Bài 1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét , kí hiệu: m
* Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước.
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
Cách đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo
- Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo ,sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước .
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật .
-Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VẬT LÝ 6 (Học kỳ I - Năm học 2010-2011) A. LÝ THUYẾT Bài 1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét , kí hiệu: m * Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước. - Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước. Cách đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo - Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp. - Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo ,sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước . - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật . -Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật . Bài 3: Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l) Ta có : 1m3 = 1000 l 1l = 1000ml 1l = 1 dm3 1cm3 = 1ml = 1 cc Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bơm tiêm. Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần : - Ước lượng thể tích cần đo . - Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp . - Đặt bình chia độ thẳng đứng . - Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình . - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng . Bài 4: Thể tích vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo bằng cách : - Thả vật đó và chất đựng trong bình chia độ . Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật . - Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn . Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật . Bài 5: - Mọi vật đều có khối lượng . - Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Đơn vị khối lượng là kilôgam, kí hiệu: kg. Cách dùng cân rôbécvan để cân một vật : - Thoạt tiên , phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân , đòn cân phải nằm thăng bằng , kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0 . - Đặt vật đem cân lên một đĩa cân , đặt lên đĩa cân bên kia một số qủa cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng đúng giữa bảng chia độ . - Tổng khối lượng của các qủa cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật Bài 6 : -Khi vật này đẩy hoặc kéo lên vật kia . Ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia . - Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực . - Mỗi lực có phương và chiều xác định . Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều . Bài 7: Lực tác dụng lên 1vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật biến dạng. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng : 1. Những sự biến đổi của chuyển động: - Vật đang chuyển động bị dừng lại. - Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động. - Vật chuyển động nhanh lên. - Vật chuyển động chậm lại. - Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác. 2. Những sự biến dạng: Đó là những sự thay đổi hình dạng của một vật. Bài 8 : - Trọng lực là lực hút của trái đất. - Trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật. - Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía trái đất (từ trên xuống dưới). - Độ mạnh yếu của lực gọi là cường độ lực . - Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu :N - Trọng lượng của qủa cân 100g là 1N Bài 9: Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên. Độ biến dạng của lò xo: Độ biến dạng của lò xo làø hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo l- lo. Lực đàn hồi: Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn ra thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. Đặc điểm của lực đàn hồi: Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Bài 10: Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực . Lực kế lò xo đơn giản gồm : Lò xo , Kim chỉ thị và bảng chia độ . Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng : P = 10 .m Þ m = Trong đó : - P : Là trọng lượng của vật , đơn vị Niutơn (N) . - m : Là khối lượng của vật đơn vị Kilôgam (Kg) . Đo một lực bằng lực kế: - Điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng vạch số không - Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế - Cầm vỏ của lực kế dọc theo phương của lực cần đo . Bài 11: - Khối lượng của một m3 một chất , gọi là khối lượng riêng của chất đó . - Đơn vị khối lượng riêng là : Kg/m3 -Tính khối lượng của vật theo khối lượng riêng : m= V.D (1) Trong đó: m là khối lượng của vật đơn vị kg . V là thể tích của vật đơn vị m3. D là khối lượng riêng của chất làm vật đơn vị kg/m3 Từ (1) Þ V = ; D = - Trọng lượng của một m3 một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó . - Đơn vị trọng lượng riêng là N/ m3 - Công thức tính : d = (2) Với :d là trọng lượng riêng của chất làm vật đơn vị N/m3 P là trọng lượng của vật đơn vị N . V là thể tích của vật đơn vị m3. Từ (2) Þ P = d.V ; V = *Tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng : d = 10.D Þ D = Bài 13: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật - Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là những máy cơ đơn giản. - Các máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn, nhanh hơn , và an toàn hơn. Bài 14: - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật . - Mặt phẳng càng nghiêng ít , thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ . Chú ý: Các công thức vận dụng vào làm bài tập : Khối lượng: Trọng lượng: Khối lượng riêng: Trọng lượng riêng: Thể tích : m= V.D Trong đó: m : là khối lượng của vật đơn vị Kilôgam (Kg) P : là trọng lượng của vật đơn vị Niutơn (N) V : là thể tích của vật đơn vị mét khối ( m3) D : là khối lượng riêng của chất làm vật đơn vị kilôgam trên mét khối (kg/m3) d : là trọng lượng riêng của chất làm vật đơn vị Niutơn trên mét khối (N/m3) m = P = 10.m P = d.V V = V = D = D = d = d = 10.D B. BÀI TẬP A / TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN . I . Câu hỏi lựa chọn . 1 . Muốn đo chiều dài 1 cái butù chì em sẽ dùng thước nào ? A . Thước gỗ có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm . B . Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm . C . Thước nhựa có GHĐ 10 cm và ĐCNN 1 mm . D . Thước gỗ có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm . 2 . Một bạn học sinh dùng thước có ĐCNN là 2 cm để đo chiều dài bảng đen . Trong cách ghi kết quả dưới đây , cách ghi nào là đúng nhất . A . 2,5 m . B . 250,0 dm . C . 25,0 cm . D . 2,50 cm . 3 . Trên nhãn một chai rượu vang có ghi : 75ml . Con số đó có ý nghĩa gì ? A . Thể tích của chai . B . Thể tích rượu vang trong chai và thể tích của chai . C . Thể tích rượu vang mà nhà sản xuất đã đóng trong chai. D . Dung tích của chai . 4 . Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước , thì thể tích của vật đó bằng : A . Thể tích bình chứa . B . Thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa . C . Thể tích nước còn lại trong bình tràn . D . Thể tích bình tràn . 5 . Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại thì : A . Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay cái là hai lực cân bằng . B . Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng . C .Lực mà hai tay tác dụng lên lò xo là hailực cân bằng . D . Cả A , B , C đều đúng . 6 . Một người thọ rèn đang rèn một miếùng sắt để làm một con dao . Lực nào sau đây làm miếng sắt biếng dạng ? A . Lực mà miếng sắt tác dụng vào búa . B . Lực mà miếng sắt tác dụng vào đe . C . Lực mà búa tác dụng vào miếng sắt . D . Lực mà búa tác dụng vào đe . 7 . Khi một qủa bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ? A . Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng . B . Chỉ làm biến dạng quả bóng . C . Không làm biến dạng và cũng không làm biếùn đổi chuyển động của quả bóng . D . Vừa làm biến dạng quả bóng , vừa làm biến đổi chuyển động của nó . 8 . Một người lấy bàn tay nén mạnh một chiếc lò xo vào tường . Có những lực nào là lực đàn hồi . A . Lực bàn tay tác dụng lên lò xo . B . Lực lò xo tác dụng lên bàn tay . C . Lựïc tường tác dụng lên lò xo . 9 . Trong những vật sau đây , vật nào là vật đàn hồi . A . Cái bút bi . B . Cái bút chì . C . cái tẩy . D . Cái thước kẻ bằng nhựa . 10 . Trong các câu sau đây , câu nào đúng . A . Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng . B . Cân Rô béc van là dụng cụ dùng để đo trọng lượng . C . Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng . D . Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực , còn cân Rôbéc van là dụng cụ dùng để đo khối lượng . 11. Một vật có khối lượng là 500g , thì có trọng lượng là : A . 50N . B . 0,5 N . C . 5 N . D . 0,05 N 12 . Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh , ta dùng những dụng cụ gì ? A . Chỉ cần dùng một cái cân . B . Chỉ cần dùng một cái lực kế . C . Chỉ cần dùng một cái bình chia độ . D . Chỉ cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ . 13 . Đêû kéo một thùng nước có khối lượng 4 Kg từ dưới giếng lên theo phương thẳng đứng .Người ta phải dùng một lực là bao nhiêu : A . 4 N . B . 0,4 N . C . 40N . D . 400N 14 . Cách nào trong các cách sau không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ? A . Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng . B . giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng . C . Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng . D . Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. 15 . Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo một vật lên cao với một lực như thế nào ? A . Bằng trọng lượng của vật . B . Nhỏ hơn trọng lượng của vật C . Lớn hơn trọng lượng của vật . 16 . Mặt phẳng nghiêng càng dốc thì lực kéo để nâng vật lên cao sẽ như thế nào ? A . Càng tăng . B . Càng giảm . C . Không thay đổi . 17 . Dùng một cái búa đóng đinh vào tường . Lực của búa đã trực tiếp : A . Làm đinh biến dạng B . Làm đinh ngập sâu vào tường C . Làm đinh biến dạng và ngập sâu vào tường D . Làm tường biến dạng 18 . Để ý thấy chiếc lá sau khi rời khỏi cành nó chao liệng rồi mới rơi xuống đất . Đó là do: A . Chiếc lá chỉ chịu tác dụng của gió lúc thì đẩy lên, lúc thì nén xuống . B. Chiếc lá chỉ chịu tác dụng lực hút của trái đất, sức cản của không khí và ảnh hưởng của gió . C . Chiếc lá chỉ chịu tác dụng sức cản của không khí, lúc mạnh lúc yếu. D . Chiếc lá chỉ chịu tác dụng của trái đất, lực này có phương , chiều thay đổi . 19 . Trên một hộp bánh có ghi “khối lượng tịnh 300g”. Con số đó có ý nghĩa gì? A . Khối lượng của một cái bánh B . Khối lượng của cả hộp bánh C . Khối lượng của bánh trong hộp D . Cả B và C đều đúng 20 . Độ chia nhỏ nhất của thước là: A .Độ dài lớn nhất ghi trên thước B . Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước C . Độ dài giữa các vạch (0-1), (1-2), (2-3), D . Cả A , B , C đều đúng 21. Dùng bình chia độ để do thể tích vật rắn thì : “Thể tích vật rắn = thể tích chất lỏng có chứa vật rắn – thể tích chất lỏng không chứa vật rắn” khi : A . Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng B . Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng C . Vật rắn không thấm nước và chỉ chìm một phần trong chất lỏng D . Cả A, B, C đều sai 22 . Hai lực cân bằng là hai lực : A . Mạnh như nhau B . Mạnh như nhau, có cùng phương , cùng chiều C . Mạnh như nhau, có cùng phương , ngược chiều D . Mạnh như nhau, có cùng phương , ngược chiều và cùng đặt vào một vật II . Câu hỏi đúng sai . 1.Dùng thước có ĐCNN 1mm đo chiều dài cây bút chì , kết quả được ghi là 240 mm 2 . Đo thể tích của chất lỏng ta dùng bình chia độ và bình tràn 3 . Lực kéo vật có trọng lượng 500N trên mặt phẳng nằm ngang sẽ nhỏ hơn 500N 4 . Nhờ máy cơ đơn giản giúp con người làm việc nhẹ nhàng hơn 5 . Muốn đo thật chính xác nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN càng nhỏ càng tốt . 6 . Khối lượng của vật làm lò xo giản ra . 7 . Kim chỉ thị của lực kế chỉ cường độï của lực cần đo . 8 . Dùng máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực . 9 . Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật nặng lên cao , độ nghiêng càng nhỏ thì lực cần dể kéo vật càng lớn . 10 . Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào , cũng cần biết GHĐ và ĐCNN của nó . 11 . Dnước = 1000 kg/m3 nghĩa là 1m3 nước có khối lượng là 1000 kg/m3 . 12 . ddầu = 8000 N/m3 nghĩa là 1 m3 dầu có trọng lượng là 8000 N . III . Câu hỏi ghép đôi 1 . Cột A Cột B Kết quả 1 . Trọng lực 2 . Khối lượng của một vật 3 . Khối lượng riêng của một chất 4 . Trọng lượng riêng của một chất a. Chỉ lượng chất chứa trong vật . b. là lực hút của trái đất . c. được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó d . được xác định băng khối lượng của một đơn vị thể tích . 1 + 2 + 3 + 4 + 2 . Cột A Cột B Kết quả 1 . Con trâu tác dụng vào cái cày 2. Cái bàn tác dụng lên lọ hoa 3. Gió tác dụng vào cánh bườm 4 . Lò xo biến dạng tác dụng a. một lực đẩy . b. một lực nâng . c. một lực kéo . d. lực đàn hồi vào vật . 1 + 2 + 3 + 4 + 3 . Cột A Cột B Kết quả 1 . Công thức tính trọng lượng riêng 2 . Công thức tính khối lượng riêng 3 . Công thức tính trọng lượng qua khối lượng . 4 . Công thức tính khối lượng qua khối lượng riêng a. P = 10 . m b . c. m = D . V d . 1 + 2 + 3 + 4 + 4 . Cột A Cột B Kết quả 1 . Hai lực cân bằng là hai lực 2 . Kết quả tác dụng của lực lên vật 3 . Mặt phẳng nghiêng càng ít thì 4 . Lực đàn hồi của vật đàn hồi a. lực kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. b. mạnh như nhau , có cùng phương nhưng ngược chiều . c. phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi d. có thể làm biến đổi chuyển động của vật 1 + 2 + 3 + 4 + IV . Điền khuyết . 1-Khi kéo vật lên theo phương (1) cần phải dùng lực có cường độ (2) trọng lượng của vật . 2- Mặt phẳng càng nghiêng ít , thì (3) . vật trên mặt phẳng đó (4) 3- Khi ta kéo sợi dây cao su , thì (5) . sẽ tác dụng (6) lên tay ta . 4- Lực tác dụng lên một vật có thể làm (7) hoặc làm nó (8) . hoặc vừa (9) Trả lời: (1): (2): (3): (4): (5): (6): (7): (8): (9):. V / Câu trả lời ngắn . 1 . Vì sao đi trên dốc càng thoai thoải thì đỡ mệt hơn ? 2 . Vì sao gọi là máy cơ đơn giản ? 3 . Vì sao cân không tính theo đơn vị Niu tơn ? 4 . Vì sao quả bưởi lại được treo lơ lững trên cành ? B / TỰ LUẬN . 1 . Khối lượng riêng của nước là 1000 Kg/m3 có nghĩa là gì ? 2 . Trọng lượng riêng của sắt có nghĩa là gì ? 3 . Lọ hoa đặt trên bàn thì chịu tác dụng của những lực nào ? Vì sao nó đứng yên ? 4 . Một vật có khối lượng 40 Kg và có thể tích 0,05 m3 . Tính khối lượng riêng của chất tạo thành vật? 5 . Một vật có trọng lượng là 540N , thể tích là 0,02 m3 . Tính khối lượng riêng của chất tạo thành vật 6 . Tính khôùi lượng của 0,3m3 nước ? Biết rằng nước có khối lượng riêng 1000 Kg/m3 7 . Một hợp sữa Ông Thọ có khối lượng 0,397 Kg và có thể tích 0,32 dm3 .Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hợp ? 8. Cân nặng của người đang vác một bao lúa là 110 Kg . Hỏi bao lúa có trọng lượng là là bao nhiêu ? Biết khối lượng của người đó là 65 Kg . 9 . Bỏ hòn đá có thể tích 20cm3 vào bình chia độ , thì nước trong bình dâng lên vạch 220cm3 . tiếp tục bỏ viên bi sắt vào bình chia độ thì nước trong bình dâng lên vạch 250 cm3 . a) Tính thể tích viên bi sắt ? b) Tính thể tích nước trong bình chia độ ? 10* . Không khí của một căn phòng có thể tích là 20 cm3 . Tính trọng lượng của không khí trong phòng ? Biết 1 lít không khí có khối lượng là 1,293 g . 11* . Một vật kim loại hình trụ có chiều cao 12 cm và đường kính đáy 3,2 cm . treo vật đó vào lực kế, ta đọc được 7350N . Em có thể cho biết vật đó làm bằng gì không ? 12. Một bình chia độ có chứa sẵn 100cm3 nước. Người ta bỏ viên sỏi vào thì mực nước trong bình dâng lên đến 125cm3, tiếp tục bỏ qủa cân vào thì mực nước trong bình dâng lên đến 155cm3. Hãy xác định : a) Thể tích của viên sỏi b) Thể tích của qủa cân 13. a) Tính trọng lượng của một con trâu có khối lượng 1,5 tạ . b) Tính khối lượng của một tấm thép có trọng lượng 150N. 14. a) Tính khối lượng của một con trâu có trọng lượng 150 Nï . b) Tính khối lượng của một tấm thép biết 40 tấm thép loại này nặng 36,8 N . 15. Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng là bao nhiêu? 16. Một cặp sách có trọng lượng 3,5N thì có khối lượng laf bao nhiêu? 17. Tính thể tích của 1kg sắt biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. 18. Tính trọng lượng của 5 lít dầu ăn biết khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. 19. Một vật có khối lượng 5400g, thể tích 2dm3. Tính trọng lượng riêng của chất làm vật bằng 2 cách . 20. Một vật có trọng lượng 780N, thể tích 30dm3. Tính : a) Khối lượng của vật . b) Khối lượng riêng của chất làm vật bằng 2 cách. 21. Một vật bằng nhôm có khối lượng 3375kg . Tính thể tích của vật bằng 2 cách, biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. 22. Một thùng sách có 150 quyển sách giống nhau bị rơi xuống hố , biết 1 quyển sách có khối lượng 1200g. Hỏi 3 học sinh có thể dùng dây kéo trực tiếp thùng sách đó lên không nếu : a) Lực kéo của một học sinh là 595N b) Lực kéo của một học sinh là 600N c) Lực kéo của một học sinh là 625N (Xem lại các bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết ) ------------------ & -------------------
Tài liệu đính kèm: