Sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Một số kinh nghiệm dạy học văn bản Nhật dụng

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Một số kinh nghiệm dạy học văn bản Nhật dụng

A. Phần mở đầu

 I. Lí do chọn đề tài

 1. Cơ sở lý luận

 “Văn học là nhân học”.Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người.

 Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.

 Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc 30 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 895Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Một số kinh nghiệm dạy học văn bản Nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng 
A. Phần mở đầu
 I. Lí do chọn đề tài
 1. Cơ sở lý luận
	“Văn học là nhân học”.Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người.
	Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. 
	Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.
	Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến.
Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻ em... Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn.	
Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng.
2. Cơ sở thực tiễn
	Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hướng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học .... Chính vì thế lại càng đòi hỏi người Giáo viên đặc biệt là Giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình. 
	Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản Nhật dụng. Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chương trình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH văn bản nhật dụng. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao.
Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách 7 năm, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng. 
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS” để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và để học sinh yêu thích giờ học văn.
II. Mục đích nghiên cứu
	Đưa ra hướng giải quyết một số khuất mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
1. Thời gian-địa điểm:
a/ Thời gian:	Bắt đầu nghiên cứu tháng 9/2009
	Hoàn thành tháng 3/2010
b/ Địa điểm: Trường THCS Thị Trấn Ba Tơ.
2. Những đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn
	- Về lí luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn và bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản Nhật dụng. 
	-Về thực tiễn: Ngoài ra nó có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy trong trường THCS.
B.Phần nội dung
 I. Chương 1: Nhận xét chung
1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
	Nghiên cứu về vấn đề này đó là cuốn : “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt” của tác giả Trần Đình Chung. Ngoài ra còn có một số định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn 6,7,8,9.
	Qua những tài liệu này tôi nhận thấy rằng người biên soạn sách đã đưa ra những hướng dẫn về phương pháp dạy. Tuy nhiên đó mới chỉ là phương pháp chung không thể áp dụng đối với tất cả các vùng miền khác nhau.Vì vậy khi chọn đề tài này tôi đã cố gắng lĩnh hội các quan điểm tư tưởng từ các bài viết mà các tác giả đề cập đồng thời đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng nhằm góp phần làm cho người dạy có sự lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh mà mình dạy.
2.Cơ sở lý luận
	Văn bản nhật dụng là gì? Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nói đến văn bản Nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý... Văn bản Nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. 
Mục tiêu của môn Ngữ văn: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúy trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đâu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK ngữ văn THCS tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha),Văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá), nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê)... Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống. 
II.Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
1. Nhiệm vụ nghiên cứu
	- Nhiệm vụ về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, nghiên cứu về phương pháp dạy văn bản Nhật dụng
	- Nhiệm vụ thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụng trong trường THCS .
2. Các nội dung cụ thể trong đề tài.
a/Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS
Lớp
Tên văn bản
Đề tài nhật dụng của văn bản
6
Ngữ văn 6
- Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động Phong Nha
- Di tích lịch sử
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- Danh lam thắng cảnh
7
Ngữ văn 7
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Ca Huế trên sông Hương
- Nhà trường
- Người mẹ
- Quyền trẻ em
- Văn hoá dân tộc
8
Ngữ văn 8
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Ôn dịch, thuốc lá
- Bài toán dân số
- Môi trường
- T ệ nạn xã hội
- Dân số
9
Ngữ văn 9
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Tuyên bố thế gíơi về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
- Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
- Quyền sống của con người
Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản nhật dụng được phân phối dạy học đều khắp ở các khối lớp, bình quân mỗi khối lớp được học đọc – hiểu 3 văn bản. ý nghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiết đối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề đựơc đề cập trong các văn bản Nhật dụng ngày một phức tạp hơn.
b/Đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng
	* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 6.
1.“Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là văn bản mở đầu cho cụm bài văn bản Nhật dụng được dạy học ở lớp 6. Đây là bài viết giới thiệu cây cầu Long Biên, một di tích lịch sử nổi tiếng và quen thuộc ở thủ đô Hà Nội với vai trò là nhân chứng đau thương của việc thực dân Pháp xây dựng cây cầu sắt với quy mô lớn, nhằm phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của chúng, nhất là nhân chứng lịch sử gian lao và hào hùng của dân tộc ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bằng các sự kiện, các tư liệu chính xác về cây cầu, lồng trong các hình ảnh nhuần thấm cảm xúc suy tư của tác giả, cầu Long Biên đã hiện lên như một hình tượng sống động và chân thực, vừa gần gũi vừa thiêng liêng trong cảm nhận của mỗi người đọc Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, bồi đắp thêm không chỉ tình yêu đối với câu Long Biên của thủ đô đất nước mà còn khơi dậy ở họ lòng tự hào cùng ý thức giữ gìn và quảng bá đối với các di tích lịch sử trên đất nước yêu quý của chúng ta.
	Nội dung ấy toát lên từ lối văn thuyết minh đan cài tư liệu với hình ảnh và cảm xúc của người viết, mà nếu nhìn từ góc độ phương thức biểu đạt thì đó sẽ là kiểu thuyết minh có kết hợp miêu tả và biểu cảm, nếu quan niệm về thể loại văn học thì đây là bài bút kí.
	2.“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là bức thư của thủ lĩnh Xi–at-tơn trả lời tổng thống thứ 14 của nước Mĩ, đựơc xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Nhìn dưới góc độ phương thức biểu đạt thì đây là văn bản biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự. Văn bản đã toát lên một ý nghĩa sâu sắc: Con người ph ...  trước các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống xã hội hiện đại. Sẽ không phải là khó nhưng không hề đơn giản khi mỗi giáo viên cùng lúc phải chú trọng và làm tốt cả hai mục tiêu quan trọng này trong một tiết học. Song nếu mỗi giáo viên đều tâm huyết với nghề, với con người, với mục tiêu giáo dục tích cực thì thiết nghĩ không có gì là chúng ta không thể làm được. Mỗi thầy cô cần chú tâm đến bài giảng của mình từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của tiết học, thể hiện nó bằng hệ thống câu hỏi phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với điều kiện trang thiết bị mà nhà trường cung cấp. Có thế, những ý tưởng nghệ thuật và quan niệm nhân sinh, bài học về thế giới quan, về lối sồng, về lý tưởng hoài bão về ước mơ mới trở lên sâu sắc , mới được các em đem soi rọi, kiểm chứng trong cuộc sống này.
	II.Kiến nghị:
	- Phòng thiết bị nhà trường nên bổ sung tranh ảnh, băng đĩa phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các văn bản Nhật dụng. Nên bố trí thời gian cho hoạt động ngoại khoá nhiều hơn, tạo điều kiện c cho các em được thể hiện mình nhiều hơn nữa.
 - Để cho giờ dạy sinh động và hiệu quả hơn, mỗi đơn vị trường học cần có đầu chiếu.
	 Thời gian nghiên cứu không nhiều nên tôi rất mong sự nhận xét, đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài của tôi có chất lượng hơn.
	Xin chân thành cảm ơn./.
	Ba Tơ, ngày 12 tháng 3 năm 2010
Người viết
Nguyễn Văn Thân
PHụ LụC THAM KHảO
(Một số hình ảnh phục vụ cho việc dạy học Văn bản nhật dụng
dành cho máy chiếu (ảnh màu))
 Ngọ môn- Huế Đêm Tràng Tiền
Một số hình ảnh về biểu diễn, thưởng thức ca Huế
Một số hình ảnh về Động Phong Nha
Tài liệu tham khảo- Mục lục
1.Tài liệu tham khảo:
	- Dạy học văn bản Ngữ vănTHCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt (tác giả: Trần Đình Chung).
	- Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 6,7, 8, 9.
2.Mục lục:
TT
Nội dung
Trang
1
A. Phần mở đầu
1
 I. Lý do chọn đề tài
1
 1. Cơ sở lí luận
1
 2. Cơ sở lí luận
2
 II. Mục đích nghiên cứu
2
2
B. Phần nội dung
3
 I. Chương I: Nhận xét chung
3
 II. Chương II: Nội dung nghiên cứu
4
 III. Chương III: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
9
3
C. Kết luận và kiến nghị
21
4
Phụ lục tham khảo
25
PHầN NHậN XéT, ĐáNH GIá CủA HộI ĐồNG KHOA HọC CáC CấP
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(6).doc