Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 8+9 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012

Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 8+9 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012

I – Trắc nghiệm: (4 điểm) khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:

A. Điện năng thành cơ năng; C. Cơ năng thành nhiệt năng;

B. Cơ năng thành điện năng; D. Nhiệt năng thành cơ năng.

Câu 2: Để làm giảm công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện năng người ta chọn phương án nào có lợi nhất:

A. Giảm điện trở của dây dẫn; C. Giảm công suất tiêu thụ;

B. Tăng hiệu điện thế nơi truyền; D. Tăng tiết diện của dây dẫn.

Câu 3: Sẽ không có hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng đi từ:

A. Nước vào không khí; C. Không khí vào không khí;

B. Không khí vào rượu; D. Nước vào thuỷ tinh.

Câu 4: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. Đặt một vật cách thấu kính 2,5cm sẽ thấy ảnh:

A. Cùng chiều, nhỏ hơn vật; C. Cùng chiều, lớn hơn vật;

B. Ngược chiều, nhỏ hơn vật; D. Ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 5: Nếu nhìn một vật qua một chiếc kính thấy ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật ta có thể kết luận về chiếc kính:

A. Kính là thấu kính phân kì; C. Kính dùng để chống nắng;

B. Kính là thấu kính hội tụ; D. Kính dùng để bảo vệ mắt.

Câu 6: Máy ảnh có thể không cần bộ phận nào dưới đây:

A. Buồng tối, phim; C. Bộ phận đo ánh sáng;

B. Buồng tối, vật kính; D. Vật kính.

Câu 7: Bộ phận nào dưới đây của mắt đóng vai trò như môt thấu kính hội tụ:

A. Giác mạc; C. Con ngươi;

B. Thể thuỷ tinh; D. Màng lưới.

Câu 8: Để chữa tật cận thị ta cần:

A. Đeo thấu kính phân kì; C. Đeo kính lão;

B. Đeo thấu kính hội tụ; D. Đeo kính râm.

II – Tự Luận:

 Bài 1: Cho một máy biến thế có cuộn sơ cấp 22000 vòng, cuộn thứ cấp 550 vòng. Có thể hạ thế hiêu điện thế 240V xuống hiệu điện thế bao nhiêu?

 Bài 2: Cho thấu kính phân kì có tiêu cự 30cm. Vật AB cao 10cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 20cm.

a) Vẽ ảnh theo đúng tỉ lệ, nêu đặc điểm của ảnh?

b) Tính khoảng cách của ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh?

c) Nêu thay thấu kính phân kì bằng một thấu kính hội tụ có tiêu cự như trên để được ảnh thật cao 5cm thì thấu kính đặt cách vật bao nhiêu?

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 8+9 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN PHÚ LƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: VẬT LÍ 8
( Thời gian làm bài 45 phút – không kể thời gian giao đề)
I – Trắc nghiệm: khoanh tròn vào đáp án đúng 
Câu 1: Một vật có cơ năng khi:
A. Trọng lượng của vật lớn;
C. Vật có khả năng thực hiện công cơ học;
B. Vật có khối lượng lớn;
D. Vật có kích thước lớn.
Câu 2: Tung một vật lên cao, động năng giảm. Vì vậy?
A. Thế năng của vật cũng giảm theo;
C. Thế năng của vật không đổi;
B. Thế năng của vật tăng lên;
D. Thế năng, động năng của vật cùng tăng.
Câu 3: Khi một vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường bên ngoài thì:
A. Nhiệt độ của vật giảm đi;
C. Nhiệt độ của vật tăng lên;
B. Khối lượng của vật giảm đi;
D. Khối lượng và nhiệt độ giảm đi.
Câu 4: Khi đun một ấm nước, nhiệt độ của nước tăng nhanh chủ yếu là do:
A. Sự trao đổi nhiệt do bức xạ;
C. Sự trao đổi nhiệt do dẫn nhiệt;
B. Sự trao đổi nhiệt do đối lưu;
D. Sự trao đổi nhiệt do bức xạ và dẫn nhiệt.
Câu 5: Trong các cách làm sau cách nào không làm thay đổi nhiệt năng của vật:
A. Cọ xát vật với vật khác;
C. Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn;
B. Đưa vật ra xa;
D. Đốt nóng vật.
Câu 6 : Hình thức trao đổi nhiệt chủ yếu của chất rắn là :
A. Sự trao đổi nhiệt do đối lưu ;
C. Sự trao đổi nhiệt do bức xạ;
B. Sự trao đổi nhiệt do dẫn nhiệt;
D. Sự trao đổi nhiệt do bức xạ và đối lưu.
Câu 7 : Nếu chất lỏng nhận thêm một phần nhiệt lượng thì hiện tương nào không diễn ra:
A. Nhiệt độ chất lỏng tăng lên;
C. Nhiệt độ chất lỏng giảm đi;
B. Chất lỏng nóng chảy;
D. Chất lỏng hóa hơi.
Câu 8: Nhiệt dung riêng của một chất là:
A. Nhiệt lượng để làm nóng chảy 1kg chất đó;
C. Nhiệt lượng cần thiết để làm tăng hoặc giảm 10C của 1kg chất đó;
B. Nhiệt lượng để làm nóng chảy 10kg chất đó;
D. Nhiệt lượng cần thiết để làm tăng hoặc giảm 100C của 1kg chất đó. 
II – Tự luận:
Bài 1: Một người kéo một vật từ giếng sâu 5m lên đều trong 20 giây, người ấy phải dùng một lực 120N. Tính công suất của người kéo ?
Bài 2: Cho một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg đựng 2 lít nước ở 200 C .
Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên. Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là C1= 4200J/kg.K, C2= 880J/kg.K. Bỏ qua sự toả nhiệt ra ngoài môi trường
Bài 3: Muốn có 16 lít nước ở nhiệt độ 400C. Hỏi phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C với bao nhiêu lít nước đang sôi.
-------------------------------------------Hết-----------------------------------------GỢI Ý CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I – Trắc nghiệm: mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu: 1
Câu: 2
Câu: 3
Câu: 4
Câu: 5
Câu: 6
Câu: 7
Câu: 8
C
B
A
B
B
B
C
C
II – Tự luận:
Bài 1: (1đ)
Công để nâng vật là: A = F.S = 120.5 = 600J (0,5đ)
Nên công suất của người đó là: P = (0,5đ)
Bài 2: (2,5đ)
2l = 2kg
Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm từ 200C đến 1000 là:
Q1 =. . .= 35200 J (1đ)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước từ 200C đến 1000 là:
Q1 = . . .= 672000 J (1đ)
Nhiệt lượng cần cung cấp là:
Q = Q1 + Q2= 35200 + 672000 = 707200J (0,5đ)
Bài 3.(1,5 đ)
- Nhiệt lượng do nước từ 200C thu vào: Q1 = cm1(40 – 20) = 20cm1 (0,25đ)
- Nhiệt lượng do nước sôi toả ra là: Q2 = cm2(100 – 40) = 60cm2 (0,25đ)
Do Q1 = Q2 => 20cm1 = 60cm2 (0,25đ)
=> (0,5đ)
=> m1 = 12(kg) ; m2 = 4 (kg). Đổi 12kg = 12 lít; 4kg = 4 lít (0,25đ)
Vậy cần 12 lít nước ở 200C pha với 4 lít nước sôi (1000C) ta được 16 lí ở 400C
-------------------------------------------Hết-----------------------------------------
UBND HUYỆN PHÚ LƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: VẬT LÍ 9
( Thời gian làm bài 45 phút – không kể thời gian giao đề)
I – Trắc nghiệm: (4 điểm) khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:
A. Điện năng thành cơ năng;
C. Cơ năng thành nhiệt năng;
B. Cơ năng thành điện năng;
D. Nhiệt năng thành cơ năng.
Câu 2: Để làm giảm công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện năng người ta chọn phương án nào có lợi nhất:
A. Giảm điện trở của dây dẫn;
C. Giảm công suất tiêu thụ;
B. Tăng hiệu điện thế nơi truyền;
D. Tăng tiết diện của dây dẫn.
Câu 3: Sẽ không có hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng đi từ:
A. Nước vào không khí;
C. Không khí vào không khí;
B. Không khí vào rượu;
D. Nước vào thuỷ tinh.
Câu 4: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. Đặt một vật cách thấu kính 2,5cm sẽ thấy ảnh:
A. Cùng chiều, nhỏ hơn vật;
C. Cùng chiều, lớn hơn vật;
B. Ngược chiều, nhỏ hơn vật;
D. Ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 5: Nếu nhìn một vật qua một chiếc kính thấy ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật ta có thể kết luận về chiếc kính:
A. Kính là thấu kính phân kì;
C. Kính dùng để chống nắng;
B. Kính là thấu kính hội tụ;
D. Kính dùng để bảo vệ mắt.
Câu 6: Máy ảnh có thể không cần bộ phận nào dưới đây:
A. Buồng tối, phim;
C. Bộ phận đo ánh sáng;
B. Buồng tối, vật kính;
D. Vật kính.
Câu 7: Bộ phận nào dưới đây của mắt đóng vai trò như môt thấu kính hội tụ:
A. Giác mạc;
C. Con ngươi;
B. Thể thuỷ tinh;
D. Màng lưới.
Câu 8: Để chữa tật cận thị ta cần:
A. Đeo thấu kính phân kì;
C. Đeo kính lão;
B. Đeo thấu kính hội tụ;
D. Đeo kính râm.
II – Tự Luận: 
 Bài 1: Cho một máy biến thế có cuộn sơ cấp 22000 vòng, cuộn thứ cấp 550 vòng. Có thể hạ thế hiêu điện thế 240V xuống hiệu điện thế bao nhiêu?
 Bài 2: Cho thấu kính phân kì có tiêu cự 30cm. Vật AB cao 10cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 20cm.
a) Vẽ ảnh theo đúng tỉ lệ, nêu đặc điểm của ảnh?
b) Tính khoảng cách của ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh?
c) Nêu thay thấu kính phân kì bằng một thấu kính hội tụ có tiêu cự như trên để được ảnh thật cao 5cm thì thấu kính đặt cách vật bao nhiêu?
--------------------------------------Hết----------------------------------------
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I – Trắc nghiệm: mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu: 1
Câu: 2
Câu: 3
Câu: 4
Câu: 5
Câu: 6
Câu: 7
Câu: 8
B
B
C
C
A
C
B
A
II – Tự luận:
Bài 1: ta có (1 điểm)
Bài 2: a) vẽ hình đúng (0,75 đ)
- Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật (0,75đ)
b) Hai tam giác OA’B’ và OAB đồng dạng:
nên: 
Hai tam giác FA’B’ và FIO đồng dạng:
nên: 
Mà OI = BA nên từ (1) và ( 2) có
=> => => (1,5đ)
Từ (1) có (1 đ)
c) do thấu kính là hội tụ, ảnh thật ta áp dụng công thức:(1)
mà thay vào (1) ta có=> d = 90cm (1 đ)
--------------------------------------Hết----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HK II Ly 891112Dan.doc