Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua việc kiểm tra nhóm ở Lớp 6a2 Trường THCS Chánh Phú Hòa - Năm học 2012-2013 - Hồ Thị Sương

Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua việc kiểm tra nhóm ở Lớp 6a2 Trường THCS Chánh Phú Hòa - Năm học 2012-2013 - Hồ Thị Sương

MỤC LỤC

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

II./GIỚI THIỆU 3

1. Hiện trạng: 3

2. Giải pháp thay thế: 3

3. Một số đề tài gần đây: 4

4. Vấn đề nghiên cứu: 5

5. Giả thiết nghiên cứu: 5

III. Phương pháp: 5

1. Khách thể nghiên cứu: 5

2. Thiết kế: 5

3. Quy trình nghiên cứu: 6

4. Đo lường: 10

IV./PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 12

1. Phân tích dữ liệu: 12

2. Bàn luận kết quả: 13

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 14

1. Kết luận: 14

2. Khuyến nghị: 14

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 15

VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI: 16

 

doc 21 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua việc kiểm tra nhóm ở Lớp 6a2 Trường THCS Chánh Phú Hòa - Năm học 2012-2013 - Hồ Thị Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BẾN CÁT
TRƯỜNG THCS CHÁNH PHÚ HÒA
	Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN NỀ NẾP CỦA HỌC SINH 
THÔNG QUA VIỆC KIỂM TRA NHÓM Ở LỚP 6A2 
TRƯỜNG THCS CHÁNH PHÚ HÒA
Người viết: Hồ Thị Sương
	Tổ: Hành chính
Năm học 2012 – 2013
MỤC LỤC
 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Xây dựng nề nếp kỷ cương chính là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao giáo dục toàn diện. Mỗi học sinh đến trường không chỉ lĩnh hội tri thức phát triển tài năng mà các em còn được học để làm người. Ông cha ta đã có câu ”Tiên học lễ, hậu học văn” cho thấy được tầm quan trọng của việc học lễ nghĩa giáo dục nhân cách sống cho thế hệ trẻ tương lai.
 Tuy nhiên, thực tế không phải học sinh nào cũng thực hiện tốt nội quy của nhà trường đưa ra.Vì học sinh THCS thường ở vào độ tuổi từ 11 đến 15, đây là lứa tuổi đang phát triển về tâm, sinh lí. Nói cách khác đây là giai đoạn giao thoa giữa hai lứa tuổi: không còn là trẻ con cũng chưa phải là người lớn. Vì vậy các em thường có những suy nghĩ bồng bột, cảm tính, dễ bắt chước, ham vui, ham chơi, thích làm người lớn, thích tự khẳng định, thích khác người...do các em không được chỉ bảo, uốn nắn kịp thời của người lớn nên có những suy nghĩ và hành động lệch lạc, không thích thực hiện nề nếp của nhà trường, gây tổn hại đến nhân cách.
 Để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm nề nếp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu : “ Nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua việc kiểm tra nhóm ở lớp 6A2, trường THCS Chánh Phú Hòa ”. 
 Thực hiện đề tài này với mong muốn giúp học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong lớp học, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh về nề nếp, thi đua trong học tập.
II./GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
- Giáo viên chủ nhiệm không thể thường xuyên lên lớp vì một tuần số tiết giáo viên ở lớp chủ nhiệm là rất ít nên không kịp thời nắm bắt được việc thực hiện nề nếp của tất cả học sinh trong lớp, khi học sinh vi phạm nề nếp không kịp thời xử lý giáo dục các em có thể tiếp tục vi phạm.
- Học sinh thường xuyên vi phạm nề nếp làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, khi các em vi phạm những lỗi cơ bản như: nghỉ học không phép, trốn tiết nhiều nên không theo kịp bài trên lớp, học tập sa sút, bạn bè xa lánh, giáo viên khiển trách, học sinh có tâm lý chán nản, ít tiếp xúc bạn bè trong lớp, dễ bị bạn bè xấu lôi kéo, mê chơi game
- Bản thân các em học sinh chưa ý thức được việc thực hiện nề nếp là cần thiết, các em còn xem nhẹ nội quy trường lớp đề ra. Bên cạnh đó giáo viên chưa có phương pháp giáo dục nề nếp hợp lí.
- Ban cán sự lớp chưa đoàn kết lớp thi đua cùng nhau thực hiện nội quy trường, lớp. Các thành viên trong lớp chưa có ý thức làm việc nhóm và thi đua giữa các nhóm. 
- Hoạt động Đoàn, Đội chưa đi vào chiều sâu, chưa có nhiều mô hình học tập, sinh hoạt vui chơi, tạo sức hấp dẫn đối với đội viên, học sinh mà lại phụ thuộc quá nhiều vào những hoạt động khác. Xử lý học sinh vi phạm chưa thực sự cương quyết và không đến nơi đến chốn, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, Giám thị và các đoàn thể.
2. Giải pháp thay thế:
- Giáo viên chủ nhiệm không lên lớp thường xuyên nhưng vẫn giữ liên lạc với giám thị trực để nắm bắt được hoạt động của học sinh và biết được học sinh vi phạm kịp thời giáo dục không để các em tái phạm.
- Thay đổi phương pháp giáo dục nề nếp cho học sinh bằng phương pháp lập nhóm thi đua thực hiện nề nếp của trường và lớp đề ra. Thông qua đó giáo viên có thể cho các nhóm kiểm tra lẫn nhau đầu giờ học.
- Học sinh sau khi được giáo viên phân nhóm bầu ra nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên trong nhóm thực hiện nề nếp hàng ngày, báo cáo những bạn thường xuyên vi phạm cho giáo viên kịp thời chấn chỉnh, lập kế hoạch giúp đỡ các thành viên trong nhóm thực hiện tốt nội quy trường đề ra.
3. Một số đề tài gần đây:
- Một số đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nghiên cứu về vấn đề về việc thực hiện nề nếp của học sinh THCS như:
- “Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS” của thầy Nguyễn Ánh Viễn, trường THCS Nguyễn Tú Tân
- “Bản tham luận về việc thực hiện nề nếp của học sinh trong trường THCS” của thầy Phùng Đức Tăng
- “Khắc phục tình trạng học sinh vô lễ bằng biện pháp, quan tâm, động viên, giúp đỡ ở lớp 8A1, trường THCS Hồ Đắc Kiện” của thầy Nguyễn Văn Chữ
- “ Xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm” của cô Nguyễn Ánh Tuyết
- Đề tài “Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc rèn luyện đạo đức học sinh THCS trong dạy học môn giáo dục công dân” của cô Đỗ Thị Mỹ Hà
- Các đề tài đều đề cập đến vấn đề giáo dục nề nếp cho học sinh nhưng chưa tạo cho học sinh ý thức tự giác trong việc thực hiện nề nếp.
- Nhưng với đề tài: “Nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua việc kiểm tra nhóm áp dụng vào lớp 6A2, trường THCS Chánh Phú Hòa” tôi muốn nghiên cứu cụ thể hơn về khả năng làm việc nhóm của học sinh trong việc thực hiện nề nếp, giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn học sinh thực hiện những nội quy cụ thể. Giáo viên không áp đặt học sinh thực hiện những quy tắc cứng nhắc mà để học sinh chủ động đóng góp ý kiến tham gia xây dựng nề nếp trường, lớp bằng hoạt động nhóm.
4. Vấn đề nghiên cứu:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua việc kiểm tra nhóm liệu có đạt hiệu quả không?
5. Giả thiết nghiên cứu:
- Có. Việc kiểm tra theo nhóm nâng cao ý thức thực hiện nề nếp của học sinh.
III. Phương pháp:
Khách thể nghiên cứu:
- Tôi tiến hành nghiên cứu trên 14 nhóm học sinh, ở hai lớp 6A1 và lớp 6A2. Trong đó nhóm thực nghiệm 7 nhóm ở lớp 6A2, 7 nhóm đối chứng lớp 6A1( mỗi nhóm có 5 học sinh). Mỗi nhóm tương đương nhau về lứa tuổi, tương đương về trình độ có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Tương đương về nề nếp: tốt, khá, trung bình, yếu.
- Hầu hết các em học sinh đều được giáo dục nội quy từ đầu năm học, thông tin cá nhân của học sinh được giáo viên cập nhật đầy đủ nên tôi biết được hoàn cảnh gia đình, nơi ở và kết quả học lực của từng học sinh rất thuận lợi cho tôi khi tiến hành nghiên cứu. 
Thiết kế:
Chọn 14 nhóm của hai lớp: 7nhóm của lớp 6A2 làm nhóm thực nghiệm. 7 nhóm của lớp 6A1 làm nhóm đối chứng . 
Nhóm
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm (6A2)
Cho học sinh lập nhóm kiểm tra việc thực hiện nề nếp hàng tuần
O1
Đối chứng (6A1)
Không tác động
O2
Quy trình nghiên cứu:
* Bước 1: Chọn nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng
- Tôi chọn nhóm nghiên cứu: Nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng ở khối lớp 6 trường THCS Chánh Phú Hòa. Quá trình thử nghiệm đã được tổ chức ở hai nhóm của hai lớp 6A1 và lớp 6A2.
- Nhóm của lớp 6A1 làm nhóm đối chứng, gồm 35 học sinh, chia làm 7 nhóm, mỗi nhóm 5 em học sinh. Đối với nhóm này tôi không hướng dẫn các em thực hiện nề nếp thông qua lập nhóm kiểm tra.
- Nhóm của lớp 6A2 làm nhóm thực nghiệm, gồm 35 học sinh, cũng chia làm 7 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh. Đối với nhóm này tôi hướng dẫn cho học sinh cách lập nhóm kiểm tra việc thực hiện nề nếp, báo cáo kết quả hàng tuần
*Bước 2: Tiến hành kiểm tra nhóm:
- Sau khi chọn nhóm tôi tiến hành thực nghiệm trên lớp 6A2, trước tiên cho học sinh bầu chọn nhóm trưởng của mỗi nhóm, nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên trong nhóm thực hiện nội quy của trường như: 
Đi học đúng giờ. Nghỉ học phải có giấy xin phép của cha(mẹ). Nếu nghỉ học 3 ngày trở lên phải xin ý kiến của Ban Giám Hiệu. 
Không trốn tiết, trốn thể dục và trốn lao động, ngoại khóa. Thực hiện đúng hiệu lệnh chuông (trống) ra vào lớp.
Đi học quần áo gọn gàng, đúng đồng phục( áo sơ ni trắng, quần tây xanh đậm) luôn bỏ áo trong quần. Luôn đeo khăn quàng, huy hiệu đội. Mang phù hiệu, đi dép quai hậu.
Phải chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Ngồi học nghiêm túc chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến
Không nói tục, chửi thề, gây gỗ đánh nhau ; cấm đem vũ khí đến trường học 
Học sinh không xả rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung
Cấm học sinh đi xe máy đến trường: học sinh đi xe đạp điện đến trường phải đội nón bảo hiểm. 
Đến trường thực hiện đúng quy tác ứng xử trong lớp học: bạn bè phải giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, thân thiện với mọi người xung quanh.
Phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình mọi hoạt động phong trào của nhà trường, của lớp giao cho. Luôn tham gia mọi hoạt động công tác từ thiện, công tác xã hội
Mọi học sinh phải thực hiện đúng quy định trên. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật hạ bậc hạnh kiểm. Nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng nhà trường đình chỉ học tập. 
- Tiếp theo cho các nhóm kiểm tra lẫn nhau, đến cuối tuần tổng hợp, nhận xét nhóm nào thực hiện tốt, nhóm nào thực hiện chưa tốt. Qua đó học sinh cùng giáo viên sẽ cùng tìm ra biện pháp khắc phục 
*Bước 3: Nhóm báo cáo kết quả kiểm tra hàng tuần:
- Các tuần tiếp theo tôi cho các nhóm thực nghiệm tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau và báo cáo kết quả tổng hợp mỗi tuần
- Lớp trưởng sẽ báo cáo cho giáo viên tình hình thực hiện nề nếp của lớp hàng tuần theo bảng sau:
Báo cáo tình hình thực hiện nề nếp của lớp 6A2
Tuần: 1 ( Từ ngày 13\ 8 đến ngày 17 \8 \ 2012)
Tên
Nhóm
Đi trễ
Trốn (tiết, SH,
TD)
Vắng KP
Nói tục, vô lễ, đánh nhau
Tác phong, đồng phục
Xả rác, không trực nhật
 Nói chuyện
Điểm Kém
(0-4
DCụ HT
Chưa làm BT
Tổng số học sinh vi phạm
1
Dĩ
1
2
3
Mai
1
4
Phúc
Nhân
2
5
Sang
Sang
Thanh
Sang
4
6
Thùy
1
7
Tài, trung
Tài
Tài. Vinh
5
Báo cáo tình hình thực hiện nề nếp của lớp 6A2
Tuần 18 (10/12/2012 đến 15/12/2012
Tên
Nhóm
Đi trễ
Trốn (tiết, SH,
TD)
Vắng KP
Nói tục, vô lễ, đánh nhau
Tác phong, đồng phục
Xả rác, không trực nhật
 Nói chuyện
Điểm Kém
(0-4
DCụ HT
Chưa làm BT
Tổng số học sinh vi phạm
1
Đạt
1
2
3
4
Nhân
1
5
Quỳnh
1
6
7
Việt
1
- Trên đây tôi đưa ra 2 bảng báo cáo tình hình thực hiện nề nếp của lớp 6A2 của tuần đầu và tuần cuối để thấy được sự thay đổi của học sinh sau khi có sự tác động
- Còn nhóm đối chứng tôi tiến hành kiểm tra việc thực hiện nề nếp theo cách thông thường là kiểm tra bằng tổng hợp của giám thị trực, lớp trưởng, đội sao đỏ. 
 * Bước 4: Thực hiện bài kiểm tra sau tác động
- Đến tuần cuối cùng tôi cho học sinh tự chấm điểm vào bảng điểm thi đua nề nếp để kiểm tra việc thực hiện nề nếp qua quá trình tác động. 
- Bảng chấm điểm được thực hiện theo mẫu sau :
BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA NỀ NẾP LỚP 6A3
Tên
Học sinh: nhóm
Đi trễ
Trốn (tiết, SH,
TD)
Vắng KP
Nói tục, vô lễ, đánh nhau
Tác phong, đồng phục
Xả rác, không trực nhật
 Nói chuyện
Chưa làm BT
Điểm Kém
(0-4
DCụ HT
Tổng điểm Trừ
-2đ
\lần
-5đ
\lần
-5đ
\lần
-10đ
\lần
-5đ
\lần
-10đ
\lần
-2đ
\lần
-2đ
\bài
-2đ
\lần
-5đ
\lần
Điểm chuẩn: 100đ Tính xếp loại : 90đ trở lên: tốt ; 80 đến 89 : khá ; 
 70 đến 79: trung bình ; 69 trở xuống : yếu .
- Tôi phát cho mỗi học sinh một bài kiểm tra thái độ thực hiện nề nếp, tiếp đó thu bài và tiến hành chấm điểm. Lấy điểm trung bình của 7 nhóm thực nghiệm đem so sánh với 7 nhóm đối chứng, so sánh 2 lớp 6A1 và 6A2 tính độ lệch chuẩn để thấy được kết quả ở nhóm thực nghiệm có sự thay đổi sau khi tác động.
Đo lường: 
- Công cụ sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp thống kê, tổng hợp trong quá trình nghiên cứu và làm bài kiểm tra khảo sát thái độ thực hiện nề nếp của học sinh tại lớp 6A2 trường THCS Chánh Phú Hòa. Mục tiêu của nghiên cứu này thay đổi ý thức thực hiện nề nếp ở hoc sinh, từ thái độ xem nhẹ việc thực hiện nội quy của trường, lớp, qua quá trình tác động học sinh đã nghiêm túc thực hiện nề nếp và xem việc thực hiện nề nếp là nhiệm vụ của mỗi học sinh trước khi đến trường.
- Sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp kết quả kiểm tra của các nhóm. Giáo viên có thể phân loại những học sinh hay vi phạm về nề nếp như em Lê Thành Tài (nhóm 7), Nguyễn Thái Sang( nhóm 5) riêng đối với em Lê Thành Tài có thể phân tích một cách tỉ mỉ về tính chuẩn mực khi đến trường của học sinh, tác phong của người đội viên Hoặc có thể mạnh dạn đưa em vào Đội cờ đỏ , tự dưng cái bệnh lề mề về khâu tác phong, ăn mặc của em sẽ khỏi. Vì các em có nghiêm túc thì lúc đó mới theo dõi đánh giá các bạn khác trong trường trong lớp được.
- Đối với em Nguyễn Thái Sang( nhóm 5), do gia đình gặp nhiều khó khăn, hàng ngày phải đi trút mủ cao su giúp gia đình, nên em không hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như việc thực hiện nề nếp, nội quy giờ giấc đến lớp. Tổ trưởng của nhóm đã trao đổi với các tổ viên giúp đỡ, vận động cả lớp quyên góp tiền ủng hộ quần áo, sách vởdo vậy tình trạng vi phạm nề nếp của em Sang đã được cải thiện.
- Kết quả kiểm tra của các nhóm có thể rút ra được nhận xét: Tuần 1 số học sinh vi phạm nề nếp : 14 lần. Các tuần tiếp theo có giảm đến tuần 18 số học sinh vi phạm nề nếp không đáng kể.
Kết quả sau khi cho học sinh làm chấm điểm thi đua nề nếp:
NHÓM THỰC NGHIỆM N( LỚP 6A2)
STT
NHÓM
ĐIỂM
1
N1
90
2
N2
85
3
N3
90
4
N4
90
5
N5
90
6
N6
85
7
N7
80
Điểm trung bình
87.14
NHÓM ĐỐI CHỨNG M( LỚP 6A1)
STT
TỔ NHÓM
ĐIỂM
1
M1
82
2
M2
80
3
M3
75
4
M4
82
5
M5
85
6
M6
80
7
M7
75
Điểm trung bình
79.86
- Bảo đảm độ tin cậy của kết quả thu được tôi đã nhờ một giáo viên cùng tổ tham gia kiểm tra theo các điều kiện đã đưa ra. 
IV./PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu:
- Khi phân tích dữ liệu cho thấy,cho học sinh thực hiện làm bảng chấm điểm thi đua nề nếp và kết hợp với kết quả thống kê tổng hợp nề nếp của giáo viên chủ nhiệm của hai lớp 6A1, lớp 6A2 cho thấy có sự chênh lệch đồng thời điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 87,14, và của nhóm đối chứng là 79,86. Điều này cho phép kết luận: chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động . 
- Từ đó cho thấy giả thiết của đề tài “ Nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua việc kiểm tra nhóm ở lớp 6A2, trường THCS Chánh Phú Hòa ”đã được kiểm chứng. Qua quá trình tác động ở lớp 6A2, học sinh đã có ý thức hơn, việc thực hiện nề nếp đối với các em đã trở thành thói quen hàng ngày.
87,14
Lớp 6A2
79,86
Lớp 6A1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Nhóm thực nghiệm 
Nhóm đối chứng
Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
2. Bàn luận kết quả:
Giá trị
Điểm kiểm tra
Nhóm thực nghiệm N
Nhóm đối chứng M
Điểm trung bình
87.14
79.86
Độ lệch chuẩn
7.29
Giá trị P của T-test
0.002
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và đối chứng qua lần kiểm tra : Điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 87.14 điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm đối chứng là 79.86. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là 7.29.
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có độ chênh lệch điểm số kiểm tra là 7.29. Điều này cho thấy điểm trung bình kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng là do có tác động vào.
Phép kiểm chứng T-test đối với điểm trung bình kiểm tra sau tác động của 2 nhóm P= 0,002, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa, không phải ngẫu nhiên mà là do tác động lệch về phía nhóm thực nghiệm.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
 	 1.1. Những mặt làm được:
- Nêu ra được sự cần thiết của giải pháp phù hợp với quan điểm, chủ trương của ngành và thực tế địa phương nơi công tác.
- Nêu ra được cơ sở lí luận, đưa ra được giải pháp cụ thể rõ ràng áp dụng cho việc giúp học sinh thực hiện tốt nề nếp.
- Kết quả khi vận dụng giải pháp: làm chuyển biến phần lớn và giải quyết được phần yêu cầu thực tiễn. 
	1.2 Những mặt hạn chế:	
- Mức độ áp dụng của giải pháp chưa thực sự sâu rộng trong học sinh. Do đó đối với một số học sinh yếu kém, thụ động thì vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. 
- Việc áp dụng giải pháp vào thực tế cho các nhóm học sinh chưa thực sự mang lại hiệu quả cao do khả năng hoạt động nhóm của học sinh còn hạn chế.
Từ những mặt làm được cũng như hạn chế nêu trên, là cơ sở, là bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình giáo dục nề nếp cho học sinh.
2. Khuyến nghị:
- Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT và nhà trường có kế hoạch thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Giáo viên thường xuyên tìm tòi để đọc, tham khảo tài liệu, gần gũi tìm hiểu tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS để có phương pháp giáo dục nề nếp cho học sinh hợp lý.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS. NXB giáo dục , Biên soạn: Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Trọng Sửu.
2.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2011.
3.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học sư phạm 2010.	
4. Tài liệu bồi dưỡng công tác giám thị trong nhà trường, trung tâm ngoại ngữ - tin học và bôì dưỡng nghiệp vụ, sở Giáo Dục và Đào Tạo Bình Dương năm 2011.
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:
PHỤ LỤC I
KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: 
NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN NỀ NẾP CỦA HỌC SINH 
THÔNG QUA VIỆC KIỂM TRA NHÓM TẠI LỚP 6A2 
TRƯỜNG THCS CHÁNH PHÚ HÒA
Người nghiên cứu: Hồ Thị Sương
Đơn vị: Trường THCS Chánh Phú Hòa
Bước
Hoạt động
1. Hiện trạng 
- Còn nhiều học sinh vi phạm nề nếp, cúp học, trốn tiết, học tập sa sút, dẫn đến bỏ học
2. Nguyên nhân 
- Do học sinh không được chỉ bảo uốn nắn kịp thời của người lớn nên có những suy nghĩ và hành động lệch lạc, không thích thực hiện nề nếp của nhà trường, gây tổn hại đến nhân cách
- Bản thân các em học sinh chưa ý thức được việc thực hiện nề nếp là cần thiết, các em còn xem nhẹ nội quy trường lớp đề ra. Bên cạnh đó giáo viên chưa có phương pháp giáo dục nề nếp hợp lí.( nguyên nhân chọn tác động)
 - Ban cán sự lớp chưa đoàn kết lớp thi đua cùng nhau thực hiện nội quy trường, lớp. Các thành viên trong lớp chưa có ý thức làm việc nhóm và thi đua giữa các nhóm. 
- Một số thầy cô chưa thực sự quan tâm, chưa nắm bắt được những khó khăn của học sinh
- Phụ huynh không quan tâm đến con em phó mặc việc dạy dỗ con cái cho nhà trường
3. Giải pháp 
 thay thế 
 - Nắm bắt được đặc điểm thể chất tâm lý lứa tuổi học sinh, tình trạng sức khỏe có định hướng giáo dục, rèn luyện nề nếp học sinh
- Dùng nhiều thời gian để gần gủi, quan tâm nhắc nhở học sinh thực hiện nề nếp nhà trường
- Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp trong giáo dục nề nếp học sinh
4. Xác định tên 
 đề tài 
 - Nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua kiểm tra nhóm tại lớp 6A2
5. Vấn đề 
 nghiên cứu 
 - Việc thực hiện nề nếp của học sinh trong trường THCS Chánh Phú Hòa
6. Giả thuyết nghiên cứu 
 - Kiểm tra việc thực hiện nền nếp theo nhóm có làm giảm tỉ lệ học sinh vi phạm nề nếp ? 
7. Thiết kế
Nhóm
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm (6A2)
Cho học sinh lập nhóm kiểm tra việc thực hiện nề nếp hàng tuần
O1
Đối chứng (6A1)
Không
O2
 Quan sát và điều tra việc thưc hiện nề nếp của học sinh khi tham gia học tập tại trường trước và sau tác động.
8. Đo lường, thu thập dữ liệu
-Cho HS làm bài kiểm tra thái độ
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp
-Dạng dữ liệu cần thu thập là thái độ (người điều tra ra 10 tiêu chí kiểm tra thái độ của học sinh trong việc thực hiện nề nếp )
9. Phân tích dữ liệu
-So sánh đường đồ thị ở nhóm thực nghiệm và đồ thị ở nhóm đối chứng
10. Kết quả
-Việc nâng cao việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua kiểm tra nhóm tại lớp 6A2
PHỤ LỤC II:
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ
NHÓM THỰC NGHIỆM N
NHÓM ĐỐI CHỨNG M
STT
TỔ NHÓM
ĐIỂM 
STT
TỔ NHÓM
ĐIỂM 
1
N1
90
1
M1
82
2
N2
85
2
M2
80
3
N3
90
3
M3
75
4
N4
90
4
M4
82
5
N5
90
5
M5
85
6
N6
85
6
M6
80
7
N7
80
7
M7
75
Average =
87.14
Average =
79.86
Ch lệch GT TB =
7.29
T-test P =
0.002
PHỤ LỤC III
Các hình ảnh họat động nhóm của học sinh trường THCS Chánh Phú Hòa
Hình 1. Học sinh tham gia thi cắm hoa
-
Hình 2,3. Học sinh tham gia ngày hội vệ sinh môi trường

Tài liệu đính kèm:

  • docNANG CAO VIEC THUC HIEN NE NEP CUA HOC SINH THONG QUAVIEC KIEM TRA NHOM O LOP 6A2 TRUONG THCS CHANH.doc