Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn - Nguyễn Trọng Hoàn

Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn - Nguyễn Trọng Hoàn

LỜI GIỚI THIỆU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7

Nội dung 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 7

I. Mục tiêu tập huấn 7

II. Nội dung tập huấn 8

Nội dung 2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẤN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 8

I. Lý do biên soạn tài liệu 8

II. Mục đích biên soạn tài liệu 10

III. Cấu trúc tài liệu 10

IV. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 10

Phần thứ hai 11

TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 11

Nội dung 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THCS 11

I. Quan niệm về PPDH tích cực 11

II. Một số PP và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS 15

Nội dung 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÔNG QUA CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 31

I. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng CT GDPT thông qua các PP, kĩ thuật dạy học tích cực 31

II. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn đối với cấp THCS 35

III. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn thông qua các PP, kĩ thuật dạy học tích cực 39

Nội dung 3: TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 81

I. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn 81

II. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học 83

III. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học 86

IV. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 87

Phần thứ ba

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG 98

I. Mục tiêu 98

II. Kết quả mong đợi 98

III. Phương tiện đánh giá 99

IV. Tài liệu cần 99

V. Tài liệu cần 99

VI. Thông tin phản hồi 99

 

doc 90 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn - Nguyễn Trọng Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CT PHÁT TRIỂN 
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC 
0
Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên)
Lê Thị Hằng - Nguyễn Thành Kỳ - Phạm Thị Ngọc Trâm
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN 
THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV
MÔN : NGỮ VĂN 
CẤP : TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán)
Hà Nội, tháng 7/ 2010
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
7
Nội dung 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
7
I. Mục tiêu tập huấn
7
II. Nội dung tập huấn
8
Nội dung 2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẤN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
8
I. Lý do biên soạn tài liệu
8
II. Mục đích biên soạn tài liệu
10
III. Cấu trúc tài liệu
10
IV. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu
10
Phần thứ hai
11
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
11
Nội dung 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THCS
11
I. Quan niệm về PPDH tích cực
11
II. Một số PP và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS
15
Nội dung 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÔNG QUA CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
31
I. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng CT GDPT thông qua các PP, kĩ thuật dạy học tích cực
31
II. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn đối với cấp THCS
35
III. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn thông qua các PP, kĩ thuật dạy học tích cực
39
Nội dung 3: TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
81
I. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn 
81
II. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
83
III. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
86
IV. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
87
Phần thứ ba
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
98
I. Mục tiêu
98
II. Kết quả mong đợi
98
III. Phương tiện đánh giá
99
IV. Tài liệu cần
99
V. Tài liệu cần
99
VI. Thông tin phản hồi
99
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT : Chương trình
GDPT : Giáo dục phổ thông
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KT : Kiến thức
KN : Kĩ năng
PP : Phương pháp
THCS : Trung học cơ sở
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
TPVC : Tác phẩm văn chương
Phần thứ nhất
 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I - Mục tiêu tập huấn: 
 Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được:
	1. Về kiến thức
- Những cách khai thác bộ chuẩn KT-KN.
- Những cách thức đạt được mục tiêu trong dạy học theo chuẩn KT-KN thông qua các PP và kĩ thuật dạy học tích cực. 
- Cách thức kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học Ngữ văn THCS.
	2. Về kĩ năng
- Xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn KT-KN cho từng bài, từng chủ đề, nhóm chủ đề.
- Vận dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy môn Ngữ văn ở THCS. 
- Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Ngữ văn.
	3. Về thái độ
- Thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ học và kết quả học tập của HS.
	- Có ý thức đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN.
II. Nội dung tập huấn
1. Giới thiệu nội dung chuẩn KT-KN môn học Ngữ văn.
2. Hướng dẫn tổ chức dạy theo chuẩn KT-KN môn Ngữ văn qua áp dụng các PP, kỹ thuật dạy học tích cực. 
3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN.
4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. 
Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I. Lý do biên soạn tài liệu
1. Những tài liệu mà các cấp quản lí và GV các trường căn cứ để chỉ đạo và thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá gồm có:
- Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có Chuẩn tối thiểu theo các chủ đề, nhóm chủ đề phải đạt được trong quá trình dạy học;
- Sách giáo khoa;
- Khung chương trình.
- Các tài liệu tham khảo khác...
 Tuy nhiên, thực tế cho thấy những tài liệu đó chưa đủ để các cấp quản lí GD và đội ngũ GV thống nhất các yêu cầu dạy học và KTĐG. Quá trình dạy và học của GV và HS đang cần có một tài liệu để quy định hoặc định hướng thật cụ thể phạm vi kiến thức, kĩ năng, những yêu cầu cần đạt tối thiểu của mỗi bài học cho mọi HS ở mọi vùng miền trên phạm vi cả nước. Cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng CT GDPT môn Ngữ văn ra đời sẽ giải quyết vấn đề đó.
2. Thực tiễn dạy học ở các địa phương nhiều năm qua cũng đã cho thấy : nhiều GV còn thụ động trong việc xác định mục tiêu bài học, chưa có khả năng xác định được chuẩn KT-KN tối thiểu dẫn đến việc dạy học dưới chuẩn, vượt chuẩn cho các em HS có trình độ khác nhau. Điều này gây ra tình trạng có HS thiếu kiến thức, không được trang bị những KT-KN tối thiểu, lại có HS bị nhồi nhét, quá tải trong học tập. Vì vậy, với tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN, GV sẽ có điều kiện để dạy học đúng hơn, sát hơn, linh hoạt hơn và phù hợp với đối tượng HS của mình.
3. Cùng với những bất cập trong dạy học do GV gặp phải những khó khăn khi xác định chuẩn KT-KN môn học, bài học, công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học Ngữ văn của các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà quản lý chuyên môn cũng thiếu sự thống nhất, dẫn đến tình trạng đánh giá không chuẩn, không nhất quán ngay tại một trường, một địa phương. Giữa các địa phương, sự vênh lệch ấy càng rõ. Từ thực tế ấy, việc biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN là hết sức cần thiết, nó giúp các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá việc giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS sát hơn, đúng hơn, tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.
4. Xu thế dạy học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả người dạy lẫn người học trên cơ cở những định hướng về chuẩn KT-KN. Với xu hướng ấy, GV đã được cởi trói khỏi những ràng buộc cứng nhắc của dạy học truyền thống trong đó có việc hoàn toàn phụ thuộc vào SGK. Giờ đây, GV, HS có thể sử dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ cho việc giảng dạy, thậm chí có những bài học không cần đến SGK miễn là không đi chệch ra ngoài CT môn học và vẫn đạt được chuẩn KT-KN mà CT yêu cầu. Đó cũng là lý do ra đời của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN, nhằm góp phần đưa GDPT ở nước ta theo kịp các xu thế dạy học tiên tiến trên thế giới.
II. Mục đích biên soạn tài liệu 
- Giúp GV xác định đúng chuẩn KT-KN tối thiểu trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Góp phần khắc phục tình trạng chưa đạt chuẩn hoặc quá tải ở HS.
- Tạo khung pháp lý cho GV và các nhà quản lý chuyên môn trong việc thống nhất về nội dung KT-KN ở từng bài học, chủ đề, nhóm chủ đề; lấy đó làm căn cứ khoa học cho việc dạy học và chỉ đạo dạy học, cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS.
III. Cấu trúc tài liệu
	Ngoài lời giới thiệu và phụ lục, tài liệu được cấu trúc làm 3 phần :
	Phần 1 : Những vấn đề chung
Phần 2 : Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực.
Phần 3 : Hướng dẫn tập huấn thực hiện chuẩn KT-KN tại các địa phương. 
IV. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu
	- Thường xuyên kết hợp với các tài liệu khác đi kèm: CT GDPT môn Ngữ văn; Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9; SGK, SGV môn Ngữ văn... 
	- Sử dụng tài liệu một cách chủ động, sáng tạo : chủ động nghiên cứu và nghiên cứu trước các nội dung trong tài liệu; ở những vấn đề có tính mở, mạnh dạn bổ sung các ví dụ (giáo án, đề kiểm tra...) để làm rõ thêm cho các nội dung đó; vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các nội dung hướng dẫn trong tài liệu vào thực tiễn dạy học hoặc chỉ đạo chuyên môn ở địa phương... 
Phần thứ hai
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO 
CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÔNG QUA 
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Nội dung 2.1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở THCS
I. Quan niệm về PPDH tích cực
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "PP GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Vậy, tính tích cực là gì ? biểu hiện của nó trong dạy học thế nào? khi nào thì coi một PPDH là PP tích cực ?
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích : tích cực là (1) có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, tác dụng thúc đẩy sự phát triển; (2) tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển; (3) hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với nhiệm vụ, với công việc.” Vận dụng vào dạy học, sự tích cực thể hiện ở thái độ chủ động, hăng hái, nhiệt tình (của GV đối với việc dạy, của HS trong việc học) và thông qua các hoạt động (dạy và học tích cực ấy) mà tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển (của cả thầy và trò).
Nhà giáo dục học Kharlamôp thì cho rằng : “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là của người hành động. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” Kharlamop I.F (1970), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.43
. Nghĩa là, “tích cực” bao gồm cả tích cực bên trong thể hiện ở những vận động tư duy, trí nhớ, những chấn động của các cung bậc tình cảm, cảm xúc và tích cực bên ngoài lộ ra ở thái độ, hành động đối với công việc. Điều đó có nghĩa là PP dạy học tích cực là PP khi vận dụng sẽ vừa đòi hỏi vừa thúc đẩy sự tích cực bên trong (tư duy, tình cảm) và tích cực bên ngoài (thái độ, hành động) của GV và HS. 
Khi phân tích cụ thể vấn đề này, các nhà giáo dục còn chỉ rõ, tích cực nhận thức, nếu xét dưới góc độ triết học là thái độ, cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Tức là tài liệu học tập được phản ánh vào não của HS phải được biến đổi, được vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau để cải tạo hiện thực và cải tạo cả bản thân. 
Nếu xét dưới góc độ tâm lí học thì tích cực  ... ão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi” (Cô Tô - Nguyễn Tuân). Chủ ngữ trong câu văn này có cấu tạo như thế nào?
	A. Danh từ.	B. Cụm danh từ.	C. Động từ.	D. Tính từ.
II. TỰ LUẬN (7đ):
Câu 1 (3đ): Cho câu văn “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn” (Cây tre Việt Nam - Thép Mới).
	a) Câu văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
	b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2 (4đ): Viết một đoạn văn miêu tả (khoảng 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đoạn có sử dụng ít nhất một phép so sánh (gạch chân phép so sánh).
Lớp 8, TIẾT 60: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ( Hồ sơ giảng dạy của giáo viên Lê Thị Hằng - THCS Tô Hoàng, Hà Nội
)
(Thời gian: 45 phút)
Câu 1. Đọc kỹ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu, Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng rồi khắp lá cành cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão going, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tâm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.”
(Trích văn bản Hai cây phong – Ai-ma-tốp)
Chỉ ra 3 từ láy tượng thanh trong đoạn văn.
Tìm 4 từ cùng một trường từ vựng (nói rõ đó là trường từ vựng gì).
Chép lại 1 câu ghép và chỉ rõ các cụm C –V.
Câu 2. Hãy tạo thành 2 câu ghép khác nhau từ 2 câu đơn sau:
- Mây đen kéo đến.
- Bầu trời tối sầm lại.
Câu 3. Dựa vào văn bản Lão Hạc của Nam Cao (SGK Ngữ văn 8 tập 1), em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nói về vẻ đẹp của tình yêu thương và lòng tự trọng của lão Hạc (có sử dụng một câu ghép chỉ nguyên nhân - hệ quả).
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5, TIẾT 87+88, LỚP 8 ( Hồ sơ giảng dạy của giáo viên Lê Thị Hằng - THCS Tô Hoàng, Hà Nội
)
Đề bài: Mỗi vùng miền đều có những món ăn mang hương vị riêng. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu cách làm một món ăn đặc trưng của quê hương em khi khách du lịch đến tham quan. 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, LỚP 9 ( Trần Đăng Nghĩa – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
)
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm (8 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm, tổng 2 điểm)
 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chỉ ghi lại một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
	 Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ .
	Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
	Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
	Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
	Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần.
 ( Theo Ngữ văn 9, tập 1 tr.170)
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ? 
 A. Lặng lẽ Sa Pa. B. Chuyện người con gái Nam Xương.
 C. Làng. D. Chiếc lược ngà.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ?
 A. Miêu tả gia đình ông lão (ông Hai).
 B. Miêu tả bố con ông lão.
 C. Bộc lộ những suy nghĩ của ông lão về đứa con.
 D. Ghi lại tâm trạng tình cảm của ông lão.
3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai ?
 A. Tác giả(người kể giấu mình) B. Ông lão
 C. Con ông lão D. Anh em đồng chí của ông lão
4. Câu nào sau đây là lời đối thoại ?
 A. Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
 B. Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ .
 C. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
 D. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
5. Vì sao ông lão Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà ?
 A. Vì sợ người chủ nhà không cho ở nhờ
 B. Vì sợ bọn Tây và Việt gian bắn giết
 C. Để trông con trai và giữ tài sản
 D. Buồn khổ, xấu hổ, đau đớn vì nghe tin làng Dầu theo giặc
6. Dòng nào sau đây nói đúng ý nghĩa của từ đơn sai ?
 A. Không giữ đúng như lời, thiếu trung thực, thay lòng đổi dạ
 B. Sai lầm nhỏ mà tác hại lớn không thể lường hết được
 C. Không phù hợp với phép tắc hoặc những điều qui định
 D. Sai chỉ một ít, rất nhỏ không đáng kể
 7. Đoạn trích trên cho thấy ông lão là người như thế nào ?
 A. Hèn nhát, không có bản lĩnh
 B. Đề cao danh dự cá nhân
 C. Yêu làng, gắn bó với kháng chiến và cụ Hồ
 D. Yếu đuối, đa sầu đa cảm
8. Tại sao Nước mắt ông lão lại giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má ?
 A. Vì thương thân trách phận
 B. Vì gia cảnh nghèo đói
 C. Bế tắc vì bà chủ nhà không cho ở nhờ
 D. Vì xúc động khi con trai nói đúng được nỗi lòng ông
Phần II: Tự luận(8 điểm)
Câu1(3 điểm)
	Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) trong khoảng nửa trang giấy thi và có sử dụng một lời dẫn trực tiếp.
Câu 2(5 điểm): Chọn một trong hai đề sau
Đề 1: Đóng vai người hướng dẫn, hãy giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương mình cho đoàn khách đến thăm quê em.
Đề 2: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), em hãy kể lại câu chuyện riêng và những suy tư của người lính sau chiến tranh.
Phần thứ ba
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Mục tiêu: 
	Nắm được nội dung, PP, cách thức triển khai công tác tập huấn ở địa phương mình sau đợt tấp huấn của Bộ.
2. Kết quả mong đợi: 
	- GV được trang bị về PP, nội dung, cách thức tổ chức tấp huấn tại địa phương.
	- GV có thể triển khai nội dung tập huấn tại địa phương mình một cách chủ động tự tin.
3. Phương tiện đánh giá:
	- Quan sát GV. 
	- Trao đổi, trả lời của GV về những vấn đề trên.
4. Tài liệu cần: 
	- Tài liệu tập huấn.	
- Giấy bút, bảng phụ
5. Tổ chức thực hiện
	- Yêu cầu học viên nêu những nội dung, PP, cách thức tập huấn ở địa phương .
	- GV trao đổi triển khai nội dung PP, cách thức tập huấn ở địa phương .
6. Thông tin phản hồi
	- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.
	- Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều.
	- Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn.
	- Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.
	- Cuối cùng GV biết nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và biết dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn.
Toàn bộ tài liệu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trang bị cho học viên là những tài liệu để tập huấn. Căn cứ vào tài liệu này, học viên vận dụng cho phù hợp với từng địa phương của mình. Cụ thể:
	1. Đối với cán bộ quản lý
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời phê bình những GV chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2. Đối với giáo viên
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK.
	- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các PP, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
- Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí. 
Điện thoại cô Trâm : 0915897 280
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Nguyễn Ngọc Bảo, Ngô Hiệu (1995), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Beach R. & Marshall J. (1991), Giảng dạy văn học ở trường phổ thông, NXB Harcour Brace Janovich, Orlando, Florida.
Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Denomme J.M & Roy M (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, Hà Nội.
Hồ Ngọc Đại (1985), Bài học là gì ?, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Hunter M, Hunter R (2005), Làm chủ phương pháp giảng dạy, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại : Lý luận - Biện pháp - Kĩ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Iakovlev N.M (1983), Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông, tập 1-2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
Kharlamop I.F (1970), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Lecne I.IA (1977), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Marzano R.J., Pickering D.J., Pollock J.E. (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2001), Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ôkôn V. (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Rez Z.IA (chủ biên) (1983), Phương pháp luận dạy văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trần Đình Sử (2001), Đọc văn – Học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008), Tài liệu Hội thảo “Phương pháp dạy học Ngữ văn”, Hà Nội. 
TIẾNG ANH
Batliner R. & Collum J. (2002), SFSP Teaching Methodology Handbook, Agriculture Publishing House.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan KTKN Mon Van.doc