MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học tập, nghiên cứu chương I cần nắm vững những nội dung chủ yếu sau đây:
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh
- Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
- Ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta cũng như đối với bản thân người học
NỘI DUNG CHÍNH
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm lý luận về
cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập tự do;
về mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí
Minh; về mối quan hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập tự do với tư
tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cáp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội; về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
Trên cơ sở đối tượng, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu và
làm rõ:
• Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam và giá trị tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách
mạng thế giới của thời đại.
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2007 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Biên soạn : ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN CN. ĐỖ MINH SƠN LỜI NÓI ĐẦU Để phục vụ cho việc tự nghiên cứu và học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo từ xa của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông. Bộ môn Mác-Lênin thuộc khoa Cơ bản I - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức biên soạn tập sách Hướng dẫn học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Tập sách được biên soạn dựa trên cơ sở giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường đại học, cao đẳng) của Bộ Giáo dục – Đào tạo, do nhà xuất bản chính trị Quốc gia phát hành năm 2005 Tài liệu được trình bày dưới dạng hướng dẫn học tập gồm 7 chương sát với giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục - Đào tạo và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tháng 1 năm 2007. Tài liệu sẽ giúp cho người học tiếp thu và nắm vững một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt nam trong quá trình hoạch định chủ trương đường lối chiến lược, sách lược trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như quá trình kiên trì giữ vững định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam. Nôi dung được biên soạn theo trình tự: Nêu rõ mục đích yêu cầu, trọng tâm trọng điểm của bài, những nội dung cơ bản, những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn được rút ra từ những nội dung cơ bản. Hệ thống câu hỏi đặt ra giúp người học có thể tự mình xây dựng đề cương để học tập được tốt hơn. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã rất cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định, rất mong được các đồng nghiệp và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cám ơn ! Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 3 CHƯƠNG I KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Học tập, nghiên cứu chương I cần nắm vững những nội dung chủ yếu sau đây: - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh - Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - Các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta cũng như đối với bản thân người học NỘI DUNG CHÍNH I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập tự do; về mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh; về mối quan hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cáp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Trên cơ sở đối tượng, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu và làm rõ: • Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. • Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. • Vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và giá trị tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại. 1.2. Phương pháp nghiên cứu: 1.2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trên cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết kinh nghiệm, phân tích một cách đúng đắn những đặc Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 4 điểm của đất nước để tìm ra những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Đối với Hồ Chí Minh khi vận dụng phương pháp biện chứng duy vật, không giáo điều, rập khuôn, luôn xem xét sự vật trong vận động và phát triển và trong quá trình phát triển lịch sử. Cụ thể: • Lý luận gắn liền với thực tiễn. • Quan điểm thống nhất biện chứng giữa lập trường giai cấp với lập trường dân tộc, giữa dân tộc với thời đại. • Quan điểm phát triển, sáng tạo, đổi mới. • Quan điểm toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm cụ thể. • Quan điểm lịch sử cụ thể. • Quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. 1.2.3 Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính Đảng và tính khoa học: nhận thức và thể hiện sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học mang tính nguyên tắc sẽ giúp người nghiên cứu bảo đảm tính chân thực của tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời góp phần phê phán quan điểm thần thánh hóa hoặc hạ thấp ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống sinh động hàng ngày. 1.2.4 Kết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử giúp chúng ta nhận thức về mặt lịch sử quá trình tư duy của Hồ Chí Minh, qua đó giúp chúng ta nhận thức logic vấn đề (tính quy luật của tư duy), từ đó tìm ra cốt lõi của tư duy và hướng phát triển của tiến trình lịch sử. 1.2.5. Vận dụng các phương pháp liên ngành: Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học, tiếp xúc nhân chứng lịch sử. II. KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam (6-1991) khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nề tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại”1 Đây là định hướng cho các nghiên cứu tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu tư tưởng của Người để trên cơ sở đó đi tới một khái niệm có khả năng bao quát được những nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2001, tr.83) Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 5 Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn về cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Như vậy: • Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; • Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; • Là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; 2.2. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: Bao gồm một số nội dung cơ bản sau: 1. Tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. 2. Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH. 3. Tư tưởng về Đảng cộng sản Việt Nam. 4. Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. 5. Tư tưởng về quân sự. 6. Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. 7. Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 8. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 9. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. 10. Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh. Trên đây là những nội dung chủ yếu trong tư tưởng chính trị, tư tưởng văn hoá-đạo đức, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Tuỳ từng đối tượng, từng lĩnh vực, các nhà khoa học có thể nghiên cứu, khái quát, bổ xung các nội dung phù hợp với yêu cầu của mình vào hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng thành một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. Nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước chúng ta tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: 1. Tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. 2. Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH. 3. Tư tưởng về Đảng cộng sản Việt Nam; về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. 4. Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 6 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn hóa. 2.3. Chức năng của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống các môn khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin. Do đó có hai chức năng quan trọng nhất: Một là, chức năng nhận thức: Thông qua việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học giúp cho người học nhận thức được quy luật phát triển của xã hội Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nên lý luận đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Chức năng này được coi là nền tảng tư tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta. Hai là, chức năng hành động giúp cho người học: - Có khả năng thẩm định được các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. - Góp phần giáo dục tinh thần phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự cường, phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. - Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những phương pháp để nâng cao trình độ lý luận cho tất cả ngưồi học nói chung và các cán bộ đảng viên nói riêng. Chức năng này được coi như kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta. Hai chức năng trên quan hệ chặt chẽ với nhau. Hồ Chí Minh nhấn mạnh chỉ khi tư tưởng đúng thì hành động mới đúng. III. ĐI ... trận tổ quốc Việt Nam các đoàn thể của nhân dân. Tài liệu tham khảo 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ GD - ĐT 2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh- Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội -2003 3. Nhứng bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. TS Nguyễn Khánh Bật chủ biên; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội -2000 4. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (Dưới dạng hỏi và đáp)- TS.Phạm Ngọc Anh, PGS,TS.Bùi Đình Phong (Đồng chủ biên). NXB lý luận chính trị 2004 5. Hỏi – Đáp môn tư tưởng Hồ Chí Minh – TS.Hoàng Trang, TS.Nguyễn Thị Kim Dung – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2005 Mục lục 127 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I ......................................................................................................................... 3 KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ........................................ 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ............................................................................................ 3 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.......................................................................................................... 3 NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................................... 3 I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.................................................................................................................................... 3 II. KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ...................................... 4 III. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. ...................................................................................................... 6 IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.............................. 14 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 14 CHƯƠNG II...................................................................................................................... 16 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC ................................................ 16 VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC............................................................... 16 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU........................................................................................................ 16 NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................................. 16 I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC ............................................... 16 II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC. ........... 19 III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY. ................................................................................................... 23 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 24 CHƯƠNG III .................................................................................................................... 26 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ..................................................................... 26 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:....................................................................................................... 26 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................. 26 I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. .......................................... 26 II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ..................................................................................................................... 32 III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM........................................................................................................................ 37 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 40 CHƯƠNG IV .................................................................................................................... 41 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC;................................. 41 Mục lục 128 KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI..............................41 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU ........................................................................................................ 41 NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................................. 41 I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.................................. 41 II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI.. .................................................................................................................... 47 CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................................... 51 CHƯƠNG V.......................................................................................................................53 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN ......................................................................53 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ....................................................................................................... 53 NỘI DUNG........................................................................................................................... 54 I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ................................................................................................................................. 54 II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÌ DÂN....................................................................................................................................... 62 III. XÂY DỰNG ĐẢNG VỮNG MẠNH, XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC NGANG TẦM NHIỆM VỤ CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.... 68 CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................................... 70 CHƯƠNG VI .....................................................................................................................72 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HÓA.....................72 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU ........................................................................................................ 72 NỘI DUNG........................................................................................................................... 72 I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC............................................................... 72 II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH................................................................. 77 III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA............................................................ 80 IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HÓA VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI HIỆN NAY......................... 85 CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................................... 86 CHƯƠNG VII....................................................................................................................88 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN................................................88 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI................................88 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ....................................................................................................... 88 NỘI DUNG........................................................................................................................... 88 I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC................................................................ 88 II. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CÓ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH................................................. 90 III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI....................................................... 92 Mục lục 129 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 95 CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ........................................................................ 96 CHƯƠNG I:.......................................................................................................................... 96 CHƯƠNG II: ...................................................................................................................... 101 CHƯƠNG III: ..................................................................................................................... 106 CHƯƠNG IV:..................................................................................................................... 110 CHƯƠNG V: ...................................................................................................................... 114 CHƯƠNG VI:..................................................................................................................... 119 CHƯƠNG VII: ................................................................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 126 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 127 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Mã số: 412TTH120 Chịu trách nhiệm bản thảo TRUNG TÂM ÐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1 (Tài liệu này được ban hành theo Quyết định số: /QĐ-TTĐT1 ngày của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)
Tài liệu đính kèm: