Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 21 đến tiết 28

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 21 đến tiết 28

Kiến thức :Học sinh biết được thể tích ,chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng

 lên ,giảm đi khi lạnh đi

 -Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

 -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệtcủa chất

 rắn

2.Kĩ năng :Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết

3.Tư duy và thái độ: Rèn tư duy lo gic, tính cẩn thận tỉ mỉ , trung thực ,ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm

 

doc 27 trang Người đăng levilevi Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 21 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giảng: 6A: / /
 6B: / /
 Chương II Nhiệt học 
Tiết 21 Sự nở vì nhiệt của chất rắn
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh biết được thể tích ,chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng 
 lên ,giảm đi khi lạnh đi
 -Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
 -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệtcủa chất 
 rắn
2.Kĩ năng :Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết
3.Tư duy và thái độ: Rèn tư duy lo gic, tính cẩn thận tỉ mỉ , trung thực ,ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm
II.Chuẩn bị :
GV:SGK,giáo án.Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại
 -Một đèn cồn
 -Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C
 -Một chậu nứơc, một khăn khô sạch
HS:GSK, vở ghi , phiếu học tập 1,2 
III.Tiến trình:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống:( 5 phút)
GV:Hướng dẫn học sinh xem hình ảnh tháp Ep-phen ởPari và giới thiệu đôi điều về tháp này
HS:Quan sát tranh , đọctài liệuphần mở đầu trong SGK
ĐVĐ:Các phép đo vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao lên 10cm.Tại sao lại có hiện tượng kì lạ đó ?Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể'' lớn lên'' được hay sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó. 
Hoạt động 2:Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn (17 phút)
GV:Tiến hành thí nghiệm ,yêu cầu học sinh quan sát , nhận xét hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập 1 theo mẫu đã chuẩn bị sẵn
HS:Làm việc theo nhóm :Quan sát hiện tượng sảy ra , ghi nhận xét vào phiếu học tập 1 theo mẫu đã chuẩn bị sẵn
Tiến hành thí nghiệm 
Hiện tượng
-Trước khi hơ nóng quả cầu kim loại ,thử cho quả cầu lọt qua vòng kim loại vòng 
-Dùng đèn cồn đốt nóng quả cầu cho quả cầu lọt qua vòng kim loại
Nhúng quả cầu bị hơ nóng vào nước lạnh rồi cho quả cầu lọt qua vòng kim loại
HS:
Tiến hành thí nghiệm 
Hiện tượng
-Trước khi hơ nóng quả cầu kim loại ,thử cho quả cầu lọt qua vòng kim loại vòng 
-Quả cầu lọt qua vòng kim loại
-Dùng đèn cồn đốt nóng quả cầu cho quả cầu lọt qua vòng kim loại
-Quả cầu không lọt qua vòng kim loại
Nhúng quả cầu bị hơ nóng vào nước lạnh rồi cho quả cầu lọt qua vòng kim loại
-Quả cầu lọt qua vòng kim loại
GV:Yêu cầu hóc sinh đọc C1,C2 thống nhất trong nhóm trả lời
HS:Thống nhất trong nhóm trả lời câu hỏi C1,C2 đại diện trả lời câu hỏi
GV:Nhận xét và kết luận
HS:Ghi vào vở câu trả lời
Hoạt động 3:Rút ra kết luận:(3 phút)
GV:Yêu cầu học sinh đọc kết luận
HS:Đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi C3
GV:Chốt lại kết luận
HS:Ghi kết luận 
GV:Vậy các chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi ,vậy các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệtcó giống nhau hay không?
Hoạt động 4:So sánh sự nở vì hiệt của chất rắn ( 5 phút):
-GV:Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài 100 cm lên bảng
Nhôm
 1,15 cm
Đồng 
 0,85 cm
Sắt
 0,60 cm
HS;Đọc bảng và trảlời C4
GV:Kết luận và khẳng định Nhôm nở nhiều nhất , rồi đến đồng ,sắt
Hoạt động 5:Vận dụng và ghi nhớ:(12 phút)
GV:yêu cầu học sinh đọc và trả lời C5,C6,C7
HS:Hoạt động cá nhân .Đọc và trả lời câu hỏi
Gv:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm để trả lời C6.Chú ý hơ nóng đều cả vòng kim loại 
GV:Nhận xét
GV:Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét chung về đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn .
HS:Nhận xét 
GV:Yêu cầu học sinh đọc , ghi vào vở nội dung phần ghi nhớ
HS:Ghi phần ghi nhớ vào vở
GV:Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập 2: 
 Bài 18.1 /SBT
Điền dấu x vào ô trống cho hiện tượng đúng khi nung nóng một vật rắn?Giải thích ?
A-Khối lượng của vật tăng 
B-Khối lượng của vật giảm
C-Khối lượng riêng của vật tăng	
D-Khối lượng riêng của vật giảm
HS:Hoàn thành phiếu học tập số 2.Giải thích lí do chọn phương án đúng
GV:Thu phiếu học tập để kiểm tra
GV:Nhận xét.Đưa ra đáp án đúng là D
Hoạt động 6:Củng cố -Hướng dẫn về nhà(3 phút):
GV:Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ trong sgk tr 59
-Bài tập về nhà;Bài 18.2, 18.3,18.4,18.5 (SBT)
1.Làm thí nghiệm :
2.Trả lời câu hỏi:
C1:Vì :Quả cầu nở ra khi nóng lên nên không lọt qua vòng kim loại
C2:Vì quả cầu co lại khi lạnh đi
C3:(1) tăng 
 (2) lạnh đi
C4:Các chất rắn khác nhau , nở vì nhiệt khác nhau .
4.Vậndụng:
C5:Phải nung nóng khâu dao , liềm .Vì khi được nung nóng ,khâu nở ra dễ lắp vào cán , khi nguội khâu co lại xiét chặt vào cán
C6:Nung nóng vòng kim loại
C7:Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên , thép nở ra nên thép dài ra (tháp cao lên)
Ghi nhớ :SGK/59
5.Bài tập:
 Bài 18.1 /SBT
 Đáp án D
 Giảng: 6A: / /
 6B: / /
Tiết 22 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh biết được thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng 
 lên ,giảm đi khi lạnh đi
 -Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
 -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệtcủa chất 
 lỏng
2.Kĩ năng :Làm thí nghiệm hình 19.1, 19.2 SGK chứng minh sự nở vìnhiệt của chất rắn
3.Tư duy và thái độ: Rèn tính cẩn thận tỉ mỉ , trung thực ,ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm
II.Chuẩn bị :
Các nhóm:-Một bình thuỷ tinh đáy bằng
 -Một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày
 -Một ống cao su có đục lỗ
 -Một chậu thuỷ tinh hoặc nhựa
 -Nước có pha màu
 -Một phích nước nóng
 -Một chậu nước thường (hay nước lạnh)
 -Một miếng bìa trắng ( 4cmx 10 cm) có vạch chia và được cắt ở hai chỗ để lồng vào ống thuỷ tinh.
Cả lớp: -Hai bình thuỷ tinh giống nhau có nút cao su gắn ống thuỷ tinh , một bình đựng nước pha màu.Lượng nước và rượu như nhau.Màu nước và màu rượu khác nhau
 -Một chậu thuỷ tinh có thể chứa đựng được cả hai bình trên
 -Một phích đựng nước nóng 
III.Tiến trình:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (7 phút)
GV:CH1:Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn .Chữa bài tập 18.4
 CH2:Chữa bài tập 18.3
HS:Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
GV:Mở bài như SGK
HS:Đọc mẩu đối thoại ở bài
Hoạt động 2:Làm thí nghiệm( 10 phút)
GV:Yêu cầu 2 học sinh đọc phần yêu cầu tiến hành thí nghiệm
-Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm .Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hiện tượng trả lời C1, C2
Hoạt động 3:Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau( 10 phút):
HS:Làm việc cá nhân :Quan sát hình 19.3 SGK và rút ra nhận xét
GV:hướng dẫn học sinh quan sát hình 19.3 và hỏi:+Tại sao trong thí nghiệm phải dùng bình giống nhau và các chất lỏng ở các bình phải khác nhau?
+Tại sao phải để cả ba bình vào cùng một chậu nước nóng?
Hoạt động 4:Rút ra kết luận ( 5 phút)
GV:Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi
HS:Trả lời câu hỏi
GV:Nhận xét
Hoạt động 5:Vận dụng và ghi nhớ( 8 phút)
GV:Nêu từng câu hỏi
HS:Trả lời
GV:Cho học sinh thảo luận về câu trả lời.Rồi rút ra kết luận
GV:Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 6:Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà:(5 phút)
Củng cố:Gọi 2 học sinh nhắc lại sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Về nhà:-Tìm một số ví dụ thực tế giải thích sự nở vì nhiệt của chất lỏng
-Bài tập: 19.1, 19.2,19.3,19.4,19.5
1.Làm thí nghiệm:
2.Trả lời câu hỏi:
C1:Mực nước dâng lên vì nước nóng lên nở ra.
C2:Mực nước hạ xuống , vì nước lạnh đi co lại.
C3:Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
3.Rút ra kết luận:
C4:(1)-tăng
 (2)-giảm
 (3)-không giống nhau
4.Vận dụng:
C5:Vì khi bị đun nóng , nước trong ấm nở rư và tràn ra ngoài
C6:Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở , bị nắp chai cản trở nên gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra.
C7:Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn .Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn 
 Soạn 6A: / /
 6B : / /
Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm được :
-Chất khí nở ra khi nóng lên ,co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
-Tìm được thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế .
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
2.Kĩ năng :
-Làm được thí nghiệm trong bài ,mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết
-Biết cách đọc bảng biểu để rút ra kết luận cần thiết.
3.Thái độ :Rèn tính cẩn thận ,trung thực
II.Chuẩn bị:
 GV:Giấy kiểm tra 15 phút
+Một bình thuỷ tinh đáy bằng.
+Một ống thuỷ tinh thẳng 
+Một nút cao su có đục lỗ .
+Một cốc nước pha màu (tím hoặc đỏ)
+Khăn lau khô ,mềm
III.Tiến trình:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1:
1.Kiểm tra bài cũ:
GV:-Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
-Hãy chữa bài tập 19.2
2.Tổ chức tình huống học tập:
GV:Nêu vấn đề như phần mở đầu SGK
GV:Làm thí nghiệm với quả bóng bàn bị bẹp.
HS:Đọc mẩu đối thoại ở đầu bài ,cùng thảo luận theo nhóm bàn về nguyên nhân làm quả bóng bàn bẹp phồng lên khi nhúng vào nước nóng.Sau đó nêu dự đoán của nhóm về nguyên nhân.
GV:Nguyên nhân làm cho quả bóng bàn phồng lên là do không khí trong bóng nóng lên và nở ra.
Hoạt động 2:Thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra:
HS:Có thể đưa ra câu trả lời giọt nước màu đi lên chứng tỏ có lực tác dụng vào nó.Có lực này là do không khí dãn nở .
 GV:Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm :Gọi đại diện các nhóm nhận dụng 
cụ thí nghiệm cần thiết
HS:Nhận dụng cụ thí nghiệm , tiến hành thí nghiệm theo đúng các bước
GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm ,lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên (hoặc đi xa) có thể bỏ tay áp vào bình cầu để tránh giọt nước đi ra khỏi ống thuỷ tinh.
GV:Trong thí nghiệm , giọt nước màu có tác dụng gì?
HS:Trong nhóm trao đổi trả lời câu hỏi C1,C2,C3,C4.
Hoạt động 3:Vận dụng kiến thức đã thu được trong hoạt động 2 để giải thích một số hiện tượng :
GV:Cho học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi
HS:Trả lời câu hỏi C7,C8
GV:Yêu cầu HS đọc câu hỏi C9 ,suy nghĩ trả lời câu hỏi
HS:Giải thích cách hoạt động của dụng cụ đó .
Hoạt động 4:So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau:
GV:cho học sinh đọc bảng 20.1 SGK ,yêu cầu HS đọc bản nêu nhận xét
HS:Đưa ra một nhận xét
GV:Kết luận
GV:Chốt lại :Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơnchất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
GV:Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 5:Củng cố :
GV:Cho học sinh làm bài tập 20.1
HS:Một học sinh lên bảng làm bài tập
HS:Dưới lớp làm bài,rồi nhận xét bài bạn
GV:Nhận xét
GV:Cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút
 Đáp án-Thang điểm:
I.Phần trắc nghiệm khách quan:
Từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu đúng 4 điểm
Câu
 1
2
3
4
Đáp án
D
B
C
C
II.Phần trắc ... ây sẽ sảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
 B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi
 D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.
Câu 3(1 điểm):Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A.Rắn ,lỏng, khí 
B.Rắn, khí , lỏng 
C.Khí , lỏng, rắn 
D.Khí , rắn, lỏng
Câu 4( 1 điểm) Khi lợp nhà bằng mái tôn phẳng, người ta thường chỉ chốt đinh ở một đầu, đầu kia để tự do vì:
 A.Để tránh thủng lỗ quá nhiều trên mái tôn
 B.Để tiết kiệm đinh
 C.Để mái tôn có thể dễ dàng co dãn vì nhiệt khi nhiệt độ thay đổi.
 D.Để dễ sửa chữa.
II. Trắc nghiệm tự luận(6 điểm)
Câu 5(3 điểm):Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Câu 6(3 điểm):Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
Hoạt động 5:Củng cố và hướng dẫn về nhà(5 phút)
Củng cố :Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
-Hướng dẫn về nhà:Bài 22.1 đến 22.7
1.Nhiệt kế:
C1:Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh C2:Xác định nhiệt độ 00C và 1000C , trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ nhiệt kế.
C3:
Loại nhiệt kế 
Giới hạn đo 
Độ chia nhỏ nhất
Công dụng
Nhiệt kế rượu
Từ -200C đến 500C
20C
Đo nhiệt độ khí quyển
Nhiệt kế thuỷ ngân
Từ -300 đến 1300C
 10C
Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
Nhiệt kế y tế
Từ 350C đến 420C
 10C
Đo nhiệt độ cơ thể
C4:ống quản ở gần bầu đựng bình thuỷ ngân có một chỗ thắt , có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể .
2.Nhiệt giai:
 Xen xiút Farenhai.
Nước đá đang tan: 00C 320F
Nước đang sôi: 1000C 2120F
Khoảng chia 10C tương ứng với khoảng chia 1,8 0F 
C5: 300C =00 +300C
 =320F+30 x 1,8 0C=860F
370C=00C+370C
 =320F +37x1,80F=98,60F 
 Đáp án-Thang điểm:
I.Phần trắc nghiệm khách quan:
Từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu đúng 4 điểm
Câu
 1
2
3
4
Đáp án
D
B
C
C
II.Phần trắc nghiệm tự luận
Câu 5( 3 điểm):
Không nên đổ đầy nước vào ấm vì khi bị đun nóng nước sẽ nở ra , sinh ra một lực đẩy bật nắp ấm và nước trào ra ngoài.
Câu 6 (3 điểm)
Quả bóng bàn bị bẹp ,khi nhúng vào nước nóng thì không khí trong quả bóng bị nóng lên nên nở ra, sinh ra một lực đẩy phồng quả bóng lên
Tiết 26 
S: /3/2011
G: /3/201
THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH 
 ĐO NHIỆT ĐỘ
 I. MỤC TIÊU
	1.Kiến thức:Học sinh biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế, biết đặc điểm của nhiệt kế dầu-Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này
	2. Kĩ năng :Biết sử dụng nhiệt kế 
	3. Thái độ: Trung thực , tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.
II. CHUẨN BỊ
	`1. GV:Mẫu báo cáo thực hành
	 2. HS: 4 nhóm :+ Một nhiệt kế y tế ; Một nhiệt kế thuỷ ngân ; Một đồng hồ; Bông y tế Cá nhân chuẩn bị: một tờ giấy kẻ ô ly
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định tổ chức : 
Kiểm tra : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh cho bài thực hành (5 phút):
-Yêu cầu nhiệt kế y tế, giấy kẻ ô ly lên bàn, GV kiểm tra .Khuyến khích các em chuẩn bị tốt. Nhắc nhở những em chuẩn bị chưa tốt.Nhắc nhở học sinh về thái độ cần có khi làm thực hành, đặc biệt là thái độ cẩn thận, trung thực. 
GV:Phát báo cáo
	3. Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
 Hoạt động 1: Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể:
Hướng dẫn học sinh theo các bước :
GV:+Tìm hiểu 5 đặc điểm nhiệt kế y tế , ghi vào mẫu báo cáo.
HS:Làm việc theo 2 người / 1 nhóm
 Đo theo tiến trình hướng dẫn trong SGK.
GV: Chú ý theo dõi để nhắc nhở học sinh:
+ Khi vẩy nhiệt kế cần cầm thật chặt để không văng ra và chú ý không để nhiệt kế va đập vào các vật khác.
+ Khi đo nhiệt độ cơ thể cần cho bầu thuỷ ngân tiếp xúc trực tiếp và chặt với da.
+ Khi đọc nhiệt kế không cầm vào bầu nhiệt kế.
HS:Tiến hành đo nhiệt độ cơ thể theo đúng hướng dẫn của GV, ghi kết quả thí nghiệm vào phần a của mục 2, ghi lại vào phần a của mục 3 trong mẫu báo cáo các kết quả đo
GV: Sau khi đo xong yêu cầu học sinh cất nhiệt kế y tế vào hộp đựng.
Hoạt động 3:Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước(22 phút):
GV-Yêu cầu các nhóm phân công trong nhóm của mình :
+ Một bạn theo dõi thời gian
+ Một bạn theo dõi nhiệt độ
+ Một bạn ghi kết quả vào bảng.
HS:Làm việc theo nhóm.Phân công trong nhóm theo yêu cầu của GV
GV- Hướng dẫn HS quan sát nhiệt kế để tìm hiểu 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu.Trả lời các câu hỏi từ C6 đến C9.
HS:Cùng quan sát tìm hiểu 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu, ghi báo cáo thí nghiệm phần b của mục 2.
GV-Hướng dẫn học sinh lắp đặt dụng cụ theo hình 23.1 SGK ,kiểm tra lại trước khi cho học sinh đốt đèn cồn.
-Nhắc nhở HS;
+Theo dõi chính xác thời gian để đọc kết quả trên nhiệt kế 
+Hết sức cẩn thận khi nước đã được đun nóng.
HS:Lắp đặt dụng cụ theo hình 23.1 SGK, tiến hành đun khi được sự nhất trí của GV.Theo dõi ghi lại nhiệt độ của nước vào bảng.
GV-Sau 10 phút , tắt đèn cồn (hướng dẫn học sinh cách tắt đèn cồn an toàn), để nguội nước.
-Hướng dẫn học sinh cách vẽ đường biểu diễn trong báo cáo
HS:Cá nhân tự vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian vào mẫu báo cáo thí nghiệm
GV:Yêu cầu học sinh tháo cất dụng cụ thí nghiệm.
HS: Phân công học sinh tháo cất dụng cụ thí nghiệm.
I. Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể:
1.Dụng cụ: Nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thuỷ ngân)
Quan sát nhiệt kế y tế và trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5
2.Tiến trình đo:
II.Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước:
1.Dụng cụ:
Nhiệt kế dầu, cốc đựng nước (loại cốc bằng thuỷ tinh), đèn cồn, giá đỡ .
2.Tiến trình đo:SGK
III. Báo cáo thực hành:
	4. Hướng dẫn về nhà (3 phút):
- Hoàn thành nốt mẫu báo cáo thí nghiệm.
- Chuẩn bị cho bài sau:Mỗi em một thước kẻ , một bút chì, một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở học sinh để vẽ đường biểu diễn.
Họ và tên : Mẫu báo cáo thực hành:
Lớp:
I.Ghi lại: (4,5 điểm)
 1) 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế là:
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : .
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là:.....................................
- Phạm vi đo của nhiệt kế :Từ ....................... đến..............
- Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế :..................
- Nhiệt độ được ghi màu đỏ:....................
 2) 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu là:
-Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : .
-Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là:.....................................
-Phạm vi đo của nhiệt kế :Từ ....................... đến..............
-Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế :..................
II. Các kết quả đo : 
 1.Đo nhiệt độ cơ thể người:(2 điểm)
 Người
 Nhiệt độ
 Bản thân
 .
 Bạn
 .
 2.Bảng theo dõi nhiệt độ của nước (3,5 điểm):
Thờigian
(phút)
 0
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
Nhiệt độ
( 0C)
Tiết 28 Giảng:6A, 6B: / 3 / 2009
 Sự nóng chảy và sự Đông đặc
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóngchảy.
-Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
2.Kĩ năng:
-Biết khai thác bảng ghikết quả thí nghiệm , cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết .
3.Thái độ:
-Cẩn thận tỉ mỉ, tích cực 
II.Chuẩn bị:
GV:
_Một giá đỡ thí nghiệm -Một bảng phụ có kẻ ô vuông.
-Một kiềng lưới đốt -Một cốc đốt
-Một ống nghiệm và một que khuấy đặt bên trong -Hai kẹp vạn năng
-Băng phiến tán nhỏ, nước, khăn lau -Một đèn cồn
_Hình phóng to bảng 24.1
-Một nhiệt kế chia độ tới 1000C
Học sinh:Mỗi emmột thước kẻ, một bút chì, một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở học sinh để vẽ đường biểu diễn.
III.Tiến trình:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
*Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập (2 phút)
-GV:Gọi một học sinh đọc phần mở đầu trong SGK .Đặt vấn đề cho bài mới :Việc đúc đồng liên quan đến hiện tượng vật lí đó là sự nóng chảy và đông đặc .Đặc điểm của các hiện tượng này như thế nào?
*Hoạt động 2:Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy ( 5 phút)
GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
-Hướng dẫn học sinh lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn GV và giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm.
-GV:Giới thiệu cách làm thí nghiệm HS:Theo dõi cách lắp ráp và tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
-GV:Treo bảng 24.1 SGK nêu cách theo dõi để ghi lại được kết quả nhiệt độ và trạng tháI của băng phiến.
Hoạt động 3:Phân tích kết quả thí nghiệm (30 phút)
GV:Hướng dẫn HS vẽđường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng phụ có kẻ ô vuông dựa vào số liệu trên bảng 24.1 SGK.Hướng dẫn :
-cách vẽ các trục , xác định trục thời gian, trục nhiệt độ.
-Cách biểu diễn giá trị trên các trục.Trục thời gian bắt đầu từ phút 0, còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ 60 0C .
-Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị
-GV làm mẫu 3 điểm đầu tiên tương ứng với các phút thứ 0, thứ1, thứ 2 trên bảng
Hướng dẫn cách nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn.
GV:Gọi một học sinh lên bảng xác định điểm tiếp theo (phút thứ 3), nối các đường biểu diễn .
HS:Vẽ các đường biểu diễn vào giấy kẻ ô vuông theo hướng dẫn của GV
GV:Hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi C1, C2, C3,C4
HS:Căn cứ vào đường biểu diễn vừa vẽ được ,trả lời câu hỏi .
Hoạt động 4( 5 phút)Rút ra kết luận:
GV:Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
HS:Ghi vở kết luận chung.
GV:Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự nóng chảy trong thực tế 
GV:-Do sự nóng lên của Trái đất mà băng ở hai địa cực Tan ra, làm mực nước biển dâng cao( Tốc độ dâng mực nước biển trung bình hiện nay là 5cm /10 năm ).Mực nứơc biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìn nhiều khu vực đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sông hồng và đòng bằng sông cửu long của Việt Nam để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, các nước trên thế giới( đặc biệt là các nước phát triển) cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí tthải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng lên)
*Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà 
(3 phút)-Học bài theo vở và SGK
Về nhà làm bài tập 24-25.5
I.Sự nóng chảy:
1.Phân tích kết quả thí nghiệm:
t Nhiệt độ (0C)
86
84
82
81
80
79
77 
75
72
69
66
63
60
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1011 12 13 14 15 
 Thời gian 
 ( phút) 
C1:Nhiệt độ tăng lên.Đường biểu diễn từ 0 phút đến 6 phút là đường nằm nghiêng
C2:800C.Băng phiến tồn tại ở dạng rắnvà lỏng
C3:Không.Đường biểu diễn nằm ngang
C4:Tăng.Đường biểu diễn nằm nghiêng
2.Rút ra kết luận:
C5: (1) 800C 
 (2) không thay đổi

Tài liệu đính kèm:

  • docVat li 6(15).doc