Mười bí quyết cho một bài thuyết trình

Mười bí quyết cho một bài thuyết trình

Trong cuộc sống mỗi ng ười có một hay nhiều cái sợ. Chắc chắn không có mấy ng ười là không sợ chết, sợ

bị ốm đau nh ưng có người sợ những thứ rất cụ thể nh ư một con rắn, một con chuột v.v. v à thậm chí sợ phát

biểu ý kiến, sợ phải tr ình bày m ột vấn đề hay nói tr ước đám đông. Có ng ười đã "quen nói", quen trình bày

và đã từng nói nhiều nh ưng người nghe không thấy hứng thú v à thậmchí bị gò bó, bắt buộc . Xin giới

thiệu tóm tắt nội dung b ài nói chuyện về phương pháp truyền đạt của Tiến sỹ Marten Lundberg, Viện

Karolinska (Thụy Điển) tại Trung tâm Y sinh học (Biomedicum), Helsinki (Phần Lan), tháng 7 năm 2007

để bạn đọc tham khảo. (một số ví dụ trong b ài là của người viết)

pdf 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mười bí quyết cho một bài thuyết trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mười bí quyết cho một bài thuyết trình
Trong cuộc sống mỗi người có một hay nhiều cái sợ. Chắc chắn không có mấy ng ười là không sợ chết, sợ
bị ốm đau nhưng có người sợ những thứ rất cụ thể như một con rắn, một con chuột v.v. và thậm chí sợ phát
biểu ý kiến, sợ phải trình bày một vấn đề hay nói trước đám đông. Có người đã "quen nói", quen trình bày
và đã từng nói nhiều nhưng người nghe không thấy hứng thú và thậm chí bị gò bó, bắt buộc ... Xin giới
thiệu tóm tắt nội dung bài nói chuyện về phương pháp truyền đạt của Tiến sỹ Marten Lundberg, Viện
Karolinska (Thụy Điển) tại Trung tâm Y sinh học (Biomedicum), Helsinki (Phần Lan), tháng 7 năm 2007
để bạn đọc tham khảo. (một số ví dụ trong bài là của người viết)
Mười "bí quyết"
1. Xác định nội dung chính hay mục đích của b ài nói chuyện:
Người nghe cần biết những g ì từ bài nói của mình và họ nên cảm nhận nội dung đó như thế nào?
Nội dung chính cần giới thiệu hay cần b àn luận/tranh luận là gì?
Cần phân biệt được "cái cần biết" và "nếu biết cũng tốt".
Sau 20 phút có thể quên 40% những gì nghe được; sau nửa ngày đã quên mất 60% và sau một tuần thì tới
90% nội dung có thể bị quên! (Nguồn Yale University). Chính v ì vậy xác định nội dung chính của bài
thuyết trình rất quan trọng!
2. Tập trung thông tin: "V ì người nghe"
Nên lưu ý rằng người nghe không quan tâm đến bạn (ng ười nói) mà quan tâm đến chính họ. Họ muốn biết,
muốn cảm nhận và muốn thực hiện một việc g ì đó sau khi nghe bạn thuyết trình. Tất cả những thông điệp
nên tập trung cho người nghe.
3. Tạo sự tin tưởng.
Nên nói gì để người nghe tin vào bạn và các thông tin bạn nói?
Có nên đưa thông tin về bản thân bạn (quá trình học tập nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, kiến thức nền)
để tạo niềm tin? Đưa thông tin về những chương trình, tổ chức bạn đang làm việc?
Nếu bạn nói quá nhiều về m ình, người nghe sẽ có thể nghi ngờ rằng tại sao bạn lại phải cố gắng tạo niềm
tin như vậy hay mục đích chính của bạn l à tự quảng cáo!
4. Dẫn dắt hay đi thẳng vào vấn đề?
Nếu dùng những câu dẫn dắt để tạo thêm sự quan tâm của người nghe thì bạn cũng nên nói ngắn gọn và
dùng từ ngữ dể hiểu và phải giải thích những gì chưa rõ ràng.
5. Phải để người nghe theo dõi nội dung dễ dàng nhất. Muốn vậy, bài thuyết trình của bạn phải dễ
hiểu.
Ví dụ bố cục của bài thuyết trình:
a) Theo trật tự thời gian:
"Chương trình được UNDP tiến hành từ năm 2000..... Hai năm sau đó... Và đến năm 2007..."
b) Theo các vấn đề trái ngược:
"Các nhà sản xuất cho rằng họ có thể tự tiến hành và đảm bảo việc kiểm tra hóa chất tồn d ư trong sản
phẩm nhưng chúng tôi cho rằng việc đó phải được tiến hành bởi các tổ chức nghiên cứu độc lập ..."
c) Vấn đề - giải pháp:
"Chúng ta chưa có thông tin đầy đủ về ưu, nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm đối với học sinh của
trường nhưng chúng ta có thể cho các em làm các bài kiểm tra và thi thử nghiệm ..."
d) Gợi ý - tranh luận: Lập luận và đưa dẫn chứng thuyết phục:
Lập luận:
"Bởi vì ta đã ký kết công ước vì quyền trẻ em"
"Bởi trẻ em là tương lai của đất nước"
Dẫn chứng dễ thuyết phục:
"Bởi vì không ai muốn chứng kiến bạo lực học đường"
"Bởi không ai muốn con, cháu m ình bị đau ốm do thiếu vacxin"
6. Các số liệu phải rõ ràng và dễ hiểu.
Nên so sánh thông tin cần truyền đạt với những gì đã được biết rõ và nhiều người biết. Đôi khi bạn phải
linh hoạt trong tính toán một chút!
"Nếu bị một chiếc xe đang chạy với tốc độ 70km /giờ đâm phải, nạn nhân sẽ trong t ình trạng tương tự một
người bị rơi từ tầng 6 của tòa nhà chúng ta đang ngồi xuống đất!"
7. Phải "lựa" từ và câu dễ hiểu cho người nghe:
Phải giải thích những thuật ngữ. Lưu ý rằng nó có thể rất rõ ràng với bạn nhưng chưa hẳn đã rõ ràng với
người khác!
8. Thể hiện trạng thái tình cảm phù hợp với nội dung truyền tải :
Một tin/một nội dung gây hứng thú: H ãy thể hiện sự nhiệt tình!
Một tin buồn? Thể hiện sự nghiêm trang, nghiêm túc.
Vấn đề này cần được lưu tâm không những khi bạn nói/trình bày mà cả khi chuẩn bị cho xuất hiện công
chúng. Hiện tượng một nữ cán bộ cười trước ống kính trong khi nâng bảng ghi số tiền ủng hộ của công ty
cho nạn nhân sập cầu là rất không nên.
9. Trả lời cho những điều ý kiến trái ng ược mà bạn biết rõ ràng:
"Bạn có thể tự hỏi rằng: Mắm tôm có phải l à nguyên nhân gây bệnh tả hay không? Câu trả lời của chúng
tôi là...."
10. Tóm tắt:
"Như vậy, trong gần một giờ đồng hồ chúng ta đ ã tập trung vào vấn đề chính ...."
Những "bí quyết" quan trọng khác
1. Dùng từ trùng lặp: "Hãy làm phép tính nếu mỗi người ủng hộ một ngàn trong một tháng và kéo dài
một năm ....
2. Cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, ở đâu và ai.
Tôi giữ 6 người phục vụ tin cẩn. Họ dạy tôi tất cả những g ì tôi biết;
Tên của họ là Cái gì, Tại sao, Khi nào,
Như thế nào, Ở đâu và Ai.
Nguyên văn:
"I keep six honest serving-men.
They taught me all I knew;
Their names are What and Why and When
And How and Where and Who
(Rudyard Kipling, 1865-1936; follow "The Elephant's Child")''
3. Sử dụng con số 3:
"Máu, Mồ hôi và Nước mắt"
"Nhà trường, Gia đình và Xã hội"
Sử dụng nguyên tắc "con số 3" để thể hiện:
- Tính dễ nhập tâm
- Nhịp điệu câu nói
- Sự tin cậy và tiếp nhận
4. Nguyên tắc 4V:
- Thị giác (visual): Qua điệu bộ, động tác, di chuyển của bạn trong ph òng, ánh mắt và vị trí đứng của bạn.
- Tác động qua thính giác (vocal): Nhịp điệu và ngắt quãng, âm lượng (nói to, nói nhỏ), tạm dừng...
- Thể hiện đa dạng (various): Thể hiện qua sự nhiệt t ình, lòng tin, vui nhộn, nghiêm trang đặc biệt là cách
tạo không khí đối thoại... Sẽ không ai cảm thấy thoải mái nếu bạn nói một mạch từ đầu đến cuối!
- Sử dụng lời (verbal):
+ Phần giới thiệu: Thu hút sự chú ý và nêu tổng quát
+ Phần giữa:
Vấn đề/tính cần thiết
Giải pháp/ý tưởng
Bằng chứng
Ích lợi
Hành động/việc làm cụ thể
+ Phần cuối
Tóm tắt
Kết luận cuối cùng
Nguyễn Bá Tiếp
Bố cục một bài thuyết trình

Tài liệu đính kèm:

  • pdf10_BI_QUYET_CHO_1_BAI_THUYET_TRINH.pdf