Qua thực tế giảng dạy và theo dõi học sinh tiểu học trong những năm gần đây tôi thấy rằng chất lượng “Vở sạch chữ đẹp ” của học sinh ngày càng giảm . Đó cũng là điều trăn trở của Ban giám hiệu nhà trường và bản thân giáo viên làm công tác giảng dạy ở bậc tiểu học nói chung. Trước thực trạng học sinh như vậy đã thôi thúc tôi viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm về một số giải pháp rèn kĩ năng giữ vở sạch viết chữ đẹp của học sinh lớp 4 . Những giải pháp này chúng tôi đã vận dụng thực hiện và đạt kết quả rõ rệt .
II/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN
1. Những thuận lợi :
- Bản thân giáo viên đã nắm được quy trình kĩ thuật viết chữ đúng .
- Chữ viết của giáo viên chưa thật đẹp song cũng không đến nỗi xấu.
- Đối tượng học sinh còn nhỏ đang ở giai đoạn vừa học kiến thức vừa học cách viết chữ đúng, vừa rèn chữ . Các em nắm được quy trình viết chữ thường qua học lớp 1,2,3 .
- Điều kiện cơ sở vật chất : phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế vừa tầm , bảng đen đúng quy cách bảo đảm vệ sinh trường lớp .
- Nhiều em đã được gia đình quan tâm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn chữ đẹp, giữ vở sạch .
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua thực tế giảng dạy và theo dõi học sinh tiểu học trong những năm gần đây tôi thấy rằng chất lượng “Vở sạch chữ đẹp ” của học sinh ngày càng giảm . Đó cũng là điều trăn trở của Ban giám hiệu nhà trường và bản thân giáo viên làm công tác giảng dạy ở bậc tiểu học nói chung. Trước thực trạng học sinh như vậy đã thôi thúc tôi viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm về một số giải pháp rèn kĩ năng giữ vở sạch viết chữ đẹp của học sinh lớp 4 . Những giải pháp này chúng tôi đã vận dụng thực hiện và đạt kết quả rõ rệt . II/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN 1. Những thuận lợi : - Bản thân giáo viên đã nắm được quy trình kĩ thuật viết chữ đúng . - Chữ viết của giáo viên chưa thật đẹp song cũng không đến nỗi xấu. - Đối tượng học sinh còn nhỏ đang ở giai đoạn vừa học kiến thức vừa học cách viết chữ đúng, vừa rèn chữ . Các em nắm được quy trình viết chữ thường qua học lớp 1,2,3 . - Điều kiện cơ sở vật chất : phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế vừa tầm , bảng đen đúng quy cách bảo đảm vệ sinh trường lớp . - Nhiều em đã được gia đình quan tâm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn chữ đẹp, giữ vở sạch . 2. Những khó khăn Lượng kiến thức hiện nay các em phải tiếp thu nhiều . Các em phải học nhiều môn nhiều tiết, phải ghi chép nhiều trong thời gian nhất định, yêu cầu các em viết nhanh dẫn đến chữ xấu . - Tri giác của các em thiên về nhận biết tổng quát đối tượng. Trong khi đó, để viết được chữ, người viết phải tri giác cụ thể, chi tiết từng nét chữ, từng động tác kĩ thuật tỉ mỉ . Do vậy khi tiếp thu kĩ thuật viết chữ, học sinh không tránh khỏi những lúng túng, khó khăn . - Học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thẩn. - Một số em bản tính cầu thả, không cẩn thận trong khi viết, khi trình bày bài làm chưa có thói quen giữ gìn vở sạch, ý thức viết chữ đẹp . - Một số em do thói quen cầm bút, tư thế ngồi viết, cách để vở chưa đúng dẫn đến rất vất vả khi viết, chữ viết xấu . - Một số em ít được gia đình quan tâm kèm cặp, còn phó mặt cho giáo viên chủ nhiệm lớp . - Để giúp học sinh khắc phục những nhược điểm và phát huy tốt ý thức “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” chúng tôi đã tiến hành những giải pháp thực hiện sau đây . III/ NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ 1. Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng viết chữ đẹp Thế nào là viết chữ đẹp? Theo tôi chữ viết đẹp là chữ phải viết đúng kĩ thuật, rõ ràng, đều nét, các nét phải ngay ngắn không gãy, không cong vẹo, không rời rạc, các con chữ trong một chữ phải được viết liên kết liền mạch, khoảng cách giữa chữ với chữ không quá dày hoặc quá thưa . Các dấu thanh phải đánh đúng vị trí quy định để chữ cân đối . Để đạt được yêu cầu viết chữ đẹp chúng tôi tiến hành các giải pháp. 1.1 Khi học sinh luyện viết chữ giáo viên phải luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng, ngồi viết đúng tư thế, đặt vở đúng vị trí theo bàn học. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế đúng . + Tư thế ngồi viết đúng là ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngựa vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở từ 25cm đến 30cm . Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết, cánh tay phải cũng ở trên mặt bàn . Với cách để tay như vậy khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải . - Đối với những em ngồi viết chưa đúng quy cách trên . Tôi phải sửa cho các em cách ngồi đúng trước khi viết . Tập ngồi lưng thẳng, chân để chụm lại chống vuông góc . Có em khi viết mặt cúi xác vở, giáo viên phải sửa lại nâng đầu, ngẩng cao chỉ cho các em hiểu được khoảng cách áng chừng từ mắt tới vở . Có em có thói quen ngồi tỳ ngực sát vào bàn , lưng vẹo về một bên (thường các em hay vẹo lưng cong sườn về bên phải). Giáo viên giải thích cho các em hiểu tác hại viết ngồi như vậy sẽ gây cong vẹo cột sống, vẹo ngực và chữ viết hay bị vẹo theo người . Giáo viên sửa lại tư thế ngồi thẳng cho các em . + Cầm bút đúng cách là khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải . Đầu ngón trỏ đặt phía trên, đầu ngón cái giữ bên trái, phía bên phải đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt . Đối với một số học sinh có thói quen cầm bút không đúng quy định như trên thường có thói quen xấu là cầm bút bằng 4 đầu ngón tay chụm lại dẫn đến khi viết rất khó lia bút và dịch chuyển bút chậm dẫn đến viết rất chậm và chữ viết không mềm mại không đẹp. Chính vì vậy trong khi học sinh viết bài tôi thường gần gũi nhắc nhở tập cho các em cách cầm bút đúng cách. Việc làm này đòi hỏi sự kiên trì và ân cần đối với học sinh . + Đặt vở đúng vị trí khi viết cũng là một yếu tố cần phải chú trọng khi học sinh viết bài. Khi học sinh viết bài cần đặt vở nghiêng so với mép bàn một góc 300 nghiêng về bên phải vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ viết là vận động từ trái sang phải, điều đó giúp các em viết được dễ dàng và viết sẽ nhanh hơn . Ngược lại với yêu cầu trên có một số em để vở nghiêng trên quá 300 sẽ dẫn đến chữ viết bị biến dạng, không đẹp, đối với những trường hợp này giáo viên cần sửa và tập cho các em các thói quen đặt vở đúng vị trí . 1.2 Ngoài ra cần rèn viết chữ đẹp cho học sinh khi học các môn học khác . + Rèn chữ trong môn chính tả : khi học môn chính tả ngoài việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả, giáo viên cần kết hợp song song với việc rèn chữ viết . Thông qua việc tập viết chữ khó trên bảng lớp, bảng con, trong vở viết của học sinh . Có thể tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp thông qua một bài chính tả, để khuyến khích học sinh viết đẹp . + Giáo viên cũng cần nghiêm khắc trong việc rèn chữ viết cho học sinh ở các môn học khác như : Tập làm văn, Luyện từ và câu Có như thế việc rèn chữ viết mới được đồng bộ, thường xuyên . Bên cạnh việc rèn viết nét chữ đẹp, giáo viên cũng cần giúp cho học sinh cách lia nét bút nhanh để giúp học sinh có thể ghi chép bài nhanh mà chữ vẫn đẹp . Sonh song với sự nghiêm khắc giáo viên cũng cần gần gũi, ân cần động viên giúp đỡ học sinh viết xấu, cầu thả 2. Coi trọng việc rèn kĩ năng giữ vở sạch . Song song với việc rèn chữ viết đẹp phải rèn cho học sinh thói quen giữ vở sạch . Rèn cho học sinh giữ vở sạch. Rèn cho học sinh giữ được vở sạch là rèn cho các em hình thành phẩm chất tốt như tính cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp, khoa học, sạch sẽ. Để đạt được yêu cầu “giữ vở sạch” chúng tôi tiến hành giải pháp sau - Hướng dẫn cho học sinh cách bao bọc vở cẩn thận trước khi dùng, vở phải có bìa dán nhãn đề tên đầy đủ. Và ra ấn định ngày kiểm tra. Đối với những em chưa làm tốt yêu cầu này GV phải quan tâm đôn đốc để các em thực hiện được. GV đưa cho HS xem một số vở mẫu có kỹ thuật bao bọc đẹp - Hướng dẫn cho HS cách giữ vở không bị quăn mép, không bị rách nát. Nghiêm cấm HS xé vở tự do. Đối với những em hay để vở quăn mép, nhàu nát GV cần phải gần gũi hướng dẫn cách sửa chửa. VD : Vuốt lại mép quăn rồi lấy vật nặng đè lên, khi viết chú ý không làm góc trang giấy gấp lại - Trước khi viết phải có sự suy nghĩ định hướng cách trình bày bài, nhớ lại cách viết rồi mới viết đúng để hạn chế viết sai, dập xoá làm vở bẩn. Các nét chữ phải đều, đúng kích thước, hình dạng rõ ràng, viết liên kết liền mạch giữa các con chữ trong một chữ, khoản cách chữ với chữ phải đều (như yêu cầu viết đẹp). Chữ viết trong từng bài phải đều nhau, không quá to hay quá nhỏ theo đúng dòng ô li nhỏ, thẳng hàng, không nghiêng ngả và phải cùng một màu mực. - Vở viết của các em được quy định riêng theo từng phân môn . Không viết lộn xộn giữa các môn trong một quyển vở. Lỗi học sinh hay mắc phải là khi soạn sách vở có thể soạn thiếu vở cho môn học đến lớp viết vào vở khác. Vì vậy GV phải hướng dẫn các em, có thói quen soạn sách vở theo đúng chương trình thời khoá biểu từng ngày. - Bất kỳ vở nào cũng phải viết cẩn thận, không được viết ẩu, viết ngoáy. Yêu cầu trình bày khoa học theo đặc trưng từng môn học. VD : Môn Toán từng bài từng ngày học phải có vạch phân cách rõ ràng. Chữ số phải cao 2 ôli, các cột tính phải trình bày cân đối, rõ ràng, không viêt chữ lí nhí,chen chúc, để trống vở. + Đối với vở Tập đọc, tập làm văn, luyện từ và câu. Tất cả chữ đầu câu đều phải viết hoa, ghi bài làm đầy đủ cẩn thận theo từng ngày, tuần, hết bài phải có vạch phân cách . + Đối với vở ghi đầu bài : Yêu cầu ngay từ đầu năm học các em phải tuân thủ theo các qui định như ghi những môn học không có vở riêng như : Khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật, đạo đức, thể dục Yêu cầu các em ghi theo từng thứ, ngày, gạch phân cách được quy định cụ thể. - Hết môn gạch phân cách giữa trang vở trên dòng kẻ đậm dưới hàng chữ cuối cùng dài 6cm -Hết một ngày học gạch phân cách từ lề đến hết trang vở. - Hết tuần gạch phân cách kẻ hết trang vở. 30% học sinh hay mắc lỗi sai trong việc kẻ vạch phân cách như : hết môn học, hết ngày học đều kẻ vạch phân cách từ lề đến hết trang . Đối với những em này GV phải kiểm tra thường xuyên và hướng dẫn kịp thời để các em sửa sai. Nhắc nhở học sinh không làm giây mực ra vở. Khi viết bài phải có giấy kê tay, bàn tay luôn sạch sẽ, không cầm bút sát xuống phần ngòi bút để mực không giây rat tay, tay lại bôi vào vở làm bẩn vở. GV có thể tổ chức cho học sinh thi “Vở sạch chữ đẹp” trong đơn vị lớp theo từng đợt, tháng, động viên khen ngợi kịp thời những em xếp loại tốt về vở sạch chữ đẹp. Những giải pháp trên đã được tôi áp dụng thực hiện trong suốt năm học và đã phổ biến cùng tổ chuyên môn thực hiện, thông qua việc xây dựng chuyên đề, rèn học sinh viết chữ đúng đẹp giữ vở sạch sẽ qua các môn học khác. IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Qua theo dõi việc thực hiện những biện pháp rèn luyện kỹ năng vở sạch chữ đẹp trong những năm gần đây. Kết quả lớp tôi phụ trách năm nào cũng đạt tỷ lệ HS “giữ vở sạch viết chữ đẹp ” cao trong khối và đã được nhận phần thưởng do nhà trường trao tặng. Năm học 2004 – 2005 tỷ lệ HS đạt vở sạch chữ đẹp chiếm 40% trong tổng số HS đạt vở sạch viết chữ đẹp khối. Năm học 2005 – 2006 đạt tỷ lệ 43% trong tổng số học sinh đạt vở “vở sạch chữ đẹp ” của khối. Năm học 2006 – 2007 qua kiểm tra đánh giá của tổng phụ trách đội, ban văn thể nàh trường cho thấy lớp tôi phụ trách là một trong những lớp tiêu biểu của khối về cách rèn chữ viết, giữ vở sạch. + Đầu năm học khảo sát cho thấy .Số HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch chỉ đạt 15% loại tốt, 30% loại khá, 40% loại trung bình, còn kém 15%. + Cuối học kỳ I đạt : tốt 20%, khá 40%, TB 32,5% ,yếu 7,5% Tuy vậy kết quả trên cũng chưa phải là đã cao song đãcó sự tiến bộ. V. KẾT LUẬN CHUNG Qua thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng muốn rèn kỹ năng “giữ vở sạch viết chữ đẹp ” cho học sinh lớp 4 cũng như HS tiểu học nói chung. Đòi hỏi người giáo viên trước hết phải biết viết chữ đúng kỹ thuật, chữ không quá xấu, phải nắm chắc phương pháp dạy môn tập viết, có trình độ chuyên môn vững vàng, đặc biệt phải có sự kiên trì, cẩn thận ,lòng yêu nghề mến trẻ tận tâm với nghề nghiệp, biết tôn trọng nhân cách HS, biết rèn cho HS kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽõ, trình bày rõ ràng, khoa học đẹp mắt (như trình bày ở trên ). Có như vậy chúng ta mới góp phần hình thành cho HS những phẩm chất tốt đó là tính cẩn thận ,tính kỹ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc vở của mình. Đúng như câu nói của thủ tướng Phạm Văn Đồng :“Nhìn nét chữ – biết tính người” Tôi nghĩ rằng : Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu cả. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, tồn tại nhất định. Vì vậy bản thân mỗi người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải luôn luôn tìm tòi, cải tiến đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học. Giúp học sinh “Rèn chữ viết đẹp giữ vở sạch ” cũng chính là chúng ta đã góp phần bảo vệ nền văn hoá, chữ Việt của dân tộc ta, đồng thời giúp HS có phẩm chất nhân cách tốt ngay từ trong nhà trường. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý cấp Tôi xin chân thành cảm ơn ! IaHlốp, ngày 10 tháng 01 năm 2007 Người viết Hoàng Thị Thanh Hương
Tài liệu đính kèm: