Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 43: Tổng kết chương II - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 43: Tổng kết chương II - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Ngày soạn:10/02/2009. Ngày dạy: 11/02/2009.

 Tiết 43: TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

A. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm từ, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế.

 - Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học.

 3. Thái độ:

 - Khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học.

B. Phương pháp:

 - Vấn đáp, suy luận.

C. Chuẩn bị:

 - HS trả lới các câu hỏi và làm các BT trong SGK.

D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức lớp:(1p)

 9C: 9D: 9E:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập.

 III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề:(2p)

 - Chúng ta đã tìm hiểu xong toàn bộ nội dung của chương điện từ học, để giúp các em hệ thống lại những kiến thức cần ghi nhớ, giải thích thêm một số hiện tượng và làm một số BT liên quan các kiến thức đã học.Hôm nay thầy và các em chúng ta cùng nghiên cứu bài tổng kết chương 2.

 2. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra.

- GV gọi một số HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra.

- Gọi HS 1 trả lời câu 1,2: Tại sao nhận biết lực tác dụng lên kim nam châm?

- HS 2 trả lời câu 3.

- Câu 4 yêu cầu HS giải thích được vì sao không chọn A, B , C.

- Gọi HS trả lời câu 6 nêu cách xác định cực Bắc của Kim nam châm.

- Câu 7 gọi HS lên bảng xác định chiều dòng điện.

Hs: Hoạt động cá nhân trả lời câu 8,9. I. Tự kiểm tra.

1. Đặt tại A một kim nam châm, nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở A có từ trường.

2. C. Đặt thanh thép vào trong lòng ống dây đãn có dòng điện một chiều chạy qua.

3. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đi xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện thì ngón cái choải ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

4. D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

5. .cảm ứng xoay chiều.số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

6. Treo thanh nam châm bằng một sợi dây chỉ mềm ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang. Đầu quay về hướng Bắc địa lí là cực Bắc của thanh nam châm.

7.

8 Giống nhau: Có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Khác nhau: Một loại có Rô to là cuộn dây, một loại có rôto là nam châm.

9. Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây.

Khung dây quay được vì khi ta cho dòng điện một chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung quay.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 43: Tổng kết chương II - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/02/2009. Ngày dạy: 11/02/2009.
 Tiết 43: TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC 
A. Mục tiêu
 1. Kiến thức:
 - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm từ, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế.
 - Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể.
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học.
 3. Thái độ: 
 - Khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học.
B. Phương pháp:
 - Vấn đáp, suy luận.
C. Chuẩn bị:
 - HS trả lới các câu hỏi và làm các BT trong SGK.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức lớp:(1p)
 9C: 9D: 9E:
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:(2p)
 - Chúng ta đã tìm hiểu xong toàn bộ nội dung của chương điện từ học, để giúp các em hệ thống lại những kiến thức cần ghi nhớ, giải thích thêm một số hiện tượng và làm một số BT liên quan các kiến thức đã học.Hôm nay thầy và các em chúng ta cùng nghiên cứu bài tổng kết chương 2.
 2. Triển khai bài:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
25p
Hoạt động 1: Báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra.
- GV gọi một số HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra.
- Gọi HS 1 trả lời câu 1,2: Tại sao nhận biết lực tác dụng lên kim nam châm?
- HS 2 trả lời câu 3.
- Câu 4 yêu cầu HS giải thích được vì sao không chọn A, B , C.
- Gọi HS trả lời câu 6 nêu cách xác định cực Bắc của Kim nam châm.
- Câu 7 gọi HS lên bảng xác định chiều dòng điện.
Hs: Hoạt động cá nhân trả lời câu 8,9.
I. Tự kiểm tra.
1. Đặt tại A một kim nam châm, nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở A có từ trường.
2. C. Đặt thanh thép vào trong lòng ống dây đãn có dòng điện một chiều chạy qua.
3. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đi xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện thì ngón cái choải ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
4. D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
5. .....cảm ứng xoay chiều......số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
6. Treo thanh nam châm bằng một sợi dây chỉ mềm ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang. Đầu quay về hướng Bắc địa lí là cực Bắc của thanh nam châm.
7.
8 Giống nhau: Có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
Khác nhau: Một loại có Rô to là cuộn dây, một loại có rôto là nam châm.
9. Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây.
Khung dây quay được vì khi ta cho dòng điện một chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung quay.
13p
Hoạt động 2: Vận dụng.
GV gọi HS lên bảng làm bài tập10.
- Dưới lớp HS nhận xét.
- Gọi HS khác lên bảng làm câu 11.
- GV củng cố cách làm sau khi cho HS dưới lớp nhận xét.
- Các câu còn lại gọi HS dưới lớp phát biểu.
II. Vận dụng.
F
10. 
11. a. Để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây.
b. Giảm đi 1002 = 10.000 lần.
c. Vận dụng công thức 
U2 = = 6V
12. Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn này không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
13. Trường hợp a. Khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn bằng 0. Do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
IV. Củng cố: (3p)
 - GV nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ, củng cố lại các công thức.
 V. Dặn dò: (1p)
 - Các em về nhà trả lời lại các câu hỏi ở SGK. Đọc và soạn trước bài 40.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43li9.doc