Kế hoạch môn Toán 6 năm 2010

Kế hoạch môn Toán 6 năm 2010

Thuận lợi:

Đa số các em có ý thức học tập, lễ phép. Một số em khá khả năng tiếp thu tốt, chăm chỉ học tập, có phương pháp học tập phù hợp, 100% học sinh có đầy đủ SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.

 Hoạt động của nhà trường có nề nếp, công tác quản lý học sinh ngày càng có hiệu quả.

 Đội ngũ giáo viên trẻ tâm huyết với nghề, yên tâm công tác.

Khó khăn:

 Lực học của học sinh không đều, một số học sinh học lực còn yếu kém, khả năng vận dụng các kiến thức còn nhiều hạn chế dẫn đến chưa yêu thích bộ môn.

 Việc tự học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa đầy đủ.

 Học sinh còn chịu nhiều tác động của điều kiện địa phương, một số em phải lao đông thêm giúp đỡ gia đinh.

 Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện cho con em minh học tập, phó thác việc học tập cho giáo viên.

 

doc 11 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 1196Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch môn Toán 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Điều tra cơ bản về học sinh:
1. Sĩ số và những điều cần quan tâm giáo dục của lớp được phân công giảg dạy:
a. Sĩ số: 
2. Khảo sát đầu năm: 
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
6
3. Nhận xét và đánh giá chung
Thuận lợi: 
Đa số các em có ý thức học tập, lễ phép. Một số em khá khả năng tiếp thu tốt, chăm chỉ học tập, có phương pháp học tập phù hợp, 100% học sinh có đầy đủ SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
	Hoạt động của nhà trường có nề nếp, công tác quản lý học sinh ngày càng có hiệu quả.
	Đội ngũ giáo viên trẻ tâm huyết với nghề, yên tâm công tác.
Khó khăn:
	Lực học của học sinh không đều, một số học sinh học lực còn yếu kém, khả năng vận dụng các kiến thức còn nhiều hạn chế dẫn đến chưa yêu thích bộ môn.
	Việc tự học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa đầy đủ.
	Học sinh còn chịu nhiều tác động của điều kiện địa phương, một số em phải lao đông thêm giúp đỡ gia đinh.
	Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện cho con em minh học tập, phó thác việc học tập cho giáo viên.
III. Mục tiêu giảng dạy 
1. Mục tiêu đạo tạo chung bộ môn:
a. Cung cấp cho học sinh những kiến thức toán học phổ thông cơ bản, thiết thực cụ thể là:
	Tập hợp, phần tử của tập hợp, tập hợp số tự nhiên, số phần tử của một tập hợp, tập hợp con.
	Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa với số mũ tự nhiê, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
	Thứ tự thực hiện các phép toá, tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 
	Ước chung và bội chung, UCLN và BCNN, số nguyên tố, hợp số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
	Làm quen với số nguyên âm, tập hợp các số nguyên, thứ tự trong tập hợp số nguyên.
	Các phép toán đối với số nguyên, qui tắc dấu ngoặc 
	Phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, qui đồng mẫu thức của phân số.
	Phép cộng, trừ, nhân, chia phân số, các tính chất cơ bản của phép cộng, phép nhân phân số 
	Hỗn số, số thập phân và phần trăm.
	Các bài toán tìm giá trị của một số cho trước tìm tỉ số của phân số....
	Nắm được các khái niệm cơ bản của hình học: Điểm, đường thăng, ba điểm thẳng hàng, Tia, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, khi nào thì AM + MB = AB khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, nửa mặt phẳng, góc, số đo góc, vẽ tia phân giác của một góc, đường tròn và tam giác.
2. Mục tiêu cụ thể đối với lớp được phân công 
2.1. Những kiến thức và kĩ năng cần đạt:
A. Phần số học:
Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên.
Kiến thức: 
	Học sinh ôn tập một cách có hệ thống về số tự nhiên, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. các tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. Học sinh làm quen với một số thuật ngữ và kí hiệu về tập hợp, học sinh hiểu được một số khái niệm, luỹ thừa, số nguyên tố và hợp số, ước và bội, ước chung và ước chung lớn nhất, bội chung và bội chung lớn nhất.
Kĩ năng: 
	Học sinh có kĩ năng thực hiện đúng các phép tính đối với các biểu thức không phức tạp; vận dụng tính chất của các phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí, biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán. Học sinh nhận biết được một số có chia hết cho 2, cho 3, cho 5 cho 9 hay không và và áp dụng các dấu hiệu chia hết đó vào phân tích một hợp số ra thừa số nguyên tố, nhận biết được ước và bội của một số, tìm ước chung và bội chung của hay hay nhiều số trong những trường hợp đơn giản.
Thái độ: 
	Học sinh bước đầu vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có lời văn. Học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác, biết lựa chon kết quả thích hợp, chọn lựa giải pháp hợp lý khi giải toán.
Chương 2: Số nguyên.
Kiến thức:
	Biết đựơc sự cần thiết của các số nguyên âm trong thực tiễn và trong toán học.
	Biết phân biệt và so sánh các số nguyên (âm, dương và 0).
	Tìm được số đối và giá trị tuyệt đối của số nguyên.
Kĩ năng:
	Hiểu và vận dụng được, các qui tắc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên, các tính chất của các phép tính trong các tính toán không phức tạp, các qui ước chuyển vế, dấu ngoặc trong các biến đổi các biểu thức, đẳng thức.
	Thực hiện và tính toán đúng với dãy các phép tính các số nguyên trong các trường hợp đơn giản.
	Hiểu đựơc khái niệm bội, ước của một số nguyên, biết tìm các bội, ước của một số nguyên.
Thái độ:
	Có ý thức học tập và biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Chương 3: Phân số.
Kiến thức: 
	Nhận biết và hiểu đựơc khái niệm phân số, điều kiện để hai phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số, qui tắc rút gọn phân số, so sánh phân sô, các qui tắc thực hiện các phép tính về phân số cùng các tính chất của các phép tính ấy, cách giải bài toán cơ bản về phân số cùng các tính chất của phép tính ấy, cách giải ba bài toán cơ bản về phân số và phần trăm.
Kĩ năng: 
	Có kĩ năng rút gọn phân số, so sánh phân số, kĩ năng làm các phép tính về phân số, giải các bài toán cơ bản về phân số và phần trăm, kĩ năng dựng các biểu đồ phần trăm.
Thái độ:
	Có ý thức vận dụng các kiến thức về phân số vào việc giải các bài toán thực tế và học tập các môn học khác. Bước đầu có ý thức tự học, ý thức cân nhắc lựa chọn các giải pháp hợp lí khi giải toán, ý thức rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B. Phần hình học:
Chương 1: Đoạn thẳng.
Kiến thức: 
	Nhận biết và hiểu được các khái niệm, điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
	Biết sử dụng các công cụ vẽ, đo.
Kĩ năng: 
	Có kĩ năng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước và vẽ trung điểm của một đoạn thẳng 
Thái độ:
 	Bước đầu làm quen với các hoạt động hình học biết cách tự học hình học, có ý thức cẩn thận, chính xác khi vẽ và đo.
Chương 2: Góc.
Kiến thức: 
Nhận biết được các khái niệm, mặt phẳng, nửa mặt phẳng, góc, số đo góc, tia phân giác của góc, đường tròn, tam giác.
Kĩ năng: 
	Có kĩ năng đo vẽ góc có số đo cho trước, so sánh các góc, phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc không, nhận biết hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
	Biết vẽ tia phân giác của một góc, vẽ đường tròn, vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh.
Thái độ: 
	Làm quen với các hoạt động hình học, biết cách tự học hình học, có ý thức cẩn thận, chính xác.
2.2. Yêu cầu giáo dục tư tưởng nhân cách tác phong:
	Để học tốt môn học, học sinh phải chăm học, có ý thức tự giác trong học tập, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hoàn thành bài tập, bài học về nhà trước khi đến lớp 
	Học đi đôi với hành, quan sát chú ý lắng ghe, tìm tòi tài liệu, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	Xác định được vị trí của môn học là môn quan trọng trong hệ thống kiến thức phổ thông 
	Xác định tư tưởng học tập nghiêm chỉnh, cẩn thận, chính xác, biết vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế.
2.3. Yêu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém:
Học sinh giỏi:
	Có các bài tập nâng cao cho các học sinh khá giỏi sau mỗi tiết học, trong một tiết học phải có những bài toán dành cho học sinh khá giỏi xem lẫn những bài danh cho học sinh TB để kích thích tinh thần học tập của các em.
	Có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi, rèn cho học sinh khá trở thành học sinh giỏi, ôn tập sâu cho các học sinh giỏi để các em nắm chắc kiến thức và điều kiện để dự những kì thi học sinh giỏi cấp trường và cấp huyện.
Học sinh kém:
	Đây là đối tượng phải quan tâm nhiều. Thường xuyên kiểm tra bài học và bài làm của các em. Trong các tiết học cần gọi kiểm tra và uốn nắn các em.
	Ra các bài tập phù hợp với trình độ của học sinh, có phương pháp giáo dục giúp đỡ các em, phụ đạo thêm (phân loại các học sinh yếu kém để phụ đạo có thể tổ chức phụ đạo cho các em 1 tháng 1 buổi vào ngày chủ nhật tuần thứ 4 của tháng). Phân công các nhóm học tập để các học sinh khá giỏi có thể phục đạo cho các học sinh yếu kém.
	Có ý kiến với phụ huynh học sinh để gia đình các em quan tâm đến việc học của các em ở nhà ( thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc trực tiếp gặp phụ huynh học sinh).
2.4. Dự kiến các chỉ tiêu phấn đấu:
+ Đối với học sinh: Tỉ lệ chuyển lớp đạt 100% 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
.........%
.........%
.........%
.........%
.........%
+ Đối với giáo viên: 
Biện pháp thực hiện: 
	Soạn giảng đầy đủ trước ngày lên lớp, đúng, đủ theo phân phối chương trình, tìm tòi có đổi mới cải tiến phương pháp, sử dụng phương pháp phù hợp với từng kiển bài; sử dụng triệt để các đồ dùng học tập, làm những đồ dùng dạy học cần thiết tránh dạy tray.
	Tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chuyên đề do phong tổ chức hoặc do trường tổ chức. Tham gia các buổi sinh hoạt chuyêm môn từ những buổi sinh hoạt chuyên môn cùng các đồng nghiệp trong tổ nhận xét đánh giá thảo luận để tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng tiết, từng chương, từng chuyên đề.
	Tham gia đầy đủ các buổi tự làm đồ dùng dạy học, và tự làm riêng cho mình những đồ dùng cần thiết cho tiêt dạy.
	Tham gia thao giảng đầy đủ theo các chủ điểm, tham gia đóng góp dự giờ các tiết chuyên đề của tổ để tự rút kinh nghiệm, dự giờ các đồng nghịêp để rút kinh nghiệm. 
	Phụ đạo học sinh yếu kém có kế hoạch cụ thể từng tháng, rèn cho học sinh cá biệt bộ môn. có kế hoạch ôn luyện cho học sinh khá giỏi ( chọn một số học sinh khá giỏi bộ môn để ôn luyện cho các em vào các buổi chiều thứ 7 ).
	Nghiên cứu kĩ tài liệu, sách giáo khoa, sách nâng cao, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp trong đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.
	Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ( tham gia học tập đầy đủ các bài học tập bồi dưỡng thường xuyên, làm đầy đủ các bài kiểm tra ).
	Tích luỹ tài liệu khoa học và phương pháp dạy học bộ môn.
Tên chương
Tổng số tiết
Mục đích yêu cầu toàn chương
Phương pháp giảng dạy
Thời gian thực hiện
LT
TH
KT
Thầy
Trò
Tuần
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chương 1
Ôn Tập và bổ túc về số tự nhiên
18
19
2
Học sinh ôn tập một cách có hệ thống về số tự nhiên, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. các tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. Học sinh làm quen với một số thuật ngữ và kí hiệu về tập hợp, học sinh hiểu được một số khái niệm, luỹ thừa, số nguyên tố và hợp số, ước và bội, ước chung và ước chung lớn nhất, bội chung và bội chung lớn nhất.Học sinh có kĩ năng thực hiện đúng các phép tính đối với các biểu thức không phức tạp; vận dụng tính chất của các phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí, biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán. Học sinh nhận biết được một số có chia hết cho 2, cho 3, cho 5 cho 9 hay không và và áp dụng các dấu hiệu chia hết đó vào phân tích một hợp số ra thừa số nguyên tố
-Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh,khơi dậy và phát triển khả năng tự học,nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực,độc lập sáng tạo,nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
-Bảng phụ, chuẩn bị bài tập trong SGK,SBT. Và một số bài tập nâng cao.
-Đọc trước bài trong SGK.
-Làm bài tập.
-Tìm hiểu ứng dụng của những tri thức của mỗi chương.
Từ Tuần 1 đến tuần 13
Từ ngsỳ 6/9/07 đến ngày 15/12/07
Chương 2
Số nguyên
13
14
2
Biết đựơc sự cần thiết của các số nguyên âm trong thực tiễn và trong toán học.
Biết phân biệt và so sánh các số nguyên (âm, dương và 0).
Tìm được số đối và giá trị tuyệt đối của số nguyên.
Hiểu và vận dụng được, các qui tắc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên, các tính chất của các phép tính trong các tính toán không phức tạp, các qui ước chuyển vế, dấu ngoặc trong các biến đổi các biểu thức, đẳng thức.
-Phương pháp dặt và giải quyết vấn đề.
-Phân nhóm học tập;
-Kết hợp một số phương pháp khác.
-Chuẩn bị bài tập trong SGK,SBT và một số bài tập nâng cao.
-Xem bài tập dưới nhiều dạnh khác nhau,
-Đọc trước bài trong SGK.
-Làm bài tập.
-Bảng nhóm.
-Tìm hiểu ứng dụng của những tri thức của mỗi chương.
Từ tuần 14 đến tuần 24
Từ ngày 16/12/07 đến ngày 16/2/08
Chương 3
Phân số
17
24
2
Nhận biết và hiểu đựơc khái niệm phân số, điều kiện để hai phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số, qui tắc rút gọn phân số, so sánh phân sô, các qui tắc thực hiện các phép tính về phân số cùng các tính chất của các phép tính ấy, cách giải bài toán cơ bản về phân số cùng các tính chất của phép tính ấy, cách giải ba bài toán cơ bản về phân số và phần trăm.
-Phối hợp các phương pháp vấn đáp,hợp tác nhóm nhỏ,phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Tuỳ thuộc vào bài dạy và đối tượng HS mà giáo viên co phương pháp dạy học phù hợp.
-Soạn kĩ giáo án.
-Bảng phụ,chuẩn bị bài tập trong SGK,SBT. Và một số bài tập nâng cao.
-Đọc trước bài trong SGK.
-Làm bài tập.
-Bảng nhóm.
-Tìm hiểu ứng dụng của những tri thức của mỗi chương
Từ tuần 25 đến tuần 35
Từ ngày 17/2/07 đến ngay 30/4/08
Phấn hình học 
Chương 1
Đoạn thẳng
9
4
1
Nhận biết và hiểu được các khái niệm, điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
Biết sử dụng các công cụ vẽ, đo.
Có kĩ năng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước và vẽ trung điểm của một đoạn thẳng
-Phương pháp nêu vấn đề kết hợp độc lập tư duy.
-HS cần đươc vẽ hình đo đạc.
-Tăng cường các bài tập đơn giản vừa sức.
-Soạn kĩ giáo án.
-Bảng phụ,chuẩn bị bài tập trong SGK,SBT. Và một số bài tập nâng cao.
-Đọc trước bài trong SGK.
-Làm bài tập.
-Bảng nhóm,thước thẳng,compa,thước đo góc.
Từ tuần 1 đến tuần 14
Từ ngày 6/9/07 đến ngày 10/12/07
Chương 2 
Góc
8
6
1
Nhận biết được các khái niệm, mặt phẳng, nửa mặt phẳng, góc, số đo góc, tia phân giác của góc, đường tròn, tam giác.
Có kĩ năng đo vẽ góc có số đo cho trước, so sánh các góc, phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc không, nhận biết hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
Biết vẽ tia phân giác của một góc, vẽ đường tròn, vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh.
-Phát biểu và giải quyết vấn đề.
_Hợp tác nhóm nhỏ.
-Tổ chức cho HS các hoạt động về nhận dạng và thể hiện.
-Chú trọng đến các bài tập thực hành.
-Chuẩn bị bài tập trong SGK,SBT.
-Thước thẳng,eke,cõma,thước đo độ,bảng phụ.
-Đọc trước bài trong SGK.
-Làm bài tập.
-Bảng nhóm,thước thẳng,compa,thước đo góc.
Từ tuần 15 đến tuần 29
Từ ngày 11/12/07 đến ngày 1/4/08

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BO MON TOAN 62010.doc