Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 1 đến 32

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 1 đến 32

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

+ Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.

+ Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).

+ Biết sác định giới han đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ do.

2. Kỹ năng

+ Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

+ Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

+ Biết đo độ dài của một số vật thông thường.

+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ

Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu nhập thông tin trong nhóm.

II/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

doc 97 trang Người đăng levilevi Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 1 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
 Ngày soạn: /08/2008
 Ngày giảng: /08/2008
Chương I:
Cơ học
Bài 1 - Đo độ dài
I/. Mục tiêu:
Kiến thức
+ Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
+ Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).
+ Biết sác định giới han đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ do.
Kỹ năng
+ Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
+ Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
+ Biết đo độ dài của một số vật thông thường.
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
Thái độ
Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu nhập thông tin trong nhóm.
II/. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Các nhóm
+ Mỗi nhóm một thước kẻ có ĐCNN là 1mm.
+ Một thước dây có ĐCNN là 1mm.
+ Một thước cuộn có ĐCNN là 0.5mm.
+ Một tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài 1.1.
Cả lớp
+ Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 28mm.
+ Tranh vẽ to bảng kết quả 1.1.
+ Tranh vẽ thước kẹp.
III/. Các hoạt động trên lớp:
ổn định tổ chức lớp
Sĩ số.vắng mặt.
Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
	Tổ chức, giới thiệu kiến thức cơ bản của chương, đặt vấn đề (4 phút).
GV:
Yêu cầu HS mở trang 5 (SGK), cùng nhau trao đổi xem trong chương nghiên cứu vấn đề gì?
GV:
Yêu cầu 1 HS đại diện nêu các vấn đề nghiên cứu (Bằng cách đọc sách, cả lớp nghe).
Yêu cầu HS xem bức tranh đó và mô tả lại.
GV:
Nhận xét chốt lại kiến thức sẽ học trong Chương I.
Hoạt động 2:
	Tổ chức tình huống học tập cho bài 1: Đơn vị đo độ dài (14 phút).
Tổ chức tình huống học tập
GV:
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn hội thoại phần đầu SGK trang 6.
GV:
Vậy câu chuyện của hai chị em nêu lên vấn đề gì? Để giải quyết vấn đề đó, chúng ta vào bài hôm nay.
GV:
Yêu cầu HS đọc phần 1 trả lời câu hỏi.
Đơn vị chính đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Ký hiệu?
GV:
Nhấn mạnh trong các đơn vị đo độ dài đó, đơn vị chính là mét (Ký hiệu: m). Vì vậy trong các phép tính toán phải đưa về đơn vị chính là m.
Giới thiệu thêm một vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế.
GV:
Yêu cầu HS theo dõi câu C1 và hoàn thành chúng.
GV:
Em hãy đọc và thực hiện yêu cầu C2.
GV:
Sửa cách đo của HS sau khi kiểm tra phương pháp đo.
Vậy độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không? Khen HS nào có kết quả đo gần giống với độ dài ước lượng.
Đưa ra kết luận.
GV: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta lại thường phải ước độ dài vật cần đo? Ta sang phần II.
Hoạt động 3:
Đo độ dài (5 phút)
GV:
Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4.
GV:
Nhấn mạnh: Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cùng cầu biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
Vậy GHĐ là gì? ĐCNN là gì?
GV:
Em hãy vận dụng trả lời câu hỏi C5.
GV:
Theo tranh vẽ to thước à giới thiệu cách xác định ĐCNN và GHĐ của thước.
Yêu cầu HS trả lời câu C6, C7 (Lưu ý các em mỗi thước đo chỉ được chọn 1 lần đối với câu C6).
GV:
Việc chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài của vật cầu đo giúp ta đo chính xác. Vì vậy nên:
Hoạt động 4:
Vận dụng đo độ dài (15 phút).
GV:
Yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện yêu cầu SGK trang 8.
GV:
Vì sao em chọn thước đo đó?
Em đã tiến hành đo mấy lần và giá trị trung bình được tính như thế nào?
HS:
Đọc tài liệu trang 5 (SGK).
HS:
1 HS học.
HS:
Đọc, thảo luận trao đổi thống nhất trả lời được.
HS:
Ghi đáp án bằng bút chì vào sách.
HS:
Ước lượng độ dài 1 m cạnh bàn.
Đo bằng thước kiểm tra.
Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo.
HS:
Quan sát hình trả lời được câu C4.
HS:
Thảo luận, thống nhất trả lời.
HS:
Trả lời C5.
HS:
Trao đổi, thống nhất trả lời được.
HS:
Đọc và thực hiện yêu cầu SGK.
HS:
Trả lời: Tiến hành đo 3 lần và ghi các số liệu của mình vào bảng 1.1, rồi tính giá trị trung bình
Chương I:
Cơ học
I/. Đơn vị đo độ dài
Bài 1:
Đo độ dài
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài chính là mét (Ký hiệu: m).
Đơn vị đo thường dùng:
+ Cm, dm, mm.
+ Km.
Ước lượng độ dài
Nhận xét:
Ước lượng không chính xác bằng đo.
II. Đo độ dài
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
C5
C6:
a/. Dùng thước 2 có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
b/. Thước 3 có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
c/. Thước 1 có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
C7:
Thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m.
Thước dây.
Khi đo phải ước lượng độ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Ghi giá trị đều độ chia nhỏ nhất.
Đo độ dài
Đo chiều dài của bàn học và bề dày của cuốn sách vật lý 6.
a/. Chuẩn bị.
b/. Tiến hành đo
Lưu ý:
Tính giá trị trung bình:
Hoạt động 5:
Hướng dẫn về nhà (5 phút).
GV:
Yêu cầu HS nhớ được đơn vị chính đo độ dài của nước ta là gì? Và vì sao khi dùng thước đo cần chú ý đến GHĐ và ĐCNN.
GV:
Về nhà các em trả lời lại các câu hỏi C1 à C7.
Làm bài tập 1 – 2.1 à 1 – 2.6.
Tuần: 2
Tiết: 2
 Ngày soạn: 02/09/2008
 Ngày giảng: 0 /09/2008
Bài 2 - Đo độ dài (Tiếp theo)
I/. Mục tiêu:
Kỹ năng
+ Củng cố việc xác định giới hạn đo và ĐCNN của thước.
+ Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
+ Rèn luyện kỹ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả đo.
+ Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.
Thái độ
+ Rèn luyện tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.
II/. Chuẩn bị:
Hình vẽ phóng to 2.1, 2.2, 2.3 SGK.
Thước đo có ĐCNN: 0.5cm.
Thước đo có ĐCNN: mm.
Thước dây, thước cuộn, thước kẹp (Nếu có).
III/. Tổ chức hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức lớp
Sĩ số.Vắng mặt.
Kiểm tra bài cũ
GV:
Yêu cầu HS1 kể tên một số đơn vị đo chiều dài, và đơn vị đo nào là đơn vị chính?
Đổi đơn vị sau:
1km =..m
0.5km =..m
1mm =..m
1cm =..m
1m =..km
1m =..cm
1m =..mm
Yêu cầu HS2:
+ GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
+ Cách xđ GHĐ và ĐCNN trên thước.
Giảng bài mới
GV:
Chúng ta đac làm quen với một số đơn vị đo độ dài, tìm hiểu dụng cụ đo và đo chiều dài của bàn học, Vậy thì cách đo độ dài của một vật như thề nào? Ta nghiên cứu bài hôm nay.
Bài 2: - Đo độ dài (Tiếp theo).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV:
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm và thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
GV:
Kiểm tra qua các phiếu học tập của nhóm để kiểm tra hoạt dộng của các nhóm.
GV:
Ghi ý kiến của các nhóm bạn.
GV:
Đánh giá mức độ nhanh, chính xác của từng nhóm qua từng cầu hỏi.
Nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
Hoạt động 2:
Vận dụng
GV:
Gọi lần lượt HS làm C7, C8, C9,, C10.
Thảo luận, trả lời các câu hỏi.
GV:
Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết?
Hoạt động 3:
Củng cố – Hướng dẫn bài tập về nhà.
GV:
Nhấn mạnh lại cách đo chiều dài của vật.
Yêu cầu HS đo chiều dài quyển vở: Em ước lượng là bao nhiêu và nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN là?
Chữa bài: 1 – 2.8
Hướng dẫn về nhà
Trả lời các câu hỏi C1 à C10.
Học phần ghi nhớ.
Bài tập 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng vào vở.
HS:
Thảo luận, ghi ý kiến của nhóm mình vào phiếu học tập của nhóm.
HS:
Đại diện nhóm lên trình bày.
HS:
Nhận xét ý kiến của nhóm bạn.
HS:
Rút ra kết luận.
HS: 
Nhắc lại kiến thức cơ bản của bài.
Kết luận:
Khi đo độ dài cần.
a/. Ước lượng độ dài cần đo.
b/. Chon thước đo GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c/. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d/. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e/. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
II. Vận dụng
C7
C8
C9
C10
Tuần: 3
Tiết: 3
 Ngày soạn: 08/09/2008
 Ngày giảng: 10/09/2008
Bài 3 - Đo thể tích chất lỏng
I/. Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
+ Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
Kỹ năng:
+ Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Thái độ:
+ Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
II/. Chuẩn bị:
Một số vật đựng chất lỏng, 1 số ca để sẵn chất lỏng (Nước).
Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 loại bình chia độ.
IV/. Tổ chức hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức lớp
Sĩ số.Vắng mặt.
Kiểm tra bài cũ
GHĐ và ĐCNN là gì? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước.
Chữa BT: 1 à 2.7, 1 – 2.8, 1 à 2.9.
Giảng bài mới
Yêu cầu 1 HS đọc phần mở bài.
2 HS khác nêu phương án trả lời.
Để trả lời chính xác câu hỏi này, ta vào bài hôm nay.
Bài 3 - Đo thể tích chất lỏng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV:
Yêu cầu HS đọc phần ă và trả lời câu hỏi: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
GV:
Ngoài ra còn một số đơn vị đo thể tích khác. Em hãy nêu ví dụ?
GV:
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
Hoạt động 2:
GV:
Giới thiệu bình chia độ giống hoặc gần giống hình 3.2.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2, C3, C4, C5.
Hoạt động 3:
GV:
Yêu cầu HS đọc, thảo luận câu C6, C7, C8.
GV: 
Yêu cầu HS nghiên cứu câu C9 và trả lời.
Hoạt động 4:
GV:
Yêu cầu HS nêu phương án đo thể tích của nước chứa trong ấm và trong bình.
GV:
Yêu cầu HS đọc kết quả và so sánh kết quả khi ước lượng được.
HS:
Trả lời.
HS:
VD: dm3, cm3, mm3.
HS:
Trả lời câu hỏi C1.
HS:
Thảo luận, thống nhất trả lời.
HS:
Thảo luận thống nhất trả lời.
HS:
Trao đổi, trả lời:
HS:
Nêu phương án về dùng dụng cụ và chọn dụng cụ nào khi đo (Có thể đo bằng ca có ghi sẵn dung tích, hoặc có thể đo bằng bình chia độ).
Tiến hành đo.
Đơn vị tính thể tích.
Đơn vị đo thể tích thường dùng: mét khối (m3), lít (l).
dm3, cm3, mm3.
Đo thể tích chất lỏng.
Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
C2:
- Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0.5 lít.
- Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0.5 lít.
- Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
C3:
Chai (lọ, ca, bình). Đã biết sẵn dung tích: Chai Cocacola 1 lít, chai lavie 0.5 lít, hoặc 1 lít, xô 10 lít,bơm tiêu, xi lanh.
C4:
Bình a có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml
Bình b có GHĐ là 250ml và ĐCNN 50ml.
Bình c có GHĐ 300ml và ĐCNN 50ml.
C5:
Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, các loại ca đong (Ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích, bình chia độ, bơm tiêu.
Tìm hiểu cách đo thêt tích chất lỏng.
C6: b1 đặt thẳng đứng.
C7: b1 đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8:
a, 70cm3.
b, 50cm3.
c, 40cm3.
C9:
(1) – Thể tích
(2) – GHĐ
(3) – ĐCNN
(4) – Thẳng đứng
(5) – Ngang
(6) – Gần nhất
Thực hành
Đo thể tích nước chứa trong 2 bình.
Vận dụng củng cố.
Hoạt động 5:
Hướng dẫn về nhà
GV:
Bài học đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi ban đầu của tiết học như thế nào?
HS:
Lần lượt trình bày ý kiến.
GV:
Y ...  vào yếu tố nào?
Hoạt động 2:
GV:
- Treo hình vẽ 26.2a SGK hướng dẫn HS quan sát hình a1, a2 mô tả lại cách phơi quần áo ở 2 hình (yêu cầu HS phải so sánh được, quần áo giống nhau, cách phơi như nhau. Ha1 trời râm, Ha2 trời nắng).
GV:
Yêu cầu HS trả lời C1.
GV:
Tiếp tục yêu cầu HS mô tả lại hình B1, B2, C1, C2 so sánh đẻ rút ra nhận xét tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió và mặt thoágn chất lỏng.
GV:
Qua 3 câu hỏi C1, C2, C3 em rút ra sự phụ thuộc của các yếu tố đến tốc độ bay hơi của chất lỏng?
GV:
Yêu cầu HS hoàn thành C4.
GV:
Nhận xét đó chỉ là dự đoán, muốn kiểm tra xem dự đoán đó có đúng không phải làm TN.
GV:
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố, ta kiểm tra tác động của từng yếu tố 1.
GV:
Theo các em muốn kiểm tra sự tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi ta làm như thế nào?
GV:
- Xây dựng kỹ năng cho HS nghiên cứu tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào, thì các yếu tố còn lại phải giữ không đổi.
GV:
Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp phương án KT. Lưu ý trong TN1 đĩa chất lỏng TN và 1 đĩa chất lỏng dùng để đối chứng.
GV:
Hướng dẫn HS theo dõi HS làm TN theo nhóm và rút ra KL.
+ 1 đĩa đặt lên kiềng sắt sau đó dùng đèn cồn đốt.
+ 1 đĩa dùng để đối chứng.
+ Dùng bình chia độ để đổ vào mỗi đĩa 2 ml nước, sao cho mặt thoáng của nước ở 2 đĩa như sau:
+ Quan sát sự bay hơi của nước ở 2 đĩa.
GV:
Hướng dẫn HS thảo luận ở lớp về kết quả TN.
Yêu cầu một nhóm mô tả lại TN và KL. Các nhóm khác nhận xét à tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ.
GV:
Yêu cầu HS hoàn thành C5 à C7.
GV:
Yêu cầu HS vạch kế hoạch KT tác động của gió vào tốc độ bay hơi, và tác động của diện tích mặt thoáng vào tốc độ bay hơi.
GV:
Cho biết kế hoạch đúng để HS thực hiện ở nhà để KT dự đoán.
GV:
Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi phần vận dụng C9, C10.
HS:
Ghi TD vào vở.
HS:
Nếu TD của mình trước lớp.
HS:
Quan sát hình vẽ, mô tả lại.
HS:
Trao đổi trả lời được câu C1.
HS:
Mô tả hình B1, B2, C1, C2 hoàn thành C3, C4.
HS:
Thảo luận, rút ra nhận xét.
HS:
Trao đổi hoàn thành C4.
HS:
Thao luận, đưa ra phương án kiểm tra tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi, dụng cụ, cách tiến hành.
HS:
Từng nhóm lắp ráp TN theo hướng dẫn của GV.
HS:
Quan sát hiện tượng, thảo luận trong nhóm về kết quả TN rút ra Kl.
HS:
Các nhóm cũ đại diện mô tả TN và nhận xét các kết quả nhóm khác.
HS:
Trao đổi hoàn thành C5 à C7.
HS:
Vạch ra kế hoạch, xin ý kiến của GV.
HS:
Ghi lại kế hoạch vào vở để về nhà thực hiện (C8).
HS:
Thảo luận, trả lời C9, C10.
I/. Sự bay hơi:
1. Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi.
KL: Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
2. Sự bay hơi nhanh hay trậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a/. Quan sát hiện tượng.
C1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
C3:
C4:
b/. Rút ra nhận xet.
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C4:
c/. TN kiểm tra.
d/. Vận dụng.
C9:
C10.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn về nhà
GV:
Yêu cầu nêu nội dung chính của bài.
HS:
Trả lời nội dung chính của bài cần nắm được.
GV:
Về nhà các em làm TN KT tác động của gió và mặt thoáng vào tốc độ bay hơi, ghi lại kết quả TN vào vở à KL chung.
BTVN: 26-27.2, 26-27.8 (SBT).
Tiết 31.
Bài 27 – Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức
+ Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược lại của bay hơi.
+ Biết được sự ngưng tụ sảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
+ Tìm được VD thực tế về hiện tượng ngưng tụ.
+ Biết tiến hành TN kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ sảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
2. Kỹ năng
+ Sử dụng nhiệt kế.
+ Sử dụng đúng thuật ngữ, dự đoán, TN, kiểm tra dự đoán, đối chứng
+ Quan sát so sánh.
3. Thái độ
+ Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý.
II/. Chuẩn bị:
Các nhóm:
+ 2 cốc thuỷ tinh giống nhau.
+ Nước có pha màu.
+ Nức đá đập nhau.
+ Nhiệt kế.
+ Khăn lau khô.
Cả lớp:
+ 1 cốc thuỷ tinh.
+ 1 cái đĩa đậy được trên cốc.
+ 1 phích nước nóng.
III/. Tiến trình dạy – học:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số.Vắng mặt.
2. Kiêm tra bài cũ
+ Yêu cầu HS giới thiệu kế hoạch làm TN kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và diện tích mặt thoáng.
3. Giảng bài mới
Tiết 31.
Bài 27 – Sự bay hơi và ngưng tụ (tiếp theo)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV:
Làm TN đổ nước nóng vào cốc, cho HS quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô (cho HS quan sát sờ thấy trước khi đậy) đậy vào cốc nước.
Một lát sau nhấc đĩa lên cho HS quan sát bề mặt đĩa, nêu nhận xét.
GV:
Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ, Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
GV:
Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi, ta có thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ chất lỏng. Vậy muốn để quan sát hiện tượng ngưng tụ ta làm giảm nhiệt độ hay tăng?
GV:
Để khẳng định được có phải khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ xảy ra nhanh và dễ quan sát hơn hiện tượng ngưng tụ ta tiến hành TN.
GV:
ĐVĐ: Trong không khí có hơi nước, vậy bằng cách nào đó làm giảm nhiệt độ của không khí, ta có thể làm cho hơi nước ngưng tụ nhanh hơn không?
GV:
- Gợi ý các phương án TN kiểm tra à ĐVĐ trên lớp chúng ta tiến hành TN kiểm tra dự đoán theo hướng dẫn phần b các phương án khác có thể tự làm ở nhà à yêu cầu HS đọc phần b.
GV:
Hướng dẫn HS bố trí TN và tiến hành TN.
GV:
Điều khiển lớp thảo luận về các câu hỏi C1 à C5 để rút ra kết luận.
Hoạt động 2:
GV:
Gọi HS đọc phần ghi nhổtng SGK, HS khác nhắclại.
GV:
Hướng dấnH thảo luận trên lớp các câu hỏi C6, C7, C8.
HS:
Quan sát TN để rút ra nhận xét.
HS:
Ghi vở.
HS:
Trao đổi, dự đoán.
Để dễ quản sát hiện tượng ngưng tụ ta làm giảm nhiệt độ.
HS:
Có thể thảo luận phương án TN theo nhóm.
HS:
Đọc phần b, TN kiểm tra.
HS:
Bố trí và tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
Theo dõi to và quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài 2 cốc TN để trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS:
Trả lời câu hỏi C1 à C5.
Thảo luận trong nhóm, sau đó thảo luận trên lớp dươi sự điều khiển của GV à đi đến KL.
HS:
Đọc và nhắc lại.
HS:
Thảo luận trả lời C6, C7, C8.
II/. Sự ngưng tụ:
1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ
	Bay hơi
Lỏng
Hơi
	Ngưng tụ
b/. TN kiểm tra.
c/. Rút ra kết luận
C1:
C5:
KL:
Khi giảm to của hơi sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dề dàng quan sát được hiện tượng hơi ngưng tụ.
2. Vận dụng
C6:
C7:
C8:
Hoạt động 3:
Hướng dẫn về nhà
GV:
Yêu cầu HS vạch kế hoạch làm TN tra dự đoán đặc điểm của dự ngưng tụ, ghi vở.
Chép bảng 28.1 SGK vào 1 trang vở ghi.
Chuẩn bị 1 tờ giấy kẻ ô khổ vở HS.
HS:
Ghi vào vở yêu cầu của GV.
Tiết 32.
Bài 28 – Sự sôi
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức
+ Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
2. Kỹ năng
+ Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi TN và khai thác các số liệu thu thập được từ TN về sự sôi.
3. Thái độ
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực.
II/. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm:
+ 1 giá đỡ TN, 1 đèn cồn.
+ 1 kiềng và lưới KL, 1 nhiệt kế thuỷ ngân.
+ 1 kẹp vạn năng, 1 đồng hồ.
+ 1 bình cầu đáy bằng, có nút cao để cắm nhiệt kế.
Cho mỗi HS:
+ Chép bảng 28.1 SGK vào 1 trang vở ghi.
+ 1 tờ giấy kẻ ô.
III/. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ sốVắng mặt..
2. Kiểm tra bài cũ
+ Yêu cầu HS điều tra quá trình xảy ra vào sơ đồ.
Lỏng 	Hơi
+ Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho VD?
+ Chữa BT 26-27.1
3. Giảng bài mới
Tiết 32.
Bài 28 – Sự sôi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV:
Chúng ta kiểm tra dự đoán bằng cách làm TN.
Hướng dẫn HS bố trí TN như hình 28.1 SGK.
Đổ vào bình cầu (dùng bình cầu hiện tượng xảy ra rõ hơn so với cốc đốt) khoảng 100cm3, điều chỉnh nhiệt kế để bầu nhiệt kế không chạm vào đáy cốc.
Trước khi cho HS đun, GV phải kiểm tra cách lắp đặt TN của HS, điều khiển bấc của đèn cồn sao cho đun khoảng 15 phút thì nước sôi.
Lưu ý mục đích của TN là theo dõi hiện tượng xảy ra nhằm trả lời 5 câu hỏi trong mục II.
GV:
Hướng dẫn khi nước đạt đến 40oC mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ của nước tương ứng.
GV:
Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ, ghi phần mô tả hiện tượng khi thấy có một hiện tượng mới sảy ra. Chỉ cần ghi vào bảng các chữ cái hoặc số Lama đúng thời gian xảy ra hiện tượng.
GV:
Lưu ý: Kết quả TN nước sôi ở nhiệt độ chưa đến 100oC. Giải thích vì nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, do nhiệt kế mắc sai số
Nhưng nếu nước nguyên chất và điều kiện TN là điều kiện chuẩn (phần này các em sẽ được nghiên cứu sau) thì nhiệt độ của nước là 100oC. Sau này khi nói đến nhiệt độ sôi của chất lỏng nào đó thường được coi là nói đến nhiệt độ sôi ở điều kiện chuẩn.
Hoạt động 2:
GV:
Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông.
Lưu ý: trục nằm ngang là trục thời gian, trục thẳng đứng là trục nhiệt độ. Gốc của trục nhiệt độ là 40oC, gốc cuả trục thời gian là 0 phút.
GV:
Yêu cầu HS ghi nhận xét về đường biểu diễn.
+ Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ, đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong xuất thời gian nước sôi, nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
GV:
Yêu cầu HS nêu nhận xét về đường biểu diễn, thảo luận trên lớp (thời điểm nước sôi ở các nhóm có thể khác nhau nhưng yêu cầu nhận xét được trong xuất thời gian nước sôi, thể hiện đường biểu diễn là đường nằm ngang song song với trục thời gian).
HS:
Tiến hành làm TN theo nhóm.
HS:
Mỗi nhóm cử đại diện ghi lại nhiệt độ của nước sau mỗi phút.
HS trong nhóm thảo luận, nhận xét hiện tượng trên mặt nước, hiện tượng trong lòng nước để ghi vào vở theo phần bảng đã chép sẵn. Trong thời gian đun nước phải làm đúng theo sự phân công, tránh chạm tay vào cốc tránh đổ vỡ có thể gây bỏng.
HS:
Làm theo hướng dẫn khi nước đun sôi được 2-3 phút thì dừng không đun nữa (tắt đèn cồn đúng kỹ thuật).
HS:
Dựa vào kết quả ở bảng có được từ việc làm TN ở trên, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước theo hướng dẫn trong SGK và hướng dẫn của GV.
HS:
Ghi nhận xét về đường biểu diễn.
HS:
Tham gia thảo luận à đưa ra nhận xét.
I/. TN về sự sôi:
1. Tiến hành TN
2. Vẽ đường biểu đồ
Nhận xét:
+ Thời điểm nước sôi của các nhóm khác nhau.
+ Trong suất thời gian sôi, nhiệt độ không thay đổi.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn về nhà
GV:
Yêu cầu HS về nhà vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nhận xét về đường biểu diễn.
BT 28-29.4, 28-29.6 (SBT).

Tài liệu đính kèm:

  • docvatli 6 du.doc