Gợi ý nội dung ôn tập Tiếng Việt Khối 6 - Kỳ II

Gợi ý nội dung ôn tập Tiếng Việt Khối 6 - Kỳ II

2. Giải nghĩa từ:

a. Khái niệm:

Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung ý nghĩa mà từ biểu thị.

b. Cách giải thích nghĩa từ:

* Trình bày khái niệm mà từ biểu thị:

VD: hiệp sỹ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu và cứu giúp người bị nạn.

* Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái ngghĩa với từ mình cần giải thích:

VD: Mãnh liệt: mạnh mẽ và dữ dội.

 Nhũn nhặn: không huênh hoang, kiêu ngạo. = ( thái độ khiêm tốn, nhún nhường)

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Gợi ý nội dung ôn tập Tiếng Việt Khối 6 - Kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý nội dung ôn tập tiếng Việt kỳ II - khối 6
A. Kiến thức lý thuyết cần nắm:
I. Kỳ I: Chú ý các nội dung về từ Hán - Việt, giải nghĩa từ và các cụm từ.
1. Từ Hán - Việt:
	Là những từ vay mượn của ngôn ngữ Hán (Trung Quốc) do mối quan hệ đặc biệt về văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc.
	a. Đặc điểm của từ Hán- Việt: 
+ Từ Hán Việt là một kết hợp chặt chẽ gồm hai tiếng trở lên, trong đó mỗi tiếng đều có nghĩa.
+ Mỗi tiếng trong từ Hán -Việt đều có nghĩa tương đương với một từ đơn thuần Việt:
VD: giang sơn: Giang- sông; sơn- núi...
+ Trong từ phức Hán -Việt, một tiếng gốc Hán thường được kết hợp với nhiều tiếng khác để tạo thành một từ mới:
VD: giả: khán giả, sứ giả, tác giả... ; hải: hải đảo, hải sản, hải âu, hải cảng...
+ Trật tự giưã các tiếng trong danh từ Hán Việt thường là trật tự ngược với tiếng Việt: yếu tố chính có nghĩa khái quát thường đứng sau yếu tố có nghĩa thu hẹp:
VD: GV có thể so sánh:Từ Việt: người đọc, người nghe, người xem...	 
 Từ Hán Việt: độc giả, thính giả, khán giả
+ Do mối quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép Hán Việt rất chặt chẽ nên khi đọc thường tạo cảm giác trang trọng. Vì vậy, ta nên dùng từ Hán Việt trong những trường hợp trang trọng, còn trong trường hợp giao tiếp và diễn đạt thông thường, không nên lạm dụng từ Hán Việt dẫn đến sự cầu kỳ, thậm chí khó hiểu.
b. Cách giải thích từ Hán Việt:
+ Muốn giải thích từ Hán Việt,ta tìm nghĩa của từng tiếng rồi ghép chúng lại :
VD: hùng dũng: hùng: mạnh mẽ; dũng: can đảm, gan dạ => mạnh mẽ, can đảm và hiên ngang.
- cổ thụ: cổ: cũ, xưa; thụ: cây to => cây to sống đã lâu năm.
+ Khi một từ phức Hán Việt có các tiếng là những từ đơn tạo thành, ta chỉ việc đảo trật tự là hiểu được nghĩa của từ đó:
VD: cao điểm- điểm cao, võ tướng - tướng võ...
2. Giải nghĩa từ:
a. Khái niệm: 
Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung ý nghĩa mà từ biểu thị.
b. Cách giải thích nghĩa từ:
* Trình bày khái niệm mà từ biểu thị:
VD: hiệp sỹ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu và cứu giúp người bị nạn.
* Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái ngghĩa với từ mình cần giải thích:
VD: Mãnh liệt: mạnh mẽ và dữ dội.
 Nhũn nhặn: không huênh hoang, kiêu ngạo. = ( thái độ khiêm tốn, nhún nhường)
	3. Cụm danh từ - Cụm động từ - Cụm tính từ.
a. Cụm danh từ:
* Khái niệm : Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Trong câu, cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ , tuy nhiên hoạt động của cụm danh từ trong câu cũng như danh từ, đảm nhận chức năng ngữ pháp như danh từ.
VD: chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
* Cấu tạo cụm danh từ:
+ Phần trước: do các lượng từ đảm nhận.
+ phần trung tâm ; danh từ gồm danh từ chỉ loại và danh từ sự vật.
+ phần sau: các phụ ngữ nói lên đặc điểm hoặc xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian
- Mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Một
chàng
dế
thanh niên
cường tráng
b. Cụm động từ :
* Khái niệm: Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
So với động từ cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
VD: Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
* Cấu tạo của cụm động từ:
+ phần trước:các phó từ chỉ quan hệ thời gian hoặc sự tiếp diễn tương tự...
+ phần trung tâm :động từ.
+ phần sau: bổ sung cho động từ về đối tượng, hướng, điạ điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện...	
- Mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
đến
bên bờ sông Lương
c. Cụm tính từ:
* Khái niệm: cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Lưu ý: các tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không kết hợp với các phụ ngữ để tạo thành cum tính từ mà chỉ có tính từ chỉ mức độ tương đối.
VD: Nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi.
* Cấu tạo cum tính từ:
+ phụ ngữ đứng trước là các phó từ biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, chỉ mức độ...
+ phần trung tâm là tính từ.
+ phần sau: cấu tạo phức tạp giống như cụm động từ.
- Mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Lại
lam biếc, đặm đà
hơn hết cả mọi khi
II. Học kỳ II: 
1. Phó từ:
a. Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ nghĩa cho động từ, tính từ.
b. Các loại phó từ:
* xét về vị trí của phó từ, ta chia làm hai loại:
phó từ đứng trước và phó từ đứng sau.
* Xét về vai trò bổ sung ý nghĩa của phó từ, ta chia làm 7 loại phó từ:
- Nhóm phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng, sắp...
- Nhóm phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, khí, thường đứng trước và các phó từ cực kỳ, vô cùng, quá, lắm...thường dứng sau động, tính từ.
- Nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, cùng, lại, vẫn, cứ, còn, đều...
- Nhóm phó từ chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng...
- Nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ (trước) và đi, nào (đứng sau).
- Chỉ két quả và hướng: xong, rồi, được, mất, ra, vào...
- Chỉ khả năng: có thể, ngay, liền, nhỡ...
2. So sánh:
a. Khái niệm: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
b. Cấu tạo của so sánh:
- Mô hình:
Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(Sự vật dùng so sánh)
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận
 c. Các kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng: như, giống như, hệt như, y như, chẳng khác gì...
- So sánh không ngang bằng: hơn, kém, chẳng bằng, không bằng...
3. Nhân hoá:
a. Khái niệm: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngx vốn dùng để gọi hoặc tả con người , làm cho thế giới loaig vật, đồ vật, cây cối....trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b. Các kiểu nhân hoá:
- Dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi vật:
VD: Những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Vd: Nước bị cản, văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hoà Phước.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
VD: Núi cao chi lắm núi ơi!
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
4. ẩn dụ:
a. Khái niệm: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có net tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả cho diẽn đạt.
b. các kiểu ẩn dụ:
- ẩn dụ hình thức:
VD: 
- ẩn dụ cách thức
-ẩn dụ phẩm chất
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
5. Hoán dụ:
a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhàm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diẽn đạt.
b. các kiểu hoán dụ:
- Lấy bộ phận để chỉ toàn thể:
- Lấy vật chứa đựng để gọivật bị chứa đựng.
_ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
6. Câu trần thuật đơn:
a. Khái niệm:
 Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ýkiến.
VD: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
b. Các kiểu câu trần thuật đơn:
A. Câu trần thuật đơn có từ là:
- Đặc điểm:
* Vị ngữ của câu thường do từ là kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp từ do từ là kết hợp với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) cũng có thẻ làm vị ngữ.
* Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải đứng trước từ là.
- Các kiểu câu:
* Câu giới thiệu:
VD: Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ.
* Câu định nghĩa:
VD: So sánh là đối chiếu các sự vật, sự việc có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
* Câu miêu tả:
VD: Nhạc của trúc, của tre là khúc nhạc đồng quê.
* Câu đánh giá:
VD: Cai Tứ là một người không lương thiện.
B. Câu trần thuật đơn không có từ là:
- đặc điểm:
* Vị ngữ thường do các động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ tạo thành.
* Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
- Các kiểu câu: 
* Câu miêu tả:
Là câu dùng để miêu tả trạng thái, hành động, đặc điểm, tính chất... của sự vật, hiện tượng nêu trong chủ ngữ.
VD: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
* Câu tồn tại:
Là kiểu câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật hiện tượng.
Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo trật tự chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
VD: Dưới bóng tre xanh, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
7. Lỗi chủ ngữ - vị ngữ:
GV củng cố cho HS một số lỗi thông thường về câu, thấy được nguyên nhân và cách chữa từng loại lỗi.
a. Câu thiếu CN:
* Nguyên nhân: nhầm trạng ngữ là chủ ngữ.
VD: Qua hình ảnh cây tre cho thấy vẻ đẹp của con người Việt Nam.
* Cách chữa: Thêm chủ ngữ 
+ Qua hình ảnh cây tre, nhà văn đã cho ta thấy vẻ đẹp của con người VN.
b. Câu thiéu VN:
* Nguyên nhân: nhầm lẫn thành phần phụ với vị ngữ.
VD: Những học sinh chăm ngoan trong học kỳ vừa qua.
* Cách chữa: Thêm vị ngữ thích hợp hoặc biến đổi thành phần phụ thành vị ngữ.
VD: - Những học sinh chăm ngoan học giỏi trong học kỳ vừa qua đã được nhà trường biểu dương.
	- Những học sinh ấy đã chăm ngoan học giỏi trong học kỳ vừa qua.
c. Câu thiếu cả CN và VN:
* Nguyên nhân: thêm thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp hoặc kéo dài trạng ngữ mà nhầm tưởng là kết cấu chủ vị.
VD: Trong những năm 1960- 1975, một thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất ở VN.
* Cách chữa:
+ Biến đổi bên trong bằng cách bỏ từ hoặc thêm từ để biến thành câu trần thuật đơn có từ là:
VD: Những năm 1966- 1975 là thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất ở VN.
+ thêm chủ vị để tạo thành câu hoàn chỉnh:
VD: Trong... ở VN,nhân dân ta đã quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước.
d. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu:
* Nguyên nhân:do các thành phần trong câu có mối quan hệ tương hợp sai về nghĩa.
VD: Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi inh ỏi.
* Cách chữa: thêm bớt các từ ngữ hoặc sửa lại các quan hẹ từ để câu đúng về nghĩa.
VD: Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề đang bóp còi inh ỏi vượt sông.
B. Các dạng bài tập thông thường:
I. Dạng thứ nhất: Bài tập trắc nghiệm nhận diện:
1. cho tập hợp từ gồm các từ Hán Việt và từ thuần Việt hoặc từ mượn các ngôn ngữ khác và yêu cầu HS đánh dấu vào các từ Hán Việt.
VD: đánh dấu vào chữ cái có nhóm từ là từ Hán Việt:
A. trong trẻo, sáng sủa, rung rinh, cá hồng.	B. ép - phen, la - de, văn minh, nhũn nhặn.
C. cổ thụ, hùng dũng, trù phú, chứng nhân. 	D.giật thột, chiến mã, sáng sủa, khố xanh.
2. Có thể bám vào bài tập trên, yêu cầu giải nghĩa một từ, nêu cách giải nghĩa.
3. HS phát triển nhóm từ thành các cụm từ tương ứng - đặt câu.
II. Dạng thứ hai:
1. HS điền các dữ kiện thiếu vào các phần trống để hoàn chỉnh các khái niệm về biện pháp tu từ nghệ thuật hoặc sắp xếp lại các khái niệm nhầm lẫn.
2. Có thể yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về một biện pháp nghệ thuật nào đó: phép so sánh trong văn bản Cô Tô hoặc nhân hoá trong bài Cây tre VN.
III. Dạng thứ ba:
Đặt câu, viết đoạn văn có dùng các từ ...trong đó có câu trần thuật dùng để giới thiệu và dùng để nhận xét theo các đề tài về thiên nhiên hoặc tả cảnh sinh hoạt. Cũng cóthể kết hợp với ôn tập văn bản để viết đoạn trình bày cảm nhận.
II. Giới thiệu một kiểu đề tham khảo:
I. Trắc nghiệm:
Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái chứa câu trả lời đúng nhất:
..." Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt(1). Thuyền cố lấn lên(2). Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ(3). Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.(4)"...
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? của tác giả nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài.	B. Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi.
C. Cô Tô - Nguyễn Tuân.	D. Vượt thác - Võ Quảng.
2. đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. Năm từ	B. sáu từ	C. bảy từ	D. Tám từ
3. Câu văn thứ ba có bao nhiêu từ Hán Việt?
A. ba từ	B. Bốn từ	C. Năm từ	D. Sáu từ
4. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu hình ảnh so sánh?
A. một lần	B. Hai lần	C. Ba lần	D. Bốn lần.
5. Trong câu văn thứ 4, có mấy cụm danh từ?
A. hai cụm	B. ba cụm	C. Bốn cụm	D. Năm cụm
6. Trong câu văn thứ ba có mấy cụm động từ?
A. Một cụm	B. Hai cụm	C. Ba cụm	D. Bốn cụm
7. Nếu viết: "Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên cây sào, ta thấy dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của rừng Trường Sơn oai linh." thì câu văn mắc lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ	B. Thiếu vị ngữ	C. Thiếu cả C -V	D. sai về nghĩa
* Hãy sửa lại câu văn cho đúng
II. Tự luận: Viết đoạn văn tả cảnh một trận mưa xuân trên quê hương em trong đó có sử dụng kiểu câu trần thuật đơn để giới thiệu và đánh giá, dùng các phép tu từ so sánh và nhân hoá. 

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap tieng viet k2.doc