Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Trần Đình Nhân

Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Trần Đình Nhân

2. Các phép liên kết trong đoạn văn.

 - Thế nào là phép liên kết ? Phép liên kết còn gọi là phương thức liên kết là cách thức sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các câu trong một đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn với nhau.

 - Để thực hiện được các phép liên kết phải có phương tiện liên kết. Phương tiện liên kết là những từ hay tổ hợp từ dùng để liên kết câu.

Để liên kết các câu trong đoạn văn có các phếp liên kết sau.

a) Phép nối.

 - Là phép liên kết câu bằng cách dùng từ hay tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ.

 - Các phương tiện dùng trong phép nối :

+ Quan hệ từ : nhưng, và, mà, nếu, vì, để.

+ Các từ chuyển tiếp : do đó, bởi vậy, tuy thế, tóm lại.

+ Các phụ từ : cũng, vẫn, cứ, còn, lại, đều.

VD : Tóm lại, hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn nếu đứng riêng ra thì mỗi câu chưa hoàn toàn đúng và nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau. Nhưng khi đặt chúng cạnh nhau, ta sẽ tìm thấy một lời khuyên đầy đủ nhất, đúng dắn nhất : phải biết coi trọng việc học thầy đồng thời cũng phải biết học hỏi ở bạn bè cùng trang lứa.

Tóm lại : liên kết đoạn văn này với phần trình bày của văn bản.

Nhưng : liên kết câu 1 với 2.

b) Phép thế.

 - Là phép liên kết câu bằng cách dùng những từ ngữ khác nhau để chỉ cùng một sự vật, sự việc được nói trong những câu khác nhau.

 - Các phương tiện dùng trong phép thế :

+ Đại từ : nó, họ, chúng, thế, vậy.

+ Các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.

+ Các từ ngữ khác chỉ cùng một sự vật, sự việc.

VD : Nguyễn Dữ quê ở tỉnh Hải Dương. Đến nay chưa rõ ông sinh và mất năm nào, chỉ biết ông là một học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở thế kỉ XVI. Đây là thế kỉ mà các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau làm cho cuộc sống nhân dân điêu đứng, khổ cực.

 

doc 76 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Trần Đình Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Các biện pháp tu từ đã học trong chương trình THCS.
1. So sánh .
 Là phép tu từ đối chiếu sự vật này với sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng( giống nhau) nhằm tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt.
VD.
 -Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 - Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
2. Ẩn dụ.
 Là phép tu từ dùng tên gọi sự vật này để gọi tên cho sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm tăng sự gợi hình, gợi cảm.
VD.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
3. Nhân hoá.
 Là phép tu từ biến những sự vật không phải là người mang những đặc điểm, tính chất như con người.
VD.
- Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
- Hoa cườ,i ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
4. Hoán dụ.
 Là phép tu từ dùng tên gọi sự vật này để gọi tên cho sự vật khác giữa chúng có nét tương cận( gần gũi) nhằm tăng sự gợi hình, gợi cảm.
VD. 
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
5. Điệp ngữ.
 Là phép tu từ trong đó người ta nhắc đi nhắc lại một từ ngữ nào đó nhằm tạo tính nhịp nhàng, cân đối hoặc nhấn mạnh, mở rộng ý nào đó.
VD.
- Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
6. Chơi chữ.
 Là biện pháp vận dụng những đặc điểm về hình thức, về nghĩa của từ ngữ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ mang ý nghĩa hài hước hoặc châm biếm.
VD.
-Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
7. Liệt kê.
 Là sắp xếp hàng loạt từ, cụm từ có ý nghĩa cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn một thực tế khách quan hay một tư tưởng, tình cảm nào đó.
VD.
- Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước.
8. Nói quá.
 Là biện pháp phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự việc hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức gợi cảm.
VD:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông cũng cạn...
9. Nói giảm ,nói tránh.
 Là cách diễn đạt tế nhị trong hoàn cảnh giao tiếp mà người nói không tiện nói ra thẳng vì sợ quá phũ phàng, gây cảm giác đau buồn hoặc xúc phạm đến người khác.
VD : - Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
	- Bác Dương thôi đã thôi rồi.
	- Cả một đời Bác có ngủ yên đâu.
	Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ.
Bài tập vận dụng :
1.Phân tích cái hay của cách diễn đạt trong đoạn thơ sau:
	 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập của
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
 (Đoàn thuyền đánh cá -Huy Cận )
II : Đoạn văn và các phép liên kết trong đoạn văn.
1. Đoạn văn và cách trình bày nội dung trong một đoạn văn.
a. Đoạn văn. Là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn trình bày một ý tương đối trọn vẹn.
b. Câu chủ đề của đoạn văn( câu chốt) là câu thâu tóm được nội dung của cả đoạn văn . Nó diễn đạt ý chung nhất, khái quát nhất các câu còn lại có nhiệm vụ làm rõ nội dung cho câu chủ đề. Về vị trí, nó có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn.
VD :
 Mã Giám Sinh hiện lên trong đoạn trích là một kẻ bất nhân, vì tiền. Hắn bất nhân trong hành động, trong thái độ ứng xử với Kiều coi nàng như một món đồ vật đem ra bán cân đong, đo đếm cả nhan sắc lẫn tài năng  Đắn đo cân sắc cân tài. Còn bất nhân hơn nữa khi hắn lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều và mãn nguyện cho rằng rắng Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong. Bản chất vì tiền của hắn thể hiện trong hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện chi li, hết đắn đo lại thử ép rồi cò kè thêm bớt như một kẻ mua hàng ngoài chợ.
- Câu 1 là câu nêu lên chủ đề : Mã Giám Sinh là kẻ bất nhân, vì tiền.
- Câu 2,3 chỉ rõ bản chất bất nhân.
- Câu 4 chỉ rõ bản chất vì tiền.
c) Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn.
* Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch.
 - Là cách trình bày đi từ ý chung nhất, khái quát nhất đến các ý chi tiết cụ thể. Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn các câu còn lại có nhiệm vụ làm rõ nội dung cho câu chủ đề.
VD : Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm đẹp in đậm trong thơ Nguyễn Trãi. Thế giới các loài hoa như nhài, sen, mẫu đơn,mai, lan,cúc... được ông nói đến với bao tình cảm nâng niu quý mến. Ông cần mẫn Đìa thanh phát cỏ ương sen. Ông thao thức Hé cửa đêm đêm chờ hương quế lọt. cửa sổ nhà ông, án sách của ông ngào ngạt hương hoa, cái ao trong đầy ánh trăng Song có hoa mai, trì có nguyệt- Án còn phiến sách, triện còn hương. Cây niềng niễng, lãnh mồng tơi, bè rau muống, cây xoan, cây chuối...bình dị như đã ôm trọn tâm hồn Ức Trai. Với Nguyễn Trãi, trăng là bạn bầu tri kỉ. Trăng đến chia vui cùng chén rượu Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén. Gió mát trăng trong càng làm cho tâm hồn ông càng thanh cao Say minh nguyệt, chè ba chén- Thú thanh phong, lều một gian. Với ông, suối Côn Sơn là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông là lộng xanh rũ bóng, trúc là nghìn mẫu vẻ xanh mát rượi. Từ núi đến mây, từ chim đến trăng đều mang tình thương mến đậm đà Núi láng giềng, chim bầu bạn- Mây khách khứa, nguyệt anh tam.
* Trình bày đoạn văn theo cách quy nạp.
 - Là cách trình bày đi từ ý chi tiết, cụ thể đến ý chung, ý khái quát. Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn, các câu trước đó có nhiệm vụ làm rõ nội dung cho câu chủ đề.
VD : Nhân vật Thuý Vân hiện lên trong đoạn trích là một thiếu nữ có khuôn mặt tròn trĩnh, tươi sáng như trăng rằm. Miệng cười tươi như hoa nở. Tiếng nói trong như ngọc. Mái tóc bồng bềnh nhẹ hơn mây. Làn da trắng nõn nà, mịn màng hơn tuyết. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp trang trọng, quý phái, trẻ trung, kiều diễm hài hoà cùng thiên nhiên tạo vật.
* Trình bày đoạn văn theo cách song hành.
 - Là cách trình bày sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau để diễn tả ý chung. Đoạn văn song hành không có câu chủ đề.
VD : 
 - Đi giữa Hạ Long về mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta sương buông trắng xoá. Con thuyền bơi trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ long bong trên mạn thuyền.Tiếng gõ thuyền lộc cộc của bạn chài săn cá âm vang mặt vịnh...
 - Mã giám Sinh xuất hiện là người có tung tích mập mờ không rõ một viễn khách lại do mụ nào dẫn tới. Đến nhà Thuý Kiều để làm lễ vấn danh mà lời nói của y cộc lốc theo kiểu nhát gừng trong đó có ngầm chứa sự giả dối huyện Lâm Thanh cũng gần. Cách ăn mặc của y rất chưng diện, thiếu đứng đắn áo quần bảnh bao....
* Trình bày đoạn văn theo cách móc xích.
 - Là cách trình bày ý câu sau tiếp nối, phát triển ý câu trước bằng cách lặp lại một bộ phận của câu trước. Đoạn văn móc xích có thể có câu chủ đề.
VD :
 - Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá.Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết.
(Hồ Chí Minh)
* Trình bày đoạn văn theo cách tổng- phân- hợp.
VD : Bằng bút pháp tượng trưng ước lệ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân thật đẹp. Khuôn mặt tròn trịa như trăng rằm. Miệng cười như hoa nở. Lời nói thốt ra như ngọc. Làn da trắng, mịn màng hơn tuyết. Mái tóc bồng bềnh nhẹ hơn mây. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu hài hoà cùng thiên nhiên tạo vật.
* Bài tập vận dụng.
 Viết một đoạn văn theo cách quy nạp phân tích vẻ đẹp của cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích : Cảnh ngày xuân.
Bốn câu thơ đầu của đoạn trích miêu tả khung cảnh ngày xuân trong một thời gian và không gian cụ thể.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Ngày xuân thấm thoắt trôi nhanh như thoi đưa, tiết trời đã bước sang tháng ba, tháng cuối cùng của mùa xuân. Những cánh chim én chao nghiêng rộn ràng dưới ánh nắng tươi sáng. Bức hoạ càng trở nên tuyệt đẹp khi xuất hiện thảm cỏ xanh mướt trải dài tới tận chân trời xa tít. Trên nền màu xanh thơm mát ấy, nhà thơ đã tô điểm một vài bông lê trắng ngần khiến màu sắc trở nên hài hoà đến mức tuyệt diệu. Chữ điểm trở thành nhãn tự của khổ thơ làm cho bức hoạ thêm sinh động, có hồn. Với bút pháp gợi tả, Nguyễn Du đã mang đến cho muôn đời một bức tranh xuân mới mẻ, tinh khôi, khoáng đạt và giàu sức sống.
2. Các phép liên kết trong đoạn văn.
 - Thế nào là phép liên kết ? Phép liên kết còn gọi là phương thức liên kết là cách thức sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các câu trong một đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn với nhau.
 - Để thực hiện được các phép liên kết phải có phương tiện liên kết. Phương tiện liên kết là những từ hay tổ hợp từ dùng để liên kết câu.
Để liên kết các câu trong đoạn văn có các phếp liên kết sau.
a) Phép nối.
 - Là phép liên kết câu bằng cách dùng từ hay tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ.
 - Các phương tiện dùng trong phép nối :
+ Quan hệ từ : nhưng, và, mà, nếu, vì, để....
+ Các từ chuyển tiếp : do đó, bởi vậy, tuy thế, tóm lại...
+ Các phụ từ : cũng, vẫn, cứ, còn, lại, đều...
VD : Tóm lại, hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn nếu đứng riêng ra thì mỗi câu chưa hoàn toàn đúng và nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau. Nhưng khi đặt chúng cạnh nhau, ta sẽ tìm thấy một lời khuyên đầy đủ nhất, đúng dắn nhất : phải biết coi trọng việc học thầy đồng thời cũng phải biết học hỏi ở bạn bè cùng trang lứa.
Tóm lại : liên kết đoạn văn này với phần trình bày của văn bản.
Nhưng : liên kết câu 1 với 2.
b) Phép thế.
 - Là phép liên kết câu bằng cách dùng những từ ngữ khác nhau để chỉ cùng một sự vật, sự việc được nói trong những câu khác nhau.
 - Các phương tiện dùng trong phép thế :
+ Đại từ : nó, họ, chúng, thế, vậy..
+ Các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
+ Các từ ngữ khác chỉ cùng một sự vật, sự việc.
VD : Nguyễn Dữ quê ở tỉnh Hải Dương. Đến nay chưa rõ ông sinh và mất năm nào, chỉ biết ông là một học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở thế kỉ XVI. Đây là thế kỉ mà các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau làm cho cuộc sống nhân dân điêu đứng, khổ cực.
c) Phép liên tưởng.
 - Là phép liên kết bằng cách dùng ở những câu khác nhau các từ ngữ có quan hệ liên tưởng.
Cần lưu ý : Liên tưởng trong liên kết câu phải là liên tưởng có định hướng, tức là hướng vào đề tài, chủ đề đang nói.
 - Các quan hệ liên tưởng thường xuất hiện trong phép liên tưởng là : liên tưởng giữa sự vật với sự vật ; liên tưởng sự việc với sự việc ; liên tưởng sự vật với sự việc ; liên tưởng sự vật, sự việc với hoàn cảnh.
VD :
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay.
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
d) Phép nghịch đ ...  gái Nam Xương”.
Bài tập 3. Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí vốn thân Lê, chịu ơn sâu nặng của vua Lê nhưng tại sao lại viết về Nguyễn Huệ hay và đẹp như vậy?
Bài tập 4. Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học.
Bài tập 5. Nêu tình huống truyện “Làng” và cho biết tác dụng.
Bài tập 6. Vai trò của nhân vật hoạ sĩ già trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
Bài tập 7. Nêu và cho biết tác dụng của tình huống truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Bài tập 8. Tình huống và tác dụng của tình huống trong truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Bài tập 9. Truyện “Bến quê” có nhiều chi tiết mang tính biểu tượng. Hãy chỉ ra một số chi tiết đó.
Bài tập 10. Nhan đề truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.
Bài tập 11. Nhan đề truyện “Chiếc lược ngà”
Bài tập 12. Nhan đề truyện “Những ngôi sao xa xôi”.
Bài tập 13. Nhan đề truyện “Bến quê”.
E. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
1. Khái niệm.
 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày những đánh giá, nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2. Yêu cầu về nội dung.
 Bài viết cần phân tích ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... để có những nhận xét, đánh giá cụ thẻ, thoả đáng.
3. Yêu cầu về hình thức.
 Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; lời văn gợi cảm, thể hiện những rung động chân thành của người viết.
4. Dàn bài chung.
 a. Mở bài:
 Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
b. Thân bài.
 Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
c. Kết bài.
 Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
* Lưu ý.
 Bài viết cần nêu được các nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ.
5. Cách làm bài văn ngắn nghị luận về một đoạn thơ.
a. Mở bài.
 Giới thiệu đoạn thơ, bước đầu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
b. Thân bài.
 Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
c. Kết bài.
 Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
6. Một số đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Đề 1. Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân trong bốn câu thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du).
Gợi ý.
- Khung cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ trên thật mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống. Ngày xuân thấm thoắt trôi nhanh như thoi đưa dệt cửi, tiết trời đã bước sang tháng thứ ba. Những cánh én chao nghiêng rộn ràng dưới ánh nắng tươi sáng. Bức tranh xuân càng trở nên tuyệt đẹp khi xuất hiện thảm cỏ xanh mướt trải dài đến tận chân trời xa tít. Trên nền màu xanh thơm mát ấy, nhà thơ tô điểm thêm một vài bông hoa lê trắng ngần khiến cho màu sắc trở nên hài hoà đến mức tuyệt diệu. Chữ “điểm” trở thành nhãn tự của khổ thơ làm cho bức hoạ thêm thanh tao, trang nhã.
- Hai câu thơ sau, tác giả lấy ý từ câu thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích- Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng ông đã sáng tạo chuyển từ trời xanh thành cỏ xanh, thêm chữ điểm và màu trắng để tạo một bức tranh động, gần gũi mang đậm sắc thái Việt Nam.
- Với bút pháp gợi tả kết hợp việc sử dụng từ ngữ đắt, Nguyễn Du đẫ mang đến bao thế hệ bạn đọc một bức tranh tuyệt tác về mùa xuân.
Đề 2. Phân tích giá trị của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du).
Gợi ý.
- Các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.
- Tác dụng:
+ Dùng để tả cảnh buổi chiều tà sau lễ hội , cảnh vẫn mang nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng và tĩnh lặng không còn không khí rộn ràng, tấp nập.
+ Đồng thời bộc lộ tâm trạng con người.
 Các từ : thơ thẩn, nao nao gợi tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, luyến tiếc vì buổi du xuân đã hết, nó còn linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra.
 Từ láy: sè sè, rầu rầu thể hiện cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám, thê lương. Nó gợi tả được nấm mồ lẻ loi, đơn độc lạc lõng giữa ngày tảo mộthật đáng thương khiên Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện hàng loạt những hình ảnh của âm khí trong những câu thơ tiếp theo.
- Đoạn thơ là sự hoà quyện giữa cảnh và tình đến mức tuyệt diệu qua ngòi bút tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
Đề 3. Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du).
Gợi ý.
- Tám câu thơ trong đoạn trích  Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình xúc động diễn tả tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ buồn trông mở đầu mỗi cảnh vật qua cái nhìn của Kiều để nhấn mạnh nỗi buồn dâng ngập trong lòng nàng.
- Ở đây mỗi cảnh chiều tà bên bờ biển là một ẩn dụ về tâm trạng và số phận nàng Kiều. Những cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi nhứ nhà khô xiết ; ngọn nước mới sa, những cánh hoa trôi man mác gợi thân phận lênh đênh, vô định ; nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất gợi một cảnh đời tương lai mờ mịt làm cho nỗi buồn càng mênh mang, da diết trong lan toả vào không gian ; để rồi nỗi buồn đó bỗng dội lên thành nỗi kinh hoàng lo sợ khi Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Tiếng sóng biển cũng chính là tiếng sóng của cuộc đời đầy ngang trái đang đổ ập xuống thân phận bé nhỏ. Nó như một lời dự báo tai hoạ đang ập xuống đời nàng về mười lăm năm lưu lạc mà Kiều phải trải qua. Nó là nốt nhấn kinh hoàng để khép lại bản nhạc buồn ở lầu Ngưng Bích và mở ra một chặng đời đầy phong ba bão táp.
- Tám câu thơ tuyệt bút đã đưa nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đạt đến đỉnh cao hiếm có. Đó là nhờ tài năng của nhà thơ, nhưng trước hết là xuất phát từ cái tình lớn của ông đối với nhân vật, đối với cuộc đời.
Đề 4. Cảm nhận về cuộc sống ông ngư qua những câu thơ sau :
Rày doi mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng
Một mình thong thả làm ăn
Khoẻ quơ chài kéo mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
Kinh luân đã sẵn trong tay
Ung dung dưới thế vui say trong trời
Thuyền nan một chiếc ở đời
Tắm mưa chải gió trông vời hàn giang.
(Lục Vân Tiên- Nguyễn đình Chiểu)
Gợi ý.
- Đoạn thơ miêu tả cuộc sống thanh sạch và phóng khoáng giữa trời đất sông nước của ông ngư. Đó là cuộc sống thoát ra ngoài vòng danh lợi, đắm mình giữa thiên nhiên. Một cuộc sống tự do, tự tại tràn đầy chất thơ. Đó không phải là cuộc sống của những ẩn sĩ mà là cuộc sống của những người lao động nghèo trên sông nước. Họ gắn bó say mê và tìm thấy niềm vui.
- Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả cuộc sống ông ngư bằng cảm hứng ngợi ca với niềm tin yêu cuộc sống. Những từ: doi, vịnh, hứng gió, chơi trăng, nghêu ngao, vui say, tắm mưa, chải gió..cho thấy giữa con người với thiên nhiên giao hoà trong niềm vui say thoát khỏi những tính toán bon chen ích kỉ, mưu danh trục lợi. Để rồi từ cuộc sống đó quy tụ lại hình ảnh một chiếc thuyền nan đắm mình giữa thiên nhiên tự do tự tại.
- Tấm lòng đã đẹp, cuộc sống càng đẹp hơn, điều đó cho thấy cái đẹp vẫn tồn tại vững bền nơi những người lao động chân chính. Đó là niềm tin vào nhân dân, là quan niệm về nhân dân rất tiến bộ của Đồ Chiểu.
Đề 5. Cảm nhận về tình đồng chí qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Gợi ý.
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- 
Đề 6. Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí- Chính Hữu).
Đề 7. Hình ảnh người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đề 8. Cảm nhận về những câu thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật).
Đề 9. Phân tích cái hay của việc sử dụng điệp từ “nhìn” trong đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
(Phạm Tiến Duật).
Đề 10. Cảm nhận về cái “bắt tay” trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cái “nắm lấy bàn tay” trong bài thơ Đồng chí.
Đề 11. Cảm nhận về “miệng cười buốt giá” trong bài thơ Đồng chí và tiếng “cười ha ha” trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Đề 12. Chép và cảm nhận về khổ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “ của Huy Cận.
Đề 13. Chép và cảm nhận khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Đề 14. Cảm nhận về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Đề 15. Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Đề 16. Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”.
Đề 17. Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi, kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa!
(Bằng Việt).
Đề 18. Cảm nhận về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đề 19. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi qua bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 20. Suy nghĩ của em khi đọc bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
Đề 21. Cảm nhận về vẻ đẹp bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Đề 22. Cảm nhận bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề 23. Cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Đề 24. Cảm nhận về bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
7. Một số bài tập liên quan đến bài thơ, đoạn thơ.
Bài tập 1. Nêu vài nét về nhà thơ Chính Hữu và giải thích nhan đề bài thơ Đồng chí.
Bài tập 2. Nêu vài nét về Phạm Tiến Duật và hoàn cảnh ra đời Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ. 
Bài tập 3. Trình bày vài nét về tác giả Bằng Việt. Nhan đề bài thơ “Bếp lửa”.
Bài tập 4. Em hiểu gì về nhan đề “Ánh trăng”?
Bài tập 5. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
Bài tập 6. Hãy giải thích nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day on Ngu Van 9.doc