Nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản nhật dụng môn Ngữ Văn 8

Nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản nhật dụng môn Ngữ Văn 8

 Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản, nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản đề cập đến. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em.

 Chương trình Sgk Ngữ văn THCS, các văn bản được lựa chọn theo một tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi, bức thiết hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quan tâm đến.

 Thông thường dạy văn bản giáo viên thường dạy theo đặc trưng thể loại. Nhưng khi tiếp cận với kiểu văn bản nhật dụng giáo viên còn lúng túng không biết ''sẽ''dạy theo phương pháp nào là tối ưu: Bám sát đặc trưng thể loại hay nội dung văn bản. Nếu dạy theo đặc trưng thể loại thì không thấy được cách riêng của văn bản nhật dụng. Nếu triển khai theo nội dung văn bản thì có nhiều tiết văn bản sẽ sa vào dạy giáo huấn đạo đức, pháp luật . như môn GDCD.

 Để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản nhật dụng, giúp giáo viên và học sinh cảm thấy hứng thú và ''nhẹ nhàng'' trong một tiết văn bản gần gũi, bức thiết với cuộc sống, tiết dạy đỡ khô cứng, không mất nhiều thời gian, khơi dậy niềm yêu thích môn văn ở học sinh. Tổ Văn - Sử - Địa – GDCD đã chọn thực hiện chuyên đề “Nâng cao hiệu quả trong giảng dạy văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8” để bạn bè, đồng nghiệp tham khảo.

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1988Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản nhật dụng môn Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG MÔN NGỮ VĂN 8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản, nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản đề cập đến. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em... 
 Chương trình Sgk Ngữ văn THCS, các văn bản được lựa chọn theo một tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi, bức thiết hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quan tâm đến. 
 Thông thường dạy văn bản giáo viên thường dạy theo đặc trưng thể loại. Nhưng khi tiếp cận với kiểu văn bản nhật dụng giáo viên còn lúng túng không biết ''sẽ''dạy theo phương pháp nào là tối ưu: Bám sát đặc trưng thể loại hay nội dung văn bản. Nếu dạy theo đặc trưng thể loại thì không thấy được cách riêng của văn bản nhật dụng. Nếu triển khai theo nội dung văn bản thì có nhiều tiết văn bản sẽ sa vào dạy giáo huấn đạo đức, pháp luật ... như môn GDCD. 
 Để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản nhật dụng, giúp giáo viên và học sinh cảm thấy hứng thú và ''nhẹ nhàng'' trong một tiết văn bản gần gũi, bức thiết với cuộc sống, tiết dạy đỡ khô cứng, không mất nhiều thời gian, khơi dậy niềm yêu thích môn văn ở học sinh. Tổ Văn - Sử - Địa – GDCD đã chọn thực hiện chuyên đề “Nâng cao hiệu quả trong giảng dạy văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8” để bạn bè, đồng nghiệp tham khảo.
II. THỰC TRẠNG
1.Thuận lợi: Được sự quan tâm của huyện và phòng Giáo Dục Đam Rông nên trường THCS Đạ Long đến nay đã có đủ cơ sở vật chất cơ bản để dạy và học. Đặc biệt là hệ thống máy tính, máy chiếu phục vụ cho việc dạy học bằng CNTT khá ổn định.
 a. Giáo viên: 
 Đội ngũ trẻ, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có tâm huyết với nghề, ham học hỏi.
 Gv thường xuyên được đi tập huấn chuyên môn. 
 b. Học sinh: 
 Đa số các em đều ngoan, lễ phép với thầy cô giáo.
 Được hỗ trợ chi phí học tập, được dự án phát triển giáo dục trường học quan tâm.
2. Khó khăn:
a. Về phía Giáo viên: Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy một số thực trạng khi giáo viên giảng dạy văn bản nhật dụng như sau:
 Việc dạy văn bản nhật dụng đối với giáo viên còn mới mẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, sự trao đổi với giáo viên cùng chuyên môn chưa nhiều, chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho HS.
 Giáo viên còn hạn chế trong việc khai thác các kênh hình, phim ... sử dụng máy chiếu nên việc mở rộng kiến thức trực quan cho học sinh. 
 Chưa xác định đúng mục tiêu trọng tâm của bài văn bản nhật dụng nên mất nhiều thời gian và bài dạy thường sa đà về kiến thức, chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản. 
Việc sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, băng hình, văn thơ để bổ sung cho bài học thêm phong phú còn hạn chế.
 Giờ dạy tẻ nhạt, mất nhiều thời gian và không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh.
b. Về phía HS: Tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế : 
 Khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trình độ tư duy chậm. HS không đọc văn bản ở nhà.
 Hầu như việc chuẩn bị bài ở nhà chỉ mang tính chất đối phó, soạn bài sơ sài, ít có tính sáng tạo.
 HS chưa có tinh thần và ý thức tự học, không dành nhiều thời gian vào việc học
 Học sinh của nhà trường nói riêng và học sinh vùng sâu vùng xa nói chung chưa nắm bắt được các kênh thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục....kịp thời nên khó khăn cho giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức đặc biệt là văn bản nhật dụng.
 Không có nhiều tranh ảnh, sách báo phục vụ cho việc sưu tầm theo các chủ đề: môi trường, quyền trẻ em... 
 Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại, cũng như các kiểu văn bản, do đó học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, khai thác mỗi văn bản nhật dụng khác nhau.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT : Từ thực trạng trên nên kết quả của việc học văn bản nhật dụng qua bài kiểm tra được thống kê như sau:
* Khảo sát trước vận dụng chuyên đề
Lớp
Sĩ số
ĐIỂM 8-10
ĐIỂM TRÊN 5
ĐIỂM DƯỚI 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A1
31
0
0
20
64.5
11
35.5
8A2
29
0
0
15
51.7
14
48.3
* Khảo sát sau khi vận dụng chuyên đề
Lớp
Sĩ số
ĐIỂM 8-10
ĐIỂM TRÊN 5
ĐIỂM DƯỚI 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A1
31
1
3.2
24
77.4
7
22.5
8A2
29
1
3.4
20
70
9
30
III. GIẢI PHÁP:
1. Giáo viên cần có cái nhìn tổng thể về Văn bản nhật dụng: 
 Để giảng dạy có hiệu quả các Văn bản nhật dụng 8 nói riêng và văn bản nhật dụng trong chương trình THCS nói chung, GV phải có kiến thức bao quát về văn bản nhật dụng.
a. Hiểu về văn bản nhật dụng
	Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. Hệ thống văn bản nhật dụng trong Sgk gồm nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là:
 *Văn thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha).
*Văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra).
 *Văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). 
* Một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số).
* Một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê)  
Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhaät của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống. 
b. Hệ thống văn bản nhật dụng trong Sgk Ngữ văn THCS và đề tài nhật dụng
Sgk
Tên văn bản
Đề tài nhật dụng
Ngữ văn 6
- Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
- Di tích lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- Động Phong Nha
- Danh lam thắng cảnh
Ngữ văn 7
- Cổng trường mở ra
- Nhà trường, giáo dục
- Mẹ tôi
- Tình cảm mẹ con, gia đình
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Quyền trẻ em
- Ca Huế trên sông Hương
- Văn hoá dân tộc
Ngữ văn 8
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Môi trường
- Ôn dịch, thuốc lá
- Tệ nạn xã hội
- Bài toán dân số
- Dân số
Ngữ văn 9
- Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình
- Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Hoà nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Quyền sống của con người
 Các văn bản nhật dụng trên được phân bố đều khắp các khối lớp. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề được cập nhật trong các văn bản nhật dụng ngày một phức tạp hơn. Phù hợp với nhận thức của các em từ thấp đến cao, từ lớp 6 đến lớp 9. 
c. Đặc điểm
 Đề tài: Phong phú (thiên nhiên, môi trường, dân số )
 Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá  Những vấn đề hiện tượng của đời sống xã hội. 
 Tính cập nhật: Kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày. 
2. Giáo viên cần có sự đầu tư trong phần chuẩn bị bài dạy.
a.Về kiến thức:
GV không chỉ xác dịnh đúng mục tiêu kiến thức của văn bản mà còn phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...)
	VD: Khi dạy bài: “Ôn dịch, thuốc lá”, giáo viên cần chuẩn bị thêm tấm áp phích, tranh ảnh về tác hại của thuốc lá, vỏ gói thuốc lá ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”.
b.Về phương tiện dạy học:
	Các phương tiện dạy học truyền thống như: SGK, bảng đen, phấn trắng chưa thể đáp ứng đựơc hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng. GV có thể chuẩn bị thêm các tư liệu khác như: đĩa nhạc CD, phim ảnh sẽ khiến các em hào hứng hơn trong giờ học.
VD: Khi dạy bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” Giáo viên cần phải tạo thêm nguồn tư liệu bổ sung cho bài học trên các hình ảnh, các bài báo, bài viết về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và một số tấm gương người thật việc thật đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời giao cho học sinh sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung văn bản. 
VD: Khi thiết kế bài “Bài toán dân số”, giáo viên cài đặt thêm các hình ảnh hoặc các đoạn phim ghi hình về sự gia tăng dân số thế giới hoặc ở Việt Nam thì sẽ thu hút học sinh hơn.
Vậy: Có thể nói khi dạy học văn bản nhật dụng, GV có nhiều cơ hội hơn cho đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhờ đó mà các bài học văn bản nhật dụng sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt đơn điệu. Từ đó, hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng sẽ tăng lên.
2.1 Xác định mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng
Giáo viên cần nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính: Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm thái độ cho học sinh. Nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng.
VD: Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”: Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt. 
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông. Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
Văn bản: “Ôn dịch thuốc lá”: Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá. Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản. 
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội 
Văn bản: “Bài toán dân số”: Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. Cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu trong văn bản. 
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2.2. Phương pháp dạy học : Dạy học phải phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản
	Tro ... sinh.
VD : Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá”, giáo viên có thể nêu các câu hỏi sau:
+ Những người thân, bạn bè của em có hút thuốc lá không?
+ Theo em các bạn học sinh hút thuốc lá là vì lí do gì?
+ Vậy em nghĩ như thế nào về những người công chức đi làm việc vẫn hút thuốc lá? (họ đang bỏ từ từ, giảm dần để không hút, không thể bỏ ngay được). 
VD: Khi dạy bài “Bài toán dân số” sau tiết học có thể cho học sinh vẽ tranh tuyên truyền hạn chế sự gia tăng dân số. Ngoài ra, Gv có thể sử dụng đoạn phim nói về vấn đề dân số để vào bài tạo tâm thế cho học sinh. Trong quá trình phân tích văn bản, giáo viên có thể tích hợp kiến thức tập làm văn về văn bản thuyết minh, liên hệ vấn đề thực tế ở địa phương, sử dụng các hình ảnh nhấn mạnh hậu quả của việc gia tăng dân số hoặc sử dụng hệ thống bảng biểu...
Qua các tiết học như thế rõ ràng học sinh có hứng thú và dành thời gian tìm tòi, liên hệ thực tế địa phương và giờ học trở nên sinh động hơn.
3. Khi phân tích văn bản nhật dụng cần chú ý các điểm sau:
 Không nên quan niệm đây là sáng tác tiêu biểu, một tác phẩm văn học của một thời kỳ hay một tác giả nào đó... để có những đòi hỏi quá cao về nghệ thuật của văn bản. Mặc dù người biên soạn đã cố gắng tìm những văn bản nhật dụng có cách viết trong sáng, chuẩn mực nhưng chủ yếu vẫn là nội dung chính đặt ra trong tác phẩm ấy. Vì vậy khi phân tích giáo viên nên tập trung khai thác những vấn đề nội dung tư tưởng ở mỗi văn bản. Từ đó mà liên hệ, giáo dục tư tưởng tình cảm và ý thức cho học sinh trước các vấn đề mà xã hội quan tâm.
 Khi phân tích giáo viên nên nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của các nội dung đặt ra trong văn bản để hướng dẫn học sinh tự liên hệ rút ra bài học cho bản thân .
Ví dụ: Văn bản: "Thông tin về ngày trái đất năm 2000"
Giáo viên phân tích để học sinh thấy được tác hại của bao bì ni-lông thông qua trình chiếu tranh ảnh hoặc đoạn phim. Từ đó có ý thức hạn chế, không sử dụng loại sản phẩm này để góp phần bảo vệ môi trường.
	Văn bản "Ôn dịch thuốc lá" 
Giúp các em hiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua một số tranh ảnh, đoạn phim. Từ đó có quyết tâm cao để tránh thuốc lá, chống thuốc lá như chống ôn dịch.
	Văn bản "Bài toán dân số "
Thông qua các ví dụ:
+ Bài toán cổ của nhà thông thái "Câu chuyện kén rể".
	+ Câu chuyện kinh thánh về chàng Ađam và nàng Êva
	+ Thông tin về tỷ lệ sinh sản của phụ nữ ở hội nghị Cai - rô (Ai Cập). 
Giáo viên phân tích để học sinh hiểu được rằng việc tăng dân số trên trái đất cần phải được kiểm soát, dân số tăng nhanh, tài nguyên cạn kiệt là nguy cơ của loài người. Bởi vậy mỗi người phải có ý thức về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình.
IV. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM: 
Tuần : 13 Ngày soạn: 21/11/2012
Tiết PPCT: 49 Ngày dạy: 23/11/2012
Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ 
 (Theo Thái An)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng. Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người
- Thấy được sự kết hợp với phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
- Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu trong văn bản. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lluận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn
2. Kĩ năng: Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm chắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Nhận biết, tuyên truyền hạn chế cho những người thân hiểu hết vấn đề bùng nổ dân số hiện nay. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tích hợp tập làm văn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của nhân loại? 
 - Theo em, giải pháp nào là tối ưu để chống ôn dịch, thuốc lá?
3. Bài mới : GV chiếu đoạn phim thời sự về sự gia tăng dân số, sau đó vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
Xuất xứ của văn bản?
Bài toán dân số có phải là văn bản nhật dụng không? Vì sao? 
HS: trả lời
 GV chốt ý và chuyển ý vào mục II
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Gv hướng dẫn HS cách đọc: to, rõ ràng, chú ý câu cảm những con số, những từ phiên âm
Giáo viên giải thích thêm các từ A-đam và E-va ; Câu nói “tồn tại hay không tồn tại”
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS suy nghĩ và trả lời, Gv hướng dẫn
Theo em, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt gì?
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu sơ nét đoạn 1 để dẫn vào mục c1
GV: Bài toán hạt thóc được đặt ra từ câu chuyện kén rể của nhà thông thái. Vậy, bản chất của câu chuyện ấy là gì?
Em có nhận xét gì về bài toán trên ?
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Đầu tiên các chàng trai cứ tưởng là bình thường nhưng kết cục không chàng trai nào có đủ thóc lấp vào ô bàn cờ để lấy được cô gái.
Như vậy, với câu chuyện cổ như vậy, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Tác giả đưa ra bài toán nhằm mục đích gì ?
HS: Làm tiền đề dẫn đến mục c2
GV: Nếu bây giờ ta tạm công nhận theo Kinh Thánh khi khai thiên lập địa chỉ có 2 người: A-đam và Ê-va tương ứng với ô thứ nhất, ô thứ hai của bàn cờ.
Vậy, đến năm 1995 dân số thế giới là bao nhiêu? Em có nhận xét gì? 
Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước Châu Phi và Châu Á nhằm mục đích gì ?
Tại sao tác giả không đưa ra những số liệu về phụ nữ sinh con ở Châu Âu và Châu Mĩ?
Hs suy nghĩ và trả lời
Nhận xét của em về phương pháp thuyết minh của tác giả cho vấn đề trên?
Qua đó em có thể rút ra được những nhận xét gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã hội
GV: Thống kê dân số Việt Nam qua một số mốc thời gian bằng một số bảng biểu
HS nhận xét về tốc độ gia tăng dân số?
Thảo luận nhóm: 3 phút
Nêu những hậu quả của sự gia tăng dân số?
Ở nước ta đã có những biện pháp gì để hạn chế sự gia tăng dân số?
HS suy nghĩ và trả lời
GV: chốt và chuyển ý
Em hiểu gì về phần kết của văn bản ? Vậy, tác giả đã đưa ra giải pháp như thế nào để hạn chế sự gia tăng dân số?
Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người”?
HS suy nghĩ và trả lời. GV chốt ý
Trong văn bản này, tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ của mình như thế nào về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình ?
HS trả lời độc lập
GV liên hệ: Em hiểu gì về sự gia tăng dân số ở địa phương em và tác hại của nó đối với đời sống kinh tế, xã hội ? 
Hs nêu ngắn gọn nghệ thuật và nội dung chính của văn bản. Từ đó, rút ra ý nghĩa văn bản.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Nắm chắc kiến thức về văn bản. Viết bài cảm nhận về vấn đề gia tăng dân số
- Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ địa phương (tỉnh Lâm Đồng).
- Sưu tầm và chép lại những bài thơ, bài văn, đoạn văn hay viết về địa phương Lâm Đồng
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Thái An
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: trích báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28,1995 
b. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
Phần 1 : Từ đầu nhường nào (Câu chuyện cổ về hạt thóc )
Phần 2 : Bây giờ...31 của bàn cờ (Thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam )
Phần 3 : Còn lại (Giải pháp) 
b. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với nghị luận (chứng minh và giải thích)
c. Phân tích: 
c1.Câu chuyện về bài toán cổ: 
- Bàn cờ có 64 ô, đặt 1 hạt thóc vào ô số 1, các ô tiếp theo nhân đôi 
- Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất
-> Phương pháp thuyết minh dùng số liệu 
=> Con số trong bài toán tương ứng với số người sinh ra trên trái đất, tạo sự hứng thú, lôi cuốn người đọc.
c2. Thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam:
- Năm 1995: dân số thế giới là 5.63 tỉ người
- Tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở các nước Châu Phi và Châu Á là rất cao 
-> Thống kê, so sánh, phân tích, số liệu xác thực, lí lẽ đơn giản.
=> Tốc độ gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển của xã hội: Đây là nguyên nhân, dẫn đến đói nghèo và lạc hậu.
.
c3. Giải pháp hạn chế sự gia tăng dân số: 
- Tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và sự gia tăng dân số.
=>Vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại 
3. Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
b. Nội dung: 
*Ý nghĩa văn bản:
Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm hiểu nghiên cứu tình hình dân số của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này.
 * Bài mới: Tiết sau soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 
Soạn văn bản tiếp “Chương trình địa phương phần Văn”
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
V. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
 * KẾT LUẬN:
 Một giờ học văn bản nhật dụng không chỉ đơn thuần là một tiết học khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương mà còn là giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trước các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống xã hội hiện đại. Với kiểu loại văn bản nhật dụng khi phân tích giáo viên nên tìm ra con đường ngắn nhất để giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản. Đưa ra các số liệu, các thông tin cụ thể và hướng dẫn học sinh phân tích các thông tin để từ đó rút ra bài học và ý nghĩa của bài học đối với cuộc sống.
 * KIẾN NGHỊ:
 Nhà trường cần bổ sung tranh ảnh, tư liệu băng đĩa phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các văn bản nhật dụng. Để cho giờ dạy sinh động và hiệu quả hơn, mỗi đơn vị trường học cần có phòng học bộ môn văn được trang bị riêng. Tổ chuyên môn cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng.
 Các cấp cần tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, tạo cơ hội cho giáo viên toàn huyện có thể trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. 
 Trên đây là chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả trong giảng dạy văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8” của tổ Văn - Sử - Địa - CD trường THCS Đạ Long. Rất mong sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo góp phần đem lại hiệu quả cao cho chuyên đề, để từ đó chúng ta có thể áp dụng thường xuyên hơn trong việc giảng dạy bộ môn văn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 Phần phê duyệt của Nhà trường Thực hiện chuyên đề.
 Tổ: VĂN - SỬ - ĐỊA - GDCD

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de 2012.doc