Tài liệu Toán học cấp Tiểu học

Tài liệu Toán học cấp Tiểu học

1.2 Mục tiêu dạy học môn toán tiểu học

HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu chung dạy học môn toán tiểu học

1. Mục tiêu dạy học môn toán ở TH

- Kiến thức: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

- Kĩ năng: Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

- Thái độ: Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Đánh giá:

1. Nêu mục tiêu dạy học toán tiểu học

2. Nêu những điểm mới về mục tiêu dạy học toán tiểu học

Thông tin phản hồi:

 - Mục tiêu dạy học toán tiểu học nhấn mạnh đến việc giúp học sinh có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống nhưng chú ý hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó. Chẳng hạn, ở lớp 1 học sinh biết đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 mới chuyển sang giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng v.v. Ngoài các mạch kiến thức quen thuộc, ở tiểu học có giới thiệu một số yếu tố thống kê có ý nghĩa thiết thực trong đời sống.

 - Quan tâm đúng mức hơn đến:

 . Rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề;

 . Phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môn toán

Xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự biết cách học toán có hiệu quả.

 

doc 44 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Toán học cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1:
HĐ1: Tìm hiểu học sinh tiểu học học toán như thế nào?
Thông tin:
 - Học sinh tiểu học thường tri giác trên tổng thể. Về sau, các hoạt động tri giác phát triển và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác hơn.
 Chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở học sinh tiểu học. Sự chú ý của học sinh tiểu học còn phân tán, dễ bị lôi cuốn vào các trực quan, gợi cảm, thường hướng ra bên ngoài vào hành động, chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy.
 Trí nhớ trực quan- hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic, hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn các câu chữ trừu tượng, khô khan.
 Trí tưởng tượng còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống, mẫu vật đã biết.
1. Sự phát triển tư duy toán học của học sinh tiểu học có đặc điểm gì;
- Lứa tuổi tiểu học (6-7 tuổi đến 11-12 tuổi) là giai đoạn mới của phát triển tư duy- giai đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó chưa hoàn toàn tổng quát. Học sinh có khả năng nhận thức về cái bất biến và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến rất quan trọng, phân biệt được phương diện định tính với định lượng- điều kiện ban đầu cần thiết để hình thành khái niệm “số”. Chẳng hạn: học sinh lớp 1 đã nhận thức cái bất biến là sự tương ứng 1-1 không thay đổi khi thay đổi cách sắp xếp các phần tử (dựa vào lớp các tập hợp tương đương), từ đó hình thành khái niệm bảo toàn “số lượng” của các tập hợp trong lớp các tập hợp đó; phép cộng có phép toán ngược trong tập hợp các số tự nhiên.
 Học sinh cuối cấp học có những tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau ngoài các quan hệ trong nội bộ một hình.
 Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá- khái quát hoá và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán. Ở học sinh tiểu học, phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai trong hình thành khái niệm. Khi giải toán, thường ảnh hưởng bởi một số từ “thêm”, “bớt”, “nhiều gấp” ... tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm.
 Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hoá và khái quát hoá nhưng không thể chỉ dựa vào tri giác bởi khái niệm toán học còn là kết quả của các thao tác tư duy đặc thù. Có hai dạng trừu tượng hoá: sự trừu tượng hoá từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hoá từ các hành động. Khi thực hiện trừu tượng hoá nhằm rút ra các dấu hiệu bản chất, chẳng hạn: thông qua trừu tượng hoá từ các đồ vật (tập hợp cụ thể) loại bỏ đặc tính màu sắc, kích thước hình thành lớp các tập hợp tương đương, sau đó chỉ quan tâm đến cái chung giữa lớp các tập hợp tương đương đó, đi đến khái niệm “số” (trừu tượng hoá trên các hành động).
 Học sinh tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp thường phán đoán theo cảm nhận riêng nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Trong học toán, học sinh khó nhận thức về quan hệ kéo theo trong suy diễn. Chẳng hạn đáng lẽ hiểu: “12 = 3x4 nên 12: 3 = 4”, thì lại coi đó là hai mệnh đề không có quan hệ với nhau. Các em khó chấp nhận các giả thiết, dữ kiện có tính chất hoàn toàn giả định bởi khi suy luận thường gắn với thực tế, phép suy diễn của “hiện thực”. Bởi vậy khi nghe một mệnh đề toán học các em chưa có khả năng phân tích rành mạch các thuật ngữ, các bộ phận của câu mà hiểu nó
một cách tổng quát.
HĐ2: Phát hiện những điểm cần chú ý trong dạy học toán ở tiểu học?
Thông tin:
 - Trong dạy học tiểu học quan điểm “thống trị” là quan điểm tâm lý học, nhưng trong dạy học toán cần thấy vai trò chủ đạo của quan điểm logic và toán học, coi logic học hình thức là cơ sở quan trọng của nó. Thực tế, quan tâm đến đặc điểm lứa tuổi chính là tăng cường sức mạnh của logic trong quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học.
 Không thể dạy học toán mà không nắm vững đặc thù của toán học nói chung, không nắm vững những kiến thức toán học cơ bản, cần thiết liên quan đến các kiến thức cần dạy,
 Lịch sử toán học đã chỉ ra rằng toán học xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, toán học còn phát triển theo yêu cầu của nội tại toán học.
Đánh giá:
 1. Tại sao trong dạy học toán cần kết hợp quan điểm logic và quan điểm phát triển tâm lí lứa tuổi.
 2. Việc nắm vững các phương pháp cơ bản, đặc thù của toán học nói chung có ý nghĩa gì trong dạy học toán ở tiểu học.
Thông tin phản hồi:
 Đối tượng toán học ngay từ đầu là các đối tượng trừu tượng, nên đối với toán học đó là sự trừu tượng hoá trên các trừu tượng hoá liên tiếp trên nhiều tầng bậc. Sự trừu tượng hoá liên tiếp luôn gắn với sự khái quát hoá liên tiếp và với lí tưởng hoá. Toán học sử dụng phương pháp suy diễn, nó là phương pháp suy luận làm cho toán học phân biệt với các khoa học khác.
 Tư duy của học sinh tiểu học đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”, chưa hoàn chỉnh, vì vậy việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng khái quát là vấn đề khó đối với các em. Trong dạy học, cần nắm vững sự phát triển có quy luật của tư duy học sinh, đánh giá đúng khả năng hiện có và khả năng tiềm ẩn của học sinh. Từ đó, có những biện pháp sư phạm thích hợp với trình độ phát triển tâm lí và phù hợp việc nhận thức các kiến thức toán học ở tiểu học.
 Trong dạy học toán ở tiểu học cần chú ý đến sự tồn tại của ba thứ ngôn ngữ có quan hệ đến nhận thức của học sinh: ngôn ngữ với các thuật ngữ công cụ; ngôn ngữ kí hiệu; ngôn ngữ tự nhiên.
1.2 Mục tiêu dạy học môn toán tiểu học
HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu chung dạy học môn toán tiểu học
1. Mục tiêu dạy học môn toán ở TH
- Kiến thức: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. 
- Kĩ năng: Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
- Thái độ: Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Đánh giá:
1. Nêu mục tiêu dạy học toán tiểu học
2. Nêu những điểm mới về mục tiêu dạy học toán tiểu học
Thông tin phản hồi:
 - Mục tiêu dạy học toán tiểu học nhấn mạnh đến việc giúp học sinh có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống nhưng chú ý hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó. Chẳng hạn, ở lớp 1 học sinh biết đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 mới chuyển sang giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng v.v... Ngoài các mạch kiến thức quen thuộc, ở tiểu học có giới thiệu một số yếu tố thống kê có ý nghĩa thiết thực trong đời sống.
 - Quan tâm đúng mức hơn đến:
 . Rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề;
 . Phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môn toán
Xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự biết cách học toán có hiệu quả.
2. Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình môn toán TH
* Lớp 1
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm, về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số yếu tố hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn ...
 - Kĩ năng: Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10 cm; giải một số bài toán đơn về cộng, trừ; bước đầu biết diễn đạt bằng lời, kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
- Thái độ: Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hướng thú trong học tập toán.
2. Cấu trúc chương trình
 Lớp 1
4 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN = 140 TIẾT
1. Số học:
1.1. Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
 - Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau).
 - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10.
 Sử dụng các dấu = (bằng), (lớn hơn).
 - Bước đầu giới thiệu khái niệm về phép cộng.
 - Bước đầu giới thiệu khái niệm về phép trừ.
 - Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
 - Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
 - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - Tính giá trị biểu thức số có đến dấu hai phép tính cộng, trừ.
1.2. Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
 - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị. Giới thiệu tia số.
 - Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết trong trong phạm vi 100.
 - Tính giá trị biểu thức số có đến hai phép tính cộng, trừ (các trường hợp đơn giản).
2. Đại lượng và đo đại lượng:
 - Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet: Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài.
 - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Bước đầu làm quen với đọc lịch (loại lịch hàng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12).
3. Yếu tố hình học:
- Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình; đoạn thẳng.
- Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, cắt hình.
b
- Giới thiệu bài toán có lời văn.
- Giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán trêm, bớt một số đơn vị.
 Lớp 2
5 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN = 175 TIẾT
1. Số học:
1.1. Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
 - Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng) và phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).
 - Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.
 - Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có n ... ướng tới mục tiêu học tập được cụ thể hoá. Bằng cách kết hợp các nguyên tắc đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện với việc tự đánh giá của học sinh, hồ sơ học tập là một công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Với sự linh hoạt vốn có của hồ sơ học tập, có thể cá nhân hoá việc đánh giá để giáo viên có thể tối đa hoá những thông tin phản hồi có ý nghĩa trong mỗi học sinh.
 Có thể hiểu hồ sơ học tập là một tiến trình thu thập đánh giá các sản phẩm của học sinh một cách hệ thống nhằm "Tài liệu hoá" tiến trình hướng tới đạt được các mục tiêu học tập hay để chứng tỏ mục tiêu học tập đã đạt được.
 Hồ sơ theo kiểu "Tài liệu hoá" giống như một quyển sách lưu giữ thông tin và những bài mẫu.
 Vì hồ sơ học tập chứa những mẫu sản phẩm của học sinh theo quá trình thời gian, nội dung của hồ sơ học tập tập trung vào sự tiến bộ của cá nhân học sinh thay vì so sánh với học sinh khác. Các mẫu này "Tài liệu hoá" một cách rõ ràng, học sinh đó đã tiến bộ như thế nào.
Hồ sơ chứa đựng sản phẩm của học sinh, đây là những chứng cứ tuyệt vời giúp giáo viên chẩn đoán những khó khăn trong học tập của từng học sinh, từ đó đưa ra ý kiến phản hồi với từng học sinh, giúp cá nhân hoá sự học tập của học sinh. Đồng thời những sản phẩm này làm rõ lý do đánh giá học sinh trong cuộc họp với phụ huynh học sinh, có tác dụng lý giải sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của học sinh với phụ huynh.
Có ba cách sử dụng hồ sơ học tập.
-Tài liệu hoá.
- Trưng bày.
- Đánh giá
 Tuỳ theo mục đích sử dụng sẽ dẫn đến sự lựa chọn nội dung của hồ sơ học tập. Theo Wiggins (1998) hồ sơ chủ yếu được sử dụng như một công cụ giảng dạy và đánh giá, tập trung chủ yếu vào việc tài liệu hoá và đánh giá do giáo viên kiểm soát, chứa đựng những bài mang tính thể hiện quá trình.
 Nội dung hồ sơ gồm bài mẫu, phần đánh giá của GV và HS được lấy từ các hoạt động dạy học, để có sản phẩm trong hồ sơ học tập của HS.
 Ví dụ về mẫu công việc đưa vào hồ sơ học tập toán.
- Bài giải các dạng bài tập đã học.
- Bản tự ghi chép sự tiến bộ của học sinh
- Các tài liệu thể hiện việc học sinh tự sửa chữa những sai lầm mắc phải.
- Việc dùng sơ đồ lời, hình vẽ, sơ đồ đoạn thẳng trong việc giải toán.
- Lời nx về một hđ của HS thể hiện sự hiểu biết về một khái niệm hoặc một quan hệ toán học
- Sơ đồ lập kế hoạch đánh giá theo hồ sơ .
 Xác định Xác định Xác định 
 mục tiêu cấu trúc cụ thể nguồn ND
	 Nội dung hồ	GV đánh giá 	Đối thoại 
 sơ do giáo	ND và HS tự giữa 
 viên/học sinh	đánh giá	GV HS
 đưa vào 	 
* Xác định mục tiêu:
 Tuỳ theo cách sử dụng hồ sơ mà việc xác định mục tiêu sẽ khác nhau. Trong tài liệu này ta nên nêu mục tiêu là hồ sơ được chủ yếu sử dụng như một công cụ giảng dạy và đánh giá, tập trung chủ yếu vào việc tài liệu hoá và đánh giá do học sinh và giáo viên kiểm soát, chứa đựng những bài tập mẫu hoặc bài mang tính thể hiện quá trình.
* Xác định cấu trúc cụ thể.
Hồ sơ phải để trong một phong bì hoặc kẹp tài liệu được để trên giá sách, nơi dễ nhìn cho học sinh thấy rằng hồ sơ là quan trọng và được sử dụng liên tục. Kẹp tài liệu đựng hồ sơ phải có nhiều ngăn để để các tài liệu khác nhau. Cần sắp xếp các tài liệu theo chủ điểm kết hợp với trình tự thời gian.
* Xác định nguồn nội dung
Nội dung hồ sơ gồm một số mẫu bài, phần đánh giá của giáo viên và học sinh. Các mẫu bài được lấy ngay từ các hoạt động giảng dạy để có được các sản phẩm của giảng dạy trong hồ sơ học tập của học sinh .
* Đưa nội dung vào hồ sơ.
 Ai là người lựa chọn nội dung của hồ sơ?
 Câu trả lời cho câu hỏi trên phụ thuộc vào độ tuổi, hiểu biết của học sinh về hồ sơ và mục đích của nó. Đối với Tiểu học, giáo viên là người lựa chọn hoặc quy định cho học sinh về những gì cần đưa vào hồ sơ học tập của mình.
 Chúng ta cần phải xác định số lượng bài trong hồ sơ học tập. Cần phân biệt giữa hồ sơ công việc, trong đó học sinh lưu giữ toàn bộ bài kiểm tra của mình và hồ sơ cuối cùng, trong đó bài mẫu được lựa chọn từ hồ sơ công việc. Haertel (1990) khuyến nghị phương pháp gọi là "giá trị gia tăng", trong đó học sinh chỉ cần đưa vào những bài mẫu làm người đọc thấy được sự tiến bộ của học sinh đó. Có nghĩa là, học sinh hoặc giáo viên có thể đặt ra câu hỏi "mỗi bài đưa vào có giá trị gì?" nếu bài đó đưa vào không mang lại điểm gì mới thì không được đưa vào. Hồ sơ mang tính đánh giá là hồ sơ có ít bài mẫu nhất.
 Đối với mỗi hồ sơ học tập cần có mục lục, trong đó mỗi đầu mục lục có thể được mở rộng đưa thêm từng mục mới vào. Mục lục nên để ở đầu hồ sơ, có mô tả sơ lược ngày làm bài, ngày nộp bài, ngày đánh giá .
* Giáo viên đánh giá nội dung.
 Vì hồ sơ là để xem xét sự tiến bộ của học sinh nên các từ ngữ sử dụng trong đánh giá cũng nhấn mạnh vào tính chất tiến bộ của học tập. Khi viết nhận xét cho từng cá nhân, phần tóm lược mang tính mô tả về kết quả thực hiện và tiến bộ. Cần phải nêu bật những thay đổi đã diễn ra, điểm mạnh và những điểm cần cải tiến. Tốt nhất đầu tiên nên chỉ ra điểm mạnh và những tiến bộ, sau đó cần giải thích những điểm cần cải tiến nhưng không làm cho học sinh nản lòng hoặc tạo cho học sinh cảm giác đó là những khiếm khuyết không đáng kể.
* Đối thoại giữa giáo viên và học sinh.
Đàm thoại với học sinh Tiểu học được tiến hành hàng tháng. Thời gian đàm thoại trong vòng 10 hoặc 15 phút. Mỗi lần đàm thoại chỉ tập trung vào một hoặc hai chủ đề chính. Cần đưa cho học sinh một số hướng dẫn để chuẩn bị cho mỗi cuộc đàm thoại. Trong đàm thoại ta để học sinh nói là chủ yếu và đề nghị học sinh ghi lại những điều đàm thoại, giáo viên tự mình ghi chép một cách ngắn gọn.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
1. Chỉ ra trong các ý sau, đâu là ưu điểm (ghi A) đâu là nhược điểm (ghi B) của đánh giá hồ sơ học tập.
* Sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh (A)
* Học sinh được lựa chọn nội dung(A)
* Mất thời gian khi thiết lập hồ sơ và đối thoại với học sinh.(B)
* Liên tục giám sát sự tiến bộ của học sinh. (A)
* Tập huấn giáo viên để thực hiện hồ sơ.(B)
* Mẫu sản phẩm của học sinh có thể dẫn đến nhận xét khái quát. (A)
* sản phẩm có thể dùng để giáo viên phân tích các cá nhân học
sinh(A)
2 .Tác dụng của việc lập hồ sơ học tập
- Tối đa hoá những thông tin phản hồi có ý nghĩa đối với mỗi học sinh
- Giúp học sinh thấy được sự tiến bộ của chính mình
- Cá nhân hoá sự học tập của mỗi học sinh
- Có thể lý giải với phụ huynh học sinh về sự tiến bộ của con em họ
Hoạt động 5: Tìm hiểu về câu hỏi trắc nghiệm
Thông tin :
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu lựa chọn câu trả lời.
Có 4 dạng:
A/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN.
b/ Câu hỏi ghép.
c/ Câu hỏi lựa chọn đúng/sai.
d/ Dạng điền vào chỗ trống
* Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: gồm 1 câu đề và đưa ra nhiều sự lựa chọn gọi là câu trả lời, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng gọi là đáp án. Những câu trả lời khác là bẫy.
+ Ưu điểm:
 - Có thể bao quát phạm vi rộng lớn các vấn đề
- Dễ chấm điểm.
- Tốt với những học sinh diễn đạt kém.
- Phù hợp với bất kỳ môn học nào
- Tỉ lệ may mắn ít hơn so với câu hỏi đúng/sai
- Trả lời nhanh.
- Tính hiệu quả cao nếu được xây dựng tốt.
+ Nhược điểm:
- Khó vì đặt ra câu bẫy phù hợp không phải dễ
- Khuyến khích học sinh phỏng đoán và khiến độ tin cậy bị nghi ngờ
- Tốn thời gian chuẩn bị
- Không tạo cơ hội làm việc thực sự cho học sinh.
- Không có lợi với học sinh mạnh về vấn đáp.
- Những học sinh đọc chậm thường gặp khó khăn
VD: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
4 × 3 = ?
A. 7 B. 1 C. 12 D. 43
VD: Tìm x biết : (x +8) × 5 = 500
A. x = 108 B. x = 92 C. x = 460 D. x = 540
* Câu hỏi ghép: Các câu hỏi ghép thường bao gồm câu đề, sau đó là câu thuộc cột bên trái là câu gốc và câu thuộc cột bên phải là câu trả lời. Học sinh phải ghi chép các câu trong cột gốc với các câu trong cột trả lời theo yêu cầu đã cho. Với dạng này, số lượng câu trả lời thường là nhiều hơn số lượng các câu ở cột gốc. Ngoài ra cần lưu ý câu ở cột gốc và câu trả lời đúng không được xếp đối diện nhau.
+ Ưu điểm: 
- Chấm điểm nhanh, dễ
- Dễ trả lời thông qua loại trừ.
- Có thể cung cấp nhiều tài liệu mẫu.
- Dễ xây dựng.
- Tiết kiệm thời gian trình bày và trả lời câu hỏi
- Thuận lợi cho đánh giá kiến thức cơ bản
+ Nhược điểm: 
- Khó đọc kỹ danh sách dài
- Ghép nối các câu không cho thấy khả năng sử dụng các thông tin đó
VD: Nối biểu thức với giá trị của nó:
9 * 5 + 40 38
90 - 63 : 9 85
64 : 8 + 42 83
85 - 7 * 6 50 
 43
* Câu hỏi lựa chọn đúng sai: Câu hỏi lựa chọn đúng/ sai bao gồm câu đề hoặc đúng hoặc sai. Học sinh phải chỉ ra câu đó đúng hoặc sai
+ Ưu điểm: 
- Dễ xây dựng
- Chấm điểm dễ và nhanh.
- Nội dung bao quát chương trình
- Trả lời nhanh.
- Trình bày câu theo hình thức đơn giản, dễ đọc
- Áp dụng tốt trong việc kiểm tra kiến thức cơ bản.
+ Nhược điểm:
- Có thể khuyến khích học vẹt hơn là khuyến khích phát triển các kỹ năng suy luận phân tích.
- Nhấn mạnh sự thừa nhận kiến thức hơn là nhớ lại và áp dụng
- Khó trình bày các tài liệu phức tạp.
- Những phát biểu sai có thể tạo thông tin sai lệch
- Tạo điều kiện cho học sinh đoán mò
VD: Đúng ghi Đ sai ghi S
A. 20 : 4 > 4 * 5 B. 5 : 5 > 9 * 0 C. 9 * 4 < 7 * 6 D.21 : 7 = 21 - 7
* Dạng điền vào chỗ trống: Dạng này bao gồm câu đề với một hoặc nhiều từ để trống. Yêu cầu HS hoàn thiện câu đề bằng cách điền vào chỗ trống.
+ Ưu điểm: 
- Tốn ít thời gian hơn câu hỏi yêu cầu cần trả lời dài
- Yêu cầu học sinh diễn đạt đúng cách hiểu của mình.
+ Nhược diểm:
- Chỉ đánh giá khả năng nhớ lại của học sinh
- Khuyến khích thói quen học vẹt
- Có lợi cho học sinh mạnh về vấn đáp
- Tốn thời gian hơn trắc nghiệm khác.
- Việc trả lời tóm tắt dẫn đến đoán mò.
VD 1: Viết cm hoặc m vào chỗ chấm thích hợp
a. Cột cờ trong sân trường cao 10...
b. Bút chì dài 19...
c. Cây cau cao 6...
d. Chú Tư cao 165...
VD 2 : Điền giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp:
a. Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8...
b. Nam đi từ nhà đến trường hết 15...
c. Em làm bài kiểm tra trong 35...
*Ưu điểm của trắc nghiệm
* Nhược điểm của trắc nghiệm
- Dễ chấm điểm.
- Tốn ít thời gian chấm.
- Tính hiệu quả cao.
- Chấm điểm khách quan.
- Học sinh được củng cố kiến thức đối với câu trả lời đúng và có sự hiểu biết với câu trả lời sai.
-Thu thập được nhiều thông tin trong một thời gian ngắn.
- Tạo điều kiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trước khi dạy
- Có thể tiến hành phân tích câu hỏi.
- Có lợi cho học sinh có kinh nghiệm thi
- Khó chuẩn bị.
- Nhấn mạnh khả năng thừa nhận kiến thức hơn khả năng hiểu biết của
HS
-Không có cơ hội đánh giá khả năng diễn đạt của HS
- Có thể thúc đẩy thói quen học tập h` thức do nhấn mạnh các chi tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong toan.doc