Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực – quán tính

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực – quán tính

A- MỤC TIÊU :

 - Hs nêu được 1 số thí dụ về 2 lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị véc tơ lực.

 - Từ kiến thức đã học ở lớp 6, Hs dự đoán (về lực tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm TN kiểm tra dự đoán để khẳng định “vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”.

 - Nêu được 1 số ví dụ về quán tính . Giải thích được hiện tượng quán tính.

B- CHUẨN BỊ :

 - Đồ dùng :

 + Gv: Bộ TN hình vẽ 5.3; xe con, búp bê, bảng phụ.

 + Hs: Kẻ sẵn bảng 5.1

 - Những điểm cần lưu ý :

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực – quán tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Sự cân bằng lực – Quán tính
Soạn : 21/ 09/ 2008
Giảng : 24/ 09/ 2008
A- Mục tiêu :
	- Hs nêu được 1 số thí dụ về 2 lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của 2 lực cân 	 bằng và biểu thị véc tơ lực.
	- Từ kiến thức đã học ở lớp 6, Hs dự đoán (về lực tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm TN kiểm tra dự đoán để khẳng định “vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”.
	- Nêu được 1 số ví dụ về quán tính . Giải thích được hiện tượng quán tính.
B- Chuẩn bị :
	- Đồ dùng :
	+ Gv: Bộ TN hình vẽ 5.3; xe con, búp bê, bảng phụ.
	+ Hs: Kẻ sẵn bảng 5.1
	- Những điểm cần lưu ý :
	+ Hệ lực cân bằng khi tác dụng vào 1 vật thì không làm vận tốc của vật thay 	 đổi.
	+ Lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay 	 đổi vận tốc của vật nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
	+ Tiến hành TN từng bước – dẫn giải từng phần -> để Hs quan sát rút ra kết 	 luận chính xác.
	+ Không đi sâu vào định nghĩa quán tính. Thông qua kinh nghiệm thực tế 	 Hs nhận biết được đặc tính “không thể thay đổi vận tốc ngay khi vật bị tác 	 dụng của lực. Mức quán tính phụ thuộc vào khối lượng của vật” Khối 	 lượng càng lớn -> quán tính càng lớn (vận tốc thay đổi ít).
	- Kiến thức bổ xung :
C- Các hoạt động trên lớp :
	I- ổn định tổ chức :
 Sĩ số : 8A: ; 8B: ; 8C: 
	II- Kiểm tra bài cũ :
	Hs1 : Biểu diễn véc tơ lực sau:
	Lực kéo 1 vật là 2000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang 	phải, tỉ xích 1 cm tương ứng với 500 N.
	Hs2 : Để biểu diễn lực ta làm như thế nào? Chữa bài tập 4.4?
* BT 4.4: 
a, Vật chịu tác dụng của 2 lực: Lực kéo FK có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250 N; Lực cản FC có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 150 N.
b, Vật chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 200 N; Lực kéo có phương nghiêng 1 góc 300 so với phương ngang, chiều hướng lên , cường độ 300 N.
	ĐVĐ: ở lớp 6 ta đã biết 1 vật đang đứng yên, chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy 1 vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ như thế nào? -> vào bài.
	III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Hs: Quan sát hình 5.2 - đọc thu thập thông tin về 2 lực cân bằng.
-C1: Quyển sách, quả cầu, quả bóng có trọng lượng lần lượt là: Pquyển sách = 3N; 
Pquả cầu = 0,5N; Pquả bóng = 5N.
- Em hãy kể tên và biểu diễn các lực lên quyển sách, quả cầu, quả bóng?
Gv: Vẽ hình sẵn trên bẳng phụ
Hs: Lên bảng biểu diễn các lực tác dụng lên mỗi vật.
- Hãy nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của 2 lực cân bằng?
Gv: Chốt lại phần nhận xét.
Hs: Đọc phần a, dự đoán
Gv: Ta đã biết lực tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật.
- Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ như thế nào khi:
 + Vật đang đứng yên?
 + Vật đang chuyển động?
Gv: Để kiểm tra xem dự đoán có đúng không -> ta làm TN
Hs: Quan sát hình vẽ 5.3 – Tìm hiểu TN.
Gv: Giới thiệu dụng cụ – bố trí TN theo hình vẽ 5.3 (a).
- Lưu ý: + 2 quả nặng giống hệt nhau
 + thước dùng để đo quãng đường chuyển động của quả nặng A.
- Hướng dẫn Hs quan TN sát theo 3 giai đoạn:
 + Hình 5.3a: Ban đầu quả cân A đứng yên
 + Hình 5.3b: Quả cân A chuyển động
 + Hình 5.3c, d: Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A’ bị giữ lại.
- Lưu ý: Giai đoạn d các em quan sát TN ghi lại quãng đường đi được trong các khoảng thời gian 2s liên tiếp -> ghi kết quả đó vào bảng 5.1; sau đó tính v tương ứng.
Gv: Lần lượt làm TN từng bước rõ ràng để Hs quan sát -> lần lượt trả C2; C3; C4 
Gv: Cắm đồng hồ bấm giây vào giắc cắm trên thước, làm lại TN từ đầu a, b, c, d.
Hs: Quan sát và đo quãng đường đi được của A sau mỗi khoảng thời gian 2s. Ghi vào bảng 5.1 (cá nhân). Tính vận tốc của A
Gv: Treo bảng 5.1 – Hs lên điền kết quả
- Từ kết quả trên các em rút ra kết luận gì khi có các lực cân bằng tác dụng lên 1 vật đang chuyển động?
Gv: Chốt lại phần kết luận.
 Khẳng định dự đoán đúng.
- Tại sao ôtô, xe máy khi bắt đầu chuyển động không đạt vận tốc lớn ngay mà phải tăng dần?
Hoặc là đang chuyển động muốn dừng lại phải giảm vận tốc chậm dần rồi mới dừng hẳn?
Hs: Đọc phần nhận xét -> tìm hiểu quán tính.
- 2 Hs đọc phần ghi nhớ
Hs: Đọc C6; C7 Dự đoán xem búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
Gv: Lần lượt làm TN C6; C7 
Hs: Quan sát – trả lời
Gv: Các em hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng trong C8.
I- Lực cân bằng
 1- Hai lực cân bằng là gì?
C1 :
a, Tác dụng lên quyển sách có 2 lực: trọng lực P và lực đẩy Q của mặt bàn.
b, Tác dụng lên quả cầu có 2 lực: Trọng lực P và lực căng T.
c, Tác dụng lên quả bóng có 2 lực: trọng lực P và lực đẩy Q của mặt đất.
* Nhận xét: Mỗi cặp lực này là 2 lực cân bằng chúng cùng có điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
 2- Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động.
a, Dự đoán
- Khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng, thì 2 lực này cũng không làm thay đổi vận tốc của vật nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
b, Thí nghiệm
C2 : Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực PA, sức căng T của dây 2 lực này cân bằng do:
 T = PB
 Mà PB = PA 
=> T = PA hay T cân bằng PA 
C3 : Đặt thêm quả nặng A’ lên A, lúc này PA + PA’ > T nên vật AA’ chuyển dộng nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên.
C4 : Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A’ bị giữ lại. Khi đó chỉ còn 2 lực tác dụng lên A là PA và T, mà PA = T nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. TN cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều.
C5:
* Kết luận: 1 vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thắng đều.
II- Quán tính
Nhận xét:
- Khi có lực tác dụng , mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Vận dụng – Ghi nhớ
a, Ghi nhớ: SGK
b, Vận dụng
C6: 
 Búp bê sẽ ngã về phía sau. Khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu của búp bê chưa kịp chuyển động. Vì vậy búp bê ngã về phía sau.
C7:
 Búp bê ngã về phía trước. Vì khi xe dừng đột ngột, mặc dù chân búp bê bị dừng lại cùng với xe nhưng do quán tính thân búp bê vẫn chuyển động nên búp bê ngã về phía trước.
C8: 
 a, Ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính hành khách không thể thay đổi hướng chuyển động ngay, mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái.
 b, Nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất bị dừng ngay lại, nhưng người còn tiếp tục Cđ theo quán tính nên làm chân gập lại.
 c, Bút tắc mực, nếu vẩy mạnh bút lại viết được. Vì do quán tính nên mực tiếp tục cđ xuống đầu ngòi bút khi bút đã dừng lại.
 d, Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất, cán đột ngột bị dừng lại, do quán tính, đầu búa tiếp tục cđ ngập chặt vào cán búa.
 e, Do quán tính nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh giấy ra khỏi đáy cốc.
	IV- Củng cố :
	- Khái quát nội dung bài dạy: Nhấn mạnh 3 điểm của phần ghi nhớ.
- Hs trả lời các bài tập:
BT 5.1: 	Câu D 
BT 5.2:	 Câu D
BT 5.3:	 Câu D
	V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần ghi nhớ; Trả lời C8 (20).
	- Làm bài tập: 5.1 -> 5.8 (9; 10 – SBT)
	- Đọc trước bài “Lực ma sát”.
D- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc