Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

. MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì?

 - Nêu được phương và chiều của trọng lực.

 - Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là gì?

 2. Về kĩ năng:

 - Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kỹ thuật: sử dụng dây dội để xác định phương thẳng đứng.

 3. Về thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

 - Giá đỡ, quả nặng có móc treo, lò xo mềm, dây dọi.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	
Tiết PPCT:	
Tuần:	
BÀI 8. TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì?
 - Nêu được phương và chiều của trọng lực.
 - Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là gì?
 2. Về kĩ năng:
 - Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kỹ thuật: sử dụng dây dội để xác định phương thẳng đứng.
 3. Về thái độ:
 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
 - Giá đỡ, quả nặng có móc treo, lò xo mềm, dây dọi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số:	
Kiểm tra bài cũ: Nêu kết quả lực tác dụng lên 1 vật ? Bài tập 7.1 và 7.2 SBT 
Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Các em hãy quan sát hình SGK và cho biết Trái Đất của chúng ta hình gì? (Hình cầu). Vậy tại sao người đứng ở Nam Cực( đứng phía dưới) lại không bị rơi ra ngoài Trái Đất? Bài học hôm nay “ Trọng lực- Đơn vị lực” sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi trên.
Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực
ô GV giới thiệu dụng cụ: giá đở, lò xo mềm, quả năng. Bố trí TN, hướng dẫn HS làm thí nghiệm :
- Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? 
- Lực đó có phương và chiều như thế nào?
? Yeâu caàu HS nhaéc laïi: khi coù löïc taùc duïng vaøo vaät thì seõ gaây ra nhöõng keát quaû gì?
- Khi treo quả nặng vào lò xo, ta thấy lò xo như thế nào?
- Quả nặng tác dụng lực làm lò xo dãn ra. Vậy tại sao quả nặng không bị rơi xuống đất?
- Lực kéo của lò xo có phương và chiều như thế nào?
? Taïi sao loø xo taùc duïng löïc keùo leân quaû naëng maø quaû naëng vaãn ñöùng yeân?
- Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
Quaû naëng ñöùng yeân chöùng toû quaû naëng chòu taùc duïng cuûa hai löïc caân baèng. 
Nhö vaäy phaûi coù moät löïc nuõa taùc duïng vaøo quaû naëng. Löïc naøy vaø löïc keùo cuûa loø xo caân baèng nhau.
GV thoâng baùo vôùi HS: löïc ñoù chính laø löïc huùt cuûa Traùi Ñaát hay coø goïi laø troïng löïc.
GV thoâng baùo vôùi HS: löïc ñoù chính laø löïc huùt cuûa Traùi Ñaát hay coø goïi laø troïng löïc.
- Có một lực kéo tác dụng vào quả nặng có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Để quả nặng đứng yên cần một lực nữa.Vậy lực đó có phương, chiều như thế nào?
ô Làm thí nghiệm b: Cầm viên phấn trên cao rồi đột nhiên buông tay ra.
ô Cho HS suy nghĩ và làm câu C2:
- Phấn nằm yên trong tay, khi thầy thả tay ra thì viên phấn sẽ như thế nào?
- Viên phấn đang đứng yên bỗng chuyển động đây là hiện tượng gì?
- Điều này chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn làm viên phấn rơi xuống. Vậy lực đó có phương, chiều như thế nào?
ô GV yêu cầu HS làm câu C3:
- Gọi cá nhân HS làm.
- Thống nhất kết quả.
ô Từ thí nghiệm trên chúng ta rút ra kết luận:
- Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này còn gọi là trọng lực.
- Người ta còn gọi cường độ( độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
ô Trả lời câu hỏi của GV:
- Có
- Phương thẳng đứng, chiều từ dưới hướng lên.
Khi coù löïc taùc duïng vaøo vaät seõ laøm bieán ñoåi chuyeån ñoäng cuûa vaät hoaëc laøm vaät bieán daïng.
- Lò xo dãn ra
- Do bị lò xo giữ lại.
- Có phương thẳng đứng. Chiều từ dưới lên.
- Quả nặng đứng yên vì quả nặng chịu tác dụng bởi 2 lực cân bằng.
- Là hai lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.
- Lực đó có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- HS xem GV làm TN C2, nhận xét và trả lời.
- Phấn chuyển động rơi xuống.
- Đây là hiện tượng biến đổi chuyển động.
 - HS: Lực đó có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống ( hướng về phía Trái Đất)
- HS hoàn thành câu C3: 1) Cân bằng (4) Lực hút
(2) Trái đất (5) Trái đất
(3) Biến đổi
- HS nghe GV giảng.
I. Trọng lực là gì?
1. Thí nghiệm: SGK
2. Kết luận:
- Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trong lực.
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật độ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực.
ô Gọi HS đọc phần: thông tin trong SGK. 
- Người thợ xây dùng dây dọi để làm gì?
- Dây dọi có cấu tạo như thế nào?
- Dây dọi có phương ra sao?
ô Cho cá nhân điền vào chổ trống câu C4
- Từ phần trên ]Kết luận về phương và chiều của trọng lực 
( C5)
Trọng lực được dùng đơn vị là gì?
ô Đọc bài và trả lời câu hỏi của GV.
- HS: Dùng để xác định phương thẳng đứng.
- HS: gồm một quả nặng treo vào một sợi dây mềm.
- HS: có phương thẳng đứng.
ôHoàn thành câu C4: (1) Cân bằng, (3) Thẳng đứng
(2) Dây dọi, (4) Hứơng từ trên dưới.
- HS kết luận: trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới.
II. Phương và chiều của trọng lực:
Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái Đất (từ trên xuống dưới).
Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn vị lực
ô Cho HS đọc phần: thông tin SGK
- Đơn vị lực là gì? Kí hiệu?
- Quả cân 100g có trọng lượng là bao nhiêu?
- m = 1kg a Trọng lượng = 10 N
 m =50kg aTrọng lượng = 500N 
 m =10kg aTrọng lượng = 100N
- Có thể viết 10kg=100N được không? Vì sao?
- HS đọc bài.
- Đơn vị là niutơn. Kí hiệu: N
- HS: 1N
III. Đơn vị lực:
- Đơn vị lực là Niutơn
- Kí hiệu là: N
- Trọng lượng quả cân 100g là 1N
- Trọng lượng quả cân 1Kg là 10N
Hoạt động 5: Vận dụng. Củng cố . Dặn dò.
ô Hướng dẫn HS làm TN để tìm mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang.
ôCủng cố:
- Trọng lực là gì?
- Phương và chiều của trọng lực?
- Đơn vị lực là gì?
ô Học bài và làm bài tập 8.1 g 8.4 sách bài tập.
 Ôn lại bài tuần sau kiểm tra 1 tiết
V. Vận dụng.
C6:
 Phương thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang vuông góc với nhau. 
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 8 vat ly 6.doc