Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Vàng

Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Vàng

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh :

 - Khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

 - Mục tiêu và chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình.

 - Rèn cho học sinh phương pháp học tập chuyển từ thụ động sang chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống

 - Những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.

 - Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn.

B-PHƯƠNG TIỆN :

 -GV : Tài liệu tham khảo kiến thức về gia đình, KTGĐ.

 -Tranh , Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung CT.

 -HS : SGK , tập ghi, VBT

C-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 1/ Ổn định lớp : (1 phút) Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số.

 2/ Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra

 3/ Bài mới : (37 phút)

 Gv giới thiệu bài : gia đình là nền tảng của xã hội , Ở đó mỗi người được sinh ra lớn lên, được nuôi dưỡng giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Để biết được vai trò của mỗi người đối với xã hội __ Bài mới

 

doc 175 trang Người đăng vanady Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:1 	Ngày soạn: 23/08/2010
BÀI MỞ ĐẦU
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh :
      - Khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
      - Mục tiêu và chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình.
      - Rèn cho học sinh phương pháp học tập chuyển từ thụ động sang chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống 
      - Những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.
      - Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn.
B-PHƯƠNG TIỆN :
      -GV : Tài liệu tham khảo kiến thức về gia đình, KTGĐ.
                -Tranh , Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung CT.
       -HS : SGK , tập ghi, VBT
C-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
      1/ Ổn định lớp : (1 phút)    Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số. 
      2/ Kiểm tra bài cũ :  Không kiểm tra
     3/ Bài mới : (37 phút)
      Gv giới thiệu bài : gia đình là nền tảng của xã  hội , Ở đó mỗi người được sinh ra lớn lên, được nuôi dưỡng giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Để biết được vai trò của mỗi người đối với xã hội  __ Bài mới  
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
   - Thế nào là 01 gia đình : Ở đó mỗi người được sinh ra lớn lên, được nuôi dưỡng giáo dục, chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai :
   - Trong gia đình các nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất là gì ?
   - Về tinh thần là gì ?
   - Được đáp ứng và cải thiện dựa vào mức thu nhập của gia đình.
   - Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.
   - Hiện nay các em là thành viên trong gia đình, các em có trách nhiệm như thế nào? đối với gia đình ( cần học tập để biết và làm những công việc gia đình, chuẩn bị cho cuộc sống tương lai)
   - Trong gia đình có những công việc nào cần phải làm? (tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình bằng tiền, cho ví dụ :
- Bằng hiện vật cho ví dụ :
    - Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho các nhu cầu của gia đình một cách hợp lý.
   - Các công việc nội trợ trong gia đình như những công việc gì ?
   - Thế nào là kinh tế gia đình ?
HĐ2: Tìm hiểu mục tiêu nội dung tổng quát của chương trình SGKvà phương pháp học tập môn học
   - Phân môn KTGĐ có nhiệm vụ như thế nào đối với học sinh?
   - Môn KTGĐ cho học sinh những kiến thức gì?  (ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở và thu chi trong gia đình, biết khâu vá, cắm hoa trang trí, nấu ăn, mua sắm.)
   - Môn KTGĐ cho học sinh những kĩ năng như thế nào?
   - Môn KTGĐ giúp cho học sinh có những thái độ như thế nào?
   - Nội dung chương trình : Một số kiến thức kĩ năng của từng chương về ăn mặc, ở, thu, chi trong gia đình.
   - Sách giáo khoa : Điểm mới của sách giáo khoa là có nhiều nội dung chưa được trình bày đầy đủ “ SGK mở “ đòi hỏi học sinh phải hoạt động tích cực để tìm hiểu nắm vững kiến thức mới và rèn kĩ năng dưới sự hướng dẩn của giáo viên.
 - Khi học xong phần kinh tế gia đình các em có thể tự  mình làm ra một sản phẩm đã học hay các em tự  thiết kế ra một sản phẩm cho riêng mình.
I-Vai trò  của gia đình và kinh tế  gia đình :  
       -Gia đình là nền tảng của xã hội,  
       -Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm làm tốt công việc của mình, để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc. 
+ Kinh tế  gia đình là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả làm các công việc nội trợ trong gia đình. 
II-Mục tiêu của chương trình CN6, phân môn KTGĐ
    Mục tiêu môn học :
       Phân môn kinh tế gia đình có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh góp phần giáo dục hướng nghiệp tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. 
  - Phương pháp học tập
     Trong quá trình học tập các em cần tìm hiểu kĩ các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thực hiện các bài thử nghiệm thực hành.
D-CỦNG CỐ :  (5 phút)  
           1/ Thế nào là một gia đình? Là một nền tảng của xã hội, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện  để nâng cao chất lượng cuộc sống.
            2/ Thế nào là KTGĐ? Là tạo ra thu nhập và  sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả, làm các công việc nội trợ trong gia đình.
E- DẶN DÒ:  (2 phút)
  - Về nhà học thuộc bài, bài tập ghi SGK trang 8
- Chuẩn bị  bài mới các loại vải thường dùng trong may mặc.
- Chuẩn bị một số  mẫu vải vụn (vải sợi bông, vải tơ tằm, vải xa tanh,vải xoa, tôn, nylon, têtơron). 
-------------------------------šš&››-------------------------------
Tiết: 2 	Ngày soạn: 23/08/2010
Chương I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
A-MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
      - Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
      - Phân biệt được 1 số vải thông dụng
      - Giáo dục HS biết phân biệt  các loại vải nào thích hợp với mùa Hè, mùa Đông.
B- PHƯƠNG TIỆN :
      -GV : Chuẩn bị một số loại vải, tranh vẽ qui định quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học.
       -HS : Một số loại vải
C- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
      1/ Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số
      2/ Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
      - Thế nào là 01 gia đình ?     
      Là  một nền tảng của xã hội, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người, cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng được cuộc sống.
- Thế nào là KTGĐ ?      
      Là  tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả làm các công việc nội trợ trong gia đình.
      3/ Bài mới : (33 phút)
      - Giới thiệu bài : Các loại vải thường dùng trong may mặc, rất đa dạng, rất phong phú về chất liệu, độ dày, mỏng, màu sắc, hoa văn, trang trí. 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên   
   - Dựa theo nguồn gốc sợi dệt vải được phân thành mấy loại ? 
   - Chúng ta tìm hiểu nguồn gốc, tính chất từng loại vải.
   - Hãy kể các dạng sợi có từ thiên nhiên ?
   - Có nguồn gốc thực vật như sợi gì ?
   - Động vật như sợi gì ?
   - Dựa vào tranh hình 1-1a, b trang 6 SGK hãy nêu tóm tắt quy trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm.
   - Quả bông sau khi thu hoạch giủ sạch hạt loại bỏ chất bẩn và đánh tơi để kéo thành sợi dệt vải. Thời gian để tạo thành nguyên liệu để dệt thành vải sợi bông và vải tơ tằm như thế nào ?  ( lâu )
   - Phương pháp dệt như thế nào ? Thủ công hoặc bằng máy.
   - GV đưa bộ mẫu vải cho HS quan sát và nhận biết.
   - GV làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước trước lớp để HS quan sát.
   - Nêu tính chất vải sợi bông và vải tơ tằm ?
HĐ2: Tìm hiểu nguồn gốc , tính chất vải sợi hóa học
   - Vải sợi hoá học được dệt như thế nào ?
   - Dựa vào tranh hình 1-2a,b trang 7 SGK
   - Vải sợi hoá học có thể chia làm mấy loại(2)
  - Vẽ sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hoá học. Gọi HS dựa theo sơ đồ nhắc lại.
   Sản xuất vải sợi hoá học nhờ có máy móc hiện đại nên rất nhanh chóng, nguyên liệu rất  dồi dào và giá rẻ. Vì vậy, vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc. 
   - Khi biết được tính chất của một số loại vải sợi hóa học và vải sợi thiên nhiên các em có thể tự chọn cho mình vải để may trang phục phù hợp với thời tiết điều kiện sinh hoạt
   - GV làm thử nghiệm chứng minh vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước cho HS quan sát và ghi kết quả.
   - Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc ?
I-Nguồn gốc, tính chất các loại vải. 
    1/ Vải sợi thiên nhiên
        a/ Nguồn gốc.
     Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẳn trong thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như sợi bông lanh, đay, gai và động vật như  sợi tơ tằm, sợi len từ lông cừu, dê, vịt.
   b/ Tính chất :
      Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, nên mặc thoáng mát nhưng dể bị nhàu, vải bông giặt lâu khô khi đốt sợi vải tro bóp dể tan. 
2/ Vải sợi hoá học :
    a/ Nguồn gốc 
    Vải sợi hoá học được dệt bằng các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá  học lấy từ gổ, tre nứa, dầu mỏ, than đá. 
b/ Tính chất :
      -Vải sợi nhân tạo có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng ít nhàu và bị cứng lại trong nước, khi đốt sợi vải tro bóp dể tan.
      -Vải sợi tổng hợp có độ hút ẩm thấp nên mặc bí  vì ít thấm mồ hôi, được sử dụng nhiều vì rất đa dạng bền, đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu, khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan.
 D-CỦNG CỐ : ( 5 phút)
      - Làm bài tập trang 8 SGK.
      - Đáp án.
+ Vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp 
           + Sợi visco, axêtát, gổ, tre, nứa.
           + Sợi nylon, sợi polyeste, dầu mỏ, than đá.
E- DẶN DÒ: (2 phút)
Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
Làm câu hỏi trang 10 SGK
Đọc phần có thể em chưa biết trang 10 SGK. 
 -------------------------------šš&››-------------------------------
Tiết: 3 	Ngày soạn: 30/08/2010
Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (tt) 
A-MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
      - Biết được nguồn gốc tính chất của vải sợi pha.
      - Phân biệt được một số loại vải thông dụng.
      - Giáo dục HS biết phân biệt các loại vải nào thích hợp với mùa Hè, mùa Đông.
B-PHƯƠNG TIỆN: 
      -GV : Chuẩn bị một số loại vải, tranh vẽ qui định quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học.
       -HS : Một số loại vải
C-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
      1/ Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số.
     2/ Kiểm tra bài cũ : (4 phút) Câu 1 trang 10 SGK
     3/ Bài mới : (33 phút)
      Trong tiết trước các em đã tìm hiểu nguồn gốc ,tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học , vậy còn vải sợi pha có nguồn gốc, tính chất như thế nào? Làm thế nào để phân biệt các loại vải?
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vải sợi pha 
 - Cho HS xem một số mẫu vải có ghi thành phần sợi pha và rút ra nguồn gốc vải sợi pha.
 - Gọi HS đọc nội dung trong SGK
 - HS làm việc theo nhóm xem các mẫu vải sợi pha.
      - Nhắc lại tính chất vải sợi thiên nhiên ? Vải sợi hoá học ?
      - Dựa vào ví dụ về vải sợi bông, pha, sợi tổng hợp peco đã nêu ở SGK. Nêu tính chất của một số mẫu vải sợi pha.
      Ví  dụ : Vải sợi polyeste pha sợi visco (pevi) tương tự  vải peco.
      - Vải sợi tơ tằm pha sợi nhân tạo : mềm mại, bóng đẹp, mặc mát giá thành rẻ hơn vải 100% tơ tằm. 
HĐ2: Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
 - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
 - Điền nội dung vào bảng 1 trang 9 SGK
 - Thí  nghiệm vò vải và đốt sợi vải để phân biệt các mẫu vải hiện có, vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
 - Đọc thành phần sợi vải trong các khung của hình 1-3 trang 9 SGK và những băng vải nhỏ do GV và HS sưu tầm được.
 - Khi biết  được một số loại vải sợi pha và vải sợi tổng hợp các em có thể tự ... Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt 
      4/ Cũng cố và luyện tập : Không  
      5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
            -Về nhà học tiếp
            1-Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
            2-Quy trình tổ chức bữa  ăn.
            3-Thu nhập của gia đình.   
ÔN TẬP ( tt ) 
A-MỤC TIÊU
      Về  kiền thức : Thông qua tiết ôn tập giúp HS
      -Nắm vững những kiến thức và kỹ năng về thu nhập của gia đình.
      -Cũng cố và luyện tập và luyện tập và khắc sâu kiến thức về tổ chức bữa ăn hợp lý  trong gia đình, quy trình tổ chức bữa ăn.
      Về  kỹ năng : Có kỹ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.
      Về  thái độ : Giáo dục HS yêu thích bộ môn 
B-PHƯƠNG TIỆN: 
      -GV câu hỏi
      -HS : 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, vấn đáp
IV-TIẾN TRÌNH : 
      1/ Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số. : 
      2/ Kiểm tra bài cũ :   
      3/ Giảng bài mới :  
HOẠT  ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hỏi HS trả lời 
      + Bữa sáng
      + Bữa trưa
      + Bữa tối
 - Nhu cầu các thành viên trong gia đình
      + Điều kiện tài chính
      + Sự cân bằng chất dinh dưỡng 
      + Thay đổi món ăn
      + Thực đơn là gì ?
      + Nguyên tắc xây dựng thực đơn
      + Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
      + Thực đơn phải có đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
      + Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
      + Đối với thực đơn thường ngày
      + Đối với thực đơn dùng trong các bữa ăn chiêu  đải
      + Sơ chế thực phẩm
      + Chế biến món ăn
      + Trình bày món ăn 
      + Chuẩn bị dụng cụ
      + Bày bàn ăn
      + Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn 
      + Thu nhập bằng tiền
      + Thu nhập bằng hiện vật
      + Thu nhập của gia đình CNVC
      + Thu nhập của gia đình sản xuất
      + Thu nhập của người buôn bán, dịch vụ 
      Cho HS thảo luận nhóm
      + Phát triển kinh tế gia đình bằnh cách làm thêm nghề  phụ.
      + Em có thể làm gì để tăng thu nhập cho gia đình
Bài 4 : Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình 
      I-Thế nào là bữa ăn hợp lý
      II-Phân chia số bữa ăn trong ngày 
      III-Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. 
Bài 5 : Quy trình tổ chức bữa ăn
      I-Xây dựng thực đơn 
      II-Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn 
      III-Chế biến món ăn 
      IV-Bày bàn và thu dọn sau khi ăn 
Bài 6 : Thu nhập của gia đình
      I-Thu nhập của gia đình là gì ?
      II-Các nguồn thu nhập của gia đình 
      III-Thu nhập của các loại hộ gia đình Việt Nam. 
      IV-Biện pháp tăng thu nhập cho gia đình
      4/ Cũng cố và luyện tập : 
      5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :  
            -Về nhà học thuộc những phần đã ôn tập
            -Chuẩn bị thi HKII  
THI HỌC KÌ II 
A-MỤC TIÊU
      - Thông qua bài kiểm tra góp phần
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đầu đến cuối học kì I
      - Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của học sinh và cách dạy của giáo viên và rút kinh nghiệm về  nội dung, chương trình môn học. 
II-CHUẨN BỊ :  
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
IV-TIẾN TRÌNH : 
      1/ Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số. : Kiểm diện HS. 
      2/ Kiểm tra bài cũ :  Không. 
      3/ Giảng bài mới : 
III-ĐỀ THI : 
Câu 1 : Em hãy hoàn thành các câu bằng cách sử dụng các từ dưới đây :   (2đ)
Vitamin, chất xơ, tinh bột, ấm áp, lá, tim mạch, C, A, chính.
      a/ Đa số rau sống đều có  chứa . . . .  . . . . . . .  nước, . . . .  . . . . . . . và muối khoáng
      b/ Trái cây tươi có chứa vitamin . . . .  . . . . . . . . . . .  . . . . . . . . . . .  . . . . . . . . . 
      c/ Đường và . . . .  . . . . . . . . . . .  . . . . .là hai loại thực phẩm có  chứa chất đường bột.
      d/ Mỡ được tích lũy dưới da sẽ giúp cho cơ thể . . . .  . . . . . . . . . . .  . . . . . . . . . 
trong ngày.
Câu 2 : Hãy gọi tên một phương pháp nấu ăn phù hợp cho mỗi loại thức ăn em có thể dùng bất kì cách nào em biết.       (2đ)
Loại thức  ăn
Cách nấu phù hợp
Tôm lăn bột
Cả  con cá
Trứng
Bánh bò
Bánh bao
Đậu hủ
Đậu que
Bắp trái
Câu 3 : Thực đơn là gì ? Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn ? 
Hãy xây dựng thực  đơn dùng cho bữa liên hoan sinh nhật  ở gia đình em. (3đ) 
Câu 4 : Hãy trả lời câu hỏi bằng cách  đánh dấu x vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai). (1đ)
Câu hỏi
Đ
S
Nếu sai, tại sao ?
Anh sáng mặt trời rất tốt cho cơ thể vì da có thể tạo ra vitamin D khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời. 
Cà chua có nhiều vita min C và A. 
Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cần phải đắt tiền 
Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ 
Câu 5 : Em hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất từ cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A.            (2đ)
Cột A
Cột B
Rau tươi . . . .  . . . . . . . . . . .  . . . . . . 
Dầu ăn có thể lấy từ . . . .  . . . . . . . . 
Một số nguồn chất đạm từ . . . .  . . . 
Dự trữ những loại rau có lá. . . .  . . . 
Sẽ  làm chúng bị héo và  dể bị úng. 
Chứa ở ngăn để đồ tươi trong tủ lạnh. 
Cả hai nguồn động vật và thực vật. 
Động vật là thịt, cá, trứng, gia cầm. 
Sẽ làm mất vitamin 
      ĐÁP ÁN
Câu 1/          Điểm
Vitamin, chất xơ       0,5 
C,          0,5 
Tinh bột,        0,5 
Am áp        0,5 
Câu 2/
      Tôm lăn bột : Rán        0,5   
      Cả  con cá : Rán, kho, nấu canh     
      Trứng : Rán, luộc       0,5
      Bánh bò : Hấp        
      Bánh bao : Hấp       0,5
      Đậu hủ : Rán, kho           Đậu que : Xào        0,5
      Bắp trái : Luộc, xào
Câu 3/ 
      Thực  đơn là bảng ghi lại tất cả  những món ăn dự định sẽ  phục vụ trong bữa tiệc. cổ, liên hoan hay bữa  ăn thường ngày.    1,0
      Nguyên tắc xây dựng thực đơn :     1,0
      -Thực  đơn có số lượng và  chất lượng món ăn phù  hợp với tính chất của bữa  ăn.
      -Thực  đơn phải đủ các loại món  ăn chính theo cơ cấu của bữa  ăn.
      -Thực  đơn phải đảm bảo yêu cầu về  mặt dinh dưỡng của bữa  ăn và hiệu quả kinh tế
      Lẩu, gỏi, thịt nguội, gà rán.      0,5
      Rau câu, nước ngọt       0,5
Câu 4/ 
Đúng         0,5 
Đúng          
Sai         0,5 
Đúng          
Câu 5/ 
      1A + Bb         0,5
      2A + cB         0,5
      3A + dB         0,5
      4A + aB         0,5 
      4/ Cũng cố và luyện tập :  
      5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :  
THỰC HÀNH 
BÀI TẬP VỀ  TÌNH HUỐNG VỀ THU CHI TRONG GIA ĐÌNH 
A-MỤC TIÊU
Giúp học sinh :
      -Về  kiến thức : Nắm vững các kiến thức cơ bản về  thu chi trong gia đình.
      -Về  kỹ năng : Biết xác định được mức thu nhập của gia đình trong một tháng và một năm.
      -Về  thái độ : Có ý thức giúp đở gia đình và tiết kiệm chi tiêu. 
II-CHUẨN BỊ : 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, thực hành cá nhân, thực hành nhóm, vấn đáp.
IV-TIẾN TRÌNH : 
      1/ Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số. :  
      2/ Kiểm tra bài cũ :   
      3/ Giảng bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - GV giới thiệu bài thực hành, phổ biến KH thực hành 
      -Phân nhóm : Chia lớp thành 4 nhóm, ngồi theo khu vực.
 - Giới thiệu mục tiêu của bài. Xác định mức thu nhập của gia đình ở thành phố trong một tháng. Một năm  đối với gia đình ở nông thôn và tiến hành cân đối được thu chi.
      -Phân công 2 nhóm xác định mức thu nhập gia đình ở  thành phố
      -2 nhóm xác định mức thu nhập gia đình ở nông thôn. 
-Gia đình em có mấy người
      -Gia đình làm gì là chủ yếu, làm thêm
      -Một năm thu hoạch được những gì 
 - Mỗi HS làm một bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 - GV chọn mỗi tổ một em lên trình bày.
      I-Thực hiện theo quy trình 
      a/ Xác định mức thu nhập của gia đình.
      +Thành phố
      -Gia đình em có mấy người
      Cha mẹ, ông bà có mức lương tháng là bao nhiêu ?
      Anh, chị em làm gì ?
      Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng. 
      +Nông thôn 
      Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
      4/ Cũng cố và luyện tập : 
            -GV tổ chức cho HS tự  đánh giá
            -HS khác nhận xét bổ sung
            -GV đánh giá kết quả  tính toán của HS
            -GV nhận xét tiết thực hành
            -Khâu chuẩn bị, quy trình tiến hành, kết quả tính toán cho điểm theo nhóm thực hiện. 
      5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :  
            -Về nhà xem lại bài
            -Chuẩn bị
            -Xác định mức chi tiêu của của gia đình
            -Cân đối thu chi.   
THỰC HÀNH ( tt ) 
A-MỤC TIÊU
      -Về  kiến thức : Thông qua bài thực hành  HS nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình, xác  định được mức chi của gia đình trong một tháng và  một năm, cân đối thu chi
      -Về  kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng biết cân đối thu chi của gia đình 
      -Về  thái độ : Có ý thức giúp đở gia đình và tiết kiệm chi tiêu. 
II-CHUẨN BỊ : 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, thực hành cá nhân, thực hành nhóm, vấn đáp
IV-TIẾN TRÌNH : 
      1/ Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sỉ số. :  
      2/ Kiểm tra bài cũ :  
      3/ Giảng bài mới : 
HOẠT  ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - GV giới thiệu bài thực hành, phổ biến KH thực hành 
 - Giới thiệu mục tiêu của bài. Xác định mức chi tiêu của gia đình và cân đối thu chi trong gia đình
      -Phân công 2 nhóm xác định mức chi tiêu gia đình ở  thành phố và 2 nhóm xác định mức chi tiêu gia đình ở nông thôn.
      +Gia đình em chi cho ăn, mặc, ở, mua gạo, thịt, mua quần  áo, giày, dép, trả tiền điện thoại, nước, mua đồ dùng gia đình.
      -Chi cho học tập, mua sách vở, trả học phí, mua báo tạp chí.
      -Chi cho việc đi lại, tàu xe, xăng.
      -Chi khác
      -Tiết kiệm 
      Tương tự xác định mức chi tiêu gia đình ở nông thôn
 - Lấy tổng thu nhập trừ tổng chi tiêu còn dư là tiền tiết kiệm, nếu không dư hoặc thiếu là thu chi như thế nào ?
 - Cho HS làm bài tập a, b, c trang 135 SGK.
      HS thảo luận nhóm, lên giải bài tập
      II- Xác định mức thu nhập của gia đình. 
      a/ Thành phố 
      b/ Nông thôn 
      III-Cân đối thu chi.
      4/ Cũng cố và luyện tập :  
            -GV tổ chức cho HS tự  đánh giá
            -HS khác nhận xét, bổ sung
            -GV đánh giá kết quả  tính toán  
      5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :  
            -Về nhà xem lại bài
            -Chuẩn bị
            -Xác định mức chi tiêu của của gia đình
            -Cân đối thu chi.   

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cn6 nam hoc 20112012.doc