Một số bài tập làm văn môn Ngữ văn Lớp 8 (Hay)

Một số bài tập làm văn môn Ngữ văn Lớp 8 (Hay)

Cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc và ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

Cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc và ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

 

doc 27 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số bài tập làm văn môn Ngữ văn Lớp 8 (Hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học (Thanh Tịnh)
Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học (Thanh Tịnh)
Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ.Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế-Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô đọng.Ý tứ của truyện tinh tế,khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của mỗi người.
Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình-hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường.Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi,những đám lá vàng rơi và những đám mây “bàng bạc”.Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên cứ thế ùa về.
Ngày khai trường hôm ấy,cậu con trai được mẹ âu yếm dẫn đi vẫn trên con đường cũ mà hôm nay sao thấy lạ.Cảnh vật đang thay đổi hay chính lòng mình thay đổi. “Tôi đã lớn” và “hôm nay tôi đi học”.Cách dẫn dắt giản dị mà hợp lý.Có thể lắm chứa.Vì ngày đầu tiên đến trường mấy ai không có những kỉ niệm khó quên.Cậu bé thấy mình “trang trọng và đứng đắn”.Hai quyển vở mới trên tay cậu “đã bất đầu thấy nặng”,khiến cậu nảy ra một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ “chắc chỉ người thành thạo mới cầm nổi bút thước”.Thanh Tịnh thật là tinh tế.Đoạn văn tưởng tượng và hoài niệm nhưng sự việc cứ ngỡ như đang xảy ra trước mắt,gần gũi quá,thân thuộc quá với tất cả mọi người.
Dòng cảm xúc cũng như chất thơ của truyện lại tiếp tục được lan tỏa khi cậu học trò nhỏ tay trong tay mẹ bước qua cổng trường Mĩ Lý.Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật phát huy sức mạnh khi tác giả tìm đến những biến thái tinh vi trong tâm hồn câu học trò.Cậu đứng nép mình như “con chim đang đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ”.Rồi tiếng trống vang lên,những cậu trò mới “vụng về lúng túng”.Cảm giác của nhân vật “tôi” dường như đang mơn man trở lại trong lòng độc giả.
Nhưng có lẽ đến bây giờ,cái màn chính của buổi tựu trường mới đến.Oâng Đốc đọc những cái tên lần lượt khiến tụi học trò tim như ngừng đập vì xúc động có,vì ngơ ngác có.Và đến rồi sau tiếng vỡ òa của bao cô cậu,buổi học đầu tiên cũng được bắt đầu.Oâi!Cái cảm giác khóc òa không chịu bước vào cái ngôi nhà mà cái gì cũng mới và lạ lẫm hẳn chẳng có gì xa lạ đối với chúng ta.Vậy mà đọc đến đây hẳn ai cũng bùi ngùi rung động về những câu văn tự nhiên mà sắc sảo.
Nhân vật “tôi” lắng lại,quan sát và cảm nhận.Thầy đón tụi học trò nhỏ tuổi,tươi cười gợi cái gì đó vừa quen vừa lạ,vừa thân thuộc gần gũi nhưng cũng vừa cao quý.Còn lớp thì hình như “có một mùi hương lạ”.Chỗ ngồi này từ nay sẽ là của riêng tôi.Và tại sao những bạn kia “tôi” chưa nhìn thấy bao mà chẳng hề xa lạ thầm chí còn “quyến luyến tự nhiên”nữa chứ.Cái cảm giác gần gũi vô cùng.
Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật,không có những đối thoại ồn ào,không có những tình huống cam go quyết liệt.Nhưng chính sự tĩnh lặng,nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn.Nhưng biến thái tâm lý tinh vi,những dòng văn giản dị giàu cảm xúc,lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.
Cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc và ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
Cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc và ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.
Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.
Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.
Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.
Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.
Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.
Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...
Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...
Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.
THUYẾT MINH VỀ CÂY BÚT BI - THUYẾT MINH VỀ CÀNH ĐÀO TẾT
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, th ... ể lại vết sẹo trên thân.
Nguồn gốc của tôi là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng tôi có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á, trong khi những người khác cho rằng nguồn gốc của tôi ở tận miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của chính mình, tôi đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu. Quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng tôi được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.
Tôi phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm). Điều này giúp tôi trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao tôi rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Phải nói rằng, tôi rất khó có thể tồn tại và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Hoa của tôi là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Tôi ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng tôi là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.
Về mặt thực vật học, quả của tôi là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt. Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi tôi là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà tôi có một cái tên khoa học là Cocos Nucifera đấy! Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.
Khi quả của tôi còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì tôi sẽ tự rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.
Để lấy nước quả của tôi cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả của tôi có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ nó bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.
Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.
Hoa dừa Tại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.
Tại Việt Nam, tôi được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Và tôi đã trở thành biếu tượng tại vùng đất nơi đây.
Đề số 4: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. 
Bài làm
Nào an hem ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng, ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông 
Cứ mỗi lần nghe bài hát này, lòng em rạo rực lạ thường. Em thèm muốn được sống lại những ngày lịch sử rực rỡ cờ hoa, hòa mình vào nhịp điệu khẩn trương của tổng khởi nghĩa mùa thu. Và cứ mỗi lần được nghe bài hát ấy, em lại nhớ đến khí thế hào hùng không kém trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Bên cạnh lời văn hùng hồn, bài hịch còn toát lên tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của vị tướng tài ba đời Trần.
Ngay từ đoạn đầu, ta đã cảm thấy có chuyện chẳng lành. Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Quả vậy, giặc Nguyên Mông xâm lược đất nước, ngang nhiên giày xéo mảnh đất thiêng liêng, gây ra nhiều tội ác ngất trời. Mảnh đất từ bao đời nay vẫn nuôi nấng chở che cho người Việt Nam, nay rên xiết dưới gót sắt của kẻ thù, thử hỏi mỗi người dân Việt, trong dạ ai lại không đau xót? Nhìn cảnh ấy, lòng tác giả giấy lên một nỗi căm hận đối với bọn ngoại bang, chúng là bọn cú diều mà lại sỉ mắng triều đình, chúng hèn hạ thấp kém như thân dê chó mà đòi bắt nạt tổ phụ.Hình ảnh ẩn dụ được ông sử dụngnhuw một cái tát vào mặt bon xâm lăng, vach trần bộ mặt dối gian của chúng. Thật hả hê khi dưới ngòi bút của mình, Trần Quốc Tuấn bộc lộ rõ ràng lòng căm ghét, khinh rẻ bọn giặc lang thú ấy.
Là người có lòng yêu nước thiết tha, ông không thể đang tâm ngồi nhìnbonj giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, làm bao điều xấc láo.Lòng căm thù bọn cướp nước, nỗi xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, bao nỗi niềm trăn trở ưu tư ngày đêm ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Lối theo văn phong trữ tình cổ xưa của ông như một lời thủ thỉ tâm sự, bày tỏ trọn tấm lòng chân thành tha thiết đối với vận mệnh đất nước. Qua những lời lẽ bình thường, giản dị nhất của nhân dân được ông sử dụng, ta thấy rõ tình cảm rất thực nơi ông. Đó là tình yêu nước sâu sắc trong tim mà khi hiểu rõ mấy ai lại không cảm thấy xúc động bồi hồi.
Từ nỗi xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, lòng ông dâng lên cuồn cuộn sự căm thù, như muốn vỡ tung lồng ngực để thét to tiếng đánh để xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù, được như thế, thì dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Một lần nữa, bằng cách dùng các điển tích, ông đã thể hiện lòng yêu quê hương của mình, làm cho chắc chắn bất kì một ai, khi đọc những lời lẽ ấy, hẳn không thể nào quay mặt làm ngơ.
Điểm đặc biệt của Trần Quốc Tuấn, tình yêu đất nước của ông không phải chỉ tiềm ẩn mãi trong tim để suốt đời đau xót mà được bộc lộ bằng việc làm cụ thể, sáng suốt: Ông kêu gọi các tướng sĩ thức tỉnh cùng nhau dấn bước ra chiến trường. Bằng những lời lẽ hùng hồn, ông nghiêm khắc phê bình các tướng sĩ còn quá thờ ơ trước thời cuộc Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn chỉ lo ăn chơi hưởng lạc lấy việc chọi gà làm vui đùa hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng hoặc quyến luyến vợ conTừ hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần ở đây nhằm nhấn mạnh, xoáy sâu vào tâm trí của các tướng sĩ, cho thấy thái độ rất bang quan của họ trong thời gian qua. Để thêm sức thuyết phục trong lời lẽ của mình, ông nêu ra rất rõ tác hại của những thói đam mê ấy bằng những câu tương phản liên tiếp nhau. Đặc biệt hơn, tác giả kết thúc lời phê phán bằng câu hỏi: 
Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? Câu hỏi không cần trả lờinhuwng cứ day dứt mãi trong tim của các tướng sĩ, giúp họ nhìn thấy lỗi lầm của mình.
Bài Hịch bộc lộ được lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn. Say mê đọc những lời hịch lúc thì tha thiếtlucs thì mạnh mẽ, em cảm thấy mình cũng có những trangh thái căm ghét, khinh khi bọn giặc và đau đớn, ót xa trước cảnh nước mất nhà tan. Rõ ràng bài Hịch đã cuốn hút em, đưa em trở lại những ngày lịch sử oai hùng thưở trước. Từ thời Trần Quốc Tuấn đến nay, thời gian qua là rất dài, song mỗi lần đọc bài Hịch, em lại cảm thấy đâu đây không khí hào hùng, sôi động của các trận chiến oanh liệt khiến lòng em dấy lên niềm tự hào, vinh dự về trang sử vàng chói lọi: Ba lần đại thắng quân Nguyên mà em tin chắc rằng , bài Hịch tướng sĩ cũng đã đóng góp phần không nhỏ.
Kiếm nguồn tươi sáng, ta nguyện đồng lòng điểm tô nôn sông.
Bài hát vẫn vang vang thúc giục, lòng rộn bao niềm vui, tự hào về Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp, em thấy rõ hơn bao giờ hết nhiệm vụ của chính mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau. Em sẽ cố gắng thực hiện bằng những ước mơ của mình để khi lật lại những trang sử đẹp ấy, em sẽ không phải xấu hổ với những anh hùng thưở trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac bai tap lam van 8.doc