Sáng kiến kinh nghiệm Về việc áp dụng phương pháp dạy học để giúp học sinh học tốt môn công nghệ

Sáng kiến kinh nghiệm Về việc áp dụng phương pháp dạy học để giúp học sinh học tốt môn công nghệ

Trong xu hướng phát triển hiện đại hoá nền kinh tế của nước ta hiện nay,tất cả các ngành nghề đòi hỏi đều phải được đổi mới và quan tâm, chú trọng. Bên cạnh đó giáo dục cũng có nhiều đổi mới, đổi mới về phương pháp, đổi mới về chương trình , nhằm mục đích đạt chất lượng cao trong quá trình đào tạo. Tất cả các môn học đều quan trọng với học sinh, môn giáo dục công dân rèn đạo đức, ý thức, các môn khoa học tự nhiên giúp phát triển tư duy, và môn công nghệ giúp các em có thể vận dụng những kiến thức đã học trong thực tiễn cuộc sống. Các em được học công nghệ trong suốt tất cả bốn năm học, lớp 6 nghiên cứu về kinh tế gia đình, lớp 7 rèn cho các em về kĩ năng chăn nuôi, trồng trọt, lớp 8 trang bị cho các em một số kiến thức kĩ thuật cơ bản, một số quy trình công nghệ và kĩ năng lao động đơn giản về cơ khí và điện, còn công nghệ 9 những kỉ năng cơ bản về lắp đặt mạng điện đơn giản trong nhà.

 Với những điều học được, các em có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày, đồng thời góp phần hướng nghiệp để các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp THCS. Môn công nghệ mang nhiều tính thực tiễn, tính kĩ thuật và gần gũi với đời sống, vì vậy tôi cảm thấy môn công nghệ cũng rất quan trọng đối với các em. Vây làm thế nào để tạo hứng thú trong học tập, cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế, qua đó tạo sự say mê học tập đối với môn học. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy áp dụng các phương pháp dạy học mới là vô cùng hiệu quả để giúp các em học tốt, phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

 

doc 15 trang Người đăng vanady Lượt xem 3368Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Về việc áp dụng phương pháp dạy học để giúp học sinh học tốt môn công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Về việc áp dụng phương pháp dạy học để giúp học sinh học tốt môn công nghệ
Phần A. Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng phát triển hiện đại hoá nền kinh tế của nước ta hiện nay,tất cả các ngành nghề đòi hỏi đều phải được đổi mới và quan tâm, chú trọng. Bên cạnh đó giáo dục cũng có nhiều đổi mới, đổi mới về phương pháp, đổi mới về chương trình, nhằm mục đích đạt chất lượng cao trong quá trình đào tạo. Tất cả các môn học đều quan trọng với học sinh, môn giáo dục công dân rèn đạo đức, ý thức, các môn khoa học tự nhiên giúp phát triển tư duy, và môn công nghệ giúp các em có thể vận dụng những kiến thức đã học trong thực tiễn cuộc sống. Các em được học công nghệ trong suốt tất cả bốn năm học, lớp 6 nghiên cứu về kinh tế gia đình, lớp 7 rèn cho các em về kĩ năng chăn nuôi, trồng trọt, lớp 8 trang bị cho các em một số kiến thức kĩ thuật cơ bản, một số quy trình công nghệ và kĩ năng lao động đơn giản về cơ khí và điện, còn công nghệ 9 những kỉ năng cơ bản về lắp đặt mạng điện đơn giản trong nhà. 
 Với những điều học được, các em có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày, đồng thời góp phần hướng nghiệp để các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp THCS. Môn công nghệ mang nhiều tính thực tiễn, tính kĩ thuật và gần gũi với đời sống, vì vậy tôi cảm thấy môn công nghệ cũng rất quan trọng đối với các em. Vây làm thế nào để tạo hứng thú trong học tập, cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế, qua đó tạo sự say mê học tập đối với môn học. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy áp dụng các phương pháp dạy học mới là vô cùng hiệu quả để giúp các em học tốt, phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Tình hình nghiên cứu
Thuận lợi
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà trường và sự hưởng ứng, giúp đỡ của các đồng nghiệp đã góp phần giúp tôi hoàn thành tốt sáng kiến kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng chăm ngoan, tương đối chịu khó, đi học đều, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa. Thư viện có tương đối đầy đủ các loại sách tham khảo cũng đã góp phần không nhỏ cho việc học tập của các em, tạo hứng thú cho các em tìm tòi, học hỏi. Trang thiết bị dạy học được cấp phát đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy, phát huy hết năng lực chuyên môn của mình.Trường THCS Bản Phố là một trường vùng cao, nhưng cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ và được sự quan tâm của phòng GD-ĐT Bắc Hà, của UBND xã Bản Phố, nên mọi công việc tiến hành được thuận lợi hơn. Hơn thế nhà trường ngày càng được đầu tư đầy đủ về mọi mặt càng tạo điều liện thuận lợi cho giáo viên trong công việc giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học.Bên cạnh đó học sinh đi học tương đối đầy đủ, ngoan ngoãn, lễ phép, và được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH nhà trường, của cấc đồng chí đồng nghiệp giàu kinh nghiệm đã giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài của mình, hoàn thành tốt công việc của nhà trường giao.
Khó khăn
Học sinh 100% là con em dân tộc thiểu số, điều kiện hoàn cảnh khó khăn, gia đình ở xa trường nên việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy vẫn còn có những em nghỉ học, việc học tập bị gián đoạn nên kiến thức không liền mạch, gây khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy. 
Trang thiết bị dạy học vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu nhiều, hoặc chất lượng không cao gây khó khăn cho giáo viên. 
Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dạy học mà trọng tâm là sử dụngphương pháp dạy học mới để giúp học sinh học tập tốt môn công nghệ.
Dưới sự gợi ý của giáo viên học sinh tư duy độc lập và làm việc tích cực để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình học tập. Trong quá trình học tập đòi hỏi các em phải chủ động tìm hiểu, phát hiện để nắm vững kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
-Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu: các văn bản, tạp chí khoa học,từ thực tế học tập của học sinh.
- Quan sát thực tiễn:trực tiếp xem xét các hiện tượng giáo dục theo một chương trình chủ động để tư đóđưa ra các biện pháp thực hiện.
- Nghiên cứu các hoạt động của cả thầy và trò để phát hiện trình độ nhận thức, phương pháp, chất lượng nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng quá trình giáo dục.
- Kiểm tra về trình độ nhận thức của từng học sinh để có biện pháp thực hiện với từng đối tượng.
Thực hiện giáo dục.
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình, phạm vi nghiên cứu của tôi là thực hiện trong trường THCS Bản Phố- Huyện Bắc Hà- Lào Cai, với tổng số học sinh là hơn 200 em của tất cả các khối lớp từ 6 đến 9.
Phần B. Nội dung
Khảo sát.
Ngay từ khi bước vào năm học, tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng đẻ nắm được khả năng và tình hình học tập của học sinh đối với môn Công nghệ, để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp và những biện pháp giảng dạy cho phù hợp và kịp thời giúp học sinh có thể tiếp thu bài học một cách dễ dàng, chủ động và tích cực hơn. Đồng thời phát huy tính tích cực của học sinh và thông qua các phương pháp giảng dạy mới giúp học sinh có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ.
Qua quá trình khảo sát, tôi thấy kết quả như sau:
Với tổng số học sinh là 269 em, trong đó cụ thể là:
-Giỏi: 35 em(13%)
-Khá: 105 em(40 %)
-Trung bình: 103 em(37%)
-Yếu: 103 em (10%)
Biện pháp thực hiện
Đặc điểm bộ môn Công Nghệ cấp THCS.
Môn Công Nghệ cũng như các môn học khác của trường THCS đều hướng vào thực hiện mục tiêu môn học đã định trong chương trình. Mục tiêu đã chỉ ra những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần phải đạt được sau khi học xong từng bài, từng chương và kết thúc chương trình.
Môn Công Nghệ khác với các môn khoa học cơ bản khác, nó là môn khoa học ứng dụng. Môn Công Nghệ gần gũi và gắn chặt với những hoạt động nghề nghiệp cụ thễ như Nông- Lâm- Ngư nghiệp, Điện dân dụng, Cơ khí, các nghề dịch vụ. Nội dung chương trình môn công nghệ ở cấp THCS gồm có 3 phần: Kinh tế gia đình, Công nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp. Mỗi phân môn đều được chia thành phần cứng (học từ lớp 6 đến lớp 8) và phần tự chọn bắt buộc (học ở lớp 9). Đặc biệt, trong chương trình, tỉ lệ giờ thực hành chiếm nhiều, gần 60 %, vì vậy phải cần đến rất nhiều đồ dùng và dụng cụ, vật liệu thực hành. Vì vậy việc phải áp dụng các phương pháp dạy học mới vào để giúp học sinh học tập tốt hơn các phân môn công nghệ là rất cần thiết.
Trong chương trình công nghệ THCS có 2 phần: Công nghệ I và công nghệ II.
Công nghệ I: -Lớp 6: Kinh tế gia đình
Lớp 7: Nông, Lâm,Ngư nghiệp
Lớp 8: Công nghiệp
Công nghệ II: Học ở lớp 9, học sinh tự chọn một trong các phân môn sau:
Cắt may
Nấu ăn
Trồng cây ăn quả
Lắp đặt mạng điện trong nhà
Sửa chữa xe đạp
.
Trong đó ở công nghệ I chủ yếu nhằm minh hoạ những nội dung lí thuyết đã học. Giúp học sinh làm quen với các hoạt động nghề nghiệp, nhận biết và tập sử dụng một số công cụ đơn giản trong sản xuất. Vì vậy ở công nghệ I chưa thể giúp học sinh hình thành những kĩ năng cơ bản được, chủ yếu nhằm giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Vì vậy, chương trình môn công nghệ 9 được cấu trúc theo các môđun để học sinh tự chọn khi học, ở đây tập trung chủ yếu vào thực hành, yêu cầu về rèn kĩ năng cao hơn.Vây làm thế nào với những bài học như vậy, ở đây người giáo viên phải biết áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học.
Thực trạng môn công nghệ ở trường THCS Bản Phố.
Để thực hiện tốt công việc giảng dạy, cần phải hội đủ nhiều yếu tố, ví dụ như: chất lượng học sinh, chất lượng giáo viên,phương pháp giảng dạy, đồ dùng dạy học, cơ sở vật chấtnếu đầy đủ những yếu tố đó sẽ giúp người giáo viên thực hiện tốt công việc của mình.
- Giáo viên: Tất cả giáo viên đều chú trọng tới công việc của mình để nâng cao chuyên môn, nâng cao chất lượng học sinh. Tìm tòi và tự thiết kế, đưa ra những phương pháp giảng dạy tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học mới là vô cùng hiệu quả.
- Học sinh: 100% là con em dân tộc, gia đình gặp nhiều khó khăn, vào những ngày mùa học sinh thường hay nghỉ học, vì vậy cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập của các em, đồng thời ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của giáo viên, gây khó khăn cho giáo viên trong trong việc thực hiện mục đích của mình. Hơn thế do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên có rất nhiều những thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình mà các em không được biết đến. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp trực quan trong trường hợp này là rất cần thiết, sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn, tạo nhiều hứng thú trong quá trình học tập và tìm hiểu. 
3. Thực hiện biện pháp 
a. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp là cách thức là con đường để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
 Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc của thầy trò. Trong quá trình thực hiện cách thức đó thầy giữ vai trò chủ đạo, trò giữ vai trò tích cực, chủ động chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng và thái độ ở bài học hay môn học. Phương pháp không phải bản thân sự hoạt động mà chỉ là cách thức xác định tính chất, phương hướng và trình tự tiến hành hoạt động nào đó, còn muốn trực tiếp nhằm biến đổi đối tượng, hay nhận thức đối tượng lại là quá trình dùng thao tác, các cử động phù hợp với tính chất của phương pháp đó qui định với sự hỗ trợ của hệ thống những phương tiện thích hợp.
	Có rất nhiều các phương pháp dạy học, về phương diện cấu trúc logic thì có các phương pháp như: phương pháp dạy học phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch- qui nạp, phương pháp theo dõi quá trình phát triển nội dung dạy học. Nhưng về phương diện lĩnh hội kiến thức thì gồm các phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, minh hoạ, thí nghiệm, phương pháp làm việc với sách và tài liệu kĩ thuật. Về phương diện lĩnh hội và phát triển kĩ năng thì có các phương pháp: phương pháp luyện tập, phương pháp thực nghiệm. Nhưng để phát huy tính tích cực, tự học của người học phải dùng đến các phương pháp: thảo luận, phương pháp dạy theo chương trình hoá, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống.
b. Sử dụng phương pháp dạy học trong những nội dung nào cho phù hợp.
*Phương pháp dạy học thuyết trình
	- Giảng thuật; là phương pháp dùng lời có chứa đựng những yếu tố trần thuật, tường thuật, mô tả theo đúng các đặc điểm hay diễn biến của sự vật, hiện tượng, sự kiệnđã diễn ra trong thực tế. Dùng để dạy các đối tượng cụ thể, thực tế. Ví dụ như quy trình công nghệ, bản vẽ, sơ dồ, mô hình, vật thật, sự kiện, ... m vững và có độ tin cậy. Những nội dung học được người học đưa vào tiềm thức của bản thân. Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả cao thì học sinh phải có chút ít hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề đang bàn, phải có tài liệu phát tay cho học sinh nghiên cứu trước và kèm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Lưu ý khi đặt câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, sát với trình độ phát triển của học sinh, mỗi câu chỉ chứa đựng một vấn đề. 
* Phương pháp làm việc với sách giáo khoa.
Đã là người học phải có sách và biết làm việc với sách. Đã có sách người dạy phải hướng dẫn học sinh biết đọc sách để nắm vững kiến thức.
+ Đọc ở trên lớp: Căn cứ vào mục tiêu bài, người dạy định trước khi lên lớp cho người học đọc trước những nội dung cần học, đọc để có thể hiểu được nội dung của bài. Giáo viên hướng dẫn đọc- khái quát hoá- báo cáo trước lớp- thầy tổng kết- kết luận- học sinh ghi tóm tắt vào vở theo cách ghi của riêng mình.
+ Đọc ở nhà: Giáo viên hướng dẫn người học đọc những nội dung sẽ gỉng cho lần sau. Đọc xong, ghi thành đề cương đánh dấu ở đề cương những điều chưa hiểu để khi lên lớp hỏi thầy, trao đổi với bạn, sau thầy tổng kết- kết luận. Người học trên cơ sở đó hoàn thiện đề cương của mình.
* Phương pháp trực quan.
+ Trình bày mẫu: Là phương pháp được tiến hành bằng thị phạm của người dạy và làm thủ của người học trước khi cho họ luyện tập để hình thành kĩ năng nghề. Ưng dụng khi chọn những thao tác mới, cơ bản trong phiéu công nghệ, giải thích cho người học hiểu nhiệm vụ, ý nghĩa của từng thao tác sắp thực hiện. Những thao động tác phức tạp có thể tiến hành ba lần.
Lần 1: Tốc độ, nhịp độ thường
Lần 2: Làm chậm, giải thích
Lần 3: Như lần 1
Nhấn mạnh những sai lầm có thể xảy ra, cuối cùng gọi một học sinh làm thử, mục đích kiểm tra lại những thao tác mẫu của giáo viên xem học sinh tiếp thu như thế nào. Sau đó cho học sinh xem vật mẫu rồi cho họ luyện tập.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát: Trong khi truyền đạt nội dung dạy,để người đọc hiểu cần huy động nhiều giác quan để nắm vững nội dung học. Muốn vậy người học cần bổ sung vào quá trình dạy- học những : bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu, mô hình, vật thậtđến phần nội dung có sử dụng phương tiện trực quanthì giáo viên sẽ đưa ra, treo lên hay chiếu lên. Giáo viên thường tiến hành giới thiệu bằng hai con đường diễn dịch hoặc qui nạp, nêu bật lên đối tượng quan sát. Giao cho học sinh nghiên cứu trước, khi đưa ra gọi học sinh mô tả, thầy chỉ đạo, học sinh quan sát, tổng kết, kết luận. Khi nghiên cứu xong thì phải cất đi, tránh phân tán sự chú ý của học sinh.
+ Tự quan sát của học sinh: Phương pháp này, giáo viên áp dụng sẽ làm học sinh tăng khả năng tự vận động của họ trong quá trình nắm vững tri thức, rèn luyện óc quan sát.Giáo viên cung cấp cho học sinh cách quan sát, trình tự quan sát, quan sát những bộ phận, đối tượng nàohướng dẫn họ ghi chép những điều quan sát được, rồi sau đó giáo viên sẽ tổng kết và kết luận.
+ Tổ chức cho học sinh tham quan: Đối tượng tham quan phần nhiều nằm ở lĩnh vực ngoài trường như nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, công trường nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh. áp dụng khi bắt đầu năm học, hoặc kết thúc khoá học giáo dục cho học sinh hứng thú nghề nghiệp, lòng yêu nghề và học sản xuất cho học sinh. Phương pháp này được tiến hành như sau: Mỗi cuộc tham quan phải có M-NV-N, liên hệ trước với cơ sở đến tham quan, định người hướng dẫn tham quan, khi quan sát trong cuộc tham quan cần phải bám sát những mục tiêu đã đề ra. Kết thúc cuộc tham quan học sinh phải viêt thu hoạch, tiến hành thảo luận, rút kinh nghiệm, bài học cần thiết theo chương trình đào tạo.
* Phươngpháp luyện tập.
+ Phương pháp thí nghiệm: Thí nghiệm là mô hình đại diện cho thực tế, bởi vậy thí nghiệm được bố trí gần giống đối tượng thật, giúp cho học sinh nắm tri thức và khẳng định được những điều đã tiếp thu là chân lí và khách quan. Tuỳ theo thí nghiệm minh hạo, thí nghiệm nghiên cứu. Với quan điểm lấy người học làm trung tâm, cách làm được tiến hành như sau:Xác định thí nghiệm; Tích luỹ kiến thức cho học sinh; Lập qui trình thí nghiệm; Tiến hành thực nghiệm; Ghi biên bản thí nghiệm; Giáo viên tổng kết buổi học.
+ Phương pháp luyện tập: Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, được tổ chức có mục tiêu và có kế hoạch. Có các dạng luyện tập ví dụ như luyện thao tác, bước nguyên công, thủ công; luyện các nguyên công thủ công; luyện các nguyên công trên máy; luyện thực hiện các quá trình lao động; luyện tập bằng máy luyện tập. 
+ Phương pháp ôn tập: Ôn tập là quá trình nhắc lại có kế hoạch, có hệ thống những điều đã trải qua. Với phương pháp này, người học sẽ thường xuyên để tâm đến những điều mình đã học, có kế hoạch xem lại những cái đã học. Xem lại, khái quát hoá, tạo ra kí hiệu riêng để lưu giữ, để ghi nhớ, định kì, ghi lại trong kí ức.
+ Phưong pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: Đây là phương pháp ngày nay đang được áp dụng nhiều nhất để nâng cao tính tích cực, tự lực của người học.
c. Muốn lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu để dạy- học môn, bài nào đó cần dựa vào:
- Mục đích dạy- học
- Nội dung môn học
- Cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trưòng
- Nhiệm vụ dạy- học
Kiến thức và kĩ năng sư phạm, kinh nghiệm của người dạy 
áp dụng vào bài học cụ thể.
 Tiết 26. Bài 12. Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giải thích được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
2. Kĩ năng:- Trình bày được cách chọn cây cảnh thông dụng để trang trí phù hợp với nhà ở và nơi học tập.
 - Chăm sóc các loại cây cảnh.
3. Thái độ: Có ý thức trang trí nhà ở, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tranh trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa, sưu tầm tranh cây thế Bon sai.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về cây cảnh và hoa.
III. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm
IV. Tổ chức giờ học
ổn định tổ chức (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số: 6a1: 6a2: 
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Em hãy cho biết công dụng của rèm cửa? Người ta thường dùng chất liệu nào đêr làm rèm cửa?
Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở
Mục tiêu: Giải thích được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Ngoài việc dùng tranh ảnh và gương, mành, rèm, để trang trí, người ta còn sử dụng những gì để trang trí nhà ở?
Vây trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa có ý nghĩa gì?
GV kết luận
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn: Em hãy giải thích vì sao cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí?
GV kết luận
Yêu cầu HS liên hệ thực tế và cho biết: 
- Nhà em có trồng cây cảnh và hoa dùng tranh trí không?
- Nhà em trồng cây cảnh gì và trang trí ở đâu?
HS liên hệ thực tế để trả lời
HS nghiên cứu sgk và trả lời
HS ghi vở
HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời
Nhóm khác nhận xét
HS liên hệ thực tế trả lời
I. ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
a. Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng đẹp , mát mẻ hơn.
b. Cây cảnh góp phần làm trong sạch không khí
c. Trồng, chăm sóc cây cảnh, cắm hoa trang trí đem lại niềm vui, thư giãn cho con người.Nghề trồng hoa, cây cảnh còn đem lại thu nhập cho nhiều gia đình.
 Hoạt động 2. Tìm hiểu một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở
Mục tiêu: Trình bày được cách chọn cây cảnh thông dụng để ttrang ttrí nhà ở phù hợp.
Thời gian: 21 phút
GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát tranh tìm hiểu những loại cây cảnh thông dụng
GV ghi bảng ý kiến của HS thành 3 nhóm
GV yêu cầu HS kể thêm các loại cây cảnh có ở địa phương
GV rút ra kết luận như trong sgk.
Có thể đặt chậu cây cảnh ở những vị trí nào trong nhà?
GV kết luận
Để có hiệu quả trang trí, cần chú ý những điều gì?
GV kết luận và đưa ra một số ví dụ
Cây cảnh có tốn công chăm sóc không?
Cần chăm sóc như thế nào?
Giá cây cảnh có đắt không?
Nhà ít tiền có chơi cây cảnh được không?
GV mở rộng và giới thiệu cho học sinh quan sát cây thế Bon sai
HS quan sát tranh và nêu tên 
HS liên hệ thực tế và trả lời
HS trả lời
HS thảo luận nhóm bàn đưa ra câu trả lời
HS ghi vở
HS quan sát tranh
II. Một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở. 
1. Cây cảnh
a. Một số loại cây cảnh thông dụng 
- Cây có hoa
- Cây chỉ có lá
- Cây dây leo, bóng mát
b. Vị trí trang trí cây cảnh
- ở ngoài nhà: Trước cửa nhà, trên bờ tường
- Trong phòng: Góc tường, cửa ra vào, treo trên cửa sổ
*Chú ý: 
- Cây phải phù hợp với chậu về kích thước, hình dáng ( ví dụ: cây dáng cao thì chậu cao, cây tán rộng, thân cao, chậu thấp, miệng rộng)
- Chậu cây phải phù hợp với vị trí cần trang trí.( cây treo phải là cây dây leo, mềm mại)
c. Chăm sóc cây cảnh
- ít công chăm sóc
- Chăm bón, tưới nước, tỉa cành, bắt sâu..
- Sau một thời gian dài để trong nhà cần phải đưa ra ngoài trời và đổi cây khác vào. 
4. Củng cố (2 phút)
GV hệ thống nội dung bài học
Yêu cầu HS trả lời câum hỏi cuối bài
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
III. Kết quả áp dụng 
 Qua quá trình áp dụng đổi mới phương pháp dạy học trong môn Công nghệ ở trường THCS, mặc dù mới áp dụng trong một học kì, nhưng tôi thấy tình hình học tập của học sinh có vẻ khả quan hơn. Nhìn chung đa số các em đều biểu lộ thái độ yêu thích môn học, hứng thú tìm tòi và sáng tạo.
 Việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học là một điều cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp học sinh học tập một cách tích cực hơn, chủ động hơn. Bên cạnh đó, tôi còn thấy việc học của các em đã có sự tiến bộ đáng kể, số lượng học sinh khá giỏi tăng hơn, không còn học sinh yếu.
 Đạt được kết quả như vậy,tôi thấy đây là điều mà tất cả các giáo viên đều mong mỏi và đặc biệt là cá nhân tôi. Từ đó các em nhận thấy rằng môn học này không hề tẻ nhạt, mà ngược lại nó rất hay, rất nhiều điều bổ ích.
C. Kết luận
 Trên đây là một số ý kiến nhỏ của cá nhân tôi mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy. Chắc chắn rằng vẫn còn nhiều thiéu sót và chưa hoàn chỉnh. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến cho sáng kiến nhỏ này của tôi.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày..thángnăm 2010
 Người viết
 Trần thị tuyết nhung
Mục lục
Phần mở đầu.
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Tình hình nghiên cứu
III. Mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần nội dung.
I. Khảo sát
II. Biện pháp thực hiện
III. Kết quả áp dụng
C. Kết luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc