Giáo án Vật lý 6 - Tiết 3 - Bài 3 : Đo thể tích chất lỏng

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 3 - Bài 3 : Đo thể tích chất lỏng

 1. Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng

 2. Kĩ năng: Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. Đo được thể tích một lượng chất lỏng

 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1. Giáo viên: Một xô nước, tranh vẽ hình 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 SGK, Bảng phụ C9

 2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 bình chia độ, 2 Bình chưa biết dung tích, 1 Xô đựng nước , 1 vài loại ca đong

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 3 - Bài 3 : Đo thể tích chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /09/2011
TIẾT 03 
	 BÀI 3 : ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng
 2. Kĩ năng: Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. Đo được thể tích một lượng chất lỏng
 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 	 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Giáo viên: Một xô nước, tranh vẽ hình 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 SGK, Bảng phụ C9
 2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 bình chia độ, 2 Bình chưa biết dung tích, 1 Xô đựng nước , 1 vài loại ca đong
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức: (1’)
 	+ Ổn định lớp:
 	+ Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
 	HS1: Đổi đơn vị đo độ dài sau:
 5km = m = dm
 	 4500cm = m = cm
 	HS2: Khi đo độ dài cần làm gì?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (2’) GV đưa ra một cái bình và hỏi: Làm thế nào để biết chính xác cái bình ,cái ấm chứa được bao nhỉêu nước? 
 HS: Dự đoán ban đầu
 GV: Để hiểu rõ vấn đề này , hôm nay ta vào bài mới :
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại đơn vị đo thể tích (5’)
GV: Hãy nêu những đơn vị đo thể tích mà em biết ? 
HS : m , dm lít .
GV: Đơn vị thể tích thường dùng?
HS: m3 và lít (l)
GV: Trong thực tế người ta thường dùng nhiều đơn vị khác nhau để đo thể tích. Mối quan hệ giữa các đơn vị như sau:
 1 lít = 1 dm3 1ml= 1 cm3=1.cc
GV: Em hãy điền số thích hợp vào C1?
HS: Làm C1 vào vở
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng sửa, HS khác nhận xét và bổ sung
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
GV: nhận xét cho điểm.
 ? Làm thế nào để đo thể tích chất lỏng
I. Đơn vị đo thể tích
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l): 1 lít = 1 dm3 
 1ml = 1 cm3 = 1cc
C1: 
 1m3 = 1000dm3 = 1000000 cm3.
 1m3 = 1000 l = 1000000 ml
 = 1000000 cc
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu dụng cụ và cách đo thể tích chất lỏng (12’)
GV: Treo tranh 3.1 lên bảng 
HS: Quan sát, cho biết GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ này ? 
HS : Ca đong có GHĐ và ĐCNN 0,5l; 1l
 Bon có GHĐ 5l và ĐCNN 1l
GV: Nếu không có ca đong thì em dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ? 
HS: Các loại chai có ghi sẵn thể tích . 
GV : Treo hình vẽ hình 3.2 lên bảng 
HS : Quan sát, cho biết GHĐ và ĐCNN của các loại bình này ?
HS : Bình a có GHĐ là 100mm , 
 Bình b có GHĐ là 250ml 
 Bình c có GHĐ là 300ml 
GV : Em hãy điền vào chỗ trống câu C5 ? 
HS: Những dụng cụ để đo thể tích chất lỏng gồm: chai ,lọ, ca đong  có ghi sẵn dung tích, bình chia độ 
GV: Yêu cầu HS làm việc theo bàn trả lời C6, C7, C8 để tìm hiểu cách đo thể tích
HS: Trả lời C6, C7, C8
GV: Gọi 1HS trình bày C6, C7
 1HS trình bày C8
 HS khác nhận xét và bổ sung
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
GV: Nhận xét và chốt câu trả lời
GV: Yêu cầu HS cá nhân làm C9
HS: Hoàn thành C9 vào vở
GV: Gọi 2 HS đọc to kết luận
 HS khác nhận xét và bổ sung
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
GV: Nhận xét và chốt
II. Đo thể tích chất lỏng
Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
Những dụng cụ để đo thể tích chất lỏng gồm :chai , lọ ,ca đong  có ghi sẵn dung tích bình chia độ 
Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
 C6: Bình b 
 C7: Cách b đặt mắt đúng nhất 
 C8 : a. 70cm
 b. 50cm 
 c. 40cm
	C9: 
	 (1): thể tích 
	 (2): GHĐ
 	 (3): ĐCNN 
	 (4): thẳng đứng
	 (5): ngang
	 (6): gần nhất 
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành đo thể tích chất lỏng (17’)
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết về :
+ Mục đích
+ Dụng cụ và vật liệu
+ Các bước tiến hành
HS: Đọc và trả lời
GV: Nhận xét và chốt, ghi tóm tắt lên bảng
GV: Chia nhóm, phát dụng cụ
HS: Hoạt động theo nhóm
+ Nhận dụng cụ
+ Tiến hành TN
+ Ghi kết quả
GV: Hướng dẫn các nhóm thực hành và ghi kết quả
GV: Yêu cầu các nhóm
+ Cử đại diện trình bày kết quả
+ Nhận xét và bổ sung kết quả
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
GV: Nhận xét kết quả
Thực hành
Mục đích: Đo thể tích nước chứa trong hai bình
Chuẩn bị: SGK
Tiến hành đo
 + Ước lượng thể tích của nước chứa trong hai bình. Ghi kết quả
 + Kiểm tra ước lượng bằng cách đo thể tích của chúng bằng bình chia độ. Ghi kết quả đo được.
 IV. Củng cố: (3’) GV gọi 1HS đọc to phần kết luận C9
 V. Dặn dò: (2’) Học bài cũ, làm bài tập SBT, nghiên cứu bài mới
 Câu hỏi sọan bài :
 - Để đo vật rắn không thấm nước ta làm như thế nào ? 
 - Làm thế nào để xác định thể tích hòn đá ?
	Phiếu học tập nhóm
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng (lít)
Thể tích đo được (cm3)
GHĐ
ĐCNN
Nước trong bình 1
Nước trong bình 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 2.doc