Tuần 19
Tiết 73 + 74: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài)
A. YÊU CẦU:
- Hiểu được, nội dung, ý nghĩa của bài học đường đời đối với Dế Mèn trong bài văn. Nắm được đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ.
- Giáo dục ý thức khiêm tốn, yêu thương giúp đỡ đồng loại.
- Rèn luyện kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật, tả vật.
B.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HĐ I. Kiểm tra bài cũ.
- Tóm tắt tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký.
- Kiểm tra vở soạn bài của HS
HĐ II. Giới thiệu bài mới
Ngày..tháng..năm Tuần 19 Tiết 73 + 74: Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài) A. Yêu Cầu: - Hiểu được, nội dung, ý nghĩa của bài học đường đời đối với Dế Mèn trong bài văn. Nắm được đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ. - Giáo dục ý thức khiêm tốn, yêu thương giúp đỡ đồng loại. - Rèn luyện kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật, tả vật. B.Tiến trình bài dạy: HĐ I. Kiểm tra bài cũ. - Tóm tắt tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký. - Kiểm tra vở soạn bài của HS HĐ II. Giới thiệu bài mới Công việc của thầy + Nêu những hiểu biết cơ bản của em về nhà văn Tô Hoài? - HS trình bày - GV hệ thống GV: Hiện nay Tô Hoài vẫn khoẻ và vẫn viết văn đều đặn. Ông là một trong những nhà văn hiện đại Việt Nam có số lượng tác phẩm nhiều nhất. + Trình bày đôi nét về tác phẩm của Tô Hoài? - HS trình bày - GV hệ thống Họat động của trò. I. Tìm hiểu chung. 1.Tác giả: Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (1920) lớn lên ở Hà Nội. Ông viết văn từ trước cách mạng 8 – 1945. - Ông có khối lượng tác phẩm đồ sộ phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại. - Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi. Ngoài ra ông còn viết truyện cho người lớn với đề tài Miền núi. 2. Tác phẩm: - Dế Mènlà tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được ông sáng tác năm 21 tuổi. - Truyện gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong thế giới loài vật. - Thuộc thể loại truyện ký nhưng thực chất vẫn là một truyện – một tiểu thuyết đồng thoại. Dế Mèn là một trong những tác phẩm được in lại nhiều lần nhất, được chuyển thể thành phim hoạt hình múa rối, được người hâm mệ HĐ IV. Đọc kể, tìm bố cục, giải thích từ khó + Đoạn trích tạm chia thành 3 đoạn + Khi đọc truyện cần lưu ý giọng điệu các nhân vật, cần thể hiện giọng đọc theo đúng tâm trạng nhân vật? - GV gọi HS đọc - GV đọc mẫu + GV cho HS giải nghĩa từ + GV bổ sung thêm + Tác giả chon ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của nó? 1. Đọc, kể, bố cục: * Đoạn trích: 3 đoạn. Đoạn 1: Dế Mèn tự tả chân dung Đoạn 2: Trêu chị Cốc Đoạn 3:Dế mèn hối hận => Bài học đường đời đầu tiên 2. Lưu ý từ khó: 1, 2, 3, 6, 8, 9, 13, 17, 18, 19, 24, 25, 27, 29, 30, 33 * Kể theo ngôi thứ 1, Dế Mèn tự xưng tôi, kể chuyện mình. (nhân vật chính) - Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá - Làm cho câu chuyện trở nên thân mật đáng tin cậy, gần gũi người đọc. II. Phân tích Cho HS đọc đoạn 1 +Tìm cho cô những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. - HS liệt kê những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dế Mèn. - GV nhận xét dùng bảng phụ liệt kê ( treo lên bảng). + Qua việc miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Em hiểu gì về Dế Mèn? - HS thảo luận trình bày - GV hệ thống kiến thức + Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả hình dáng và hành động của Dế Mèn ở 2 đoạn văn trên? - HS trình bày - GV nhận xét +Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn? Thay thế những từ ấy bằng những từ đồng nghĩa khác, rút ra nhận xét? - HS lựa chọn trình bày - GV nhận xét + Em có nhận xét gì về vẻ đẹp trong hình dáng, tính cách của Dế Mèn? - HS thảo luận trình bày + GV nhận xét bình Đây là 1 đoạn văn rất đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy so sánh chính xácTô Hoài đã đỏ cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động. Hình dáng, tính cách phù hợp với thực tế loài vật và cũng như 1 số thanh niên đương thời + Cho biết thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt? - HS tìm kiếm trả lời - GV nhận xét + Nêu diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Choắt? - HS thảo luận - GV nhận xét, hệ thống. + Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì? - Hs thảo luận, phát biểu - GV nhận xét bổ sung + Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có thức tế không? Có điều nào của con người gán cho chúng? - HS trình bày - GV nhận xét + Kể một số câu chuyện tương tự? - HS kể 1. Bức chân dung tự họạ của Dế Mèn. + Ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực + Đôi càng mẫn bóng + Vuốt cứng, nhọn hoắt. + Đạp phành phạch + Cánh áo dài chấm đuôi. + Đầu to, mỗi từng tảng + Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp. + Râu dài, uốn cong + Đi đứng oai vệ + Tợn, cà khịa với mọi người xung quanh + Quát chị cào cào, ghẹo anh gọng vó =>Một chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ mạnh, đầy sức sống, tự tin, yêu đời, đẹp trai. Quá kiêu căng, hợm hĩnh, đáng bực mình, mà không tự biết mình - Đoạn văn 1: nghiêng về việc làm nổi rõ: Dế Mèn là chàng thanh niên khoẻ mạnh cường tráng - Đoạn văn 2: nghiêng về lột tả về hành động con nhà võ rất hống hách của Dế Mèn. +mẫn bóng => rất to. +ngắn hưu hoắn => rất ngắn, cộc, ngắn ngủi + Bóng mỡ => đậm + Đen nhánh => đen thui + Rất đỗi hùng dũng => ngang tàng + => Có thể thấy một vài tính từ của tác giả bằng những từ ngữ tường đương. Nhưng nhìn chung những từ mà tác giả lựa chọn rất chính xác, độc đáo, sát hợp và nổi bật. - Nét đẹp trong hình dáng: khoẻ mạnh, cường tráng đầy sức sống thanh niên thể hiện ở từng bộ phận của cơ thể, trong dáng đi, trong hành động. - Nét đep trong tính nết: Yêu đời, tự tin - Nét chưa đẹp: kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu 2. Bài học đường đời đầu tiên (trêu chị Cốc) - Nhìn Dế choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt. + Đặt tên cho người bạn cùng lứa với mình là “Choắt” + Miêu tả Choắt rất xấu xí. - Nói năng với choắt bằng giọng kẻ cả trịnh thượng (gọi chú mày, lên giọng dạy đời) - Cư xử ích kỷ, lỗ mãng (không cho thông ngách, không cẳm thông với sự ốm yếu của Choắt, bỏ về không chút bận lòng). - Mèn là kẻ nghịch ranh, nghĩ mưu chêu cợt chị Cốc. Hả hê về trò đùa tai quái của mình “chui tọt vào hang, nằm khểnh bụng nghĩ thú vị, sợ hãi khi nghe chị Cốc mổ Dế Choắt “khiếp” nằm im thin thít”. Bàng hành ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được. Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì lời khuyên và cáu chết của Dế choắt. Ân hận, xám hối chân thành, đứng lặng giờ lâu trước mồ của Choắt. Nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá. *Đó là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ. Không phải mụ Cốc là thủ phạm chính mà chính là Dế Mèn đã vô tình giết chết Dế Choắt. Đến lúc nhận ra tội lỗi của mình thì đã muộn. Hống hách hão với người yếu, hèn nhất trước kể mạnh nói và làm chỉ vì mình, không tính đến hậu quả ra sao. Tội lỗi của Dế Mèn thật đáng phê phán nhưng dù sao Dế Mèn cũng nhận ra lỗi của mình. Đó chính là sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác. -Hình ảnh những con vật giống với thực tế loài vật (đôi càng, cái vuốt, tiếng đạp phanh phách đôi càng, râu) chính xác sinh động -Viết về thế giới loài vật à cũng là viết về thế giới con người ( Dế Mèn trịnh trọng khoan thai đưa chân vuốt râu, đứng đầu thiên hạ, biết hối hận) - ếch ngồi đáy giếng - Đeo nhạc cho mèo -> Nghệ thuật nhân hoá - Con Hổ có nghĩa HĐ VI. Tổng kết - Luyện tập + Qua đoạn trích em hiểu Tô Hoài Viết về chuyện Dế Mèn để nói đến nội dung ý nghĩa gì? - HS trình bày - GV hệ thống + Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài *Ghi nhớ: SGK Luyện tập 1. Dựa vào đoạn văn miêu tả chân dung, hãy vẽ bức tranh Dế Mèn tự hoạ. 2. Viết đoạn văn ngắn miêu tả tâm trạng của Dế Mèn khi chôn Dế Choắt 3. Đọc phân vai Tiết 75: Phó từ A. Mục tiêu cần đạt: - HS nắng được thế nào là phó từ. - Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ. - Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau. B.Tiến trình bài dạy: HĐ I. Kiểm tra bài cũ - Tóm tắt truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” ? - Nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích? HĐ II. Giới thiệu bài mới. + GV dùng bảng phụ ghi VD a,b gọi HS đọc yêu cầu bài tập + Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào? - HS trình bày - GV nhận xét + So sánh vị trí của các từ in đậm trong cụm từ đó? - HS trình bày + Vậy em hiểu thế nào là phó từ? Vị trí của phí từ trong cụm? - HS trình bày - GV hệ thống đv KT 1 - Cho HS đọc ghi nhớ 1 +Tìm các phó từ bổ sung ú nghĩa cho những động từ và tính từ? - HS lựa chọn trình bày - GV nhận xét + Các phó từ đó bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ về mặt nào? - HS trình bày +Như vật có mấy loại phó từ? Tác dụng của phó từ? - HS trình bày - GV hệ thống kiến thức 2 + GV cho HS nêu thêm một số phó từ khác? 1.Phó từ là gì? a.Đã bổ sung cho đi (động từ) cũng bổ sung cho ra (động từ) vẫn, chưa bổ sung cho thấy(động từ) thật bổ sung cho lỗi lạc (tính từ b.Được bổ sung cho soi (gương) (động từ) rất bổ sung cho ưa nhìn (tính từ) ra bổ sung cho to (tính từ) rất bổ sung cho bướng (tính từ) - đã, cũng , vẫn chưa, thật rất: đứng trước động từ và tính từ - được, ra: đứng sau động từ và tính từ *Kết luận 1: phó từ là những từ chuyên đị kèm với động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ -Phó từ đứng trước và đứng sau động từ và tính từ 2. Các loại pó từ a. Chóng lớn lắm (chỉ mức độ) PT b. Đứng trên vào (đứng à cầu khiến) PT PT (vào->kết quả và hướng) c. Không trông thấy (chỉ ý phủ định) PT Đã trông thấy (chỉ quan hệ thời gian) PT Đang loay hoay (chỉ quan hệ thời gian) PT d. Cũng ra (chỉ sự tiếp diễn) Pt e. Soi được (chỉ khả năng) PT *Kết luận 2: phó từ gồm 2 loại lớn - Phó từ đứng trước động từ và tính từ (bổ sung ý nghãi về hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ + Quan hệ thời gian: sự tiếp diễn tương tự, mức độ, sự phủ định, sự câu khiến. - Phó từ đứng sau động từ và tính từ (bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng) HĐ IV. Luyện tập GV hướng dẫn HS làm BT 1 (bằng bảng phụ) a. Đã đến phó từ chỉ quan hệ thời gian không còn phó từ chỉ sự phủ định đã cởi bỏ phó từ chỉ quan hệ thời gian đều lấm tấm phó từ chỉ sự tiếp diến đương trổ lá phó từ chỉ quan hệ thời gian lại sắp buông toả phó từ chỉ sự tiếp diễn ra những dàn hoa phó từ chỉ kết quả và hướng cũng sắp có nụ Cũng (quan hệ tiếp diễn) sắp (quan hệ thời gian) đã về phó từ chỉ quan hệ thời gian cũng sắp về quan hệ tiếp diến, quan hệ thời gian b. Đã xâu được sợi chỉ (đã chỉ quan hệ thời gian; được chỉ kết quả) *BT 2 (SGK) Viết đoạn văn: Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tuột vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kể dàm trêu mình. Không thấy Dế Mèn, nhưng chị Cốc trông thấy Dế choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc trút cơn giận lên đầu Dế Choắt. Tiết 76: T ... nh về nội dung và hình thức trình bày. - Học sinh sửa các lỗi, xây dựng dàn ý cho bài viết của mình - Củng cố kỹ năng viết câu trần thuật đơn có từ là trong bài văn miêu tả sáng tạo. B. Tiến trình giờ dạy HĐ I. Lập dàn ý cho đề văn Gv gọi học sinh lên bảng lập dàn ý chi tiết -> từ dàn ý đó so sánh với bài viết + Lời văn miêu tả + Bố cục và cách trình bày a. Mở bài (giới thiệu đối tượng định tả) - Sáng chủ nhật hàng tuần là phiên chợ của bà con dân tộc làng Khơ Mú. Phiên chợ thật đông vyi, náo nhiệt. b. Thân bài: Tả chi tiết - Màu sắc - Âm thanh - Con người ( kẻ mua, người bán ) c. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân - Cuộc sống ấm no hạnh phúc của bàn con nhân dân - Hiểu thêm về người dân ở vùng cao -> yêu thương gắn bó -> Từ bao quả (cảnh chung) đến cụ thể + Chọn lựa những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc với người dân vùng cao. + Biết tưởng tượng so sánh, ví von. + Đúng ngữ pháp - Bố cục: 3 phần, hình thức trình bày đúng yêu cầu, sạch sẽ HĐ II. đọc mẫu một số bài + GV đọc mẫu một số bài kiểm tra và một số bài làm. Sau đó rút ra khuyết điểm trong bài viết + HV cho học sinh chữa bài viết * Ưu điểm: * Khuyết điểm: HĐ III. Chữa bài kiểm tra tiếng việt + GV chữa bài kiểm tra -> cho học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của bạn. + GV hướng dẫn học sinh rút kinh nghiệm Tiết 133 - 134 Tổng kết phần văn, tập làm văn A. Mục tiêu - Giúp học sinh làm quen với bài tổng kết chương trình của năm học. Biết hệ thống hoá văn bản, nắm được nhân vật chính trong các truyện, các đặc trung thể loại của văn bản. - Củng cố, nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hiện tượng văn học tiêu biểu, nhận thức được 2 chủ đề chính: Truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản đã học ở chương trình ngữ văn 6. B. Tiến trình bài giảng HĐ I. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh Gv kiểm tra vở soạn (bài tập về nhà ) của học sinh về việc lập bảng, trả lời câu hỏi I. Tổng kết phần văn 1. Ghi lại theo trí nhớ tên các văn bản đã học a. Văn bản tự sự * Tự sự dân gian (Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười) * Tự sự trung đại (truyện ngắn) * Tự sự hiện đại (Thơ tự sự – Trữ tình) b. Văn bản miêu tả c. Văn bản biểu cảm – chính luận (bút kí) d. Văn bản nhật dụng (thư, bút kí, bài báo) HĐ II. Trình bày khái niệm các thể loại: GV cho học sinh trình bày các khái niệm về thể loại truyện 1. Truyền thuyết 2. Cổ tích 3. Ngụ ngôn 4. Truyện cười 5. Truyện trung đại 6. Văn bản nhật dụng + Lập bảng thống kê các nhân vật TT Nhan đề văn bản Nhân vật chính Tính cách và ý nghĩa của nhân vật chính 1 Con Rồng cháu tiên Lạc Long Quân Âu Cơ - Khoẻ mạnh, xinh đẹp, tài giỏi. - Cha mẹ đầu tiên của dân Việt Nam. 2 Bánh Chưng, bánh giầy Lang Liên - Trung hiếu, nhân hậu, chăm chỉ, khéo léo, người làm ra 2 thứ bánh quý 3 Thánh Gióng Gióng - Người anh hùng đánh giặc ơn cứu nước không màng danh lợi 4 Sơn tinh - Thuỷ Tinh Sơn Tinh Thuỷ Tinh - Tài giỏi, đắp đê, ngăn nước, cứu dân - Ghen tuông mù quáng, hại nước hại dân 5 Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi Người anh hùng dân tộc, đánh thắng giặc minh cứu dân, cứu nước 6 Sọ Dừa Sọ Dừa Nghèo khổ, thông minh, trung hậu 7 Thạch Sanh Thạch Sanh Nghèo khổ, thật thà, dũng cảm, trung thực 8 Em bé thông minh Em bé Nghèo khổ, thông minh, tài giỏi, khôn khéo 9 Cây bút thần Mã Lương Nghèo khổ, có tài vẽ giỏi, thông minh, dũng cảm 10 Ông lão đánh cá và con cá vàng Ông lão Mụ vợ, cá vàng Hiền lành tốt bụng, nhu nhược Tham lam vô lối, ác mà ngu Đền ơn đáp nghĩa tận tình 11 ếch ngồi đáy giếng ếch Bảo thủ, ngu dốt, chủ quan, lố bịch 12 Thầy bói xem voi 5 ông thầy bói Bảo thủ, chủ quan, phiến diện, lố bịch 13 Đeo nhạc cho mèo Chuột cống Chuột nhắt Chuột chù Sáng kiến viễn vong, sợ mèo Đổ trách nhiệm cho kẻ khác 14 Chân, Tay, Tai, Mắt Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ghen tức vô lối, không hiểu chân lý đơn giản -> biết hối hận sửa lỗi kịp thời 15 Treo biển Anh treo biển Không có lập trường 16 Lợn cưới áo mới Hai chàng trai Khoe khoang lố bịch 17 Con hổ có nghĩa Hai con hổ Nhận ơn, biết lòng trả ơn, đáp nghĩa 18 Mẹ hiền dạy con Bà mẹ Hiền lành, nhân hậu, nghiêm túc công bằng trong cách dạy con 19 Thầy thuốc giỏi cốt ở Lươg y Phạm Bân Lương y như từ mẫu, giỏi nghề thương người 20 Dế Mèn phưu lưu kí Dế Mèn Hung hăng, hống hách, láo biết ân hận -> dã muộn 21 Bức tranh của em gái Anh trai Ghen tức, nhỏ nhen, đó kị -> ân hận sửa lỗi kịp thời 22 Buổi học cuối cùng Phi líp Thầy Ha men Yêu nước, yêu tiếng pháp Căm giận quân Đức xâm lược + GV cho học sinh thảo luận cho 3 nhân vật em thích ? Giải thích vì sao ? + Giữa truyện dân gian Có nét giống nhau: Về phương thức biểu đạt + Giữa truyện Trung đại có cốt truyện, nhân vật, sự việc, lời kể, tả + Giữa truyện Hiện đại - Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước - Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ái -> Học sinh làm dưới sự hướng dấn của giáo viên Tiết 134 II. Tổng kết phần tập làm văn A. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố kiểm tra về các phương thức biểu đạt đã học. Nắm vững yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức, mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của bài văn gồm 3 phần với các yêu cầu và nội dung của chúng. B. Tiến trình bài dạy: I. Bảng hệ thống kiểm tra STT Phương thức biểu đạt Các bài văn đã học 1 Tự sự Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên Bánh chưng bánh giầy Cổ tích: Sọ Dừa Thạch Sanh Ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi Truyện cười: Treo biển Lợn cưới áo mới Truyện trung đại: Con hổ có nghĩa Thầy thuốc giỏi 2 Miêu tả Tiểu thuyết (truyện): Bài học đường đời đầu tiên Sông nước Cà Mau, vượt thác Cô Tô, Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi Thơ (có yếu tối tự sự) Đêm nay Bác không ngủ Lượm – Mưa 3 Biểu cảm Lượm Mưa (miêu tả, biểu cảm) 4 Nghị luận (nhật dụng – TM) Lòng yêu nước Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ 5 Thuyết minh (giới thiệu) Động Phong Nha (MT, ND, TM, GT) Bức thư Cầu Long Biên 6 Hành chính công vụ Đơn có mẫu in sẵn Đơn từ: Không có mẫu 2. Xác định phương thức biểu đạt Tên văn bản Tự sự Thạch Sanh Tự sự Lượm Tự sự, miêu tả, biểu cảm Mưa Miêu tả, biểu cảm Bài học đường đời Tự sự, miêu tả Cây tre Việt Nam Miêu tả, biểu cảm 3. Đánh dấu vào ô tập làm văn đã tập làm TT Phương thức biểu đạt đã tập làm 1 Tự sự + 2 Miêu tả + 3 Biểu cảm Điểm khác nhau của văn tự sự, miêu tả, đơn từ Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức Tự sự Kể người, việc là sống lại câu chuyện, sự việc Hệ thống chuỗi sự việc thời gian, diễn biến kết quả sự việc Văn xuôi, tự do Miêu tả Tái hiện lại vật, người một cách cụ thể Hệ thống hình ảnh, màu sắc, âm thanh, tính cách vật và người Văn xuôi, văn vần Đơn từ Giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của người viết Lý do, yêu cầu Theo mẫu, không theo mẫu Bố cục cụ thể của từng phần trong văn bản tự sự miêu tả. Bố cục Tự sự Miêu tả Mở bài Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc Giới thiệu đối tượng miêu tả Thân bài Diễn biến sự việc Tả cụ thể – trình tự nhất định Kết bài Kết quả sự việc – suy nghĩ Cảm xúc, suy nghĩ Tiết 135. Tổng kết phần tiếng việt A. Yêu cầu: - HS hệ thống những kiểm tra đã học. Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học. - Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó. B. Tiến trình bài dạy: HĐ I. Từ và cấu tạo từ GV hướng dẫn học sinh hệ thống kiểm tra đã học theo bảng SGK 1. Từ: Là đơn vị cấu tạo nên câu 2. Từ: Có từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy) 3. Từ thuần việt và từ mượn 4. Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa HĐ II. Từ loại – cụm từ + Cho học sinh nhắc lại các từ loại đã học ? + Những từ loại như thế nào thành cụm từ ? Động từ, danh từ, tính từ, ST, LT, chủ từ, phó từ DT -> cụm DT (gọi tên sự việc hiện tượng) ĐT -> Cụm ĐT (miêu tả, trình tự sự vật hiện tượng) TT -> Cụm TT (chủ đề, tính chất, sự vật, hiện tượng) HĐ III. Các phép tu từ Học sinh nêu các phép tu từ đã học Các phép tư từ về từ Phép so sánh Phép nhân hoá Phép ẩn dụ Phép hoán dụ A B Các kiểu cấu tạo câu Câu đơn Câu ghép Câu có từ là Câu không có từ là Dấu câu Tiếng việt Dấu kết thúc câu Dấu phân cách các bộ phận câu Dấu chấm Dấu hỏi chấm Dấu chấm than Dấu phẩy C. Tiết 136. ôn tập tổng hợp A. Yêu cầu - HS hệ thống những kiến thức đã học -> chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm. - Nắm vững các yêu cầu cần đạt của 3 phần - Luyện kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá. B. Tiến trình bài dạy. HĐ I. Nội dung Gv hướng dẫn học sinh khái quát, hệ thống kiểm tra I. Phần đọc - hiểu Trọng tâm chương trình * Kỳ I: - Truyện dân gian. - Truyện trung đại. *Hkỳ II: -Truyện ký – thơ tự sự – trữ tình hiện đại. - Văn bản nhật dụng. II. Phần tiếng Việt Trọng tâm chương trình. Kỳ I: Từ, cấu tạo từ -> nghĩa của từ. - Các từ loại – cụm từ. *Kỳ II – Các vấn đề về câu. - Câu TT đơn. - Lỗi về CN, VN. - Các biện pháp tu từ III. Phần tập làm văn: Trọng tâm chương trình: Kỳ I: Tự sự kể chuyện + Kể chuyện dân gian + Kể chuyện đời thường. + Kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng. * Kỳ II Miêu tả +Tả cảnh thiên nhiên. +Tả đồ vật, con vật. +Tả người (chân dung và hành động) +Tả cảnh sinh hoạt. +Tả tưởng tượng, sáng tạo - Đơn từ: +Theo mẫu + Không theo mẫu HĐII Luyện tập GV Hướng dẫn HS tự ôn và làm bài kiểm tra cuối năm (theo phân phối). Câu 1: Phần trắc nghiệm Đáp án: 1B, 2D, 3C, 4D, 5C, 6A, 7C, 8C, 9B. Câu 2: Phần tự luận a. MB: Giới thiệu khung cảnh bữa cơm b. TB: Đi sâu kể tả lại sự việc ấy. - Tả quang cảnh bữa cơm chiều. - Kể việc gì xảy ra? Nguyên nhân, kết quả. - Thái độ của mọi người. c. KB: Nêu cảm nghĩ của bản thân. Ngày..tháng ..năm. Tuần 35 Tiết 137-138: Thi kiểm tra học kỳ (Đề thi của phòng) Tiết 139 – 140 chương trình ngữ văn địa phương. đọc hiểu một số bài thơ hiện đại A. Mục tiêu: - HS biết cách đọc và hiểu thơ hiện đại của các nhà thơ Thanh Hoá. - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước B Tiến trình bài dạy: HĐ I. Tìm hiểu chung GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ 1. Đọc, lưu ý từ khó, bố cục 2. Thể loại 3. Phương thức biểu đạt HĐ II. Tìm hiểu nội dung GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, ý định của tác giả qua các bài thơ. HS trình bày Gv nhận xét Bài thơ tiếng đàn bầu (Lữ Giang) Kính tặng mẹ của Mã Gia Lân Làng cò (Mạnh Lê) 4. Ve Sầu (Mai Ngọc Thanh) Chia tổ trình bày: -Tổ 1: Câu hỏi 1 (SGK) -Tổ 2: Câu hỏi 2 (SGK) -Tổ 3: Câu hỏi 3 (SGK) -Tổ 4: Câu hỏi 4 (SGK) HĐ III. Luyện tập
Tài liệu đính kèm: