Ôn tập Ngữ văn 6 - Học kỳ I

Ôn tập Ngữ văn 6 - Học kỳ I

* Đề 1 : Kể về một người bạn tốt mà em yêu mến.

Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu nhân vật :

 - Tên bạn là gì ? Mối quan hệ với bạn (bạn học, bạn hàng xóm, bạn mới quen )

 - Nêu lí do khiến em yêu mến bạn.

 B. Thân bài : Những phẩm chất của bạn :

 - Bạn là người chăm chỉ trong học tập.

 - Học giỏi.

 - Tận tình giúp đở bạn bè.

 - Chịu khó học hỏi, thích tìm hiểu, quan sát.

 - Tự giác giúp đở công việc gia đình cho bố mẹ.

 C. Kết bài : Ảnh hưởng của bạn đối với em :

 - Là tấm gương cho em noi theo.

 - Bạn được mọi người yêu mến, tin cậy.

 

doc 5 trang Người đăng vanady Lượt xem 1504Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 6 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HKI
VĂN HỌC
Câu 1 : Kể tên các loại tác phẩm văn học dân gian đã học và đọc thêm ?
Câu 2 : So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích ? Truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
Câu 3 : Ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên ?
 Nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc gống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết cộng đồng của người Việt.
Câu 4 : Ý nghĩa truyện Thánh Gióng ?
 Thể hiện quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Câu 5 : Ý nghĩa truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ?
 Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, suy 
 tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Câu 6 : Ý nghĩa truyện Thạch Sanh ?
 Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. 
Câu 7 : Ý nghĩa truyện Em bé thông minh ?
 Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian, tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
Câu 8 : Ý nghĩa truyện Cây bút thần ?
 Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, ước mơ kì diệu của 
 con người.
Câu 9 : Ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi ? Ếch ngồi đáy giếng ?
 Khuyên người ta : muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
 Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu 
 biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 10 : Ý nghĩa truyện Treo biển ?
 Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
Câu 11 : Hãy hình dung mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào ?
 Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con :
Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp. 
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
TIẾNG VIỆT
Câu 1 : Từ là gì ? Là dơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Câu 2 : Thế nào là Từ đơn ? Thế nào là Từ phức ? 
 Từ có 1 tiếng là từ đơn. Từ có từ 2 tiếng trở lên là từ phức
Câu 3: Thế nào là từ mượn ? Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài. 
Câu4 : Nghĩa của từ là gì ? Là nội dung mà từ biểu thị. 
Cậu 5 : Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Có 2 cách.
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Cẩu 6: Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 1 từ có nhiều nghĩa gọi là từ nhiều nghĩa.
 - Chuyển nghĩa là gì ? Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
 - Thế nào là nghĩa gốc ? Là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
 - Thế nào là nghĩa chuyển ? Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Câu 7 : Danh từ là gì ? Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm  .
Câu 8 : Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là gì ?
 Làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là đứng trước.
Câu 9 : Mô hình cụm danh từ ? 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
tất cả
những
em
học sinh
chăm ngoan
ấy
Phần trước : + t2 : Lượng từ chỉ toàn thể : tất cả, toàn bộ, toàn thể 
 + t1 : Số từ, lượng từ chỉ tập hợp, phân phối : một, những, các, mỗi, từng  
Trung tâm : + T1 : Danh từ chỉ đơn vị : con, em, chú, cái, mảnh, tấm 
 + T2 : Danh từ chỉ sự vật.
Phần sau : + s1 : Đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị.
 + s2 : Chỉ từ chỉ vị trí : này, nọ, kia, đó, đây, ấy 
Câu 10 : Động từ là gì ? Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Câu 11 : Chức vụ điển hình trong câu của động từ là gì ?
 Làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ.
Câu 12 : Mô hình cụm động từ ? 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng, còn, , chưa, đã, đang, sẽ 
tìm, thấy, nghe, làm
đi, đứng, buồn 
được, ngay, 
câu trả lời
Phần trước : Phụ ngữ bổ sung cho động từ: quan hệ thời gian, tiếp diễn tương tự, khẳng định phủ định 
 (đã, sẽ, sắp, đang, cũng, còn, chưa, không, hãy, đừng, chớ )
Trung tâm : Động từ (tìm, thấy, nghe, làm, đi, đứng, buồn ...)
Phần sau : Phụ ngữ bổ sung cho động từ : về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên 
 nhân, phương tiện, cách thức, hành động (được, ngay, ra, vào )
Câu 13 : Tính từ là gì ? Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Câu 14: Chức vụ điển hình trong câu của tính từ là gì ?
 Có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu, khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ hạn chế hơn động từ.
Câu 15 : Mô hình cụm tính từ ? 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng, còn, , chưa, đã, đang, sẽ, quá 
trẻ, đẹp, trắng, lớn, to, sâu, cao, sáng 
quá, lắm, như 
Phần trước : Phụ ngữ bổ sung cho tính từ: quan hệ thời gian, tiếp diễn tương tự, khẳng định phủ định 
 (đã, sẽ, sắp, đang, cũng, còn, chưa, không, quá )
Trung tâm : Tính từ (trẻ, đẹp, trắng, xanh, xinh, chua, mặn, to,nhỏ, sáng, tối )
Phần sau : Phụ ngữ bổ sung cho tính từ : về vị trí hướng, so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân 
 của đặc điểm, tính chất  .
TẬP LÀM VĂN 
Câu 1: Có mấy kiểu văn bản và phưong thức biểu đạt ? Có 6 kiểu văn bản và phưong thức biểu đạt.
 Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ.
Câu 2 : Văn bản là gì : Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, mạch lạc.
Câu 3 : Tự sự là gì ? Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn 
 đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Câu 4 : Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ? Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 Dàn bài bài văn tự sự thường gồm 3 phần A. Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
 B. Thân bài : Kể diễn biến sự việc.
 C. Kết bài : Kể kết cục của sự việc.
 Câu 5 : Ngôi kể là gì ? Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. 
ĐỀ TLV
Đề 1 : Kể về một người bạn tốt mà em yêu mến.
Đề 2 : Kể về việc tốt mà em đã làm.
Đề 3 : Kể về một lần em mắc lỗi.
Đề 4 : Kể về một người mà em quý mến (Cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị )
Đề 5 : Kể về một cuộc đi thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
Đề 6 : Kể về một chuyến về quê. 
Đề 7 : Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
Đề 8 : Kể về quê hương đổi mới.
Đề 9 : Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay 
 Có thể xảy ra.
* Đề 1 : Kể về một người bạn tốt mà em yêu mến.
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu nhân vật :
 - Tên bạn là gì ? Mối quan hệ với bạn (bạn học, bạn hàng xóm, bạn mới quen )
 - Nêu lí do khiến em yêu mến bạn.
 B. Thân bài : Những phẩm chất của bạn :
 - Bạn là người chăm chỉ trong học tập.
 - Học giỏi.
 - Tận tình giúp đở bạn bè.
 - Chịu khó học hỏi, thích tìm hiểu, quan sát.
 - Tự giác giúp đở công việc gia đình cho bố mẹ. 
 C. Kết bài : Ảnh hưởng của bạn đối với em :
 - Là tấm gương cho em noi theo.
 - Bạn được mọi người yêu mến, tin cậy.
* Đề 2 : Kể về việc tốt mà em đã làm.
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiêu cụ thể việc tốt :
 - Trường phát động phong trào thi đua học tập và làm theo năm điều Bác Hồ Dạy.
 - Em làm được một việc tốt : nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất.
 B. Thân bài : Kể diễn biến của sự việc :
 - Trên đường đi học về, em nhặt được một cái ví nhỏ bằng da.
 - Em cố tình chờ người đánh rơi quay lại để trả nhưng không thấy ai tìm.
 - Em đem đến nộp cho công an thị trấn.
 - người đánh rơi nhận lại ví, tìm đến tận nhà cảm ơn em. 
 - Nhà trường biết tin đã tuyên dương em trong buổi chào cờ đầu tuần.
 C. Kết bài : Cảm nghĩ của em :
 - Em rất vui vì làm được một việc nhỏ nhưng có ích.
 - Cha mệ thầy cô đều khen em ngoan xứng đáng với danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.
* Đề 3 : Kể về một lần em mắc lỗi.
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu chung :
 - Lỗi lầm em gây ra là gì ? (Nói dối)
 - Chuyện xảy ra bao giờ ?
 B. Thân bài : Kể diễn biến câu chuyện :
 - Em rất thích trò chơi điện tử.
 - Bị thua điểm bạn trong một trò chơi.
 - Em muốn thắng nên nói dối bố mẹ là đến nhà bạn hỏi bài để chốn đi chơi.
 - Mãi chơi đến khuya, quên cả giờ giấc.
 - Bố mẹ đến nhà bạn đón nhưng không có mà gặp em vừa ở chỗ chơi bước ra.
 - Mọi chuyện vỡ lở, em hối hận kể lại sự thật với cha mẹ và xin được tha thứ.
 - Hứa sẽ không tái phạm.
 C. Kết bài : Kết thúc sự việc : 
 - Không nên dối trá.
 - Nói dối chỉ đem lại hậu quả xấu mà thôi.
* Đề 4 : Kể về một người mà em quý mến (Cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị )
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu nhân vật :
 - Cô Phương là giáo viên chủ nhiệm hồi em học lớp 5.
 - Giữa em và cô có nhiều kỉ niệm khó quên.
 B. Thân bài : Kể về cô :
 - Cô là người ở địa phương khác được phân công về dạy ở quê em.
 - Cô rất yêu thương học sinh, thường quan tâm đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 - Những lúc em buồn cô động viên an ủi. 
 - Cô thường mua sách bút, tập vở tặngnhững bạn học sinh nghèo.
 - Buổi tối cô đến nhà kèm cho em và một số bạn còn yếu trong học tập.
 C. Kết bài : Cảm nghĩ của em : 
 - Xúc động trước sự quan tâm giúp đỡ của cô. Chúng em cố gắng học tập để không phụ lòng c
* Đề 5 : Kể về một cuộc đi thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu chung về cuộc đi thăm :
 - Nhân ngày 22 tháng 12 Liên đội trường tổ chức đi thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
 B. Thân bài : Kể diễn biến cuộc đi thăm :
 - Mục đích cuộc đi thăm.
 - Các sự việc cụ thể trong buổi thăm viếng (hỏi thăm sức khỏe, tặng quà, giúp đở một số việc 
 thiết như quét sân, dọn dẹp, rữa chén )
 - Thái độ tình cảm của người đến thăm và người được thăm.
 C. Kết bài : Cảm nghĩ của em về chuyến đi đó :
 - Hiểu rõ về đạo lí của dân tộc ta.
 - Biết ơn và có trách nhiệm đối với những gia đình có công với cách mạng.
* Đề 7 : Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
 Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh cuộc đi :
 - Cuộc đi do ai tổ chức ? Đi vào dịp nào ? Thăm di tích nào ?
 B Thân bài : Diễn biến cuộc đi thăm : 
 - Tả cảnh đẹp trên đường đi và cảnh nơi em đến thăm.
 - Kể những chi tiết thú vị nhất trong chuyến thăm.
 - Người hướng dẫn giúp chúng em biết được điều gì về nơi chúng em đến thăm.
 C. Kết bài : Cảm nghĩ của em về chuyến đi đó :
 - Cần gắn bó với bạn bè trong chuyến đi.
 - Hiểu biết thêm và yêu mến quê hương, đất nước con người Việt Nam.
* Đề 8 : Kể về quê hương đổi mới.
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu chung :
 - Quê em ở đâu ? 
 - Cảnh đổi mới của quê em là cảnh gì ?
 B. Thân bài : Kể những sự đổi thay của quê hương :
 - Đường sá : Những con đường đất bé nhỏ, lồi lõm, nắng bụi mưa lầy giờ đã được tráng xi 
 măng phẳng phiu, sạch sẽ. Cây trồng hai bên đường đang lên xanh tốt.
 - Trường học : Những ngôi trường mới hai, ba tầng mọc lên khang trang, đẹp đẽ, thay thế cho
 những ngôi trường nhỏ bé, cũ kĩ.
 - Trạm y tế xã nằm trong một khu vườn rợp mát, đủ phương tiện chữa những bệnh thông 
 thường cho bà con nông dân.
 - Đường điện cao thế đã về đến làng. Có điện, mọi hoạt động của xóm làng thay đổi hẳn.
 nhiều nhà có tivi, quạt điện, máy bơm nước  cuộc sống ngày càng văm minh. 
 C. Kết bài : Cảm nghĩ của em :
 - Em rất vui trước sự thay đổi lới lao của quê hương.
 - Có gắng học tập thật tốt để mai sau góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
* Đề 9 : Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi 
 thay có thể xảy ra.
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu sơ lược về bản thân :
 - Là một sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường, nhân dịp trường cho nghĩ tết sớm em trở về thăm
 lại mái trường xưa nơi em đã học.
 B. Thân bài : Kể vài nét về khung cảnh của ngôi trường :
 - Ngạc nhiên, vui mừng trước những thay đổi to lớn của trường.
 - Nhớ lại ngôi trường cũ đơn sơ.
 - Hình ảnh ngôi trường mới to đẹp khang trang với đầy đủ các phòng, trang thiết bị, phương 
 tiện phục vụ cho công tác dạy và học.
 - Em gặp lại thầy hiệu trưởng, cô chủ nhiệm và một số thầy cô đã dạy em trước đây.
 - Thầy trò gặp nhau rất mừng cùng ôn lại những kỉ niệm xưa (ấm áp tình thầy trò). 
 C. Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân :
 - Hình ảnh ngôi trường thân yêu, thầy cô kính mến in đậm trong kí ức.
 - Vào dịp này năm sau rủ thêm bạn bè trở về thăm mái trường xưa cùng thầy cô kính mến.
* Đề 10 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
Dàn bài : A. Mở bài : Giới thiệu tình huống bị điểm kém :
 - Chủ quan vì học giỏi, thiếu cẩn thận khi làm bài.
 B. Thân bài : Nhớ lại cảm xúc lúc đó :
 - Hồi hộp khi nhận bài cô trả.
 - Sững sờ khi bị điểm kém. 
 - Cảm thấy xấu hổ với chính mình, mọi người.
 - Cô bình tĩnh tìm hiểu lí do.
 - Suy nghĩ về sai lầm của mình.
 C. Kết bài : Rút ra bài học :
 Quyết tâm phấn đấu để không mắc sai lầm nữa.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn Tap HKI.doc