Ôn tập và nâng cao kiến thức Ngữ văn Lớp 6

Ôn tập và nâng cao kiến thức Ngữ văn Lớp 6

2. Trong truyện Cây bút thần có những câu văn sau:

Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng.

a. Hãy gạch chân những danh từ chỉ sự vật trong các câu văn trên.

b. Có nên thêm từ cái vào trước mỗi danh từ chỉ sự vật trong những câu đó không? Vì sao?

3. Trong đoạn văn sau có mấy cụm danh từ ? Hãy gạch chân.

Từ hôm, lão Miệng không ăn gì, các bộ phận cơ thể như bác Tai, câu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi rã rời. Tất cả bọn chúng đều lừ đừ, mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.

4. Điền dấu câu thích hợp vào những chỗ có dấu ngoặc đơn để hoàn chỉnh văn bản dưới đây của câu chuyện ngụ ngôn: "Người thợ mộc và chiếc xe bò".

 Có một người thợ mộc đẽo chiếc xe bò bánh vuông ( ) Xong việc ( ) ông ta ngồi cạy cục tra mỡ vào cái bánh xe khốn khổ ấy ( )

 Có người đi qua thấy việc làm trái khoáy ấy liền bảo ( )

 ( ) Cái bánh xe vuông làm sao mà xe chạy được ( )

 Bấy giờ người thợ mộc mới đáp ( )

 Hoá ra là tại cái bánh xe chứ không hề tại gỗ ( )

 Người đi đường tủm tỉm ( )

 Không phải tại bánh xe cũng không hề tại gỗ ( ) mà chỉ tại người đẽo nó mà thôi ( )

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập và nâng cao kiến thức Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập và nâng cao kiến thức Ngữ Văn 6.
1. Căn cứ vào kiến thức về nghĩa từ, hãy xem đâu là nghĩa gốc của từ ngọt?
A. Vị ngọt của thực phẩm (đường, sữa, mì chính...)
B. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói (nói ngọt)
C. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh (đàn ngọt, hát hay)
D. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao (lưỡi dao ngọt)
2. Trong truyện Cây bút thần có những câu văn sau:
Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng.
a. Hãy gạch chân những danh từ chỉ sự vật trong các câu văn trên.
b. Có nên thêm từ cái vào trước mỗi danh từ chỉ sự vật trong những câu đó không? Vì sao?
3. Trong đoạn văn sau có mấy cụm danh từ ? Hãy gạch chân.
Từ hôm, lão Miệng không ăn gì, các bộ phận cơ thể như bác Tai, câu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi rã rời. Tất cả bọn chúng đều lừ đừ, mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.
4. Điền dấu câu thích hợp vào những chỗ có dấu ngoặc đơn để hoàn chỉnh văn bản dưới đây của câu chuyện ngụ ngôn: "Người thợ mộc và chiếc xe bò".
	Có một người thợ mộc đẽo chiếc xe bò bánh vuông ( ) Xong việc ( ) ông ta ngồi cạy cục tra mỡ vào cái bánh xe khốn khổ ấy ( )
	Có người đi qua thấy việc làm trái khoáy ấy liền bảo ( )
	( ) Cái bánh xe vuông làm sao mà xe chạy được ( )
	Bấy giờ người thợ mộc mới đáp ( )
	Hoá ra là tại cái bánh xe chứ không hề tại gỗ ( )
	Người đi đường tủm tỉm ( )
	Không phải tại bánh xe cũng không hề tại gỗ ( ) mà chỉ tại người đẽo nó mà thôi ( )
5. Hãy nhận xét ngắn gọn về ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn trên.
6. Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu dưới đây bằng cách điền chúng vào bảng phân tích:
a. Tôi dậy từ canh tư	b. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước.
c. Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã.
d. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.
đ. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.	e. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
g. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt nam, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu
Chủ ngữ
Vị ngữ
7. Nối các ý cột B với một ví dụ cột A sao cho chính xác:
A	B
a. Em như con hạc đầu đình	 Hoán dụ
Muốn bay không cất nổi mình mà bay.
b. Sông Hương như mới vừa say khướt	 ẩn dụ
Tỉnh lại trôi về phía gió may.
c. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ	 So sánh
mặt trời chân lý chói qua tim
d. Bàn tay ta làm nên tất cả 	 Nhân hoá
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
8. Câu kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ":
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
cho em suy nghĩ gì?
9. Em hãy nhận xét về khổ thơ dưới đây trong bài thơ "Lượm" - Tố Hữu theo những gợi ý sau:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
a. Về từ ngữ, hình ảnh.	b. Về giọng điệu thơ.	c. Về chú bé Lượm.
10. Bài tập điền từ:
..." Phượng không phải là một......, không phải vài cành, mà đây là cả một loạt, cả một..., cả một góc trời ......... Mỗi hoa chỉ là một ............ của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn......... chen đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm.
	................, phượng ra lá. Lá................, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu còn xếp lại, còn ............; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò ................... làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng ...............quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên cành cây báo ra một....................: mùa hoa phượng bắt đầu! đến giờ chơi, .................. ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà .................dữ vậy!
	.................... của phượng là màu đỏ..........., nếu có mưa lại càng thêm tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa................., màu cũng ................Rồi hoà nhịp với mặt trời................, màu phượng mạnh mẽ.............. : hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng................., như Tết đến ................ đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò.................. trong mùa phượng.
(bông, đoá; phố, vùng; phần tử, khía cạnh; đỏ ối, đỏ rực; bao trùm, xoè ra; mùa xuân, mùa thu; xanh thắm, xanh um; dịu dàng, e ấp; ngây ngất, phơi phới; vô tâm, vô tư; thông điệp, tin thắm; người ta, học trò; bất ngờ, đột ngột; bình minh, hoàng hôn; tươi, còn non; giảm , tăng; nhạt dần, đậm dần; nóng ấm, chói lọi; kêu vang, thông báo; rực lên, sôi động; mọi người, nhà nhà; ngồi ngắm, vào hẳn)
	(Hoa học trò - Xuân Diệu) 
11. Viết đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em khi nhìn thấy những bông phượng đàu tiên trên thành phố báo hiệu hè về.
12. Đọc đoạn thơ sau trích trong bài thơ "Chợ Tết" của nhà thơ Đoàn Văn Cừ:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi	Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Sương hồng lam ôm ấp mái nhà gianh	Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh	Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.	Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;	Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, 	Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom, 	Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,	Người mua bán ra vào đầy cổng chợ...
a. Nhận xét về cảnh được miêu tả. ( cảnh ở đâu? không khí ra sao? Cảnh sinh hoạt hay cảnh thiên nhiên là chủ yếu? Nghệ thuật miêu tả có gì đặc sắc? Thái độ, tình cảm của nhà thơ...?
b. Dựa vào đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn tả lại phiên chợ theo sự hình dung, tưởng tượng của em.

Tài liệu đính kèm:

  • doccung co cuoi ky.doc