Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát

A- MỤC TIÊU :

- Hs nhận biết thêm 1 loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại ma sát này.

- Hs được làm TN để phát hiện ma sát nghỉ.

- Kể và phân tích được 1 số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật. Nêu được các cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. Có kỹ năng đo lực ma sát nghỉ.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2255Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Lực ma sát
Soạn : 28/09/ 2008
Giảng :29- 30/ 09- 01/ 10/ 2008
A- Mục tiêu :
- Hs nhận biết thêm 1 loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại ma sát này.
- Hs được làm TN để phát hiện ma sát nghỉ.
- Kể và phân tích được 1 số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật. Nêu được các cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. Có kỹ năng đo lực ma sát nghỉ.
B- Chuẩn bị :
	- Đồ dùng : Cho mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 miếng gỗ 1 mặt nhẵn
 1 quả cân, tranh vòng bi
	- Những điểm cần lưu ý :
	+ Chủ yếu giúp Hs nhận biết sơ lược về sự xuất hiện và đặc điểm của các lực ma sát trượt, lăn, nghỉ.
	+ Không khảo sát sự phụ thuộc của cường độ lực ma sát vào các yếu tố như áp lực, các vật liệu của bề mặt tiếp xúc. 
	+ TN hình 6.2 nhằm giúp Hs phát hiện lực ma sát nghỉ.
	- Kiến thức bổ xung :
C- Các hoạt động trên lớp :
	I- ổn định tổ chức :
 Sĩ số : 8A: ; 8B: ; 8C: 
	II- Kiểm tra 15 phút:
	 Đề bài:
a, Thế nào là 2 lực cân bằng?
b, Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ như thế nào khi:
 + Vật đang đứng yên?
 + Vật đang chuyển động?
Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực trong hình vẽ :
A
 a, b,
.
3- Biểu diễn véc tơ lực sau: Lực kéo 1 vật là 2000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 500N
 Đáp án – Biểu điểm
 Bài 1: (4 điểm) 
	- Mỗi phần đúng 2 điểm
	- Phần b, mỗi ý đúng 1 điểm.
 Bài 2: (3 điểm)
	- Nêu được các yếu tố của lực: Mỗi ý đúng 1,5 điểm.
 Bài 3: (3 điểm)
Vẽ vật – biểu diễn được véc tơ lực – thể hiện được 3 yếu tố của véc tơ lực: Mỗi ý đúng 1 điểm
 - Thu bài
	Gv: ĐVĐ
Ngày xưa trục bánh xe bò chưa có ổ bi
Ngày nay trục bánh xe bò, trục bánh xe đạp . . . đã có ổ bi. Để phát minh ra ổ bi con người đã phải mất hàng chục thế kỷ.
Bài này giúp các em hiểu được ý nghĩa của của việc phát minh ra ổ bi.
	III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Hs: Đọc – Tìm hiểu ví dụ về lực cản trở chuyển động, từ đó nhận biết được đặc điểm của lực ma sát trượt.
-? Lực ma sát trượt được sinh ra khi nào?
-? Dựa vào đặc điểm của ma sát trượt, em hãy kể ra 1 số ví dụ về ma sát trượt trong thực tế.
* Kiến thức môi trường:
+ Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
Gv: Cầu thủ đá quả bóng trên sân, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng hẳn. Lực nào đã tác dụng làm quả bóng ngừng chuyển động? -> 2,
Hs: Đọc – tìm hiểu – phân tích ví dụ -> nhận biết đặc điểm ma sát lăn.
-? Ma sát lăn sinh ra khi nào?
- Tìm thêm ví dụ về ma sát trượt lăn trong đời sống và trong kỹ thuật
Hs: Thảo luận nhóm.
Hs: Quan sát hình 6.1. Cho biết:
- Trường hợp nào có ma sát trượt? Trường hợp nào có ma sát lăn?
- Từ đó em có nhận xét gì về cường độ của ma sát trượt và cường độ của ma sát lăn?
Gv: Để đẩy được hòm trượt trên mặt sàn thì cần có mấy người?
- Đệm hòm trên bánh xe, để đẩy hòm chuyển động thì cần có mấy người?
-> Từ đó nêu nhận xét về cường độ ma sát trong 2 trường hợp.
Hs: Đọc – quan sát hình 6.2 – thu thập thông tin.
Gv: Phát đồ dùng cho các nhóm Hs.
HS: Làm TN theo hình 6.2 – Trả lời C4
- Các nhóm đọc số chỉ của lực kế khi vật nặng chưa chuyển động.
-? Em hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và trong kỹ thuật.
VD: Trong đời sống, nhờ ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giữ bàn chân không bị trượt khi bước trên mặt đường.
Hs trả lời C5
- Trong kỹ thuật: Trong dây truyền sản xuất các sản phẩm di chuyển cùng với băng truyền tải nhờ lực ma sát nghỉ.
Gv: Chốt lại
Gv: Nhờ có lực ma sát con người mới đi lại được.Vậy ma sát có lợi, có hại như thế nào trong đời sống và kỹ thuật? => II,
Hs: Quan sát hình 6.3 (a, b, c) – Hãy nêu tác hại của lực ma sát trong mỗi trường hợp.
-? Biện pháp làm giảm lực ma sát đó?
- Hình a, ma sát xuất hiện ở xích xe đạp là ma sát gì? Cách làm giảm ma sát đó?
Hs: Quan sát hình vẽ 6.4 (a, b, c). Tưởng tưởng xem nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng gì.
-? Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong mỗi trường hợp?
* Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
Gv: Chốt lại phần II, 
Hs: Nêu nội dung cần nắm trong bài
Hs: Đọc phần ghi nhớ.
Hs: Về nhà trả lời C8, C9 
C8: Sàn gỗ, sàn đá hoa khi lau, nhẵn ma sát nghỉ ít, chân khó bám vào sàn, dễ ngã. Ma sát nghỉ có lợi.
- Bùn trơn, ma sát lăn giữa lốp xe và đất giảm, bánh xe bị quay trượt trên đất . Ma sát trong trường hợp này có lợi.
- Ma sát làm đế giày mòn. Ma sát có hại.
- Ô tô lớn, quán tính lớn, khó thay đổi vận tốc. Ma sát nghỉ phải lớn để bánh xe bám vào mặt đường. Do đó bề mặt lốp phải khía rãnh sâu hơn. Ma sát có lợi.
- Bôi nhựa thông để tăng lực ma sát giữa dây cung với dây đàn. Ma sát có lợi. 
I- Khi nào có lực ma sát
 1- Lực ma sát trượt
VD: Bánh xe đạp đang quay, nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường. Khi đó có lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
* Kết luận: Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật trượt trên bề mặt của 1 vật khác.
C1: Ma sát trượt sinh ra khi các em nhỏ chơi trượt trên cầu trượt.
2- Ma sát lăn
- Ma sát lăn sinh ra khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác
C2: Ví dụ về ma sát lăn:
- Ma sát lăn sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay với ổ trục.
- Ma sát sinh ra giữa con lăn với mặt trượt.
C3:
- Hình a, 3 người đẩy hòm trượt trên mặt sàn. Khi đó giữa sàn với hòm có ma sát trượt.
- Hình b, 1 người đẩy hòm nhẹ nhàng do có đệm bánh xe. Khi đó giữa bánh xe với sàn có ma sát lăn.
- Từ 2 trường hợp trên chứng tỏ: độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt.
3- Lực ma sát nghỉ
C4: 
 Mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên. Chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có 1 lực cản. Lực này cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên.
- Khi tăng lực kéo thì số chỉ của lực kế tăng dần, vật vẫn đứng yên. Chứng tỏ lực cản lên vật cũng có cường độ tăng dần, điều đó cho biết lực ma sát nghỉ có cường độ thay đổi theo tác dụng lực lên vật.
* Kết luận:
 Lực cân bằng với lực kéo vật khi vật chưa chuyển động gọi là lực ma sát nghỉ.
II- Lực ma sát trong đời sống và trong kỹ thuật.
 1- Lực ma sát có có thể có hại
C6:
a, Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa xe và xích. Nên cần thường xuyên tra dầu vào xích để làm giảm ma sát.
b, Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản chuyển động của bánh xe. Muốn làm giảm ma sát thì thay trục quay có ổ bi.
c, Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi đẩy. Muốn làm giảm dùng bánh xe thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn.
 2- Lực ma sát có thể có ích
C7: 
a, Bảng trơn, nhẵn quá không viết được
- Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn và bảng.
b, Không có ma sát giữa mặt răng của ốc và vít thì ốc sẽ bị lỏng không ép chặt các mặt cần ghép.
* Kiến thức môi trường:
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt, dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
III- Ghi nhớ và vận dụng
* Ghi nhớ: SGK
* Vận dụng:
C9:
Biến ma sát trượt thành ma sát lăn, giảm ma sát, máy móc chuyển động dễ dàng hơn, góp phần sự thúc đẩy của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy
IV- Củng cố :
	- Khái quát nội dung bài dạy.
	V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập: 6.1 -> 6.5 (11 – SBT)
	- Đọc trước bài “áp suất”
D- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc