Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 21, tiết 22

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 21, tiết 22

1. Kiến thức : Tìm được thí dụ trong thực tế chứng tỏ :

- Thể tích, chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

- các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau

2. Kỹ năng : Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn

3. Thái độ : Đọc được các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV:

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 21, tiết 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21
S: /02/2011
G: /02/2011
 Chương II: NHIỆT HỌC
BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức : Tìm được thí dụ trong thực tế chứng tỏ : 
- Thể tích, chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
- các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau
2. Kỹ năng : Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn
3. Thái độ : Đọc được các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết
II. CHUẨN BỊ: 	
	1. GV: 
- Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại
- Một đèn cồn
- Một cốc nước
- Một khăn lau khô sạch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC:
	1. Ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Nêu vấn đề.(2p)
GV: Nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK. Và kể thêm về tháp Epphen và cho hs xem hình ảnh phóng to
 HS: Nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2. Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn. (16p)
GV: làm thí nghiệm trong SGK. Yêu cầu hs nhận xét hiện tượng
GV: Yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu hỏi 1 và 2
HS: quan sát gv làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi 1 và 2.
GV: uốn nắn câu trả lời của hs. 
Hoạt động 3. Rút ra kết luận. (11p) 
GV: Hướng dẫn hs điền từ thích hợp vào chỗ trống và điều khiển hs thảo để rút ra kết luận về kết quả điền từ. 
HS: làm theo hướng dẫn và rút ra kết luận
GV: tổ chức cho hs thảo luận và trả lời câu hỏi 3 và 4
GV: yêu cầu hs rút ra kết luận từ bảng độ tăng của 1 số chất và trả lời câu 4
Hoạt động 4.Củng cố, vận dụng. ( 13p) 
Gv + HS : Nhắc lại kiến thức sự nở vì nhiệt của chất rắn. 
GV: yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu 5, 6,7. 
HS: trả lời các câu hỏi và tìm các thí dụ,
GV: yêu cầu hs học thuộc phần ghi nhớ
1.Thí nghiệm
-(SGK_58)
2. Trả lời câu hỏi
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi
3. Kết luận
C3: (1) - tăng
 (2) - lạnh đi
Chú ý: (SGK - 59)
Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại của một số chất. 
nhôm
1,15cm
đồng
0,85cm
Sắt
0,60cm
C4 Chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt. 
4. Vận dụng
C5: Phải nung nóng khâu da, liềm vì khi được nung nóng, khâu dao nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. 
C6: Nung nóng vòng kim loại. 
C7 : Mùa hè nhiệt độ tăng thép nở ra (tháp cao lên)
* Ghi nhớ (SGK – tr - 59)
5.Hướng dẫn về nhà: (3p)
- Học bài theo vở ghi và SGK.
- Làm các bài tập 18.1,18.2,18.3,18.4 trong SBT.
Bài tập 18. 2 Làm bằng cách hơ nóng cổ chai. 
Bài tập 18. 3 ý 2 So sánh sự nở vì nhiệt của thuỷ tinh chịu nhiệt và thuỷ tinh thường. 
Hs : Về nhà trả lời các câu hỏi sau giờ sau kiểm tra. 
Vào mùa hè đường dây điện thường bị võng xuống nhiều hơn so với mùa đông. Hãy giải thích tại sao ? 
Tại sao thầy thuốc lại khuyên không nên ăn những thức ăn nóng quá hay lạnh quá, tránh bị hỏng răng. 
Tiết 22
S: /02/2011
G: /02/2011
Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Tìm được thí dụ trong thực tế về các nội dung: 
- Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
- các chất lỏng khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau
2. Kỹ năng : Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
3. Thái độ : Làm được thí nghiệm ở hình 19.1 và 19.2 SGK - 60 mô tả thí nghiệm để rút ra kết luận cần thiết
II. CHUẨN BỊ: 
	1. GV: 
- Cho mỗi nhóm học sinh:
- Một bình thuỷ tinh đáy bằng; Ống thuỷ tinh thẳng có thành dày; Nút ca su có đục lỗ; Chậu thuỷ tinh hặc nhựa; Nước pha màu; Phích nước nóng; Miếng giấy trắng có vạch chia độ
- Cho Giáo viên:
- 2 bình thuỷ tinh giống nhau có nút ca su một bình đựng nước, một bình đựng rượu pha màu. lượng nước và rượu bằng nhau.
- Chậu có thể chứa cả hai bình trên
- Phích nước nóng.
	2. HS : Cá nhân đọc trước bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
HS1: Lên bảng làm bài tập18. 2
HS2: Lên bảng làm bài tập 18. 3.
Bài tập 1: Mùa hè nhiệt độ nóng làm cho dây điện bị nóng lên, nở dài ra, làm cho dây điện bị võng. 
 Đáp
Bài tập 18. 2 B. Hơ nóng cổ chai 
Bài tập 18. 3 . 
1. C. Hợp kim platinit. Vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thuỷ tinh. 
 2. Vì thuỷ tinh chịu nhiệt nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường gấp 3 lần. 
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1.Tổ chức tình huống học tập. (2p)
GV: Cho hs đọc mẩu thoại đầu SGK – 60. 
HS: Cá nhân đọc mẩu thoại đầu SGK – 60. trả lời câu hỏi. 
GV: Kết hợp và vào bài. 
Hoạt động 2. Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không ?.
GV: Hướng dẫn hs, yêu cầu hs làm thí nghiệm trong SGK. Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi. Chú ý tai nạn xẩy ra khi làm thí nghiệm. 
HS: làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, trả lời câu hỏi C1, 2. 
GV: yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu hỏi 1 và 2.
Hoạt động 3: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (5p)
GV: Làm thí nghiệm điều khiển hoạt động của lớp, hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi sau :
Tại sao trong thí nghiệm phải dùng các bình giống nhau và chất lỏng ở bình khác nhau ? 
Tại sao phải cả 3 bình vào một chậu nước nóng ? 
HS: quan sát gv làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi 3
GV: Chốt lại nội dung kiến thức. 
Hoạt động 4. Rút ra kết luận. ( p)
GV: Hướng dẫn hs hoàn thiện câu C4. 
HS: làm theo hướng dẫn và rút ra kết luận và trả lời câu hỏi 4.
GV: Chốt lại nội dung kiến thức. 
Hoạt động. Củng cố - vận dụng.
GV + HS : Nhắc lại kiến thức sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
GV: yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu 5,6,7 
HS: trả lời các câu hỏi 
GV: điều khiển thảo luận
GV: yêu cầu hs học thuộc phần ghi nhớ SGK – 61. 
1.Thí nghiệm
hs và gv làm thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
C1 mực nước dâng lên vì nước nóng lên thì nở ra
 C2 mực nước hạ xuống vì nước co lại khi lạnh đi
C3 các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau
3. Kết luận
C4 
(1) - tăng
(2) - giảm
(3) - không giống nhau. 
4. Vận dụng
 C5 Khi đun nóng nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
 C6 tránh nắp bật ra khi chất lỏng nở vì nhiệt thì bị nắp cản trở nên gây ra lực lớn đẩy bật nắp.
 C7 Thể tích trong 2 bình tăng như nhau nhưng ống có tiết diện nhỏ thì chất lỏng dâng cao hơn
 * Ghi nhớ (SGK – tr61)
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo vở ghi và SGK.
- Làm các bài tập 19.1,19.2,19.3,19.4 trong SBT.
Bài 19. 3 Giải thích tại sao khi mới đun nước thì mực nước lại tụt xuống ? 
Bài 19. 4 Thấy thể tích thì phụ thuộc vào nhiệt độ, khi đổ nước ở nhiệt độ khác vào bình thì nhiệt độ trong bình thay đổi như thế nào ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li 6(8).doc