Kẻ trộm, gái đĩ và thầy thuốc
Quỷ sứ bắt ba hồn trên dương thế về nộp Diêm Vương. Diêm Vương phán hỏi:
- Chúng bây khi sống làm nghề gì?
Hồn tên ăn trộm thưa:
- Con nghèo lắm, không có của cải mà bố thí, nên phải thí công, đêm nào cũng đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì con đem về cất giấu cho họ.
Diêm Vương khen:
-Nguơi chịu khó với đời, cho ngườii đầu thai làm quan lớn!
Hồn gái đĩ tâu:
- Con từ nhỏ đến lớn không có chồng, nhưng tính lại hay thương người, nhất là những người đàn ông góa bụa. Ai đến, con cũng tiếp đãi như chồng!
Diêm Vương khen:
- Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn!
Hỏi đến thầy thuốc thì hồn nói:
- Con không có lòng nhân đức như hai người kia. Chỉ biết rằng ở dương thế, con cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh tật.
Diêm Vương nổi giận đùng đùng, mắt:
- Thì ra những khi ta sai quỷ sứ lên dương thế bắt hồn về, chính mi đã làm cản trở lệnh ta! Ðem bỏ vạc dầu!
Kẻ trộm, gái đĩ và thầy thuốc Quỷ sứ bắt ba hồn trên dương thế về nộp Diêm Vương. Diêm Vương phán hỏi: - Chúng bây khi sống làm nghề gì? Hồn tên ăn trộm thưa: - Con nghèo lắm, không có của cải mà bố thí, nên phải thí công, đêm nào cũng đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì con đem về cất giấu cho họ. Diêm Vương khen: -Nguơi chịu khó với đời, cho ngườii đầu thai làm quan lớn! Hồn gái đĩ tâu: - Con từ nhỏ đến lớn không có chồng, nhưng tính lại hay thương người, nhất là những người đàn ông góa bụa. Ai đến, con cũng tiếp đãi như chồng! Diêm Vương khen: - Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn! Hỏi đến thầy thuốc thì hồn nói: - Con không có lòng nhân đức như hai người kia. Chỉ biết rằng ở dương thế, con cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh tật. Diêm Vương nổi giận đùng đùng, mắt: - Thì ra những khi ta sai quỷ sứ lên dương thế bắt hồn về, chính mi đã làm cản trở lệnh ta! Ðem bỏ vạc dầu! Hồn thầy thuốc quỳ lậy, vừa khóc vừa nói: - Xin Ðại Vương đình cho một đêm, để con về bảo con trai đi ăn trộm, con gái con đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vạc dầu! -------------------------------------- Một thiếu phụ đang làm cơm trong bép. Có tiếng gõ cửa. Bà bỏ dở nồi cơm chạy ra. Một người đàn ông gật đầu chào lễ phép rồi hỏi: - Thưa bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không? Bị hỏi một câu quá bất ngờ, người đàn bà sững sờ trong giây lát. Khi đã bình tĩnh trở lại bà liền đóng xập cửa lại không thèm trả lời. Chiều hôm sau lại có tiếng gõ cửa. Vẫn người đàn ông hôm trước, vẫn câu hỏi cũ. Thiếu phụ lại trả lời bằng thái độ lặng thinh. Câu chuyện đó diễn ra suốt một tuần lễ liền. Người đàn bà không chịu nổi nữa bèn kể đầu đuôi với chồng để tìm cách đối phó. Người chồng hôm sau èn nấp sau cánh cửa khi nghe tiếng gõ cửa. Người vợ mở cửa: - Chào bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không? Yên chí có chồng đứng sau cánh cửa, người đàn bà trả lời mạnh bạo: - Ðứng, như vậy thì có sao không? - Thưa, nếu vậy xin bà nói giùm với ông nhà là hãy xài đồ nhà chớ đừng sang ve vãn vợ tôi nữa. ---------------------------- Nhận dạng đặc biệt của chồng Thức dậy sau đêm cắm trại tập thể, hai phụ nữ nói chuyện với nhau: - Đêm qua lộn xộn quá! Phải sờ trúng vết mổ ruột thừa, mình mới nhận ra ông xã! - Ôi! Em cũng mất cả đêm để tìm cái sẹo lớn trên vai chồng em... - Thấy rồi chứ? - Vâng, cuối cùng thì cũng tìm thấy nó ở mông anh ấy! ********************************************** 1. Còn mười năm nữa ai nuôi Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: - Cả hai bố con anh đều thọ. Bố anh sống đến tám mươi, còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi! Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: - Tôi bảo bố con anh sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc? Anh ta mếu máo: - Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc? 2. Hai anh lười Một anh lười đến mức cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, há miệng chờ, sung rụng vào thì nuốt luôn. Ðợi, mãi, chẳng có quả sung nào rơi đúng vào miệng, cứ hơi chệch ra ngoài. Chợt có người đi qua, anh ta gọi lại, nhờ nhặt bỏ vào miệng cho. Gặp phải một anh cũng lười không kém, anh này lấy chân cặp quả sung, bỏ vào miệng cho anh kia. Anh kia thấy thế, gắt: - Khốn nạn, người chi mà lười thế! 3. Xem dở buổi hát Một anh, tính hay ngủ ngày, bỏ mặc mọi việc trong nhà cho vợ. Một hôm, ăn cơm trưa xong, anh ta ngả lưng nằm rồi ngủ cho đến chiều. Chị vợ đến lay dậy. Anh ta nổi giận mắng: - Người ta đang xem dở buổi hát thì lại đến quấy rầy! Thì ra anh ta đang nằm chiêm bao xem hát. Người vợ trả lời: - Bấy giờ mới xế chiều, buổi hát hãy còn cứ nằm xuống mà xem cho hết! 4. Trâu chui cũng lọt Hai anh em nhà nọ, bố mẹ mất sớm, để lại một gia tài kha khá. Người em chăm chỉ làm ăn, người anh thì lười biếng, nghiện rượu, nghiện chè đủ thứ, cuối cùng nghiện cả thuốc phiện, rước bàn đèn về nhà. Người em can mãi, vẫn không nghe, nhà cửa ruộng nương bán dần, chỉ còn con trâu định bán nốt. Người em mới nghĩ ra một kế làm cho anh tỉnh ngộ. Hôm ấy, định thả trâu ra ăn cỏ, nhưng anh không tháo cửa chuồng, cứ đúng ngoài quát. Con trâu loay hoay mãi, không ra được. Người anh nằm bên bàn đèn, thấy chướng mắt liền hỏi: - Không mở cửa chuồng, con trâu to thế kia, ra làm sao được? - Bấy giờ người em mới nói: - Anh ơi! Cơ nghiệp nhà ta to gấp mấy con trâu cũng chui lọt lỗ xe điếu huống hồ cửa chuồng này, to gấp ngàn lần lỗ xe điếu nó chui không lọt hay sao? Nghe câu nói thấm thía, người anh lấy làm suy nghĩ, ôm lấy em, khóc nức nở. Từ đó tu tỉnh dần. 5. Thầy đồ lười nói dối Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức mà làm bài, ngủ là thầy đánh, Học trò tức quá mới hỏi: - Chúng con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy ngủ ngày, sao thầy không cho chúng con ngủ ngày? Thầy trả lời liều: - Ta đâu có ngủ ngày. Ta nằm chiêm bao để trò chuyện với ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ! Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay học trò dậy mắng: - Sao chúng mày dám bỏ học mà nằm ngủ? Trò thưa: - Thưa thầy, chúng con có ngủ đâu! Chúng con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ! Thầy tức giận nói: - Vậy thì hai ngài nói gì với chúng mày? Trò trả lời: - Hai ngài bảo sao lâu nay không thấy thầy đến thăm. Chúng con trình rằng mới hôm qua thầy con có đến thăm hai ngài kia mà! Hai ngài ngơ ngác nhìn nhau bảo: "Thế thì thầy chúng con nói dối rồi!" 6. Trò khá hơn thầy rồi Có một thầy đồ lười, tiếng đồn khắp, đến nỗi không ai dám cho con đến học. Thế mà lại có anh đem trầu cau đến xin học. Thầy bảo: - Nhà không có án thư, con xem nhà ai có, mượn tạm một cái về đây, ta lễ thánh. Trò vội thưa: - Thưa thầy, đi mượn thì rồi phải trả lôi thôi. Chi bằng con cúi khom lưng làm cái án thư, thầy đặt trầu cau lên đấy lễ thánh cũng được. Thầy nghe nói, chắp thay vái: - Con khá hơn thầy nhiều rồi! Con phải học thầy làm gì nữa? 7. Kén rể lười Người con gái nhà giàu nọ rất đẹp, trong làng bao nhiêu đám hỏi chẳng ai lấy được. Ấy là vì lão bố đưa ra một điều kiện rất dễ, mà cũng rất khó: ai lười nhất thì gả! Các anh chàng lười gần xa đến thi tài, rối cuộc cũng chẳng anh nào hơn anh nào, thành ra lão chưa kén được ông rể vừa ý. Lão phiền muộn, than thở, cho con gái mình cao số. Một hôm, lão ngồi trên sập gụ, thấy một chàng trai không biết từ đâu đến, cứ đi giật lùi từ cổng vào. Hỏi thì nói là xin đến thử tài. Thấy cung cách kỳ dị như thế, lão phì cười, hỏi: - Ngoảnh mặt lại đây xem nào! Ði đứng kiểu gì mà lạ lùng vậy? Anh chàng vẫn không ngoảnh mặt lại, nói: - Ông không bằng lòng cho tôi lấy con gái ông thì tôi cứ thế này mà đi ra, khỏi mấy công quay người lại. Bấy giờ lão mới vỡ lẽ: anh chàng này quả thật không ai có thể lười hơn. Bèn gả con gái cho. 8. Dốt như bò Một anh học trò ngồi học ra rả suốt đêm. Con bò nằm nghe than thở với con gà: - Anh ta bắt đầu đi thi thì mày chết, anh ta thi đỗ thì tao chết. (Ý nói: Ði thi thì làm gà cúng tổ tiên, thi đỗ thì làm bò ăn khao.) Con gà nói: - Không việc gì đâu! Tôi biết: nó học như anh, nó viết như tôi, nhất định nó không dám vác lều chõng vào trường thi đâu! 9. Lấy đâu ra mà rặn Có một anh học trò, thầy ra cho một bài văn khó quá. Anh ta làm ba ngày ba đêm vẫn không xong, cứ hết đứng lại ngồi, thở vắn than dài. Chị vợ thấy mà thương hại, mới hỏi: - Làm văn có khó bằng tôi rặn đẻ không, anh? Anh chồng phì cười, đáp: - Trời ơi! Khó gấp mấy lần chứ! Ðẻ thì có con ở trong bụng, rặn mãi rồi cũng phải ra. Chứ làm văn, chữ đã không có, lấy đâu mà rặn! 10. Học trò dốt làm thơ Thầy đồ dặy: - Làm thơ thì phải cho tự nhiên, tả đúng cảnh thực mới gọi là hay. Bốn anh học trò vãn cảnh đền nhớ lời thầy dạy, cao hứng, làm một bài thơ. Anh thứ nhất thấy tượng Quan Công liền ứng khẩu: Hán Vương ăn ớt mặt đỏ gay, Anh thứ hai nhìn sang bên cạnh, thấy tượng Quan Bình đọc luôn: Bên kia thái tử đúng khoanh tay Anh thứ ba thấy tượng Châu Xương đọc tiếp: Thằng mọi râu ria cầm cái mác, Anh thứ tư thấy con hạc cỡi trên lững con rùa, mới kết rằng: Con cua nằm dưới chú cò gầy. Về đọc thầy nghe, thầy tấm tắc khen: - Khá đấy! Các anh biết nghe lời tôi dạy. Gắng lên, sang năm đi thi thể nào cũng đỗ! ********************************************** 1. Không cần học nữa Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi học, sợ tốn tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi: - Sao không cho thằng nhỏ đi học trường? - Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt. - Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy! - Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không? - Có khó gì, thầy sẽ tùy theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là một, một gạch, qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch, qua bữa mốt, dạy nó chữ tam là ba, ba gạch, lần lần như vậy thì cháu phải biết chữ. Khách ra về, thằng con mới bảo cha: - Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không học cũng biết rồi... Con nghe qua là đã thuộc! Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được cả, ông ta khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm, người cha bảo nó viết chữ vạn. Nó thủng thẳng ngồi viết, viết mãi đến chiều tối cũng chưa xong. Người cha mắng: - Viết gì mà lâu thế? Nó thưa. - Chữa vạn dài lắm bố ạ! Con viết hơn nửa ngày mà được nửa chữ thôi! 2. Nói chữ Anh nọ nghe lỏm người ta, lúc ngồi ăn, thường hay nói đến hai chữ tửu, sắc. Anh biết tửu là rượu, còn sắc thì đoán là cơm, chả còn gì khác nữa! Một hôm, có người mời ăn cỗ. uống rượu ngà ngà say, anh ta bảo bạn: - Thôi bây giờ thì ông cho sắc ra đây thôi! Anh bạn tưởng anh đòi xuống xóm cô đầu, bèn nói: - Cứ uống rượu đã. Muốn có sắc thì sẽ có sắc thôi! Anh ta càng được thể, khề khà: - Bao giờ tôi cũng thế. Có tửu thì phải có sắc mới được. Không có sắc, cứ cồn cào trong bụng, không chịu nổi. Ðợi một lát, không thấy bưng cơm ra, anh ta giục: - Thôi ông bạn cho sắc ra đi thôi! Còn chờ gì nữa! Vừa lúc ấy, vợ bạn ở trong nhà bưng liễn cơm đi ra. Anh ta trông thấy, một tay vỗ đùi, một tay chỉ liễn cơm, bảo: - Có thế chứ! Sắc đây rồi! Anh bạn tưởng anh kia ghẹo vợ mình, nỏi giận, vừa đánh vừa mắng: - À thằng này láo thật! Mày muốn chim vợ ông hả? 3. Lý sự với quan Ðể giữ trật tự trong hạt, ông quan nọ ra yết thị nói: "Ai đi đêm phải cầm đèn." Ðêm hôm sau, quan đi tuần, vấp phải một người. Quan quở: - Thằng kia đi đâu? Không xem yết thị à? Người ấy đáp: - Bẩm có xem ạ! - Thế sao đi đêm không cầm đèn? - Bẩm có, đèn tôi đây. - Thế sao đèn không có nến? - Bẩm yết thị chỉ nói cầm đèn, chứ không nói trong đèn phải có nến ạ! Sáng hôm sau, quan bổ sung tờ yết thị trước: "Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải có nến." Ðêm hôm ấy, quan đi tuần, lại vấp phải một người, Quan giận lắm, quở: - Ði đêm, sao không có đèn, có nến? Người kia đáp: - Bẩm, tôi có đủ đèn, đủ nến, đấy ạ! - Sao không thắp lên? - Bẩm, trong yết thị không nói thắp nến ạ! Quan thấp nói có lý, sáng hôm sau viết một tờ yết thị khác thật đầy đủ: "Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải có nến, nến phải thắp sáng." Tưởng không còn ai bắt bẻ vào đâu được nữa! Thế mà một hôm, nửa đêm, quan đi tuần, lại vấp phải một người có đèn, có nến, nhưng nến thắp hết rồi. Quan lại quở. Người kia đáp: - Bẩm, trong yết thị không nói thắp hết cây nến này, phải tiếp cây khác ạ! Quan ngẫm nghĩ một lúc rồi nhủ thầm trong bụng: "Văn chương khó thật! Mình viết một cái yết thị, sửa đi sửa lại ba bốn lần mà vẫn không gẫy gọn. Người khác xem vẫn hiểu lầm!"
Tài liệu đính kèm: