Giáo án Vật lý 6 - Tiết 11 - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng (Tiếp)

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 11 - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng (Tiếp)

 1. Kiến thức: Viết được công thức tính trọng lượng P = 10.m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P,m

 2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức P = 10.m. Đo được lực bằng lực kế

 3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Nêu vấn đề, hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

 1. Giáo viên: giáo án, bài giảng điện tử, máy Projecter,1 cung tên

 Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh

 2. Học sinh: Học bài cũ, Nghiên cứu trước bài mới

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 11 - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2011
TIẾT 11 
	 BÀI 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
 TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Viết được công thức tính trọng lượng P = 10.m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P,m 
 2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức P = 10.m. Đo được lực bằng lực kế
 3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Nêu vấn đề, hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 1. Giáo viên: giáo án, bài giảng điện tử, máy Projecter,1 cung tên
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh
 2. Học sinh: Học bài cũ, Nghiên cứu trước bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Đặc điểm của lực đàn hồi? Ví dụ về vật có tính chất đàn hồi
 III. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: 
 GV: Kéo dây cung. Hỏi: Có lực đàn hồi tác dụng vào dây cung không?
 HS: Có
 GV: Làm thế nào để đo được lực mà dây cung đã tác dụng vào mũi tên?
 2. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu một lực kế
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK 
HS: Đọc SGK
GV: Nêu các câu hỏi: Lực kế là gì?
HS: Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực
GV: Thông báo 
+ Có nhiều loại lực kế (Chiếu hình ảnh chụp các loại lực kế). Lực kế thường dùng là lực kế lò xo (Giới thiệu lực kế lò xo thực).
+ Có lực kế đo lực kéo, có lực kế đo lực đẩy, có lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy.
GV: Các em hoạt động nhóm (3 phút), mỗi nhóm 4HS. Nhiệm vụ: Quan sát lực kế, tìm hiểu cấu tạo và hoàn thành C1,C2 
HS: Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu GV
GV: 
 - Gọi 2 nhóm đọc đáp án. Yêu cầu trong nhóm 1 bạn đọc, 1 bạn chỉ vào lực kế các bộ phận chính.
 - Gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung
HS: Trao đổi thống nhất ý kiến
GV: Nhận xét và chốt câu trả lời
GV: Vừa rồi các em đã tìm hiểu và biết cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản. Vậy sử dụng lực kế này để đo một lực như thế nào?
I. Tìm hiểu lực kế
 1. Lực kế là gì? 
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực
 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế
GV: Yêu cầu cá nhân thực hiện C3, sau đó trao đổi theo bàn (2 phút)
HS: Thực hiện C3 theo yêu cầu
GV: Yêu cầu đại diện 3 dãy bàn đọc đáp án
HS: Đọc câu trả lời
GV: Hướng dẫn HS chốt đáp án (Dùng lực kế minh họa. Yêu cầu HS đối chiếu nhận xét các câu trả lời
HS: Nhận xét 
GV: Vừa rồi các em đã tìm hiểu cách đo lực, tiếp theo các em sẽ thực hành đo một lực cụ thể
GV: Trước khi thực hành đo lực, thầy mời một em nhắc lại cách đo độ dài.
HS: Nhắc lại đủ 3 bước
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
GV: Việc dùng lực kế để đo lực cũng theo quy tắc tương tự như khi đo chiều dài.
GV: Phân nhóm
Nêu nhiệm vụ: Với các dụng cụ thí nghiệm thầy đã chuẩn bị cho các nhóm gồm 1 sợi dây mảnh và một lực kế, các nhóm thực hành đo lực bằng cách thực hiện yêu cầu C4, C5
Chú ý: Khi đo trọng lượng SGK, Sau khi cả nhóm thảo luận tìm ra cách đo, cá nhân mỗi bạn phải tự mình đo trọng lượng SGK của mình và ghi vào phiếu học tập nhóm
NHÓM 
Họ và tên
Trọng lượng SGK VL6
HS: Hoạt động nhóm
 + Tìm cách đo trọng lượng của cuốn SGK Vật lí 6. Ghi kết quả vào phiếu học tập nhóm.
 + So sánh kết quả giữa các bạn trong nhóm
 + Trả lời C5: Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như thế?
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN
HS: Các nhóm dán phiếu học tập lên bảng
GV: Gọi đại diện từng nhóm so sánh kết quả đo giữa các bạn trong nhóm và trả lời C5
HS: Đại diện nhóm trả lời
GV: Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và chốt câu trả lời C5. Lí giải sự sai khác kết quả giữa các nhóm (nếu có).
II. Đo một lực bằng lực kế
 1. Cách đo lực 
 2. Thực hành đo lực
HOẠT ĐỘNG 3: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 
GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi AI NHANH HƠN:
=
P
+ Chữ cái đứng trước chữ Q trong bảng chữ cái là chữ
10
+ Trọng lượng của quả cân 100g là . 1N
+ Trọng lượng của quả cân 1kg = 1. N
+ Trọng lượng của quả cân 2kg có trọng lượng là 2 10N
x
+ Chữ cái đứng trước chữ n trong bảng chữ cái là chữ
m
HS: Chơi trò chơi
GV: Yêu cầu nhanh: Viết tất cả các chữ cái, dấu trong ô vuông thành một hệ thức
HS: P = 10.m
GV: Biểu thức này chính là công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. 
GV: Chốt công thức đầy đủ
HS: Ghi vở
GV: Đọc SGK và cho biết trong công thức này thì P là gì? m là gì? Đơn vị?
HS: Trả lời
GV: Nhấn mạnh m trong công thức này là kí hiệu của khối lượng vật, không phải là viết tắt của đơn vị chiều dài là mét viết tắt m. Đơn vị khối lượng dùng trong công thức này là kg
Bài tập: Vận dụng công thức P = 10.m, hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Một quả cân có khối lượng 100g (=... kg) thì có trọng lượng P = 10 x .... = . N
b) Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng P = . x . = .. N
 c) Một quả cân có trọng lượng 2N thì có khối lượng m = .. : .. = . kg
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
P = 10.m
Trong đó: 
 + P là trọng lượng (đơn vị N)
 + m là khối lượng (đơn vị kg) 
HOẠT ĐỘNG 4: 	 Vận dụng
GV: Hướng dẫn HS làm C9
HS: Làm C9 theo hướng dẫn
GV: Hướng dẫn HS về nhà thử làm một lực kế
HS: Theo dõi hướng dẫn
IV. Vận dụng
C9: 
Khối lượng của xe tải: 
 m = 3,2tấn = 3200kg
Trọng lượng của xe tải:
 P = 10. m = 10.3200 = 32000N
 IV. Củng cố: HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết
 V. Dặn dò : 
 a. Bài vừa học: Học bài cũ. Làm BT 10.2 ; 10.3 ; 10.4 ; 10.5. 
 b. Bài sắp học : “Khối lượng riêng - trọng lượng riêng”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10.doc