Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giá trị trong nhà trường phổ thông hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giá trị trong nhà trường phổ thông hiện nay

ĐẾ TÀI:

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực chất của việc giáo dục giá trị là một quá trình tổ chức, hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của người được giáo dục để họ lĩnh hội được các giá trị xã hội, như: giá trị truyền thống, lí tưởng niềm tin, lập thân, lập nghiệp, dân số, môi trường, nhằm hình thành nên hệ thống giá trị cá nhân, phù hợp với mong đợi của xã hội từ đó định hướng cho hoạt động cá nhân phù hợp với những giá trị đã được xác định.

Ở Việt Nam việc nghiên cứu giá trị, định hướng giá trị của người Việt Nam đã tiến hành khá sớm nhưng sau đó một thời gian dài hướng nghiên cứu này không được triển khai. Mãi đến năm 1991, sau Đại hội VII (Đảng Cộng sản Việt Nam) vấn đề giá trị mới được đặt ra và nghiên cứu một cách có hệ thống trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Công đầu trong việc này có lẽ thuộc về chương trình KX07 (1991-1995) do giáo sư viện sĩ Pham Minh Hạc làm chủ nhiệm. Sau nhiều năm nghiên cứu về định hướng giá trị con người Việt Nam, tập thể tác giả mong muốn phác họa một bức tranh chung về định hướng giá trị con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng đây là công việc rất khó khăn vì nó thuộc phạm vi một bài toán số lớn.

Trong thực tế, các nhà chính trị xã hội xưa nay vẫn phải dự đoán hệ giá trị của các thành viên cộng đồng khi họ xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách cũng như khi vạch các kế hoạch và tổ chức các hoạt động cụ thể. Chỉ những người nào nắm chắc cái nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng, dự đóan được ước mơ, hoài bão của họ mới có khả năng xây dựng và triển khai các kế hoạch thành công.

Mọi người đều biết trong hơn nửa thế kỷ qua hệ giá trị của con người Việt Nam đã có sự biến động dữ dội: Chúng ta đã làm cách mạng dân tộc-dân chủ-nhân dân; cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi, rồi tiến hành đổi mới và công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế xã hội của đất nước.

 

doc 13 trang Người đăng thu10 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giá trị trong nhà trường phổ thông hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẾ TÀI:
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực chất của việc giáo dục giá trị là một quá trình tổ chức, hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của người được giáo dục để họ lĩnh hội được các giá trị xã hội, như: giá trị truyền thống, lí tưởng niềm tin, lập thân, lập nghiệp, dân số, môi trường, nhằm hình thành nên hệ thống giá trị cá nhân, phù hợp với mong đợi của xã hội từ đó định hướng cho hoạt động cá nhân phù hợp với những giá trị đã được xác định.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu giá trị, định hướng giá trị của người Việt Nam đã tiến hành khá sớm nhưng sau đó một thời gian dài hướng nghiên cứu này không được triển khai. Mãi đến năm 1991, sau Đại hội VII (Đảng Cộng sản Việt Nam) vấn đề giá trị mới được đặt ra và nghiên cứu một cách có hệ thống trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Công đầu trong việc này có lẽ thuộc về chương trình KX07 (1991-1995) do giáo sư viện sĩ Pham Minh Hạc làm chủ nhiệm. Sau nhiều năm nghiên cứu về định hướng giá trị con người Việt Nam, tập thể tác giả mong muốn phác họa một bức tranh chung về định hướng giá trị con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng đây là công việc rất khó khăn vì nó thuộc phạm vi một bài toán số lớn.
Trong thực tế, các nhà chính trị xã hội xưa nay vẫn phải dự đoán hệ giá trị của các thành viên cộng đồng khi họ xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách cũng như khi vạch các kế hoạch và tổ chức các hoạt động cụ thể. Chỉ những người nào nắm chắc cái nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng, dự đóan được ước mơ, hoài bão của họ mới có khả năng xây dựng và triển khai các kế hoạch thành công.
Mọi người đều biết trong hơn nửa thế kỷ qua hệ giá trị của con người Việt Nam đã có sự biến động dữ dội: Chúng ta đã làm cách mạng dân tộc-dân chủ-nhân dân; cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi, rồi tiến hành đổi mới và công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế xã hội của đất nước.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, trước hết toàn cầu hóa về kinh tế, đã làm đảo lộn nhiều gía trị đã từng được xem là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. Nhiều người không ý thức được giá trị văn hóa của mỗi dân tộc nên người ta tiếp thu các tư tưởng văn hóa ngoại bang một cách ồ ạt, không có chọn lọc, không biết “gạn đục, khơi trong” . Hậu quả đương nhiên xét về lĩnh vực văn hóa là dễ tạo ra thói quen quên lãng truyền thống, mất phương hướng trong thưởng thức, cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật, lối sống gấp gáp, không tình, không nghĩa, không còn lý tưởng, điều đó trái ngược với truyền thống văn hóa dân tộc.
Xuất phát từ những nhược điểm của con người Việt Nam đó là không có kỷ cương “thủ kho to hơn thủ trưởng”; nhỏ nhen, hẹp hòi, ích kỷ, thu vén cá nhân; “Lụt lút cả làng”, không ăn thì đạp đổ, cào bằng, níu kéo lẫn nhau; nhậu nhẹt, rượu chè, đình đám, hưởng thụ vật chất, đề cao khoái cảm, sùng bái đồng tiền, thích làm quan, đạo đức giả.
Thói ham danh lợi: Để thu vén danh lợi cá nhân người tra phải dối trá, lừa gạt, vu khống, trộm cắp, tham nhũng,dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi, thậm chí giết người cũng không từ. Vì vậy danh lợi đúng là nguồn gốc của mọi thói hư, tật xấu và tội ác. 
Thói thích làm quan, ghét đi buôn, ngại làm thợ là tâm lí đã được hình thành từ lâu đời ở Việt Nam. 
Bệnh đạo đức giả là căn bệnh rất phổ biến. Trước đây trong văn học nghệ thuật người ta thường hay phê phán, châm biếm bệnh đạo đức giả, nhưng hiện nay ít thấy bị lên án trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đạo đức giả đối lập với tính trung thực, thẳng thắn, nhân hậu, là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam. Trong thực tế bệnh đạo đức giả được thể hiện rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau như: nói một đường làm một nẻo; trước mắt thì tán dương, ca ngợi sau lưng thì dè bỉu, chê bai; trên diễn đàn, trong sách vở thì nói những điều hoa mỹ, cao siêu, trong việc làm thì nhỏ nhen, ti tiện, “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”. Đạo đức giả làm cho cái thật, cái giả lẫn lộn, dẫn đến chỗ mất niềm tin. Khi niềm tin bị tổn thương thì tin thần hoang mang, ý chí sụp đổ, họat động hoảng lọan và mất phương hướng, các thói hư tật xấu nhân đấy len lõi phá hoại tâm hồn, làm suy thoái đạo đức con người.
Từ thực tế cuộc sống đặt ra cho công tác giáo dục học sinh hiện nay là ngoài yêu cầu trang bị tri thức khoa học bộ môn đủ sức giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực tiếp tục học lên, cũng cần phải giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống, lý tưởng, niềm tin, nghề nghiệp để họ đủ bản lĩnh vượt qua mọi thử thách, né tránh những nhược điểm, tồn tại. Vì vậy tôi chọn đề tài để viết sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục giá trị trong nhà trường phổ thông hiện nay”, nhằm giúp học sinh nhận thức đúng những giá trị cần thiết cho sự phát triển nhân cách, có thái độ đúng đắn đối với các giá trị đã lựa chọn và có hành vi phù hợp với những giá trị đã được chiếm lĩnh.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục giá trị nằm trong mục đích, nhiệm vụ chung của giáo dục: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục giá trị đòi hỏi phải làm cho hệ thống giá trị mà xã hội mong đợi chuyển vào thành hệ thống giá trị trong mỗi cá nhân, làm cho nhân cách của họ có giá trị cao trước xã hội, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đòi hỏi trong hiện tại và tương lai.
Mục tiêu cụ thể: 
- Giúp con người có hiểu biết, đánh giá đúng những giá trị cần thiết cho sự phát triển cá nhân để trở thành con người tốt.
- Giúp cá nhân thể hiện giá trị qua hành vi đúng đắn.
- Giữ gìn và duy trì những giá trị phù hợp.
- Tăng cường sự hiểu biết quốc tế, hợp tác và hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆN NAY
Xu hướng phát triển nhân cách hiện nay của học sinh, sinh viên
Theo Giáo sư, tiến sĩ Thái Duy Tuyên: Trong vô số các mô hình nhân cách có thể khái quát thành hai mô hình đặc trưng chủ yếu: mô hình con người kinh tế-vật chất và mô hình con người đạo đức-tinh thần với những đặc điểm sau đây:
Con người kinh tế-vật chất
Con người đạo đức-tinh thần
Hướng đến vật chất
Gắn với hiện tại, thỏa mãn nhu cầu trước mắt.
Gắn với bản năng, kích thích dục vọng.
Đề cao tự do cá nhân
Ưu điểm:
Năng động, nhạy bén.
Năng suất, hiệu quả.
Giàu có (vật chất).
Phát triển.
Nhược điểm:
Xa xỉ
Nhẫn tâm
Tha hóa, tội phạm và tệ nạn.
Hướng đến tinh thần.
Hướng về tương lai: thiên đường, cõi niết bàn.
Lãng tránh bản năng, tu luyện theo hướng khổ hạnh, diệt dục.
Kiềm chế cá nhân, khép mình.
Phong phú về tinh thần.
Trong sạch, lành mạnh.
Giàu lòng nhân ái, vị tha.
Giản dị, tự trọng, cao thượng.
Nghèo (vật chất)
Bảo thủ
Trì trệ, phát triển chậm.
Có vô số mô hình nhân cách khác là biến tướng của hai mô hình trên và đang vận động theo những hướng khác nhau. Nhưng nhìn chung các mô hình nhân cách này đang bị hấp dẫn bởi sự giàu có, bởi sự thoả mãn các dục vọng đời thường và đang di chuyển về hướng con người kinh tế-vật chất với những tốc độ khác nhau. 
Nếu không điều chỉnh xu thế vận động định hướng giá trị thì thế giới có khả năng rơi vào nguy cơ rối loạn do mất cân bằng giữa vật chất và tinh thần, đưa đến việc gia tăng tội ác và tệ nạn xã hội, sự ô nhiễm và phá hoại môi trường và tai họa sẽ khó lường trước được.
Xã hội chỉ có thể phát triển tốt khi dung hòa các mặt đối lập, phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của hai mô hình trên, nhằm xây dựng mô hình con người kinh tế-đạo đức.
Thoạt nghe có thể nghĩ rằng kết hợp hai phạm trù đối lập nhau như vậy là điều vô lý và không thể thực hiện được nhưng trong thực tế cho thấy sự giàu có chỉ lâu bền khi biết tôn trọng đạo lý; cá nhân chỉ sống hạnh phúc, yên vui khi cộng đồng giàu có, kỷ cương; cái cổ truyền đang được phát huy trong điều kiện hiện đại.
Qua điều tra, khảo sát và nghiên cứu nhiều năm của các nhà khoa học cho rằng định hướng giá trị của con người Việt Nam hiện nay có lẽ đang nằm về phía con người đạo đức-tinh thần. Điều đó thể hiện ở chỗ giá trị đạo đức còn được đề cao, giá trị kinh tế còn ở vị trí thấp. Tuy nhiên định hướng giá trị con người Việt Nam đặc biệt là thanh niên đang có xu thế vận động về phía con người kinh tế-vật chất, thể hiện ở chỗ hướng về lợi ích cá nhân, về các nhu cầu kinh tế, thực dụng. Vì vậy một mặt phải duy trì bảo vệ các giá trị đạo đức, mặt khác phải thúc đẩy sự phát triển các giá trị kinh tế.
Muốn tăng giá trị kinh tế mà không vi phạm đạo đức thì phải có tri thức khoa học. Vì vậy, phải phát triển giáo dục làm tăng trưởng tri thức của toàn xã hội, đào tạo nhân tài là điều rất quan trọng.
Xu thế biến đổi của thế giới và con người Việt Nam
Xuất phát từ xu thế của khu vực và xã hội Việt Nam từ:
Nền sản xuất chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp
Hướng đến hiện đại hóa và đô thị hóa
Chính sách mở cửa, giao lưu quốc tế, tự do kinh doanh
Kinh tế thị trường nhiều thành phần
Dẫn đến xu thế biến đổi của con người Việt Nam:
Từ con người chịu đựng gian khổ, ít đòi hỏi đến đòi hỏi mức tiêu dùng ngày càng cao;
Từ con người ít biết tính toán hiệu qủa kinh tế đến con người biết tính toán hiệu qủa kinh tế;
Từ con người kém năng động tháo vát trong sản xuất và ứng xử đến con người chấp nhận ganh đua, cạnh tranh, dám phiêu lưu, mạo hiểm;
Từ con người hướng đến giá trị tập thể, xã hội là chính trở thành con người hướng vào lợi ích cá nhân là chính;
Từ con người thích bình quân cào bằng đến chấp nhận phân hóa giàu nghèo; từ con người sống nặng về tình nghĩa đến quan hệ người – người phụ thuộc vào quan hệ kinh tế, tài chính.
Việt Nam bên cạnh những mặt tích cực về mặt giá trị vẫn còn những hạn chế và tồn tại. Vì vậy, sự cần thiết phải giáo dục giá trị trong nhà trường, phải có những biện pháp giáo dục giá trị thích hợp cho học sinh phổ thông đang ngồi trên ghế nhà trường để các em có nhận thức đúng, thái độ đúng và hành vi đúng với cộng đồng. 
NHÓM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
Giáo dục giá trị truyền thống:
Lòng yêu nước: Lòng yêu nước là một trong những giá trị truyền thống cơ bản và quan trọng nhất của con người Việt Nam. Nó có cơ sở tự nhiên và xã hội, được củng cố và phát triển trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên và kẻ thù xâm lược để có được đất nước như ngày nay.
Tính dân chủ, sự sinh hoạt, tinh thần phong phú và mang đậm tính nhân văn của làng xã cũng góp phần làm cho con người Việt Nam gắn bó với quê hương xứ sở.
Nhưng rồi chiến tranh bùng nổ,  ...  Nam trong điều kiện hiện tại.
Tuy nhiên, từ ngày chuyển sang cơ chế thị trường, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa rất lớn. Bên cạnh những tấm gương về lòng hiếu học, về sự dũng cảm vượt qua số phận, về sự hi sinh quên mình để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, thì số người lười biếng, ăn chơi đua đòi, nghiện ngập xì ke, ma tuý, tội phạm và tệ nạn cũng tăng lên nhanh chóng về số lượng và tính chất độc hại. 
Vì vậy, theo các kết quả điều tra xã hội học mà các nhà khoa học tiến hành gần đây thì ngoài một số giá trị như: Lòng yêu nước, tinh thần cần cù lao động, là có tỉ lệ ủng hộ tương đối cao, còn các giá trị khác thì số phiếu phân tán, đặc biệt các giá trị đoàn kết, tôn sư trọng đạo, giản dị,  có tỉ lệ rất thấp.
Đó là những điều cần lưu ý khi nghiên cứu sự biến đổi các giá trị truyền thống. 
Sau đây là một số biện pháp cụ thể:
Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh đòi hỏi phải giáo dục toàn diện. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng, chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn, thao tác kỹ năng, kỹ xảo mà lại không chú trọng nhân cách làm người.
Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh không phải là vấn đề đơn giản mà nhà trường có thể tiến hành được. Trình độ văn hóa của con người không phải tự nhiên sẵn có mà phải được rèn luyện thông qua các hoạt động lao động, học tập, giao tiếp xã hội,nhờ đó mà tư tưởng, tình cảm của con người ngày càng thêm phong phú.
Giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh bao gồm giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Với chính trị, là thái độ tham gia các hoạt động xã hội, có thái độ đúng đắn trước sự kiện chính trị xã hội. Với đạo đức là lòng nhân ái, tôn trọng các giá trị truyền thống dân tộc, lối sống văn minh, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng. Trên cơ sở đó học sinh mới đủ năng lực thẩm thấu những giá trị văn hóa dân tộc, tự bảo vệ và chống lại những phản văn hóa ngoại lai.
Giáo dục giá trị truyền thống thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh bằng tấm gương người tốt, việc tốt. Tổ chức cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
Giáo dục lí tưởng, niềm tin: 
Lí tưởng, niềm tin là những vần đề có tầm quan trọng hàng đầu vì đó là những phạm trù liên quan đến các giá trị chỉ đạo, điều khiển hoạt động và hành vi hằng ngày của mỗi người.
Hơn nửa thế kỷ qua, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lí tưởng mà nhân dân Việt Nam lựa chọn. Với lòng trung thành và dũng cảm của nhân dân ta đã phấn đấu cho lí tưởng của mình, không quản ngại gian khổ, hi sinh. Nhưng qua trải nghiệm nhiều năm, người Việt Nam đã nhận thức được rằng mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu cũ về nhiều điểm đã tỏ ra không thích hợp. Vì vậy, niềm tin của nhân dân bị giảm sút.
Đường lối đổi mới do Đảng đề ra đã củng cố niềm tin đối với chế độ. Nội dung của đổi mới là: Chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự làm giàu được động viên khuyến khích, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng, chính sách mở cửa được thể hiện, cho phép giao lưu với các nước trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng và hai bên đều có lợi.
Những giá trị cơ bản trên đây đã được Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn, xác nhận là hết sức mới mẻ và vô cùng quan trọng đã thổi vào xã hội Việt Nam một nguồn sinh khí mới, tạo ra động lực lành mạnh, làm nhộn nhịp các hoạt động kinh tế, làm tươi tỉnh bộ mặt xã hội là nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân trực tiếp làm cho đất nước ổn định và phát triển như ngày nay.
Lý tưởng hiện nay nhân dân Việt Nam đang phấn đấu là xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.”
Ngoài lý tưởng chính trị xã hội, con người Việt Nam hiện đại, đặc biệt là tầng lớp thanh niên cần có lý tưởng, ước mơ, hoài bão lớn về khoa học, về làm ăn kinh tế và các lĩnh vực văn hóa xã hội khác. Nhưng những vấn đề này đang trong quá trình hình thành, phát triển. Qua quan sát thực tiễn và điều tra xã hội học những ước mơ, hoài bão lớn và cháy bỏng, về khoa học kỹ thuật và kinh tế, chưa trở thành một phong trào, một xu thế mạnh mẽ trong thanh niên.
Lưu ý: Khi thực hiện biện pháp này ta gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi: Đa số con người Việt Nam nói chung, thanh niên Việt Nam nói riêng tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của cả dân tộc. Đa số con người Việt Nam lạc quan vào sự lãnh đạo của Đảng là sáng suốt và đúng đắn.
Khó khăn: Một bộ phận thanh niên hiện nay dao động về tư tưởng, chưa quan tâm đến vấn đề xã hội. Ý thức chấp hành của một bộ phận con người Việt Nam còn non kém: Số tội phạm tăng, một số thanh niên sống buông thả, coi trọng đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị đạo đức.	
Giáo dục vấn đề mưu sinh, lập nghiệp:
Dư luận xã hội cũng như các kết quả điều tra xã hội học gần đây thì một trong những giá trị quan trọng hàng đầu đối với người Việt Nam hiện nay đặc biệt là thanh niên là vấn đề mưu sinh và lập nghiệp. Nghề nghiệp ảnh hưởng tới nguồn thu nhập, vị trí xã hội, lối sống sức khỏe, niềm vui và các sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần,  nghĩa là ảnh hưởng tới hạnh phúc, điều quan trọng nhất đối với mọi gia đình và mọi thành viên xã hội.
Thời bao cấp, chọn một nghề trong biên chế nhà nước là tiêu chuẩn hàng đầu, dẫu phải làm gì và công tác ở đâu. Ngày nay biên chế nhà nước không còn là vấn đề quan trọng lắm nữa, thanh niên chọn những nghề có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt, hợp với sở thích và có khả năng phát triển. Các nghề được thanh niên thích nhất hiện nay là: Khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, văn hóa, nghệ thuật,
Quan niệm “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” trước đây cũng đã thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới “Giỏi một nghề, biết nhiều nghề”. Thực tế cho thấy những thanh niên hiểu biết nhiều nghề thường dễ kiếm việc làm và thu nhập cao.
Là một nước nông nghiệp nghề nông vốn có vị trí cao trong các nghề ở Việt Nam, hiện nay đang có sự thay đổi quan trọng và nhìn chung nghề nông không hấp dẫn thanh niên như các ngành công nghiệp, xây dựng, có năng suất lao động cao hơn. Hiện tượng thanh niên nông thôn bỏ làng ra thành phố làm ăn là phổ biến, thậm chí có nơi trả lại ruộng vì làm ăn thua lỗ.
Trước đây, người Việt Nam cho doanh nghiệp là nghề thấp hèn, thương nhân bị khinh rẻ, bị xem là “đồ con buôn”, “kẻ lừa đảo” mặc dầu người ta cũng thấy được tầm quan trọng của thương nghiệp đối với mỗi quốc gia, mỗi gia đình: “phi thương bất phú”. 
Số thanh niên chọn nghề kinh doanh chiếm tỉ lệ khá cao trong các cuộc điều tra xã hội học hiện nay, số thí sinh dự tuyển vào các trường ngoại thương, kinh tế, chiếm tỉ lệ cao trong số các trường đại học. Việc xác định đúng đắn giá trị doanh nghiệp và doanh nhân đã tạo ra động lực quan trọng kích thích lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam, góp phần tích cực vào sự lớn mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã buôn bán với trên 120 nước và vùng lãnh thỗ trên thế giới và kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt tới 26 tỉ USD, năm 2008 đạt 65 tỉ USD đó là những thành quả mà cách đây ít lâu ít người dám nghĩ đến. 
Lưu ý: Khi giáo dục vấn đề mưu sinh, lập nghiệp chúng ta thấy được mặt tích cực và tồn tại sau đây nhằm tìm giải pháp định hướng giá trị nghề nghiệp phù hợp khi thực hiện:
Tích cực: 
Được thanh niên xác định nghề nghiệp và việc làm là tiêu chí hàng đầu; động cơ chọn nghề lành mạnh; quan tâm đến vấn đề kinh tế xã hội;
Lạc quan tin tưởng hơn vào cuộc sống, tích cực trong việc tìm kiếm công việc làm; cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao năng suất lao động;
Ý thức vươn lên làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình thể hiện rõ nét.
Tồn tại:
So với các nước Việt Nam ít quan tâm đến sáng tạo, tại vì Việt Nam có thói quen ảnh hưởng của cơ chế bao cấp trước đây;
So với các nước Việt Nam ít quan tâm đến làm giàu vì dư luận về làm giàu chưa thật tích cực, chưa phải là mục đích như các nước khác (còn nặng về khái niệm làm giàu bất chính);
Chọn nghề mang tính tự phát về cá nhân nên thường chọn không đúng vì do công tác hướng nghiệp không tốt;
Khả năng hợp tác trong một bộ phận thanh niên còn yếu, tính tương trợ, giúp đỡ còn thấp, thậm chí còn dấu nghề, lừa dối nhau trong làm ăn kinh tế;
Một số mâu thuẩn hiện nay chưa được giải quyết: Mâu thuẩn giữa nguyện vọng có việc làm chính đáng với khả năng giải quyết việc làm của xã hội; mâu thuẩn giữa thanh niên không có việc làm nhưng không đến những nơi khó khăn; mâu thuẩn giữa ý chí lập thân, lập nghiệp và điều kiện thực tiễn chưa đảm bảo.
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
Qua nghiên cứu định hướng giá trị con người Việt Nam hiện nay ta thấy rõ thực trạng định hướng giá trị có nhiều điều cần bàn luận, phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực là vô cùng cần thiết, nó giúp cho thanh niên, sinh viên xác định rõ mục tiêu, con đường cần đi để phấn đấu học tập, chọn ngành, chọn nghề, chọn hướng đi thích hợp cho cuộc sống sau này. Đặc biệt giáo dục giá trị nhân cách cần được hình thành từ rất sớm, liên tục, xuyên suốt từ lúc ngồi ở ghế nhà trường. 
Trên cơ sở đó tôi đề xuất công tác giáo dục giá trị cho học sinh hiện nay:
Thể chế hoá và chính sách hóa quan điểm của Đảng về công tác giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên, nhằm giải phóng và khai thác, sử dụng và phát huy tiềm năng chất xám vào công cuộc đổi mới xã hội;
Đổi mới môi trường đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và thực hiện quá trình xã hội hóa giáo dục sinh viên;
Giáo dục định hướng lý tưởng, niềm tin cách mạng và đạo đức nhân cách cho thanh niên, giúp họ xác lập giá trị tinh thần cao đẹp, thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên cũng là một con đường và biện pháp giáo dục cơ bản;
Làm lành mạnh môi trường xã hội, tạo nên môi trường có tính nhân văn, nhân ái, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại;
Chú trọng giáo dục gia đình bởi vì trong hoàn cảnh biến đổi nhanh chóng hiện nay của xã hội, gia đình càng trở thành nhân tố, phương tiện nhân cách hóa những yêu cầu của cộng đồng và xã hội.
Sơ đồ hình thành giá trị
(Theo tài liệu chương trình giáo dục giá trị cho người Philippin 1988)
Tài liệu tham khảo
GS.TS Thái Duy Tuyên: Tìm hiểu định hướng gia 1trị của Thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 2001-2005 KX.05.07
TS . Phan Minh Tiến (Huế 2007): Giáo dục giá trị

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN thay Thuyen_Giao duc gia tri (Noi dung).doc