Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 15-16

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 15-16

I. Mục tiêu :

- Hs làm được các thao tác kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác và hăng say lao động.

II. Phương tiện dạy học :

 - Vật iệu : + Túi bầu bằng nylong.

 + Đất cát pha hay đát thịt nhẹ.

 + Phân bón : ũ hoai hay vô cơ.

 + Hạt giống.

 - Dụng cụ : dùi hay dao cấy cây.

III. Hoạt động dạy học :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

- Cho biết thời vụ gieo hạt và quy trình gieo hạt.

- Nêu những công việc chăm sóc vườn gieo.

2/. Bài mới : Vừa qua cúng ta biết cách gieo hạt, chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.Hôm nay ta tập làm để giúp các em tìm hiểu cách gieo hạt và cấy cây vào đất.

 

doc 7 trang Người đăng vanady Lượt xem 1504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 15-16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 :
Tiết 29 + 30 :	Bài 25 : 	THỰC HÀNH
	CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT
I. Mục tiêu :
Hs làm được các thao tác kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
Rèn tính cẩn thận, chính xác và hăng say lao động.
II. Phương tiện dạy học :
	- Vật iệu : 	+ Túi bầu bằng nylong.
	+ Đất cát pha hay đát thịt nhẹ.
	+ Phân bón : ũ hoai hay vô cơ.
	+ Hạt giống.
	- Dụng cụ : dùi hay dao cấy cây.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Cho biết thời vụ gieo hạt và quy trình gieo hạt.
Nêu những công việc chăm sóc vườn gieo.
2/. Bài mới : Vừa qua cúng ta biết cách gieo hạt, chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.Hôm nay ta tập làm để giúp các em tìm hiểu cách gieo hạt và cấy cây vào đất.
Hoạt động 1 : Thực hiện quy trình thực hành.
- Giới thiệu từng bước của trình gieo hạt và bầu đất. Sử dụng tranh để minh học.
- Tiến hành làm mẫu các thao tác kĩ thuật theo quy trình của từng bước.
 + Trộn đất vào phân.
 + Gieo hạt.
 + Che phủ và tưới nước luống bầu đúng yêu cầu kĩ thuật.
- GV theo dõi uốn nắn những sai sót không đúng quy trình.
- Hs theo dõi và quan sát H39, nhớ kỹ các bước của quy trình.
- Hs theo dõi từng bước cách làm của GV.
- Hs tiến hành thao tác đủ 4 bước.
 + Bước 1: Trộn đất với phân theo đúng tỉ lệ Sgk đã yêu cầu.
 + Bước 2: Cho hỗn hợp đất phân vào túi bầu, vỗ và nén chặt đất trong bầu đất thấp hơn miệng túi từ 1- 2cm, xếp bầu thành hàng trên luống chỗ bằng.
 + Bước 3: Gieo hạt giữa bầu -> lấp kín hạt bằng đất mịn dày.
 + Bước 4: Che phủ luống bằng rơm rác mụt -> tưới nước bằng bình hoa sen.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Kiểm tra sản lượng bầu đạt bao nhiêu, chưa đạt?
Kiểm tra thao tác làm đúng, chưa đúng theo quy trình.
Ý thức học tập, nhận xét cho điểm nhóm làm tốt.
4/. Dặn dò : 
Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây ở địa phương, thời vụ trồng, làm đất, trồng cây.
Kĩ thuật trồng cây con có bầu hoặc cây con rễ trần.
Tuần 16 :
Tiết 31 :	Bài 26 : TRỒNG CÂY RỪNG
I. Mục tiêu : Hs phải biết được :
Biết được thời vụ gieo trồng.
Biết cách đào hố trồng cây rừng.
Biết cách trồng cẳỳng bằng cây con.
Rèn ý thức lao động kĩ thuật đúng, an toàn lao động.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Tranh phóng to H41, 42, 43 nếu có.
	 + Phiếu học tập + bảng phụ.
	- HS : + Tìm hiểu một số tranh ảnh sách báo về việc trồng rừng.
	 + Tìm hiểu nội dung, trả lời câu hỏi.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	Nêu lại các bước gieo hạt vào bầu đất.
	2/. Bài mới : Nhiều nơi tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp, cây chết dohiều nguyên nhân, nhưng sai phạm trong kĩ thuật trồng rừng là 1 trong các nguyên nhân cơ bản. Do đó mụctiêu của bài học này cần nắm vững thời vụ trồng rừng, kĩ thuật làm đất trồng rừng, kĩ thuật trồng cây gây rừng bằng cây con.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thời vụ trồng rừng.
- Trồng cây trái thời vụ gây hậu quả xấu nghiêm trọng, sinh trưởng còi cọc, tỉ lệ chết cao. Do đó thời vụ trồng cây là yếu tố quan trọng trong quy trình trồng cây gây rừng. 
- GV thông báo,thời vụ trồng rừng ở :
 + Miền Bắc là mùa xuân + mùa thu.
 + Miền Tây và miền Nam là mùa mưa.
- GV nêu vấn đề
 + Theo cơ sở quan trọng quyết định trồng rừng là gì?
 + vì sao trồng rừng 2 miền khác nhau?
- Hs tiếp thu kiến thức.
- Hs đọc nội dung.
 + Khí hậu, thời tiết.
 + Khí hậu, thời tiết khác nhau.
	Tkết : Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh.
	+ Miền Bắc : mùa xuân và mùa thu.
	+ Miền Tây và miền Nam : mùa mưa.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu kĩ thuật làm đất trồng cây rừng.
a) Kích thước hố :
- GV giới thiệu về kích thước hố trồng.
 + So sánh 2 loại hố có gì khác nhau?
b) Kĩ thuật đào hố :
 + Kĩ thuật đào hố trồng cây ntn?
 + Tại sao khi lấp hố lại cho đất màu đã trộn phân bón xuống trước.
- Hs xem tranh + thảo luận.
 + Quan sát so sánh.
 + Vạc cỏ, đào hố lấp đất.
 + Trộn đất màu với phân bón.
 + Đập nhỏ, dọn sạch cỏ, lấp đầy hố.
 + Vì đất mùng đồi núi, đất bị rửa trôi, khô cằn, thiếu dinh dưỡng.
Kích thước hố :
+ Dài 30cm; rộng 30cm; sâu 30cm.
+ Dài 40cm; rộng 40cm; sâu 40cm.
Kĩ thuật đào hố :
+ Vạc cỏ và đào hố, lớp đấtmàu để riêng bên miệng hố.
+ Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón : 1kg phân hữu cơ ủ hoai với 100g supe lân vàcho 100g NPK cho 1 hố.
+ Đập đất nhỏ để lấp hố.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu kĩ thuật trồng rừng bằng cây con.
a) Trồng cây con có bầu :
- Cho hs quan sát các H42 vàtìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi.
 + Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu áp dụng phổ biến ở nước ta?
 + Tại sao gieo hạt vào hố ít được áp dụng?
 + Trồng cây có bầu thực hiện theo quy trình ntn?
 + Vì sao cần rạch lẽo vỏ bầu?
 + Vì sao phải nén đất 2 lần?
 + Vì sao đất mặt hố caohơn mặt đất?
- Hs hoạt động nhóm quan sát H42.
 + Rễ cây không tổn thương, bầu đủ phân đất tơi xốp, tỉ lệ sống cao, phát triển tốt.
 + Vì hạt giống dễ bị chim ăn, chết, tỉ lệ sống thấp.
 + 6 quy trình như Sgk.
 + Rễ phát triển thuận lợi.
 + Đảm bảo chặt gốc cây.
 + Khi tưới nước lún xuống bằng mặt đất. 
	Quy trình trồng cây con có bầu gồm các bước :
Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
Rạch bỏ vỏ bầu.
Đặt bầu vào lỗ trong hố.
Lấp và nén đất lần 1.
Lấp và nén đất lần 2.
Vun gốc.
b) Trồng cây con rễ trần :
- Cho hs xem H43.
- HDhs sắp xếp lại thứ tự các bước trên H43.
- Trồng cây con rễ trần có gì khác và giống câyc on có bầu?
- GV bổ sung: trồng cây con rễ trần có tỉ lệ sống cao vì bảo đảm bộ rễ ở trạng thái tự nhiên.
=> Ngoài 2 cách trồng rừng người ta còn tạo cây rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố.
- Hs quan sát H43 Sgk.
- Hs họpnhóm sắp xếp lại thứ tự trên H43a, b.
 + Giống: trồng trong hố có đất sẵn, các bước làm giống nhau.
 + Khác: cây rễ trần không rạch voe nén đất phải chú ý không làm đứt rễ khi vun đất, giữ cây đứng, rễ không bị cong ngược lên.
	Quy trình trồng cây rễ trần :
Tạo lỗ trong hố đất.
Đặt câyvào lỗ trong hố.
Lấp đất kín gốc cây.
Nén đất.
Vun gốc.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Cho hs đọc phần ghi nhớ.
Hãy nêu quy trình trồng đất để trồng cây rừng.
Giải thích các thao tác kĩ thuật trồng cây con có bầu và cây con rễ trần.
4/. Dặn dò :
Đọc mục em có biết.
Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị nội dung chăm sóc rừng sau khi trồng.
Tiết 32 :
	Bài 27 : CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. Mục tiêu :
Hs biết đượcthời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
Hiểu được nội dung cơ bản của công việc.
Có ý thức chịu khó, cẩn thận và an toàn lao động
II. Phương tiện dạy học :
GV : Phóng to H44 Sgk.
HS : Dựa vào H44 giải thích nội dung từng công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Hãy nêu thời vụ và quy trình làm đất để trồng cây rừng.
Hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trồng cây con có bầu và cây con rễ trần.
2/. Bài mới : Chăm sóc cây rừng sau khi trồng là yếu tố cơ bản quyết định đến tỉ lệ sống của cây và chất lượng cây trồng. Thời gian và số lần chăm sóc như thế nào là hợp lý, công việc chăm sóc gồm những nội dung nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng.
- GV thông báo :
 + Sau khi trồng 1-3 tháng phải chăm sóc.
 + Chăm sóc liên tục trong khoảng 4 năm.
 + Năm 1, 2 từ 2-3 lần/năm.
 + Năm 3, 4 từ 1-2 lần/năm.
- GV hỏi :
 + Vì sao 1-3 tháng phải chăm sóc?
 + Vì sao phải chăm sóc liên tục 4 năm?
 + Vì sao những năm đầu phải chăm sóc nhiều hơn những năm sau?
- Hs nghe và tiếp thu kiến thức.
- Hs đọcthông tin, thảo luận thống nhất.
 + Cỏ mọc.
 + Rừng chưa khép tán, sau 4 năm rừng mới có thể khép tán.
 + Năm sau câykhoẻ dần, tán rừng ngày càng kín.
Thời gian chăm sóc : Sau khi trồng cây gây rừng từ 1- 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm.
Số lần chăm sóc : Năm thứ 1, 2 mỗi năm chăm sóc từ 2-3 lần. Năm thứ 3, 4 mỗi năm chăm sóc từ 1- 2 lần.
Hoạt động 2 : Giới thiệu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Yêu cầu hs quan sát H44 và nêu các công việc chăm sóc rừng saukhi trồng. Hỏi hs.
 +Những việcchính trong chăm sóc rừng là gì?
+ Mô tả cách thực hiện trong mỗi việc và vì sao phải làm như vậy?
- Hs quan sát H44, giải thích từng nội dung công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
 + Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, bón phân, xới đất vun gốc, tỉa dặm cây.
 + Làm rào : bảo vệ phải dày, kín, cao phòng động vật hoang dã phá hoại.
 Phát quang câu dại tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây trồng.
 Làm cỏ: loại trừ cỏ dại tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây trồng.
 Xới đất vun gốc: đất thoáng khí tơi xốp, giữ cây không nghiêng đỗ.
 Bón phân ngay lần chăm sóc đầu tiên tăng chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng nhanh vượt qua giai đoạn cỏ dại lấn át, bón phân tuỳ theo loại cây.
 Tỉa dặm cây: loại bỏ cây chết, trồng vào chỗ cây thưa.
	Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng : làm rào bảo vệ, phát quang cây dại, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa dặm.
3/. Kiểm tra đánh giá : 
Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào? Chăm sóc bao nhiêu năm, số lần chăm sóc trong mỗi năm?
Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì? Các công việc đó phải làm sao?
4/. Dặn dò :
Về nhà họcbài, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
Tìm hiểu về tình hình khai thác rừng ở Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15-16.doc