Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ Văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ Văn

Chương 1: Cơ sở lý luận.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS. Đặc biệt là chuẩn kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học Ngữ văn, những kiến thức kỹ năng có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình Ngữ văn. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn trong thời gian qua .

Chương 2: Cơ sở thực tiễn (thực trạng của vấn đề học văn ở học sinh lớp 6 trường THCS Hưng Thạnh)

 1/ Khó khăn:

-Đa số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cho nên ít quan tâm đến việc học của con em mình, đa số học sinh điều trông cậy vào giáo viên đứng lớp.

-Một số em nhà ở quá xa trường nên việc đi lại cũng hết sức khó khăn

-Trình độ học sinh không đều nhau

-Hụt hẫng kiến thức từ lớp dưới

Đa số các em ý thức tự học ở nhà rất kém, lười học, không nghiên cứu đọc tài liệu, sách báo, không làm bài tập, soạn bài ở nhà, không tích cực phát biểu xây dựng bài, không chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể để tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

Các em chưa mạnh dạn đặt câu hỏi cho nhóm đê3 cùng tranh luận cho bản than, chưa biết tự đánh giá ý kiến của mình và của người khác.v.v

 2/ Thuận lợi:

-Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu

-Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng tốt phương pháp cá biệt qua từng đối tượng học sinh

-Quan tâm đến học sinh, chăm sóc đặc biệt đến các đối tượng yếu kém

 3/ Nguyên nhân dẫn đến các em học chưa tốt bộ môn Ngữ văn:

-Hoạt động tư duy kém linh hoạt, các em gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin và phân tích thông tin.

-Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đều trong hoạt động tư duy. Có những nét riêng với từng em, việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học Văn của các em chưa tốt. Các em không thích môn Văn vì học nhiều, đọc nhiều, khó cảm nhận

-Hoạt động tư duy kém sử dụng ngôn ngữ còn lúng túng nhiều chỗ lẫn lộn.

-Không hệ thống được lượng kiến thức đã học

-Không vận dụng được kiến thức của bài trước cho bài sau

- Giáo viên sử dụng phương pháp chưa phù hợp

- Hệ thống câu hỏi gợi mở còn ít

-Từ việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc đó, các em có thái độ thờ ơ với việc học, không chịu cố gắng, ngại khó, thiếu tự tin, thụ động chán nản trong học tập

 

doc 19 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS HƯNG THẠNH
SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6
NẮM VỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN NGỮ VĂN
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN NGỌ
NĂM HỌC 2011-2012
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ một thực trạng là học sinh yếu kém đầu vào của học sinh lớp 6 ngày càng tăng. Đặc biệt là môn Ngữ Văn. Do đó, làm thế nào để có thể giúp cho học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản của môn học, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt nhau về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ.v.v... Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu.
Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết nghiên cứu những phương pháp tối ưu nhất, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nói chung, đối với bản than tôi nói riêng. Nhưng ngược lại, nếu giải quyết được những vấn đề này cũng là góp phần xây dựng trong bản thân tôi một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy nói chung, của bản thân tôi nói riêng. Mặc khác, nếu quan tâm hơn đến việc giúp đỡ học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục THCS ở địa phương. 
Với những thực tế trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ  học sinh yếu. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.
Từ những lí do nêu trên, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn” để tiếp tục áp dụng vào thực tế lớp 6A3 nói riêng và học sinh khối 6 trường THCS Hưnn Thạnh nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cũng nắm bắt và thấu hiểu được tâm lí lứa tuổi học sinh THCS. Đặc biệt là học sinh lớp 6, mới thay đổi môi trường học tập: về bạn bè, thầy cô, các môn học, cách học, nên các em còn bỡ ngỡ, cũng như cách lĩnh hội tri thức còn hạn chế. Cụ thể ở đây là môn Ngữ văn. Vì thể, ngày từ đầu năm học chúng ta phải tạo cho các em có được một môi trường học tập thân thiện, gần gũi thì các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học tập. Điều này có tác động rất lớn đến các em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình. Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội. Vì vậy, đây là động lực để tôi luôn cố gắng tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp. Đây cũng chính là mục đích của đề tài này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Hưng Thạnh
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức môn Ngữ văn
4.Giá thuyết khoa học 
Nếu đưa ra một số biện pháp hợp lý thì sẽ giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này một cách khoa học và đạt kết quả cao, tôi đã vạch ra các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về nhiệm vụ học tập củ học sinh, đi sâu vào các nội dung có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kế hoạch tự học của học sinh, cũng như việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn lớp 6
- Xem xét việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh, cũng như việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn lớp 6 của bản thân.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng của những hạn chế trong quá trình tự học của học sinh năm học 2011-2012
- Trên cơ sơ xác định được những nguyên nhân chính, để đề ra những giải pháp tích cực nhằm giúp đỡ học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng
6. Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp điều tra: 
Sử dụng phiếu điều tra (phiếu khảo sát, bài kiểm tra chất lượng đầu năm ) nhằm thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định được những nguyên nhân học yếu của học sinh
- Phương pháp quan 
 Quan sát thái độ của học sinh trong quá trình học tập của học sinh, tự giác hay thụ động để thu thập dữ liệu liên quan nhằm bổ sung cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp trò chuyện
Tiếp xúc, trao đổi với học sinh để tìm hiểu, nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của học sinh trong quá trình học tập.
- Phương pháp phân tích
Sau khi thu thập, tôi tiến hành phân tích dữ liệu để nắm rõ từng đối tượng và chia các đối tượng thành các nhóm khác nhau.
7. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 6A3 trường THCS Hưng Thạnh năm học 2011-2012
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS. Đặc biệt là chuẩn kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học Ngữ văn, những kiến thức kỹ năng có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình Ngữ văn. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn trong thời gian qua .
Chương 2: Cơ sở thực tiễn (thực trạng của vấn đề học văn ở học sinh lớp 6 trường THCS Hưng Thạnh)
 1/ Khó khăn:
-Đa số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cho nên ít quan tâm đến việc học của con em mình, đa số học sinh điều trông cậy vào giáo viên đứng lớp. 
-Một số em nhà ở quá xa trường nên việc đi lại cũng hết sức khó khăn 
-Trình độ học sinh không đều nhau 
-Hụt hẫng kiến thức từ lớp dưới 
Đa số các em ý thức tự học ở nhà rất kém, lười học, không nghiên cứu đọc tài liệu, sách báo, không làm bài tập, soạn bài ở nhà, không tích cực phát biểu xây dựng bài, không chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể để tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức.
Các em chưa mạnh dạn đặt câu hỏi cho nhóm đê3 cùng tranh luận cho bản than, chưa biết tự đánh giá ý kiến của mình và của người khác.v.v
 2/ Thuận lợi:
-Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu 
-Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng tốt phương pháp cá biệt qua từng đối tượng học sinh 
-Quan tâm đến học sinh, chăm sóc đặc biệt đến các đối tượng yếu kém 
 3/ Nguyên nhân dẫn đến các em học chưa tốt bộ môn Ngữ văn: 
-Hoạt động tư duy kém linh hoạt, các em gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin và phân tích thông tin.
-Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đều trong hoạt động tư duy. Có những nét riêng với từng em, việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học Văn của các em chưa tốt. Các em không thích môn Văn vì học nhiều, đọc nhiều, khó cảm nhận 
-Hoạt động tư duy kém sử dụng ngôn ngữ còn lúng túng nhiều chỗ lẫn lộn.
-Không hệ thống được lượng kiến thức đã học 
-Không vận dụng được kiến thức của bài trước cho bài sau 
- Giáo viên sử dụng phương pháp chưa phù hợp
- Hệ thống câu hỏi gợi mở còn ít
-Từ việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc đó, các em có thái độ thờ ơ với việc học, không chịu cố gắng, ngại khó, thiếu tự tin, thụ động chán nản trong học tập
 Chương 3: Các giải pháp, biện pháp giải quyết thực trạng và kết quả.
1 Các biện pháp giải quyết thực trạng .
Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo kịp thời.
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6A3
TT
Họ và tên HS
Điểm KSCL
đầu năm
Xếp loại
Họ và tên cha(mẹ)
Ghi chú
1
Âu Thị Minh An
7
K
Âu Văn Bình
2
Phan Thanh Chí
3
Y
Phan Thanh Tùng
Mất kiến thức cơ bản
3
Nguyễn Thị Diệu
2,5
Kém
Nguyễn Văn Minh
Mất kiến thức cơ bản
4
Đặng Văn Dư
3,5
Y
Đặng Văn Ân
Hoàn cảnh khó khăn
5
Huỳnh Văn Dũng
4,5
Y
Huỳnh Văn Lập
Hoàn cảnh khó khăn
6
Trần Vĩnh Khang
2
Kém
Trần Việt Hùng
Mất kiến thức cơ bản
7
Trương Quốc Khánh
3,5
Y
Trương Văn Út
Mất kiến thức cơ bản
8
Trà Văn Kiệt
5,5
Tb
 Trà Văn Hiền
Mất kiến thức cơ bản
9
Lê Thanh Lâm
2
Kém
Lê Văn Lê
Mất kiến thức cơ bản
10
Hồ Thị Như Lan
2
Kém
Hồ Thanh Tuấn
Mất kiến thức cơ bản
11
Trần Thị Phương Linh 
3
Kém
Trần Văn Cường
Hoàn cảnh khó khăn
12
Nguyễn Văn Linh
2,5
Kém
Nguyễn Ngọc Trưng
Hoàn cảnh khó khăn
13
Trần Vũ Luân
3
Kém
Trần Vũ Hùng
Mất kiến thức cơ bản
14
Nguyễn Văn Mèo
4
Y
Nguyễn Ngọc Đạm
Hoàn cảnh khó khăn
15
Lê Thị Diễm Mi
3
Kém
 Lê Văn Tài
Mất kiến thức cơ bản
16
Nguyễn Hữu Nghĩa
2,5
Kém
Nguyễn Phước Giàu
Mất kiến thức cơ bản
17
Lê Văn Ngoan
2
Kém
Lê Văn Việt
Hoàn cảnh khó khăn
18
Trương Văn Nho
3
Kém
Trương Văn Em
Mất kiến thức cơ bản
19
Võ Hữu Nhựt
2,5
Kém
Võ Văn Hai
Mất kiến thức cơ bản
20
Lương Thị Phụng
7,5
K
Lương Văn Bơ
Hoàn cảnh khó khăn
21
Nguyễn Văn Tân
5
TB
Nguyễn Văn Sơn
Mất kiến thức cơ bản
22
Trương Hồng Thắm
4,5
Y
Trương Hoàng Giang
Hoàn cảnh khó khăn
23
Dương Thị Thao
5,5
Tb
Dương Văn Giàu
Mất kiến thức cơ bản
24
Đặng Thị Thanh Thảo 
8
G
Đặng Văn Thương
25
Âu Thị Kim Thuý
4
Y
Âu Văn Mười Em
Mất kiến thức cơ bản
26
Đỗ Ngọc Tiên
3
Kém
Đổ Văn Phước
Mất kiến thức cơ bản
27
Trần Thị DiễmTrinh 
3
Kém
Trần Văn Cường
Hoàn cảnh khó khăn
28
Nguyễn Nhật Trường
1,5
Kém
Nguyễn Văn Lộc
Hoàn cảnh khó khăn
29
Lê Tuấn
3,5
Y
Lê Văn Chèo
Mất kiến thức cơ bản
30
Nguyễn Đình Văn
7,5
K
Nguyễn Văn Công
31
Lê Thi Thảo Xinh
5
TB
Lê Văn Hoà
Mất kiến thức cơ bản
Kết quả trên cho thấy các em học yếu kém rất nhiều. Là giáo viên đứng lớp trực tiếp dạy môn Ngữ Văn nhiều năm. Tôi tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1.1 Những biện pháp chung:
1.1.1 Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện: 
Sự thân thiện của gi ... m phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức tự giác học tập và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
1.2 Những biện pháp cụ thể:
-Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động , giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi văn học, thi đua, trò chơi tiếp sức  phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em tiếp thu bài tốt hơn
-Khi phụ đạo, tôi cho các em làm việc nhóm. Đôi lúc tổ chức cho các em thi tìm nhanh kiến thức
 -Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh kém, khuyến khích các em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặt những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỷ. 
-Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh. 
-Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
-Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học. Sau mỗi tuần học cần có 1 bài kiểm tra những kiến thức đã học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phụ đạo học sinh. 
-Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các em yếu kém về học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức .
-Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để báo cáo tình hình học tập của các em học yếu. Kết hợp phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc nhớ giúp các em đạt kết quả tốt hơn. 
2 Hiệu quả SKKN
Qua các biện pháp nêu trên đã giúp các em học sinh yếu của lớp có sự tiến bộ một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần. Đến cuối HKI phần lớn các em nắm vững kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tỳ lệ yếu kém được cải thiện đáng kế.Tôi xin dẫn chứng cụ thể số liệu xếp loại học lực môn Ngữ văn qua học kì I của năm học 2011-2012 như sau:
KẾT QUẢ HỌC SINH ĐẠT ĐƯƠC SAU HKI
TT
Họ và tên HS
Điểm KSCL
đầu năm
Xếp loại
Kết quả
 HKI
Ghi chú
Âu Thị Minh An
7
K
6.2
2
Phan Thanh Chí
3
Y
5.9
3
Nguyễn Thị Diệu
2,5
Kém
5.3
4
Đặng Văn Dư
3,5
Y
5.8
5
Huỳnh Văn Dũng
4,5
Y
6.5
6
Trần Vĩnh Khang
2
Kém
4.8
Y
7
Trương Quốc Khánh
3,5
Y
6.3
8
Trà Văn Kiệt
5,5
Tb
6.1
9
Lê Thanh Lâm
2
Kém
5,5
10
Hồ Thị Như Lan
2
Kém
5.3
11
Trần Thị Phương Linh 
3
Kém
4.9
Y
12
Nguyễn Văn Linh
2,5
Kém
6.2
13
Trần Vũ Luân
3
Kém
5.7
14
Nguyễn Văn Mèo
4
Y
6.1
15
Lê Thị Diễm Mi
3
Kém
6
16
Nguyễn Hữu Nghĩa
2,5
Kém
6.4
17
Lê Văn Ngoan
2
Kém
4.5
Y
18
Trương Văn Nho
3
Kém
5.6
19
Võ Hữu Nhựt
2,5
Kém
5.2
20
Lương Thị Phụng
7,5
K
6.5
21
Nguyễn Văn Tân
5
TB
6.1
22
Trương Hồng Thắm
4,5
Y
6.6
23
Dương Thị Thao
5,5
Tb
7.3
24
Đặng Thị Thanh Thảo 
8
G
6.6
25
Âu Thị Kim Thuý
4
Y
6
26
Đỗ Ngọc Tiên
3
Kém
4.9
Y
27
Trần Thị DiễmTrinh 
3
Kém
6.3
28
Nguyễn Nhật Trường
1,5
Kém
4.8
Y
29
Lê Tuấn
3,5
Y
6.3
30
Nguyễn Đình Văn
7,5
K
7
31
Lê Thi Thảo Xinh
5
TB
6.6
3. Bài học kinh nghiệm
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ đối tượng học sinh yếu, giáo viên cần:
Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực.
Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.
Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
Học sinh luôn thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt, phải tạo cho các em có niềm tin để các em an tâm học tập.
Tóm lại, nếu giáo viên tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học tập thì chắc chắn rằng các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều để phát huy khả năng tự học của mình. Cùng với lòng nhiệt thành của người thầy và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các em thì chúng ta tin tưởng vào kết quả học tập tốt nhất sẽ đến với các em. 
Kết luận và kiến nghị
	1. Kết luận
Công tác bồi dưỡng học sinh yếu là hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác này giúp chúng ta nắm được hoạt động hàng ngày trên lớp của học sinh, đồng thời góp phần chống học sinh bỏ học của nhà trường.
	Qua phân tích thực trạng trên, tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ, cơ bản các em biết cách lĩnh hội tri thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Ý thức của các em đối với việc học được nâng cao hơn. Tuy nhiên, còn có một số học do hòan cảnh gia đình khó khăn, nhà xa trường nên các em nghỉ học nhiều, vì thể các em có một phần nào đó không nắm đuợc hệ thống kiến thức của bộ môn Văn
	Qua nghiên cứu đề tài này, tôi thấy được vai trò của người giáo viên là hết sức quan trọng, vì thế giáo viên phải luôn tự hoàn thiện mình bằng cách: 
	+Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng.
	+Tự nghiên cứu, đọc tài liệu liên quan chuyên môn nghiệp vụ
	+ Trao đổi ,học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, bạn bè 
Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng:  Đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh yếu là nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của người thầy và hãy nhận lấy trách nhiệm về mình.
Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, mến trẻ. Thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự chia sẽ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc giúp đỡ đối tượng học sinh yếu. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân đến việc nghiên cứu đề tài thiết thực hơn và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp đỡ học sinh yếu. Trong bài viết chắc không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quí thầy, cô đóng góp ý kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường
-Cần có sự chỉ đạo chung cho toàn thể giáo viên của trường trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém
-Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giáo viên thực hiện tốt công tác này; đây là công tác trọng tâm của nhà trường trong việc chống học sinh bỏ học. 
2.2. Đối với giáo viên Chủ nhiệm
- Cần có sự phối hợp tốt với giáo viên bộ môn để cùng nhau giúp đỡ học sinh vượt qua được những hạn chế của mình.
- Luôn trao đổi với cha mẹ học sinh, đặc biệt là những học sinh kém để tác động kịp thời.
Tài liệu tham khảo
 Hưng Thạnh, ngày 10 tháng 11 năm 2011
 Người viết
 Nguyễn Văn Ngọ
Thứ tự
Nội dung
Phụ lục số 1
Mạng từ chốt của học sinh
Phụ lục số 2
Bài soạn thao giảng, phiếu dự giờ, biên bản đánh giá tiết dạy
Phụ lục số 3
Từ ngữ cần nhấn mạnh, khắc sâu trong tiết tập đọc để phục vụ cho tiết tập làm văn.
IX. Tài liệu tham khảo:
TT
Tên tác giả
Tên tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
1
Trần Văn Hảo
Làm thế nào để kể chuyện khác hẳn đọc truyện
2005
2
Nguyễn Minh Thuyết
Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 1
Nhà xuất bản giáo dục
2003
X. Mục lục:
TT
Tiêu đề từng phần
Trang
1
Tên đề tài
1
2
Đặt vấn đề
1
3
Cơ sở lý lụân
1
4
Cơ sở thực tiễn
1
5
Nội dung nghiên cứu
2
6
Kết quả nghiên cứu
6
7
Kết luận
6
8
Đề nghị
6
9
Phần phụ lục
7
10
Tài liệu tham khảo
8
11
Mục lục
9
12
Phiếu đánh giá xếp loại SKKN
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Hưng Thạnh
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức môn Ngữ văn
4.Giá thuyết khoa học 
Nếu đưa ra một số biện pháp hợp lý thì sẽ giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
-Nghiên cứu lý luận
-Tìm hiểu, phân tích thực trạng
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích
7. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 6 trường THCS Hưng Thạnh
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn (thực trạng của vấn đề học văn ở học sinh lớp 6 trường THCS Hưng Thạnh)
 Chương 3: Các giải pháp, biện pháp giải quyết thực trạng và kết quả.
1 Các giải pháp, biện pháp giải quyết thực trạng .
- Khảo sát phân loại đối tượng học sinh
- Giải thích ý nghĩa của việc học văn
- Chia nhỏ đối tượng để tác động
- Hướng dẫn cách tự học ở nhà
- Thường xuyên kiểm tra việc tự học của học sinh
- Tạo hứng thú học tập trong giờ dạy văn
- Luôn đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật dạy học
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Hàng tháng rà soát đối tượng để có tác động kịp thời 
2 Hiệu quả SKKN
	Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
 Hưng Thạnh, ngày 10 tháng 11 năm 2011
 Người viết

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Van 6.doc