MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO NGỮ VĂN 6
Bài 1 :
Đọc BV sau và lập ra một dàn ý hợp lí :
Họa My hót .
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa My tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu ?
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa My hót, lấp lánh thêm . Da trời bỗng xanh xao, những làn mây trắng, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa My chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi, tiếng hót dìu dặt của Họa My giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới .
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa My đã làm cho tất cả bừng giấc Họa My thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa .
( Võ Quảng ) .
Hướng dẫn :
• Mở bài : Họa My hót gọi mùa xuân về. Mọi vật đổi thay kì diệu .
• Thân bài : ( mọi vật đổi thay kì diệu ntn ? )
- Trời bỗng sáng thêm ra
- Chùm lộc rực rỡ hơn
- Sóng trên hồ lấp lánh hơn
- Da trời bỗng xanh xao
- Làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn
- Các loài chim dạo khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới .
• Kết bài : Tạo vật ngợi khen tiếng hót của Họa My rất kì diệu
Họa My vui sướng , cố hót hay hơn nữa .
MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO NGỮ VĂN 6 Bài 1 : Đọc BV sau và lập ra một dàn ý hợp lí : Họa My hót . Mùa xuân ! Mỗi khi Họa My tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu ? Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa My hót, lấp lánh thêm . Da trời bỗng xanh xao, những làn mây trắng, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa My chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi, tiếng hót dìu dặt của Họa My giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới . Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa My đã làm cho tất cả bừng giấc Họa My thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa . ( Võ Quảng ) . Hướng dẫn : Mở bài : Họa My hót gọi mùa xuân về. Mọi vật đổi thay kì diệu . Thân bài : ( mọi vật đổi thay kì diệu ntn ? ) Trời bỗng sáng thêm ra Chùm lộc rực rỡ hơn Sóng trên hồ lấp lánh hơn Da trời bỗng xanh xao Làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn Các loài chim dạo khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới . Kết bài : Tạo vật ngợi khen tiếng hót của Họa My rất kì diệu Họa My vui sướng , cố hót hay hơn nữa . Bài 2 : Chỉ ra cái hay của đoạn văn sau : Ban ở sau lưng, ban ở trước mặt, ban ở bên phải, ban ở bên trái, ban ở trên đầu, ở trên đỉnh, ban ở dưới chân, ở trong lòng lũng. Ban ngang tầm người, nhưng lại nép bên kia vực đá. Nếu không sợ sa xuống vực, cứ vừa bước vừa ngước lên, thấy mây trời cứ vờn vào nhị, vào cánh ban trong suốt. Ánh sáng như lọc qua một thứ giấy thông thảo hồng hồng. Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu, thấy rừng hoa trắng như đang loãng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Trắng trời trắng núi một thế giới ban ( Nguyễn Tuân ) . Hướng dẫn (đoạn văn tham khảo): N. Tuân đã thể hiện một lối viết tài hoa, độc đáo khi ngắm hoa ban, khi tả hoa ban. Một thế giới ban vô cùng đẹp mở ra như hiện ra trước mắt người đọc, như dẫn hồn người đi vào mộng ảo. Rừng ban Tây Bắc trong mùa xuân với vẻ đẹp huyền diệu hiện lên như vừa thực vừa ảo . Đặc biệt với cách viết : Nếu không sợ sa xuống vực. Nếu không sợ bị vấp .., người đọc như đang được ngắm hoa ban , như trở thành người du khách, người lữ hành đang đi trong rừng ban nở trắng và vơi đi, quên đi những khó nhọc trên nẻo đường rừng nhiều dốc lắm vực . N. Tuân không viết : Hoa ban trắng chiếu xuống, soi vào dòng suối trong xanh mà lại viết : Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu, thấy rừng hoa trắng như đang loãng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Hai chữ loãng ra rất thần tình. Tác giả không hề viết suối chảy mà người đọc vẫn cảm nhận được dòng suối xanh đang mang sắc ban, hình bóng ban đi về xa Chất thơ ttrong câu văn xuôi của N. Tuân đem đến cho ta nhiều thú vị. Nếu câu trên tác giả tả ban và mây thì câu dưới lại tả hoa ban và suối. Câu văn cân xứng như cảnh sắc thiên nhiên, tạo vật hài hòa . Bài 3 : Mở đầu bài thơ Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết : Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sồn lấp loáng . Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ 4 câu thơ . Hướng dẫn : Bước 1 : Đọc kĩ và tìm nội dung , NT chính của đoạn thơ ND : Giới thiệu con sông quê hương và t/c của t/g với con sông quê hương . NT : nhân hóa – so sánh – từ gợi tả . Bước 2 : hai câu đầu –nhà thơ giới thiệu con sông quê hương : Từ gợi tả màu sắc : xanh biếc Động từ : có Ẩn dụ : nước gương trong Nhân hóa : soi tóc những hàng tre hai câu cuối – tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương : - So sánh khẳng đinh : Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè - H/a buổi trưa hè nóng bỏng - Động từ : tỏa – gợi hình . - Từ láy : lấp loáng – gợi hình . Bước 3 : dàn ý đoạn : Nhà thơ giới thiệu con sông quê : + Động từ có vừa giới thiệu con sông của quê hương vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào . + Tính từ gợi tả màu sắc xanh biếc có khả năng khái quát cảnh sông ttrong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời . + Mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ (ẩn dụ ); những hàng tre hai bên bờ như những cô gái đang nghiêng mình soi tóc ttreen mặt nước sông trong như gương ( nhân hóa ) . + Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương xinh đẹp, dịu dàng, thơ mộng, nhà thơ kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông . Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương : + tâm hồn tôi – khái niệm trừu tượng được so sánh với buổi trưa hè – khái niệm cụ thể - làm rõ nét tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. + Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bỏng đã cụ thể hóa tình cảm của nhà thơ. Từ klaf đã khẳng định tâm hồn tôi và buổi trưa hè có sự hòa nhập thành một . + Động từ tỏa gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan tỏa khắp sông, bao trọn dòng sông . + nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời : dòng sông lấp loáng. Từ láy lấp loáng khiến dòng sông lúc sáng, lúc tối ẩn liên tiếp thay đổi như dát bạc, như ttrong cổ tích . Bước 4 ; Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh : Trong 4 câu mở đầu bài thơ Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu xanh biếc. Tính từ gơi tả xanh biếc giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần iếc trong biếc gợi ánh sáng. Động từ có vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết. Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông và hai bên bờ “ Nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Với sự kết hợp khéo léo NT nhân hóa với những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với mặt soi là một tấm gương khổng lồ - NT ẩn dụ. Con sông quê hiện lên mới xinh đẹp, hiền hòa, gần gũi biết bao ! Trước một dòng sông quê hương như thế, làm sao mà không yêu, không nhớ được. Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng NT so sánh khẳng đinh “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. Tâm hồn tôi là một khái niệm trừu tượng mà buổi trưa hè là một khái niệm cụ thể -nhiệt độ cao,nóng như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy. Chính lúc tác giả dùng động từ tỏa ( lan rộng khắp ) kết hợp với từ láy lấp loáng (dòng sông chỗ sáng lên, chỗ tối đi, thay đổi liên tục) đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê đẹp rực rỡ lên biết bao nhiêu . Bài 4 : Em có cảm nhận gì khi đọc 4 câu thơ sau trích ttrong bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến” của nhà thơ nhí mười tuổi Trần Đăng Khoa ( viết 1968 ) như sau : Trăng ơi Từ đâu đến ? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời . Đoạn văn tham khảo : Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơitừ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu : Trăng ơi Từ đâu đến ? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời . Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị : Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời . NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ . Bài 5 : Nghĩ về người bà yêu quí của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết : Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy . Hãy cho biết : phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào ? Đoạn văn tham khảo : Hai câu thơ đã giúp người đọc hình dung được hình ảnh người bà thật gần gũi và kính yêu. Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám mây bông trên trời có tác dụng gợi vẻ đẹp hiền từ, cao quí và đáng kính trọng. Chỉ với mái tóc của bà đã làm chúng ta liên tưởng tới hình ảnh bà tiên trong những câu chuyện cổ tích. Còn chuyện của bà kể thì được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê VN cứ cạn xong lại đầy. Vậy là kho chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết và đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương bao la , đẹp đẽ . Với hai câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh rất phù hợp mà cũng rất riêng, N. T. Kha đã vừa khắc họa được hình ảnh người bà đáng kính của mình vừa thể hiện tình cảm kính yêu dành cho bà. Bài 6 : Trong bài Tiếng hát mùa gặt , nhà thơ Nguyễn Duy có viết : Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời . Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nổi bật đó , em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ ? Đoạn văn tham khảo : Trong hai câu thơ : Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời nhà thơ Nguyễn Duy đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật tinh tế và tài tình . Gió và lưỡi hái trở nên có hoạt động như người : gió nâng tiếng hát, lưỡi hái liếm ngang chân trời. Chỉ hai câu thơ với nghệ thuật nhân hóa nổi bật, cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam được mở ra thật vui tươi náo nức (gió nâng tiếng hát chói chang ) cùng cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một mùa bội thu và một cuộc sống ấm no ( Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời ) . Tất cả đã tạo nên một không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến . Bài 7 : Cảm nhận của em về nghệ thuật so sánh trong câu ca dao sau : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra . Đoạn văn tham khảo : Bằng nghệ thuật so sánh , câu ca dao như một lời nhắc nhở tha thiết mỗi chúng ta cần phải biết kính yêu và trân trọng cha mẹ của mình hơn . Công cha được ví như núi Thái Sơn. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao, sừng sững, vững chãi và hùng vĩ. Công cha cũng như ngọn núi ấy thật to lớn, vĩ đại. Còn nghĩa mẹ được so sánh như “ nước trong nguồn chảy ra”. Nước trong nguồn là nơi dòng nước bắt đầu, dòng nước ấy cứ chảy mãi, chảy mãi không bao giờ vơi cạn. Và tình mẹ dành cho con cũng vậy, giống như dòng nước ấy lúc nào cũng bao la , mênh mông và dạt dào không thể nào đong đếm được. Hình ảnh so sánh thật phù hợp và chính xác. Công cha được ví như núi, nghĩa mẹ được ví như nước cũng giống như sự uy nghiêm và lớn lao của người cha, sự mềm mại, ngọt ngào của người mẹ trong mỗi gia đình. Từ câu ca dao, chắc rằng mỗi chúng ta đều cảm nhận được công lao như trời biển của cha mẹ. Tình cảm cha con, mẹ con là thứ tình cảm vô cùng cao cả và thiêng liêng mà chúng ta cần gìn giữ . Bài 8 : So sánh hai đoạn văn sau tự sự sau đây : Đoạn 1 : Chiều nay, trước khi mẹ đi làm, mẹ giao cho Thắng giải 10 bài toán. Nó ngồi vào bàn để vừa ý mẹ. Vừa làm toán, nó vừa nhong nhóng ngó ra cổng vì thằng Nam hẹn nó sẽ tới để cùng đi đá bóng ngoài bãi. Bọn trẻ xóm bên đã gửi lời thách đấu với đội tuyển bóng đá của xóm nó. Nhưng đợi mãi, đợi mãi, bóng dáng thằng Nam vẫn bặt tăm. Thắng sốt ruột quá. Nó thầm trách thằng Nam lỡ hẹn, lại vừa lo nếu đội bóng của xóm nó bỏ cuộc thì quá ê chề với lũ trẻ xóm bên. Nhìn trang vở toán còn dang dở, Thắng chợt nghĩ tới lời mẹ dặn. Nó ngập ngừng rồi gấp vở lại, khóa cửa và chạy ù ra bãi . Bài 9 : Cho đoạn văn sau : Mùa khế ra hoa. Từng chùm hoa tim tím lắc lư theo chiều gió. Những cánh hoa mỏng mảnh rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những con thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành hòa mình với màu tím của nước chiều . Và khi trăng lên, cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy ánh trăng ngọt dịu mát. Cánh hoa rung rung, vẫy vẫy như mời gọi trăng vàng xuống chơi . Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Hãy chỉ rõ .
Tài liệu đính kèm: