Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 4: Giữ chữ tín

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 4: Giữ chữ tín

- Thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.

- Vì sao trong cuộc sống hàng ngày mọi người cần phải giữ chữ tín.

2. Về kĩ năng

- Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi biết giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Học sinh cần rèn luyện để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi công việc hàng ngày.

3. Về thái độ

 Học tập, rèn luyện và mong muốn rèn luyện theo gương của những người giữ chữ tín.

4. Các kĩ năng sống cơ bản

- Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ.

- Kix năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề.

 

doc 17 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 4: Giữ chữ tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4	 
Ngày soạn: 11/09/2011
Bài 4: Giữ chữ tín
I- Mục tiêu bài học: 
 Học xong bài này, học sinh cần đạt được
1. Về kiến thức
- Thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong cuộc sống hàng ngày mọi người cần phải giữ chữ tín.
2. Về kĩ năng
- Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi biết giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Học sinh cần rèn luyện để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi công việc hàng ngày.
3. Về thái độ
 Học tập, rèn luyện và mong muốn rèn luyện theo gương của những người giữ chữ tín.
4. Các kĩ năng sống cơ bản
- Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ.
- Kix năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề.
II. Phương pháp/ kĩ thuẬt DẠY HỌC
 Sử dụng phương pháp đàm thoại, và nêu gương kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.
III. PHƯƠNG Tiện dạy học
1. Giáo viên: SGK, SGV, tục ngữ, cao dao, các mẩu chuyện, bài tập tình huống.
2. Học sinh : SGK, đọc trước bài ở nhà .
IV. Tiến trình dạy học .
1. Ôn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác? Làm bài tập 2 SGK.
- Hằng và Mai chơi với nhau rất thân. Trong giờ kiểm tra môn GDCD Mai giở tài liệu để chép, Hằng biết nhưng không nói gì. Nếu em là Hằng em se xử sự như thế nào ? 
3. Khám phá
- Vào bài : Hùng là học sinh lớp 8A, đã nhiều lần Hùng được thầy giáo gọi lên bảng song Hùng đểu không thuộc bài. Cứ mỗi lần như vậy, Hùng đều hứa là lần sau không tái phạm nữa. Nhưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài. Thầy giáo và cả lớp rất thất vọng về Hùng.
Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng? Hành vi của Hùng có tác hại gì? 
Kết nối
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề
- GV: cho học sinh đọc kỹ mục đặt vấn đề trong SGK.
Tổ chức lớp thành 4 nhóm thảo luận các nội dung sau: 
Nhóm 1. Tìm hiểu những việc làm của Nhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vây?
Nhóm 2. Một em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vây? 
Nhóm 3. Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao ? 
Ký kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái các quy định kí kết ? 
Nhóm 4. Theo em trong công việc, những biểu hiện nào được mọi người tin cậy và tín nhiệm ? 
Trái ngược với những việc làm đó là gì? Vì sao không được tin cậy, tín nhiệm ? 
- HS các nhóm thảo 
- GV nhận xét, đánh giá và tổ chức học sinh rút ra bài học .
Chúng ta phải biết giữ chữ tín, giữ lời hứa, có trách nhiệm với việc làm . 
Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu và quý trọng.
- GV chuyển ý
Từ các nội dung đã tìm hiểu ở trên , chúng ta rút ra thế nào là giữ chữ tín, sự cần thiết phải giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày và chúng ta phải biết cách rèn luyện như thế nào.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV:Thế nào là giữ chữ tín? 
- GV: Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao ? 
- GV: những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín?
- GV: Tìm ví dụ thực tế không giữ lời hứa nhưng cũng không phải là không giữ chữ tín. 
- GV: ý nghĩa của việc giữ chữ tín ? 
- GV:Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì chúng ta cần làm gì? 
Cách rèn luyện giữ chữ tín là gì ? 
.GV kết luận : Tín là giữ lòng tin của mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ , lời nói, vịêc làm của mình. Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chúng ta phải biết lên án những kẻ không biết trọng nhân nghĩa, ăn gian nói dối, làm trái đạo li.
I. Đặt vấn đề .
II- Nội dung bài học .
1- Giữ chữ tín.
- Coi trọng lòng tin , trọng lời hứa
2. Biểu hiện
- Giữ lời hứa, đã nói là làm. 
- Tôn trọng những điều đã cam kết với bạn bè, người thân và mọi người ở nhà, ở lớp, ở trường và ngoài xã hội.
- Có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân.
Vd: Bạn A hứa đi chơi với B vào chủ nhật, nhưng không may hôm đó bố bạn B bị ốm nên bạn không đi được .
3. ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
- Được mọi người tin cậy, tín nhiệm , tin yêu . Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác.
4. Cách rèn luyện .
- Làm tốt nghĩa vụ của mình 
- Hoàn thành nhiệm vụ 
- Giữ lời hứa, đúng hẹn
- Giữ lòng tin
V.Thực hành, luyện tập
Bài tập 1.
 - Làm việc cẩu thả
- Nói hay làm dở
- Để bố mẹ, anh chị nhắc nhở nhiều
-Thường xuyên vi phạm kỷ luật nhà trường 
- Mắc lỗi nhiều lần không sửa chữa
- Nhiều lần không học bài 
- Nghỉ học hứa chép bài song không thuộc bài
- Học sinh tự bày tỏ quan điểm của mình. Đây đều là những biểu hiện của hành vi không biết giữ chữ tín.
Bài tập 2. - Đáp án đúng: b là giữ chữ tín vì hoàn cảnh khách quan 
- a,c,d,đ không giữ chữ tín
Bài tập 3. Sắm vai 
Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi , vờ hứa phảI đi đón em vào giờ đó.
VI. vận dụng 
- Học thuộc bài và làm bài tập 2,3,4 SGK
- Chuẩn bị bài : Pháp luật và kỷ luật
- Đọc trước phần đặt vấn đề.
Hàng ngày
Giữ chữ tín
Không giữ chữ tín
Gia đình
............................................
................................................
Nhà trường
................................................
...............................................
Xã hội
.................................................
....................................................
VII. Bổ sung, rút kinh nghiệm
.
Tiết 7	
Ngày soạn: 1/10/2011	
	 NGOẠI KHểA
 BÀI 7: Tích cực tham gia các hoạt độnG chính trị xã hội
I- Mục tiêu cần đạt 
 Giúp HS:
- Hiểu được các loại hình hoạt động chính trị , xã hội . Học sinh thấy cần tham gia các hoạt động chính trị – xã hội vì lợi ích và ý nghĩa của nó.
- Hình thành niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp, tin vào con người . Các em mong muốn tham gia các hoạt động của lớp , trường và xã hội.
- Có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị – xã hội. Hình thành kỹ năng hợp tác , tự khẳng định trong cuộc sống cộng đồng.
- Các kĩ năng sống cơ bản: Xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán, ra quyết định, kĩ năng giảI quyết vấn đề.
II- Chuẩn bị 
1- Thầy: SGK, SGV, sự kiện , tấm gương tốt ở địa phương , tranh ảnh .
2- Trò : SGK, đọc trước bài .
III- Tiến trình dạy học 
1- ổn định lớp 
2- Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây 
a- Bạn bè cùng giúp nhau tiến bộ 
b- Đã là bạn bè thân thiết cần phảI bảo vệ nhau
c- Có bạn bè tốt sẽ khắc phục được khó khăn 
d- Dành nhiều thời gian vui chơI , hội hè với bạn bè là điều cần thiết của tình bạn chân chính 
Câu 2.
Tìm những câu tục ngữ , cao dao nói về tình bạn .
Đáp án: 
Câu 1: Đáp án đúng là : a,b,c
Câu 2: - Chọn bạn mà chơi , chọn nơi mà ở 
 - Ngựa chạy có bày , chim bay có bạn 
 - Ra về nhớ bạn khóc thầm 
 Năm thân áo vảI ướt đầm cả năm 
3- Bài mới .
- Vào bài : GV đưa ra 2 vấn đề bức xúc hiện nay là TTATGT và vấn đề vệ sinh môi trường . Với hai vấn đề này là học sinh chúng ta có thể làm gì để góp phần nhỏ bé của mình tham gia vào việc hạn chế và phòng ngừa..
HS đóng vai 1 tình huống tham gia bảo vệ môI trường , học sinh thể hiện cách ứng xử qua tình huống đó .
Để hiểu rõ thêm về các hình thức tham gia , ý nghĩa của hoạt động trên ta nghiên cứu bài học hôm nay .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 
Chia lớp thành 3 nhóm ứng với các câu hỏi sau : 
 Câu 1.
 Có quan niệm cho rằng: để lập nghiệp chỉ cần học văn hoá, tiếp thu KHKT.không cần tham gia các hoạt động . Em có đồng tình không ? Tại sao ? 
 Câu 2. 
 Có quan niệm cho rằng : Học tập văn hóa tốt, rèn luyện kỹ năng lao động là cần nhưng chưa đủ phảI tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội . Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
 Câu 3. 
 Hãy kể các hoạt động chính trị - xã hội mà em biết , em tham gia 
GV hướng dẫn học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến 
HS cả lớp tham gia ý kiến nhận xét 
 GV đưa ra một vài ví dụ về cá nhân trong xã hội không biết, không quan tâm đến hoạt động chính trị -xã hội.
 GV đưa ra gương người tốt việc tốt. Họ là những người có đủ tài ,đức, có trách nhiệm với xã hội .
* Hoạt động 2: Tỡm hiểu nội dung bài học
 Em hiểu gì về nội dung câu danh ngôn sau: 
GV tổng kết và chuyển ý: Quan niệm của chúng ta về hoạt động chính trị - xã hội là rất đúng đắn. Các em đã kể ra được các hoạt động chính trị - XH . Nhưng vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động chính trị - XH thì chúng ta sang phần nội dung bài học.
GV hướng dẫn học sinh thảo luận cả lớp , sử dụng ý kiến của 3 nhóm cho học sinh lựa chọn.
GV kẻ bảng phụ: Điền vào bảng sau những nội dung thích hợp.
I- Đặt vấn đề 
 Nhóm 1. 
- Không đồng ý vì như vậy sẽ không phát triển toàn diện. Chỉ biết chăm cho lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích tập thể , không có trách nhiệm với cộng đồng. 
Nhóm 2. 
- Đồng ý vì như vậy chúng ta sẽ phát triển toàn diện có tình cảm biết yêu thương mọi người, có trách nhiệm với tập thể , cộng đồng .
Nhóm 3. 
- Học tập văn hóa
- Tham gia sản xuất của cảI vật chất 
- Tham gia xây dựng các công trình nhà máy
- Hoạt động xã hội
- Hoạt động giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa
- Tham gia phòng chống TNXH
- Tham gia các hình thức CLB như : Trăng tròn , thơ, toán học 
 “Cuộc sống không chỉ cần có tri thức khoa học mà cần có tâm hồn và một số kỹ năng khác.”
II- Nội dung bài học.
Hoạt động xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Hoạt động trong các tổ chức chính trị - đoàn thể
Hoạt động nhân đạo ,bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội
- Tham gia sản xuật của cải vật chất.
- Tham gia chống chiến tranh , khủng bố.
- Tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên , Đội thiếu niên 
- Tham gia hội cựu chiến binh ..
- Hoạt động hội từ thiện 
- Hoạt động nhân đạo 
- Xoá đói giảm nghèo 
- Đền ơn đáp nghĩa.
- Giữ gìn TTAN thôn xóm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV nhận xét và đàm thoại cùng học sinh 
Theo dõi bảng trên em hiểu thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ? 
Nêu ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ?
Học sinh cần làm gì để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội?
GV giảI thích và ghi tóm tắt lên bảng.
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận 
Câu 1. 
 Em hãy kể về gương người tốt, việc tốt tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ?
Câu 2. 
 Khi tham gia các hoạt động CT- XH do trường lớp và địa phương tổ chức , em thường xuất phát từ lý do nào ?
Câu 3.
 Xây dựng kế hoạch tham gai các hoạt động CT- XH .Để thực hiện tốt các kế hoạch cần có yêu cầu gì ?
Thời gian
Nội dung
Nơi tham gia
Từ 5/9 đến 12/9
- Chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho năm học mới.
-Tha ... động CT- XH cụ thể là tuyên truyền, cổ động cho ngày bầu cử đó là việc làm thể hiện lòng yêu nước.
Xong công việc rủ bạn cùng xem bóng đá lúc khác
IV- Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc bài và làm bài tập 1,3,5 SGK T20
Sưu tầm tranh , ảnh, thành tích cá nhân , tập thể về các hoạt động CT-XH
Xem trước bài 
Tuần 8	Ngày soạn: 10/10/2011
TPPCT 8 Ngày giảng: 12/10/2011
Bài 8
 Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
I- Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức
- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trong và học hỏi các dân tộc khác.
- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.
2. Về kĩ năng
 Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.
3. Về thái độ
 Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác
II- Chuẩn bị 
1. Giáo viên : SGK, SGV, tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu một số nước, bảng phụ.
2. Học sinh : SGK, đọc trước bài .
III- Tiến trình dạy học 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ.
 Câu 1: Cho biết những hoạt động chính trị – xã hội của lớp , trường và địa phương em .
 Câu 2: ý nghĩa của việc tham gia tốt các hoạt động chính trị – xã hội là gì ?
3- Bài mới.
- Vào bài : GV nêu một vài công trình xây dựng khoa học vĩ đại của một số dân tộc trên thế giới: Tháp ép Phen của Pháp, Trung Quốc vừa phóng thành công tàu vũ trụ có người láI mang tên “Thần châu 6 vào quỹ đạo của trái đất.”
Em có nhận xét gì về những công trình trên ?
Trách nhiệm của chúng ta nói riêng, và đất nước ta nói chung là như thế nào đối với những thành tựu đó ?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:Tìm hiểu đặt vấn đề. 
- GV mời 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc 3 nội dung của phần đặt vấn đề .
 - GV đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 
- Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế gíới ? 
 - Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nên văn hoá thế gíới ? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ khác ?
- Lý do nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ?
- Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của thế gíới không ? Nêu ví dụ ? 
 Qua phần đặt vấn đề trên chúng ta rút ra đựơc bài học gì ? 
GV chốt lại : Giữa các dân tộc có sự học tập hinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá nhân loại.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung
 GV tổ chức lớp thành 4 nhóm để thảo luận theo các câu hỏi sau : 
- Nhóm 1. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu ví du ? 
GVKL :Chúng ta nên học tập : Thành tựu KHKT.Trình độ quản lý ; Văn học nghệ thuật
VD :Máy móc hiện đại , vũ khí tối tân ,viễn thông , vi tính, đường xá, cầu cống, kiến trúc, âm nhạc.........
- Nhóm 2. Chúng ta có cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao? 
- Nhóm 3. Nên học tập các dân tộc khác như thế nào ? Lấy ví về một số trường hợp nên hoặc không nên trọng việc học tập các dân tộc khác.
GVKL : Tôn trọng và học hỏi , giao lưu và hợp tác ; Học các nước phát triển, đang pt ; Tiếp thu có chọn lọc, tránh bắt chước rập khuôn ; Phải tự chủ, độc lập có lòng tin 
* Cái không nên học: Văn hoá đồi truỵ độc hại, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo mốt
- Nhóm 4. Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? 
GV chốt lại : Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách chọn lọc vì điều đó giúp cho dân tộc ta phát trỉên và giữ được bản sắc dân tộc.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Nêu một số cách chào hỏi của một số dân tộc mà em biết?
Ở Myanmar ngày đầu năm, già trẻ gỏi trai đều tộ nước lẫn nhau. 
Ở Marốc, Algieria, Tuynidi khi gặp nhau trong dịp đầu năm mới, người ta ngồi xuống đất, cởi giày ra rồi mới trũ chuyện, chỳc tụng
I- Đặt vấn đề
- Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước.
- Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dân tộc.
- Bác đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giảI phón dân tộc và hoà bình , tiến bộ thế giới .
Việt Nam đã có nhứng đóng góp : 
- Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kè Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá ẩm thực ba miền, áo dài Việt Nam 
- Trung Quốc đã mở rộng quan hệ 
- Học tập kinh nghiệm các nước khác 
- Phát triển các ngành công nghiệp mới 
- Hợp tác TQ- VN phát triển tốt.
- Việt Nam đi tắt đón đầu tích cực tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.
VD : Máy vi tính , điện tử viễn thông, ti vi màu , điện thoại di động........
* Bài học : 
- Phải biết tôn trọng va học hỏi các dân tộc khác. Học tập những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để xây dựng , bảo vệ tổ quốc.
II- Nội dung bài học 
1- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích 
- Luôn tìm hiểu và tiếp thu
2- ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
* Vì : 
- Mỗi dân tộc có những giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có 
- Tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh 
- Góp phần xây dựng nền văn hoá nhân loại tiến bộ văn minh.
3- Chúng ta cần làm .
- Tích cực tìm hiểu, học tập dân tộc khác
- Tiếp thu có chọn lọc , phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh .
4. Củng cố
Bài tập 4 SGK tr 22
 - Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà vì: Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn , lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập .
V- Dặn dò
Học bài và làm các bài tập còn lại 
Tìm hiểu truyền thống văn hoá, KHKT các nước.
Đọc trước bài 9 (Tìm hiểu nếp sống văn hoá ở địa phương
Tuần 10	 Ngày soạn: 17/10/2011
TPPCT: 10	 Ngày giảng: 19/10/2011
BÀI 9
Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở 
cộng đồng dân cư
 I- Mục tiêu cần đạt 
1. Về kiến thức
- HS hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và nếp sống cộng đồng dân cư.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng.
2. Về kiến thức
- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư.
3. Về thái độ
Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.
II. Phương pháp
 Sử dụng chủ yếu phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tình huống giáo dục, phương pháp giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị 
1- Thầy : SGK, SGV, những mẩu chuyện về đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư , bảng phụ 
2- Trò : SGK, xem trước bài .
IV- Tiến trình dạy học 
1- ổn định lớp 
2 – Kiểm tra bài cũ 
 Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em . Liên hệ bản thân em đã thực hiện việc tôn trọng học hỏi văn hoá dân tộc khác như thế nào ? (Tốt hay chưa tốt)
3- Bài mới 
- Vào bài : Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính . 
	+ Nông thôn : Thôn , xóm , làng
	+ Thành thị : Thị trấn , khu tập thể , ngõ ,phố
Cộng đồng đó được gọi là gì ? Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề
HS đọc nội dung phần đặt vấn đề .
- GV: Những biểu hiện tiêu cực ở mục 1 là gì?
- GV: Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân ? 
- HS trả lời 
HS cả lớp nhận xét , bổ sung 
GV chốt lại 
 - GV: Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ? 
- GV: Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng ? 
- HS làm việc theo bàn, trả lời cá nhân 
GV chốt lại các ý kiến .
Chúng ta hiểu thể nào là cộng đồng dân cư. Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư ? Trách nhiệm của chúng ta ? 
* Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 
Câu 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
GV bổ sung: Biện pháp đó là : 
+ Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước 
+ Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh , phong phú 
+ Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục ,y tế cho người dân 
+ Xây dựng tình đoàn kết 
+ Giữ gìn an ninh 
+ Bảo vệ môi trường 
+ Giữ kỷ cương, pháp luật 
Câu 3: Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
Câu 4: HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? 
- HS các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận 
HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
HS cả lớp nhận xét , bổ sung 
GV bổ sung thêm 
- Hoạt động nhân đạo ,đền ơn đáp nghĩa 
- Giữ gìn thuần phong mĩ tục 
- Xây dựng đời sống văn hoá , KT phát triển 
- Xây dựng cơ sở vững mạnh ,dân chủ 
- Kỉ cương pháp luật 
- Thực hiện quy ước cộng đồng dân cư 
GV:Tổ chức học sinh trò chơi đóng vai 
I- Đặt vấn đề 
II- Nội dung bài học 
1- Cộng đồng dân cư :
- Là toàn thể những người sống trong toàn khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính ..
- Xây dựng nếp sống văn hóa 
+ Làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh , phong phú 
+ Giữ trật tự an ninh 
+ Vệ sinh nơi ở ..
2. Những biểu hiện của nếp sống văn hoá .
Có văn hoá
Thiếu văn hoá
- Các gia đình giúp nhau làm kt 
- Tham gia xoá đói giảm nghèo 
- Đoàn kết giúp đỡ nhau 
- Giữ vệ sinh chung 
- Phòng chống TNXH
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch 
- Nếp sống văn minh 
- Chỉ biết lo cuộc sống của mình 
- Tụ tập quán xá 
- Vứt rác bừa bãi 
- Mua số đề 
- Mê tín dị đoan 
- Tảo hôn 
- Nghe tin đồn nhảm 
- Tổ chức cưới xin , ma chay linh đình 
- Lấn chiếm vỉa hè
- Vi phạm ATGT
3- ý nghĩa : 
- Cuộc sống bình yên, hạnh phúc 
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá 
4- Học sinh cần làm 
- Ngoan ngoãn kính trọng ông bà , cha mẹ , những người xung quanh .
- Chăm chỉ học tập 
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội 
- Thực hiện nếp sống văn minh 
- Tránh xa các TNXH
- Đấu tranh với các hiện tượng mê tín ,dị đoan , hủ tục lạc hậu 
- Có cuộc sống lành mạnh có văn hoá 
4. Củng cố
 GV cho hs làm Bài tập 2 (SGK)
Đáp án : 
	Việc làm đúng : a,c,d,đ,g,i,k,o
	Việc làm sai : b,e,h,l,n,m
2- Bài tập tình huống 
Tình huống : Gia đình có ông bố rượu chè, chơi đề em phải bỏ học 
	Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con quá linh đình tốn kém, sau đó bị vỡ nợ .
V- Dặn dò
- Làm bài tập còn lại SGK
- Chuẩn bị bài 10
- Tìm hiểu gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(1).doc