơn
- Quan hệ bắc cầu
- Quan hệ liền trước, liền sau
3 9 15 7
A = { 6; 7; 8 }
Số nhỏ nhất là 0
Không có số lớn nhất vì tập hợp số TN có vô số ptử.
2.Thứ tự trong tập số tự nhiên.
a) 
- Với a,b ẻ N, aa) trên tia số (tia số ngang),điểm a nằm bên trái điểm b
- Kí hiệu 
ab nghĩa là a < b hoặc
 a = b
ab nghĩa là a > b hoặc 
a = b
b) Tính chất bắc cầu:
a < b , b < c thì a < c
c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất
d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất.Không có số tự nhiên lớn nhất
e) Tập hợp N có vô số các phần tử
4. Củng cố
	- Yêu cầu học sinh làm vào vở các bài 6 ; 8 SGK
	Bài 6 : a) Số tự nhiên liền sau của 17 là 18; 99 là 100 ; a là a +1
	 b) Số tự nhiên liền của 35 là 34 ; 1000 là 999 ; b là b -1 (b ẻ N*)
	Bài 8:	A = { 0; 1; 2; 3; 4; 5 }
Hoặc A = { xẻN/x ≤ 5}
	- Một số HS lên bảng chữa bài
5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài theo SGK, chú ý phân biêt N và N*, thứ tự trong N
	- Làm các bài tập 7, 9, 10 SGK
- HD Bài 7 : A = {13;14;15}
	B = {1;2;3;4}
	C = {13;14;15}

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan6 t12.doc