A. Tên đề tài: Kiều Phương - tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu qua “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh
B. Dàn ý của bài thuyết trình
I. Đặt vấn đề:
Kiều Phương là một cô bé có tài năng hội họa. Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi” ta thấy được ở Kiều Phương không chỉ là một cô bé hồn nhiên, trong sáng mà còn có lòng nhân hậu giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
II. Giải quyết vấn đề
+ Luận điểm 1: Nhân vật người anh với thái độ vô cảm, khó chịu trước tài năng của cô em gái.
+ Luận điểm 2: Kiều Phương với tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu
tỏa sáng với bức tranh đoạt giải nhất
+Luận điểm 3: Nhờ tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu mà người anh đã đổi thay cái nhìn và suy nghĩ.
III. Kết thúc vấn đề
Vẻ đẹp tâm hồn và lòng nhân hậu của Kiều Phương chính là tấm gương đẹp để mọi người noi theo.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ ĐÔNG GIANG --------&------ THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC Tên đề tài: Kiều Phương - tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu qua “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh Người thuyết trình: Ating Thị Phương Ly Học sinh lớp : 6/3 GVHD : Lê Thị Nhung N¨m học: 2010-2011 DÀN Ý BÀI THUYẾT TRÌNH A. Tên đề tài: Kiều Phương - tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu qua “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh B. Dàn ý của bài thuyết trình I. Đặt vấn đề: Kiều Phương là một cô bé có tài năng hội họa. Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi” ta thấy được ở Kiều Phương không chỉ là một cô bé hồn nhiên, trong sáng mà còn có lòng nhân hậu giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. II. Giải quyết vấn đề + Luận điểm 1: Nhân vật người anh với thái độ vô cảm, khó chịu trước tài năng của cô em gái. + Luận điểm 2: Kiều Phương với tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu tỏa sáng với bức tranh đoạt giải nhất +Luận điểm 3: Nhờ tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu mà người anh đã đổi thay cái nhìn và suy nghĩ. III. Kết thúc vấn đề Vẻ đẹp tâm hồn và lòng nhân hậu của Kiều Phương chính là tấm gương đẹp để mọi người noi theo. Kiều Phương - tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu qua “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh Như chúng ta đã biết, Tạ Duy Anh là một câu bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới. Quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), sinh năm 1959, Tạ Duy Anh là nhà văn không còn trẻ nhưng chưa thể nói là già. Nhưng đến nay với hành trình sáng tạo khoảng 26 năm (1981-2007), ông đã là chủ sở hữu của một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, gồm hàng chục tập truyện ngắn và truyện thiếu nhi, dăm bảy tập truyện dài và thiểu thuyết, vài trăm bài tản văn, đoản văn đăng rải rác trên các báo. Từ năm 1990 đến nay, hầu như năm nào ông cũng trình làng một hoặc một vài tác phẩm, trong đó có các tác phẩm khá nổi tiếng như: “Bước qua lời nguyền”, Lão Khổ”, “Đi tìm nhân vật”, “Thiên thần sám hối”,Và một trong số những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc trong đó có truyện “Bức tranh của em gái tôi” đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong. Tác giả đã kể lại một câu chuyện khá gần gũi trong đời sống bình thường của lứa tuổi thiếu niên, trong đời sống hằng ngày của gia đình. Nhưng qua đó, đã gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác. Đọc xong câu chuyện ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa đặc sắc mà tác phẩm đem lại, đó là tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình và vượt lên lòng tự ái. Kiều Phương là một cô bé hiếu động, thích vẽ, vì “mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn” nên được người anh gọi là Mèo. Với cái tên này, Kiều Phương cũng có vẻ “vui vẻ chấp nhận” và hơn thế còn “dùng để xưng hô với bạn bè”. Vốn người anh không thích em gái Kiều Phương của mình vì nó hay nghịch màu sắc lem nhem khi “bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay”, người anh đã “quyết định bí mật theo dõi em gái”. Mặc dù cũng yêu em, quý em, coi em là trẻ con song pha lẫn cái nhìn kẻ cả, coi thường của bậc đàn anh. Đến một ngày, chú Tiến Lê - họa sĩ cũng là bạn thân của bố dẫn bé Quỳnh đến chơi. Tài năng hội họa của Kiều Phương lúc này đã được chú Tiến Lê phát hiện, “từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ”, nói rằng: “- Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”. Sau khi trải bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt người cha, tất cả mọi người, kể cả mẹ Kiều Phương vừa mới về, kịp nghe và chứng kiến tất cả đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng “không kìm được xúc động”. Điều khiến ba mẹ Kiều Phương thêm tin vào tài năng vốn có của con gái mình, khi biết rằng bức tranh đó được chú Tiến Lê đánh giá rất cao “ những bức tranh của Mèo rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Nhưng chỉ có người anh lại cảm thấy buồn. Cậu ta thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ ngày tài năng của người em được phát hiện, nảy sinh ở cậu thái độ khó chịu, gắt gỏng với em gái và không thể thân được với em gái mình như trước nữa. Có thể thấy đây là một biểu hiện tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở độ tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái, tự ti và mặc cảm, tự ti khi thấy ở người khác có tài năng nổi bật. Chính mặc cảm đó khiến người anh càng ngày càng khó chịu với em “chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên”. Nhưng dù vậy, cậu vẫn không thể không quan tâm đến những bức tranh của em gái, vì thế đã lén xem những bức tranh và thầm cảm phục tài năng của em gái mình. “Gấp lại những bức tranh của Mèo”, người anh “lén trút ra một tiếng thở dài”. Rồi bé Kiều Phương cũng được bố mẹ hào hứng sắm cho cô con gái tất cả những gì cần cho công việc vẽ, được chú Tiến Lê tặng hộp màu ngoài xịn, nên bé Mèo “lúc nào cũng lem nhem” luôn bị người anh quát và người anh lại cảm thấy “ nó như chọc tức” mình. Trong lòng người anh giờ đây, không lúc nào là không tỏ vẻ tức tối, khó chịu với người em, đến khi nghe tin Kiều Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Cả nhà, trừ người anh vui như tết. Đáng lí ra, khi nghe tin như vậy, người anh phải càng tự hào và yêu quý đứa em bé nhỏ của mình hơn, nhưng trước khi đi thi, người anh lại tỏ vẻ khó chịu khi nhìn thấy em “có vẻ hay xét nét” mình. Một điều không ai có thể ngờ là bức tranh Kiều Phương vẽ, nhập tâm theo lời dạy của chú Tiến Lê: “ Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” đã đoạt giải nhất. Niềm vui đó đã mang đến người anh đầy rẫy tâm trạng dằng co suy nghĩ khi đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình. Điều bất ngờ đầu tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không ngờ được còn là hình ảnh của mình qua cái nhìn của em gái: “Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”. Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì không nghĩ cô em gái đã vẽ chính mình. Còn hãnh diện, khi thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh. Điều quan trọng hơn, không chỉ dừng ở sự hãnh diện, thỏa mãn mà chính là người anh đã thấy xấu hổ. Người anh xấu hổ chính là do tự nhận ra được những yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như trong tranh của em gái. Có thể thấy rằng nhờ bức tranh đó, mà người anh đã hiểu được rằng, bức chân dung của mình được vẽ nên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái”. Qủa thực Kiều Phương vốn là một cô bé rất hồn nhiên, hiếu động. Mặc dù có tài năng và được đánh giá cao, được mọi người quan tâm nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh: “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của Kiều Phương. Nhờ vậy mà người anh đã vượt lên chính mình để xóa tan lòng tự ái, tự ti. Có thể nói, nhân vật người anh là nhân vật giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhưng quan trọng hơn là nhờ cô em gái Kiều Phương, mà ta thấy được sự đổi thay của cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật người anh qua bức tranh đoạt giải nhất. Mặc dù đến cuối truyện mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn và lòng nhân hậu của Kiều Phương, nhưng nhân vật Kiều Phương chính là tấm gương đẹp để các bạn và tôi noi theo. Qua câu chuyện, Tạ Duy Anh đã nêu được một cách thuyết phục vấn đề về thái độ, cách ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ, cách ứng xử của người có tài năng đối với những người xung quanh mình. Nhân đây, tôi xin nhắn gửi đến các bạn một bài học, đó là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho các bạn tự vượt lên bản thân mình. Như Ét-môn-đô dơ A-mi-xi có nói “ Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”. -------Hết--------
Tài liệu đính kèm: