Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được từ tính của nam châm.

 - Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.

 - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

 - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

 2. Kỹ năng:

 - Biết làm được các thí nghiệm một cách thành thạo.

 3. Thái độ:

 - Tự giác, tích cực, biết phối hợp trong các hoạt động.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

Gv: - Giáo án, sgk, tài liệu,dồ dùng dạy học.

Hs: Mỗi nhóm:

 - 2 thanh nam châm thẳng, một thanh được bọc kín để che phần các cực.

 - 1 nam châm hình chữ U, 1 kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng.

 - 1 la bàn, 1 giá thí nghiệm và 1 sợi dây để treo thanh nam châm.

 - một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức lớp: (1p)

 II. Kiểm tra bài cũ: Không

 III. Bài mới

 1. Đặt vấn đề:(5p)

Gv: Giới thiệu các nội dung chính của chương.

- Tổ Xung Chi là nhà phát minh của Trung Quốc vào thế kỷ V. Ông đã chế ra xe chỉ nam. Đặc điểm của xe này là dù xe có chuyển động theo hướng nào thì hình nhân đặt trên xe cũng chỉ tay về hướng Nam. Bí quyết nào đã làm cho hình nhân trên xe của Tổ Xung Chi luôn luôn chỉ hướng Nam nghiên cứu bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2008. Ngày dạy: 11/11/2008
Tiết 23: Chương II: ĐIỆN TỪ HỌC
NAM CHÂM VĨNH CỬU
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Mô tả được từ tính của nam châm.
 - Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
 - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
 - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.
 2. Kỹ năng:
 - Biết làm được các thí nghiệm một cách thành thạo.
 3. Thái độ:
 - Tự giác, tích cực, biết phối hợp trong các hoạt động.
B. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
Gv: - Giáo án, sgk, tài liệu,dồ dùng dạy học. 
Hs: Mỗi nhóm:
 - 2 thanh nam châm thẳng, một thanh được bọc kín để che phần các cực.
 - 1 nam châm hình chữ U, 1 kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng.
 - 1 la bàn, 1 giá thí nghiệm và 1 sợi dây để treo thanh nam châm.
 - một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức lớp: (1p)
 II. Kiểm tra bài cũ: Không
 III. Bài mới
 1. Đặt vấn đề:(5p)
Gv: Giới thiệu các nội dung chính của chương.
- Tổ Xung Chi là nhà phát minh của Trung Quốc vào thế kỷ V. Ông đã chế ra xe chỉ nam. Đặc điểm của xe này là dù xe có chuyển động theo hướng nào thì hình nhân đặt trên xe cũng chỉ tay về hướng Nam. Bí quyết nào đã làm cho hình nhân trên xe của Tổ Xung Chi luôn luôn chỉ hướng Nam nghiên cứu bài mới.
 2. Triển khai bài.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
13p
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ tính của nam châm.
Gv: N/c là vật có đặc điểm gì.
( N/c hút Fe hay bị Fe hút, N/c có hai cực Bác và Nam )
- Thầy có hổn hợp gồm Fe, gỗ, Al, Cu, nhựa.
? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu phương án loại Fe ra khỏi hỗn hợp.
- Y/c các nhóm HĐ, làm TN thảo luận để trả lời C1 và C2.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời C1 và C2, các nhóm khác nx.
 ? Tính chất cơ bản của N/c là gì.
( N/c có tính hút Fe )
? Từ câu trả lời ở C1 và C2 ta rút ra được KL gì.
- Y/c hs hoạt động theo nhóm để nhận biết các cực N/c ở trong bộ TN.
? Ngoài Fe và thép ra N/c còn có thể hút những vật liệu nào nữa không.
I. Từ tính của nam châm.
1. Thí nghiệm.
2. Kết luận: 
- Bất kỳ N/c nào cũng có 2 từ cực, khi để tự do cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
* Chú ý: Trên nam châm có ghi:
 - N(North) chỉ cực Bắc (sơn màu xanh hoặc trắng).
 - S(South) chỉ cực Nam (sơn màu đỏ).
12p
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm.
- Nội dung của câu hỏi C3, C4 yêu cầu chúng ta làm việc gì?
- Gọi hs trả lời các bạn khác nx.
- Y/c Hs hđ theo nhóm làm TN, thảo luận để trả lời C3, C4.
- Đại diện các nhóm trả lời các nhõm khác cùng GV nx.
? Thông qua câu hỏi C3 và C4 ta rút ra được KL gì.
II. Tương tác giữa hai nam châm.
1. Thí nghiệm.
2. Kết luận:
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên. 
10p
Hoạt động 2: Vận dụng.
- Y/c hs hđ cá nhân làm C5, C6, C7, C8.
- Gọi lần lượt các HS trả lời từ C5, C6, C7, C8.
- Các bạn khác cùng GV nx để đi đến câu trả lời đúng.
? Trên hình 21.5 hai cực từ của thanh nam châm hút nhau hay đẩy nhau.
III. Vận dụng.
* C5: Tổ Xung Chi đã lắp đặt trong hình nhân một thanh nam châm, cực nam nằm phía tay làm cho hình nhân đặt trên xe luôn chỉ hướng nam.
* C6: La bàn gồm một cái hộp bên trong có một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục đặt giữa tâm của kim nam châm. Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm, bởi vì tại mọi vị trí trên TĐ (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.
* C7: Đầu nào của nam châm có chữ N là cực Bắc, đầu có chữ S là cực Nam. Đối với các nam châm không ghi chữ thì nhận biết theo màu.
* C8: Cực gần với chữ N của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.
 IV. Củng cố: (3p)
- Qua bài học này ta cần ghi nhớ những gì? Gọi 1 HS lên bảng làm BT 21.1 BBT
 V. Dặn dò:(1p) 
- Các em về nhà học bài làm làm bài tập 21.2 đến 21.6 SBT. Đọc và soạn trước bài Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 23 lý 9.doc