IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Đặc điểm, tình hình:
1.1. Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường, Chuyên môn.
- Một số học sinh có tinh thần học hỏi, có ý chí vượt khó, nỗ lực học tập vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, được đào tạo chính quy, luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
1.2. Khó khăn:
- Xã A Ngo là một xã thuộc diện biên giới vì thế cuộc sống diễn ra rất phức tạp, vào thời gian mưa lũ thì điều kiện đi dạy của các cụm lẻ (A Đeng, Lalay, A Ngo ) vô cùng khó khăn dẫn đến phải nghĩ học vài ngày. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội còn khó khăn, cuộc sống chủ yếu của đồng bào thường mang tính mùa vụ, tự cung tự cấp nên ảnh hưởng đến việc duy trì số lượng trên lớp.
- Công tác Xã hội hóa giáo dục ở địa phương chưa được chú trọng, trình độ dân trí còn thấp. Học sinh ít được sự quan tâm của phụ huynh, các em còn giúp đỡ cha mẹ để kiếm sống, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh còn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục.
- Chương trình SGK đưa ra còn ở mức cao so với mức học của HS mặc dù chuẩn đã thực hiện.
- Chất lượng giáo dục ở trường TH & THCS A Ngo nhìn chung còn thấp. Do điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường hầu như chưa có nên học sinh ít được tiếp cận với những phương tiện dạy học hiện đại mang tính đổi mới và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
2. Tính thuyết phục của đề tài:
Giải quyết bài toán tìm x trong chương trình phổ thông nói chung và lớp 6 nói riêng là môt việc làm rất cần thiết độ với mỗi HS, sức mạnh của nó thể hiện ở trong các dạng toán : Tìm x, giải phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình.Các dạng toán này sẽ đi theo các em đến hết chương trình học.
Qua dạng toán này HS biết cách suy luận, nhận định tìm ra phương pháp giải cho riêng mình.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GIẢI QUYẾT TỐT MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6” I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Lí do chọn đề tài: Ngay từ bậc tiểu học các em đã làm quen với các dạng toán tìm x .Trong tập hợp số tư nhiên . Lên cấp II các em còn gặp lại các dạng toán tìm x ở dạng đơn giản, dạng nâng cao không chỉ ở tập tự nhiên mà còn mở rộng ra trong tập số nguyên , số hữu tỉ hoặc số thực (ở lớp 9 ). Ở tiểu học các em đã được làm quen hầu hết các dạng toán nhưng nhiều học sinh khi thực hiện giải bài toán tìm x không nhớ được cách giải hay vai trò của x trong từng phép tính ngay cả ở dạng đơn giản ( với học sinh trung bình – khá ) hoặc ở dạng nâng cao ( với học sinh giỏi ). Đây là một dạng toán mặc dù khó nhưng nếu HS nắm được cách giải và phương pháp thì sẽ trở nên dễ dàng Qua nhiều năm giảng dạy môn toán tôi nhận thấy các dạng toán tìm x gặp nhiều và gây ra không ít phiền phức cho HS nhất là với đối tượng HS ở vùng khó thì càng khó khăn hơn . Đối với bài toán tìm x thì trong chương trình toán trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 ( ở lớp 8, lớp 9 gọi là giải phương trình ). Nếu các em được trang bị tốt phương pháp giải các dạng toán tìm x ngay ở lớp 6 thì lên các lớp trên các em sẽ giải bài tập có liên quan đến dạng toán tìm x rất dễ dàng , giáo viên cũng thấy nhẹ nhàng khi hướng dẫn các em những loại toán này . Điều đó giúp các em có hứng thú hơn , tự tin hơn và thêm yêu thích bộ môn mà hầu hết học sinh cho là môn học khó . Chính những lí do nêu trên khiến tôi suy nghĩ , trăn trở và mạnh dạn nêu ra sáng kiến của mình : “ Giải quyết tốt một số dạng toán tìm x trong chương trình lớp 6” . Đó là những kinh nghiệm của tôi đã tích luỹ trong quá trình giảng dạy bộ môn toán , với mong muốn giúp các em giải quyết tốt và nắm chắc phương pháp giải các dạng toán tìm x thường gặp ở lớp 6 . Hơn nữa còn trang bị cho các em kiến thức gốc để giải phương trình và giải bất phương trình ở các lớp trên . 2. Thực trạng học tập môn toán của học sinh trường TH&THCS A Ngo Qua thời gian công tác 2 năm ở đồng bằng và 3,5 năm ở miền núi tôi nhận thấy trình độ học tập cũng như nhận thức của HS miền núi thấp hơn nhiều so với đồng bằng, vì vậy việc truyền đạt của GV cho HS cũng gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, người giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh miền núi. Kết quả học tập của học sinh là kết quả tổng hợp chất lượng giảng dạy của thầy cô với sự nổ lực học tập của trò, kết quả của việc học tập trên lớp với việc tự học ở nhà. Qua thực tế giảng dạy ở trường TH & THCS A Ngo, tôi thấy các em học sinh giải các bài tập liên quan đến dạng toán tìm x số lượng làm được còn rất thấp * Nguyên nhân của tình trạng trên: - Về phía giáo viên: + Khi giảng dạy hay truyền thụ kiến thức cho học sinh thường thì giáo viên ít chú ý đến việc tổng hợp kiến thức và đưa ra một phương pháp riêng cho học sinh Ví dụ: Tìm x biết: 2 . x = 4 thì nhiều GV chỉ biết biến đổi mà không cho HS biết phương pháp tìm x để HS có thể làm các dạng tương tự + Giáo viên ít quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài toán tìm x mặc dù các dạng toán này hầu như chiếm đa số trong lượng bài tập của mỗi tiết dạy. - Về phía học sinh: + Học sinh chưa chịu tự học bài, làm bài tập trước khi đến lớp hoặc học theo cách học vẹt. + Tiếp thu bài còn quá chậm + Chưa biết cách phân tích để nhận dạng bài toán 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện với đối tượng học sinh lớp 6 Trường TH & THCS A Ngo năm học 2010 – 2011 Thời gian thực hiện đề tài : Trong chín tiết của chương I II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Phương pháp chung để giải một bài toán cần có sự gợi ý để Thầy hỗ trợ cho trò và để trò tự định hướng tìm ra phương pháp giải đó là hình thức học hiện nay. Với dạng toán tìm x tôi đưa ra thì phương pháp nhận dạng rất có hiệu quả cho dạng toán này. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về phân môn số học, toán học lớp 6 tại trường TH&THCS A Ngo. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra viết. Học sinh dựa vào phiếu điều tra để trả lời các câu hỏi do người điều tra soạn sẵn. Bằng bài Test này, người điều tra có thể nắm được thông tin học tập bộ môn toán hình học tại thực tiễn. 2.2. Phương pháp vấn đáp. 2.3. Phương pháp đàm thoại. 2.4. Phương pháp suy luận. 2.5. Phương pháp tìm tòi. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Đặc điểm, tình hình: 1.1. Thuận lợi: - Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường, Chuyên môn. - Một số học sinh có tinh thần học hỏi, có ý chí vượt khó, nỗ lực học tập vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, được đào tạo chính quy, luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 1.2. Khó khăn: - Xã A Ngo là một xã thuộc diện biên giới vì thế cuộc sống diễn ra rất phức tạp, vào thời gian mưa lũ thì điều kiện đi dạy của các cụm lẻ (A Đeng, Lalay, A Ngo ) vô cùng khó khăn dẫn đến phải nghĩ học vài ngày. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội còn khó khăn, cuộc sống chủ yếu của đồng bào thường mang tính mùa vụ, tự cung tự cấp nên ảnh hưởng đến việc duy trì số lượng trên lớp. - Công tác Xã hội hóa giáo dục ở địa phương chưa được chú trọng, trình độ dân trí còn thấp. Học sinh ít được sự quan tâm của phụ huynh, các em còn giúp đỡ cha mẹ để kiếm sống, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh còn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục. - Chương trình SGK đưa ra còn ở mức cao so với mức học của HS mặc dù chuẩn đã thực hiện. - Chất lượng giáo dục ở trường TH & THCS A Ngo nhìn chung còn thấp. Do điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường hầu như chưa có nên học sinh ít được tiếp cận với những phương tiện dạy học hiện đại mang tính đổi mới và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 2. Tính thuyết phục của đề tài: Giải quyết bài toán tìm x trong chương trình phổ thông nói chung và lớp 6 nói riêng là môt việc làm rất cần thiết độ với mỗi HS, sức mạnh của nó thể hiện ở trong các dạng toán : Tìm x, giải phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình...Các dạng toán này sẽ đi theo các em đến hết chương trình học. Qua dạng toán này HS biết cách suy luận, nhận định tìm ra phương pháp giải cho riêng mình. 3. Giải pháp tiến hành rèn luyện kỹ năng giải quyết bài tập dạng toán tìm x: Học sinh phải nắm được các yêu cầu cơ bản để giải một bài toán tìm x từ đó rút ra được các giải pháp cơ bản sau: * Giải pháp 1 : Phân loại bài tập liên quan đến dạng toán tìm x Dạng 1 : Phép toán cộng ( Tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia ) VD: a + b = c => a = c – b hoặc b = c – a Dạng 2 : Phép toán trừ ( Tìm số bị trừ biết hiệu và số trừ hoặc tìm số trừ biết hiệu và số bị trừ ) VD: a - b = c => a = c + b hoặc b = a - c Dạng 3 : Phép toán nhân ( Tìm thừa số khi biết tích và thừa số kia ) VD: a . b = c => a = c : b hoặc b = c : a Dạng 4 : Phép toán chia : (Tìm số chia khi biết thương và số bị chia hoặc tìm số bị chia khi biết thương và số chia ) VD: a : b = c => a = c . b hoặc b = a : c Dạng 5 : Tìm x trong bài toán phối hợp các phép toán cộng ,trừ , nhân , chia . ( giải quyết các phép tính từ ngoài vào trong ) Dạng 6 : Tìm x trong phép toán luỹ thừa ( Tùy trường hợp để giải quyết ) Dạng 7 : Tìm x trong bài toán liên quan đến tính chất chia hết của một tổng Dạng 8 : Tìm x trong bài toán liên quan đến ước và bội Dạng 9 : Tìm x trong bài toán phối hợp các phép toán cộng , trừ , nhân , chia và phép toán luỹ thừa . * Giải pháp 2 : Liệt kê các bài tập trong chương trình SGK toán 6 vào các dạng trên Dạng 1; 2; 3; 4 các em đã gặp nhiều ở tiểu học Dạng 5 : Gồm các bài : 30 ( SGK – trang 17 ), bài 44 ; 47abc ( SGK – trang 24 ) , bài 74 ( SGK –trang 32 ) , bài 161a ( SGK – trang 163 ) , bài 44( SBT – trang 8 ) , bài 62 ; 64 ( SBT –trang 10) , bài 77 ( SBT- trang 12) , bài 105 a , 108b ( SBT - trang 15 ), bài 198a (SBT – trang 26 ) bài 204 ( SBT – trang 26 ) Dạng 6 : Gồm các bài :bài 102 ; 103 ( SBT – trang 14 ) Dạng 7 : Gồm các bài :bài 87 ( SGK trang 36 ) Dạng 8 : Gồm các bài : bài 156 (SGK – trang 60 ) , bài 115 ( SBT – Trang 17 ), bài 130 (SBT – trang 18) , bài 142 ; 146 ( SBT – trang 20 ) Dạng 8 : Gồm các bài :bài 74 d ( SGK – trang 24 ) , bài 161b ( SGK – trang 63 ) bài 105b ; 108a (SBT – trang 15 ) , 198b (SBT – trang 26 ) * Giải pháp 3 : Tiến hành giảng dạy - Các bài toán thuộc dạng 1; 2; 3; 4 . Thật vậy các dạng toán tìm x là dạng toán cơ bản gặp nhiều trong chương trình toán ở bậc tiểu học, song hầu hết học sinh không nắm được phương pháp giải do vậy đòi hỏi giáo viên phải nêu lại cho học sinh phương pháp giải thuộc bốn dạng trên . THCS ngay ở tiết 7 toán 6 các em đã gặp bài toán tìm x . Để giải quyết tốt các bài toán tìm x thì giáo viên phải hướng dẫn lại cho học sinh cách giải bốn dạng toán cơ bản nêu trên đặc biệt là cách xác định vai trò của số x từ đó đưa ra cách giải cho phù hợp . Trong tiết học 7 để học sinh làm được bài tập ?2 không vướng mắc với nhiều đối tượng học sinh, giáo viên viên nên cho học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ với nội dung: Tìm x biết : a. x + 5 = 10 b. x - 15 = 4 c. x . 3 = 9 d. 6 : x = 3 Giáo viên yêu cầu hai học sinh lên bảng chữa, cả lớp làm ra vở nháp Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nhận xét bài làm và nêu cách tìm x trong mỗi vị trí của x và ghi vào bảng phụ treo góc bảng để học sinh ghi nhớ . Dạng 1 : Nếu x là một số hạng chưa biết trong tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết ( phần a ) a + b = c => a = c – b hoặc b = c – a Dạng 2 : Số x là số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ, nếu x là số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu ( phần b ) a - b = c => a = c + b hoặc b = a - c Dạng 3 : Số x là một thừa số trong tích, ta lấy tích chia cho thừa số đã biét ( phần c ) a . b = c => a = c : b hoặc b = c : a Dạng 4 : Số x là số chia ta lấy số bị chia chia cho thương , nếu là số bị chia ta lấy thương nhân với số chia . a : b = c => a = c . b hoặc b = a : c Giáo viên nhấn mạnh , khắc sâu để học sinh ghi nhớ cách tìm x trong từng vị trí ,việc nhận biết vị trí của số x nên gọi các đối tượng học sinh có lực học trung bình và đầu loại khá . Dạng 5: Khi các em đã nắm chắc cách giải các dạng toán nêu trên thì ở bài tập số 30. Tìm x biết : a . ( x - 34 ) . 15 = 0 b . 18 . ( x - 16 ) = 18 Bài này được tiến hành dạy trong tiết học 8 phần a các em có thể vận dụng nhận xét: tích của hai thừa số bằng 0 thì một trong hai thừa số đó phải bằng 0 , từ đó tìm ngay được số x . Phần b giáo viên phải cho học sin ... n hướng dẫn để học sinh nhận biết, nêu ra được vị trí của x trong bài toán từ đó dưa ra cách làm thích hợp . Cụ thể : a . 8 = 23 x3 = 8 => x 3 = 23 => x = 3 b. 27 = 33 . x3 = 27 => x3 = 33 => x = 3 c. 16 = 42 x2 = 16 => x2 = 42 => x = 4. Các dạng toán này giáo viên phải đưa vào trong tiết luyện tập ( tiết 14 ) Sau khi hướng dẫn học sinh giải bài tập tìm x, giáo viên chốt kiến thức và nhấn mạnh có hai trường hợp : Trường hợp x nằm ở cơ số ta cân bằng số mũ Trường hợp x nằm ở số mũ ta cân bằng cơ số Giáo viên có thể cho bài toán phức tạp hơn để học sinh về nhà làm : Tìm x biết : a. ( 2x + 1 )3 = 27 b. 4 . 2x = 128 a. Hướng dẫn học sinh viết số 27 về luỹ thừa có số mũ là 3, rồi tìm x b. Trước hết ta tìm 2x , rồi tìm x Dạng 7 , dạng 8 chỉ nêu ra nhưng không đề cập đến phương pháp giải ở đề tài này Dạng 9 : Giải bài toán phối hợp các phép cộng, trừ, nhân, chia và toán luỹ thừa Đối với học sinh lớp 6 đây là dạng toán khó vì trong một bài toán thường gặp nhiều phép toán chính vì vậy đòi hỏi học sinh phải nắm chắc thứ tự thực hiện các phép toán nhận biết tốt vị trí của x trong bài toán ,từ đó mới xây dựng các bước giải và tiến hành giải bài toán . Ví dụ : Bài tập 74 . Tìm số tự nhiên x biết : a. 12 x - 33 = 3 2 . 3 3 b. ( 3 x - 24 ) . 7 3 = 2 . 7 4 Giải a, 12 x - 33 = 9 . 27 => 12x - 33 = 243 => 12 x = 243 + 33 => 12 x = 276 => x = 276 : 12 Vậy x = 23 b. ( 3 x - 24 ) . 73 = 2 . 7 4 => ( 3 x - 24 ) = 2 . 74 : 73 => ( 3 x - 24 ) = 2 . 7 => 3 x - 16 = 14 => 3x = 14 + 16 => 3x = 30 => x = 30 : 3 => x = 10 Học sinh làm bài tập ra nháp , hai học sinh lên bảng làm bài tập , một học sinh nhận xét bài làm và nêu rõ các bước giải . Giáo viên khắc sâu cách giải bài toán tìm x nêu trên phải nắm chắc thứ tự thực hiện các phép toán . Bước 1 : Ta tìm biểu thức chứa x bằng cách thực hiện các phép toán luỹ thừa . Bước 2 : Tìm số bị trừ biết hiệu và số trừ . Bước 3 : Tìm thừa số x biết tích và thừa số kia . V. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU: Sau một thời gian công tác tại trường TH & THCS A Ngo tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “ Giải quyết tốt một số dạng toán tìm x trong chương trình lớp 6” và Kết quả thu được vào giữa học kì II, năm học 2010 – 2011 cụ thể như sau: Nhận xét chung Như vậy việc phân tích bài toán để chỉ ra được vị trí của x rất quan trọng , nếu xác định đúng vị trí của số x hoặc biểu thức chứa x sẽ đưa ra đường lối giải đúng đắn cả ở các bài tập đơn giản hay phức tạp . Với kinh nghiệm giảng dạy nêu trên tôi đã áp dụng dạy trên ba lớp A ,B , C cho thấy kết quả số học sinh biết phân tích bài toán tìm x và giải đúng loại toán này tăng lên nhiều so với khảo sát đầu năm . Sau khi thực hiện đề tài tôi theo dõi học sinh giải bài toán tìm x bài 161 ( SGK - 163 ) Trong giờ ôn tập chương rất nhanh , nhiều học sinh làm ra kết quả đúng. 161 ( SGK - 163 ) Tìm số tự nhiên x biết : a. 219 - 7 ( x + 1 ) = 100 b. ( 3 x - 6 ) . 3 = 3 4 Qua hai tiết ôn tập chương các em được làm bài kiểm tra chương I với nội dung như sau : Có bài kiểm tra kèm theo Kết quả bài làm còn được phản ánh qua bài kiểm tra cuối chương như sau: - Đa số học sinh khối 6 trường TH & THCS A Ngo có thái độ học tập nghiêm túc, chất lượng học tập được nâng cao rõ rệt - Giáo viên tự nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng tổ chức các hoạt động cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn số học 6 và cũng là tiền đề cho các lớp trên. 2. Kết quả cụ thể Trước và sau khi thực hiện xong đề tài thì tôi đã thống kê và đã rút ra được kết quả như sau: BẢNG KẾT QỦA ĐỐI CHỨNG : Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Lớp TS HS Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Số HS làm được bài TL Số HS làm được bài TL 6A 40 10 25 18 45 6B 22 5 22.7 10 45.5 6C 13 3 23 6 46.2 Với kết quả trên, có thể thấy những giải pháp mà giáo viên đưa ra phần nào mang lại tính hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Trong năm học tới, đề tài này sẽ mở rộng đối tượng nghiên cứu ra học sinh toàn khối THCS tại trường TH&THCS A Ngo. VI. KẾT LUẬN 1. Tình hình sau chương I với giải pháp giúp học sinh giải quyết tốt một số dạng toán tìm x trong chương trình lớp 6 Giáo viên khi sử dụng các giải pháp nhằm học sinh giải quyết tốt một số dạng toán tìm x trong chương trình lớp 6 ban đầu đã gặp không ít khó khăn như: - Một số học sinh còn chưa chịu khó tư duy và rèn luyện như nhác làm bài tập về nhà, không tích cực phát biểu xây dựng bài, - Điều kiện sách vỡ học thêm chưa có nhiều nên học sinh hầu như chỉ được làm quen các dạng toán trong SGK - Chất lượng học của các em tương đối thấp - Đề tài chỉ mới được áp dụng cho học sinh khối 6 trường TH&THCS A Ngo nên chưa phổ biến rộng rãi trong học sinh của toàn thể các khối lớp trong nhà trường. 2. Tính hiệu quả của các giải pháp Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng đề tài vẫn hoàn thành và đem lai một số kết quả khả quan. - Giáo viên chủ động trong việc lên lớp với các tiết số học, bài giảng trở nên sinh động hơn với các phương pháp khác nhau và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Học sinh học tập tích cực hơn, giáo viên giảng dạy hiệu qủa hơn. - Học sinh không còn lúng túng khi giải các dạng toántìm x. Các em có niềm tin, say mê và yêu thích học tập môn toán, từ đó phát triển tư duy độc lập suy nghĩ. - Nhiều học sinh khá giỏi đã nghĩ ra các cách giải hay từ đó rút ra các dạng tìm x với những cách giải khác nhau - Trên đây tôi đã trình bày lại kinh nghiệm của mình về phương pháp dạy một số dạng toán tìm x trong chương I toán. - Sau khi dạy hết chương I với kết quả thu được ở bài kiểm tra cuối chương, tôi có phần yên tâm về việc nắm kiến thức của học sinh đặc biệt là cách trình bày bài toán tìm x rõ ràng mạch lạc theo từng bước tôi đã hướng dẫn Khả quan trước kết quả đạt được của mình đã gây được hứng thú cho các em trong giờ học toán, giảm bớt căng thẳng và sức ép tâm lý với các em mỗi khi vào giờ học bộ môn . - Ngay chương đầu đã hướng cho các em trước khi giải một bài toán phải phân tích kỹ đầu bài, xây dựng phương pháp giải rồi mới tiến hành giải toán . Hình thành cho các em thói quen này gúp các em trong quá trình học toán gặp nhiều thuận lợi, với loại toán tìm x các em làm tốt ở lớp sáu thì lên lớp 7, lớp 8, lớp 9, sẽ giải các bài tập liên quan đến toán tìm x hoặc giải phương trình thật dễ dàng. VII. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đối với giáo viên - Cần phải tâm huyết với nghề, phải biết quan tâm giúp đỡ các em lúc khó khăn, lúng túng trong các bài toán khó, không nên tạo không khí ngột ngạt trong lớp học. - Cần phải biết lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau và tổ chức các hoạt động học tập khác nhau để vận dụng các giải pháp trên một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Tránh tình trạng vận dụng một cách khô cứng, máy móc làm ảnh hưởng đến hiệu quả tiết dạy và năng suất học tập bộ môn của học sinh. - Để giảng dạy hiệu quả, giáo viên cần nắm chắc lí thuyết và có những bước giải hợp lí đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức và phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền. 2. Đối với học sinh - Đi học thường xuyên, chú ý nghe giảng bài, tích cực làm bài trước khi đến lớp - Trang bị đầy đủ các loại đồ dùng, sách giáo khoa, sách tham khảo và các đồ dùng học tập toán học khác. 3. Đối với các cấp quản lí giáo dục - Đối với nhà trường, chuyên môn cần đóng góp ý kiến và tổ chức nhiều chuyên đề ngoại khoá nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả trong việc vận dụng các giải pháp giúp học sinh giải quyết tốt bài toán tìm x. Đồng thời giúp người thực hiện đề tài có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu ra phạm vi học sinh toàn khối THCS trường TH&THCS A Ngo trong các năm học tiếp theo. - Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết lại trong quá trình dạy toán và đặc biệt là năm thứ hai giảng dạy chương đầu tiên của toán lớp 6. Trong nội dung đề tài nêu trên chắc còn nhiều thiếu sót do trình độ còn hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để tôi được tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân . A Ngo, ngày 28 tháng 3 năm 2011 Người viết Trương Ánh Bình Minh PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho học sinh) Đánh dấu x vào ô có ý kiến mà em cho là đúng: 1. Theo em giải bài toán liên quan đến dạng toán tìm x có hay không? hay không hay rất hay bình thường 2. Đối với em, Dạng toán tìm x có khó không? Rất khó Bình thường Khó Dễ Tương đối khó Rất dễ 3. Theo em, phương pháp để học tốt môn số học 6 là: 4. Để giải bài tập dạng toán tìm x cần mấy bước? 5. Các bước đó là gì? 6. Theo em bước nào là quan trọng nhất? TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Toán 6, NXB giáo dục Tuyển chọn 400 bài toán số học 6. (Nguyễn Anh Dũng, NXB Đà Nẵng) Giáo trình tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi. Phương pháp dạy học các nội dung môn Toán. (Phạm Gia Đức, NXB ĐHSP, 6/2007) Thực hành giải Toán. (Vũ Dương Thụy) MỤC LỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐỀ TÀI Năm học: 2010 – 2011 Đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học trường TH&THCS A Ngo 1. Tên đề tài: Giải quyết một số dạng toán tìm x trong chương trình lớp 6 2. Họ và tên tác giả: Trương Ánh Bình Minh 3. Chức vụ: Giáo viên 4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài: a,Ưu điểm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... b, Hạn chế: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường TH&THCS A Ngo thống nhất xếp loại: .. Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH
Tài liệu đính kèm: