CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
---------
Phần I : MỞ ĐẦU
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một đòi hỏi cấp bách của toàn ngành giáo dục và đào tạo nói chung, của giáo dục THCS nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ nhiều góc độ (nhà nghiên cứu phương pháp, cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo bộ môn ) ; từ nhiều phương diện (lý thuyết, thực hành .) từ nhiều cấp độ (môn học, bài học, chương học ) Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách truyền đạt kiến thức của giáo viên , cách tiếp cận tri thức của học sinh, làm cho bài giảng có hiệu quả cao, người giáo viên thấy bằng lòng , và người học sinh thấy thoải mái khi mình đã lĩnh hội được những tri thức cơ bản của bài học. Những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đã rất chú trọng tới vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, một trong những phương pháp nhằm cải tiến chất lượng giáo dục đó là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong “soạn - giảng” ở một số môn học tự nhiên thì áp dụng công nghệ thông tin đã là việc làm không mới. Nhưng với môn học Ngữ văn lại là một phương pháp hoàn toàn mới mẻ và gặp không ít khó khăn trong soạn - giảng. Vậy làm thế nào để việc áp dụng công nghệ thông tin đối với môn Ngữ văn có hiệu quả ? qua hai năm thực hiện cùng với việc dự giờ học hỏi đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất chuyên đề “Một số phương pháp áp dụng công nghệ thông tin trong dạy – học môn ngữ văn”
CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN --------- Phần I : MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy học đang là một đòi hỏi cấp bách của toàn ngành giáo dục và đào tạo nói chung, của giáo dục THCS nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ nhiều góc độ (nhà nghiên cứu phương pháp, cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo bộ môn) ; từ nhiều phương diện (lý thuyết, thực hành.) từ nhiều cấp độ (môn học, bài học, chương học) Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách truyền đạt kiến thức của giáo viên , cách tiếp cận tri thức của học sinh, làm cho bài giảng có hiệu quả cao, người giáo viên thấy bằng lòng , và người học sinh thấy thoải mái khi mình đã lĩnh hội được những tri thức cơ bản của bài học. Những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đã rất chú trọng tới vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, một trong những phương pháp nhằm cải tiến chất lượng giáo dục đó là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong “soạn - giảng” ở một số môn học tự nhiên thì áp dụng công nghệ thông tin đã là việc làm không mới. Nhưng với môn học Ngữ văn lại là một phương pháp hoàn toàn mới mẻ và gặp không ít khó khăn trong soạn - giảng. Vậy làm thế nào để việc áp dụng công nghệ thông tin đối với môn Ngữ văn có hiệu quả ? qua hai năm thực hiện cùng với việc dự giờ học hỏi đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất chuyên đề “Một số phương pháp áp dụng công nghệ thông tin trong dạy – học môn ngữ văn” Phần II : NỘI DUNG Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Dạy – học Ngữ văn trong nhà trường là công việc vô cùng quan trọng, đồng thời cũng vô cùng phức tạp và khó khăn. Dưới cái vẻ rất bình dị, bình thường, công việc dạy của thầy , học của trò ẩn chứa bên trong những quy luật vô cùng tinh vi và sâu sắc. Vì vậy đây là lĩnh vực hoạt động của con người, lĩnh vực của khoa học nhân văn, ở đây vai trò của tính chủ động, sáng tạo của con người là vô cùng to lớn. Học ngữ văn là học sinh tiếp nhận kinh nghiệm và tri thức tình cảm, tư tưởng của dân tộc và của nhân loại thể hiện trong các sáng tác của nhà thơ, nhà văn để làm phong phú, sâu sắc cao đẹp của đời sống tinh thần và văn hóa của mình. Người thầy với vai trò là người đi trước, tiếp nhận trước, là người có kinh nghiệm thực tế để rồi truyền đạt đến học trò vốn tri thức ấy. Thế nhưng truyền đạt cái gì ? truyền đạt như thế nào để học sinh tiếp nhận một cách tích cực ? đến lượt mình, học sinh, phải tập làm quen được với phương pháp truyền thụ của giáo viên để từ đó cả Thầy và Trò cùng nhau hoàn thành tốt “ vai diễn” của mình trong một “ lớp kịch bản” mà “ đạo diễn” không ai khác đó là người thầy. Nói như thế cũng có nghĩa là ta đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, đề cao tính tích cực , chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức vấn đề đặt ra là khi mà tất cả các trường học đang rất sôi nổi tiếp cận với ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng (bởi nó đánh dấu một bước ngoặt trong đổi mới phương pháp giảng dạy đồng thời hòa chung vào khí thế của “ thời đại công nghệ thông tin” của nhân loại) thì một số bộ phận trong đó có bộ môn Ngữ văn, nếu biết ứng dụng tốt thì sẽ là điều kiện tốt để giảm bớt “ gánh nặng” mà lâu nay người giáo viên văn phải chấp nhận. II) Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Đối với giáo viên: a) Chủ quan : a.1. Lâu nay, giáo viên văn luôn có một suy nghĩ dạy văn là phải nói rất nhiều, có như thế thì học sinh mới cảm nhận hết được tư tưởng của tác phẩm . Có giáo viên lại nghĩa rằng : ứng dụng công nghệ thông tin trong các môn tư nhiên thì tiện lợi, còn đối với môn văn thì lại rất khó khăn bởi không biết sẽ bắt đầu từ đâu và ứng dụng như thế nào ? a.2. Một số giáo viên quá “ trung thành” với phương pháp dạy học truyền thống một cách thụ động, dẫn đến việc nhàm chán ở học sinh. b) Khách quan: Thực tế điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp không ít khó khăn so với các trường ở địa phương khác trong tỉnh. Vì thế, số lượng và chất lượng máy chiếu, phòng học công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu cho tất cả giáo viên trong toàn trường. Bên cạnh đó những sự cố về điện cũng ảnh hưởng không nhỏ cho việc giảng dạy công nghệ thông tin (khi mà giáo viên đã rất công phu trong công tác chuẩn bị). 2) Đối với học sinh: a) Ảnh hưởng khách quan: - Hiện nay, xu thế chung của xã hội ( đặc biệt là giới trẻ) đang dần xa rời môn học xã hội để ào ạt nghiêng về các môn học tự nhiên. Họ chưa ý thức được rằng “văn học là nhân học” học văn là học cách làm người. - Gia đình chưa thực sự chú trọng việc học bộ môn Ngữ văn của con em. Họ thường lo lắng cho con em về các môn học như Toán, Anh văn, Hoá vì thế học sinh ít “ hợp tác” tích cực cùng giáo viên trong việc chuẩn bị một tiết ứng dụng công nghệ thông tin. b) Chủ quan: Trong những tuần học, học sinh chỉ mong đến giờ tiết học văn bản để nghe những lời bình của giáo viên, để tò mò diễn biến câu chuyện trong văn bản, hay say sưa trong những câu thơ đầy cảm xúc , còn tiếp nhận được hay không lại là một chuyện khác. Hoặc là học sinh hào hứng những tiết dạy công nghệ thông tin của giáo viên vì những hiệu ứng lạ mắt, vì được nhìn nhiều hơn là nghe và viết. III) Các giải pháp và kết quả đạt được. Giái pháp: Nhìn chung trong các giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp học sinh tăng thêm hiểu biết, tăng thêm sự phong phú của tâm hồn, khơi gợi nhiều cảm xúc của các em đồng cảm với tác giả hơn, rung động với tác phẩm hơn, rèn luyện năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Không khí giờ học sinh động, cuốn hút , nhẹ nhàng mà học sinh vẫn phát huy tính tích cực chủ động, phát triển tư duy khi nghe giảng. Qua đó kiến thức được gây ấn tượng đậm nét, có cảm xúc, dễ tái hiện, nhớ lâu. Để đạt được kết quả như vậy, qua một số tiết dạy của giáo viên Ngữ văn từ đầu năm học 2009 -2010 đến nay, bước đầu tôi rút ra phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy ngữ văn như sau. 1.1: Phần mở đầu giờ học. Bao giờ cũng vậy, một tiết học văn muốn gây hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên phải tìm cách mở đầu bài giảng làm sao tạo cho học sinh một tâm thế, một cảm xúc khởi đầu trước khi bước vào 45 phút học căng thẳng, thông thường, giáo viên giới thiệu bài mới để gây sự chú ý cho học sinh. Nhưng như thế chưa đúng, mà giáo viên phải kết hợp ngay sau đó là một đoạn Video, một tình huống hay một thông tin nào đó liên quan đến tác giả. Tác phẩm được trình chiếu lên màn hình. Chẳng hạn , khi dạy bài thơ “Đồng chí” của tác giả tác giả Chính Hữu, giáo viên nên kết hợp phần giới thiệu của mình với một đoạn bài hát “ Đồng chí” được phổ nhạc từ bài thơ hay khi dạy bài “ Truyền Kiều” ‘Nguyễn Du”, giáo viên có thể trình chiếu một số ý kiến, bài thơ nói và viết về truyện Kiều và Nguyễn Du như : Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu. Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng nẹ ru những ngày. (Tố Hữu). Hay: Nửa đêm qua Huyện Nghi Xuân Buâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều. (Tố Hữu). Như vậy , ứng dụng công nghệ thông tin vào phần mở đầu giờ học bao giờ cũng cần thiết và các tác dụng tốt, thu hút học sinh vào bài giảng một cách trữ tình, gây tâm thế thoải mái nhẹ nhàng, tạo nên tâm lý cho học sinh tiếp thu kiến thức. 1.2: Trong giờ học: Ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhịp nhàng hợp lý trong giờ học sẽ giúp học sinh so sánh, đối chiếu, tập nhận xét trong quá trình nhận thức từng ý của bài giảng. Tùy khả năng sư phạm của giáo viên, tùy trình độ cụ thể của học sinh từng lớp mà linh hoạt hướng các em vào những trọng tâm cần chú ý. Mỗi lần ứng dụng không quá 10 phút. Trong quá trình thực hiện, giáo viên hạn chế sử dụng những hiệu ứng lạ mắt vì như thế sẽ khiến học sinh phân tâm tư duy, cảm xúc . Giáo viên cũng không nên diễn giảng liên tục, mà sau khi quan sát hình ảnh, đoạn băng nên tạo điều kiện cho học sinh phát biểu những điều thu lượm được, để từ đó uốn nắn, hướng dẫn thêm và chốt kiến thức cơ bản. Như thế, giờ học sẽ không đơn điệu mà sinh động. Chẳng hạn , khi dạy bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, trước khi phân tích về cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái trẻ trên trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn , giáo viên cho học sinh xem một đoạn tư liệu hoặc hình ảnh về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ . Sau đó học sinh tự phát biểu suy nghĩ, những cảm nhận của mình rồi giáo viên dẫn dắt vào nội dung phân tích. 1.3) Cuối giờ học: Phần cuối bài học bao giờ cũng là phần ôn tập , củng cố kiến thức. Vì thế, nếu ta biết ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý sẽ gây ấn tượng nhớ lâu , kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu thêm. Học sinh không chỉ bằng lòng với những phần trình chiếu đã được xem mà tiếp tục tìm tòi tham khảo để mở rộng kiến thức. Chẳng hạn , sau khi tìm hiểu xong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, giáo viên có thể trình chiếu về những ý kiến , những nhận định về truyện Kiều và về tác giả Nguyễn Du của một số nhà bình luận hoặc có thể mở một đoạn “ Vịnh Kiều” “Ngâm Kiều” nhằm khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên , việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ học Ngữ văn còn liên quan tới hàng loạt vấn đề: Làm như thế có hạn chế gì đến vai trò của giáo viên? Có phá vỡ một giờ học truyền thống không? Tư duy tiếp nhận của học sinh có bị hạn chế , có nguy cơ đứt mạch không ? không khí trang nghiêm cần có cho sự tập trung suy nghĩ của người học có bị tổn hại không? vấn đề thời điểm , thời lượng trình tự ứng dụng công nghệ thông tin trong một tiết học phải như thế nào? Làm sao một giờ dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin không trở thành một giờ ngoại khóa , giải trí mà là giờ học sinh động não, phát triển tư duy thực sự ? Do hàng loạt vấn đề đặt ra như vậy nên ý đồ khoa học ở đây phải rõ ràng: Vai trò của giáo viên vẫn là chính, công nghệ thông tin được sử dụng chỉ như một phương tiện bổ trợ chứ không thay thế hoàn toàn lời giảng của giáo viên. Ở đây không phải là sự phá vỡ giờ học truyền thống mà là kết hợp liên ngành hiện đại. Quan trọng là ở chổ : Làm thế nào cho có hiệu quả thiết thực, không để phương tiện kỹ thuật lấn át, xác định vị trí của phương tiện nghe nhìn hỗ trợ đến mức nào trong từng phần, chương, bài , mục cụ thể. Do đó việc xây dựng chương trình công nghệ thông tin bổ trợ này phải tránh cảm tính, phải tính toán các mặt, phải chắt lọc: tập trung vào phần cần thiết nhất ( những chỗ mà khả năng của giáo viên hạn chế so với hình ảnh , đoạn băng trình chiếu , những chỗ mà giáo viên khó nói hơn nhà văn), không nên, không cần phải ứng dụng công nghệ thông tin hết theo các mục, các phần trong bài dạy, tránh cắt vụn giờ học thành không hay. Như vậy, có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học văn được không ? Theo tôi, có thể sử dụng tốt và hiệu quả cao. Điều đáng chú ý là cách sử dụng như thế nào và sử dụng có chọn lọc. Nó sẽ có những đóng góp kịp thời cho nhà trường trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng. IV) Kết luận: - Đây là chuyên đề mang tính hiệu đại đối với việc giảng dạy văn học, mang tính hiệu quả cao. Và nếu được đầu tư thích đáng, nó sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. - Phương tiện dạy học này (ứng dụng công nghệ thông tin) sẽ tác động tới 2 giác quan mạnh nhất của con người là nghe – nhìn, qua đó tổng hòa nhận thức các cấp độ, đi vào thế giới nội tâm qua những sắc thái tinh vi của cảm nhận. Giáo viên diễn giảng có phương tiện này sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động , lý thú, hấp dẫn hơn, thầy chống được bệnh nói nhiều, giảng “sáo” , trò thoải mái về tâm lý , tiếp thu kiến thức nhanh , có ấn tượng sâu sắc, khi ôn bài dễ gợi nhớ hình ảnh liên tưởng. Cách học như thế này tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình dạy – học, phát triển tư duy, không bị nhồi nhét một cách thụ động. - Rất có thể sử dụng công nghệ thông tin bổ trợ trong giờ học sẽ hạn chế thời gian diễn giảng của giáo viên so với phương pháp truyền thống, song có lẽ những điều học sinh tiếp nhận được thì chắc hẳn hơn, sinh động hơn, đa dạng hơn. Tôi thiết nghĩ , dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin chưa chắc đã hay nhất , càng không phải là duy nhất, song rõ ràng như vậy là thêm một biện pháp dạy học, làm phong phú thêm nghệ thuật dạy học. Việc vận dụng nó như thế nào là tùy thuộc vào sở trường sở đoản của từng giáo viên. V) Những kiến nghị đề xuất: 1) Đối với nhà trường: - Chỉ cần một phòng học được chuẩn bị chu đáo để máy móc không bị trục trặc về hình và tiếng, đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong nhiều năm, dùng nhiều đợt. 2) Đối với phòng giáo dục: - Quan tâm, hổ trợ kinh phí để nhà trường có điều kiện mở rộng quy mô phòng học, trang thiết bị hiện đại, lâu bền. TT Madaguoi, Ngày 20 tháng 8 năm 2010 Duyệt của Tổ: Người viết: Nguyễn Thị Bảo Diễm. Hoàng Thị Hồng Vân MỤC LỤC. Phần mở đầu Trang 1. Phần nội dung Trang 1. Thực trạng Trang 2. Giải pháp Trang 3. Kết luận Trang 5. Kiến nghị Trang 6.
Tài liệu đính kèm: