A- MỤC TIÊU :
* Kiến thức:
- Hs được ôn lại khái niệm lực, nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực là đại lượng véc tơ.
* Kỹ năng:
- Có kỹ năng biểu diễn véc tơ lực.
* Thái độ:
- Hs học tập tích cực, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B- CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng :
+ Gv: Giá TN, thanh nam châm thẳng, xe lăn, thanh thép, vợt cầu lông, đất nặn, lực kế, bảng phụ.
- Những điểm cần lưu ý :
Tiết 4 Biểu diễn lực Soạn : 14/ 09/ 2008 Giảng: 15- 16- 17/ 09/ 2008 A- Mục tiêu : * Kiến thức: - Hs được ôn lại khái niệm lực, nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. - Nhận biết được lực là đại lượng véc tơ. * Kỹ năng: - Có kỹ năng biểu diễn véc tơ lực. * Thái độ: - Hs học tập tích cực, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. B- Chuẩn bị : - Đồ dùng : + Gv: Giá TN, thanh nam châm thẳng, xe lăn, thanh thép, vợt cầu lông, đất nặn, lực kế, bảng phụ. - Những điểm cần lưu ý : + Làm cho Hs hiểu rõ lực làm biến dạng đồng thời còn làm thay đổi vận tốc của vật. + Cho Hs quan sát TN, phân tích TN kết hợp thực tế để rút ra đặc trưng về tác dụng lực gây ra sự thay đổi vận tốc. + Đặc biệt nên chọn ví dụ lực tác dụng làm thay đổi hướng vận tốc như chuyển động của vật bị ném theo phương nằm ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc. + Biểu diễn đầy đủ 3 yếu tố của lực bằng véc tơ. - Kiến thức bổ xung : C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức : Sĩ số : 8A: 8B: 8C: II- Kiểm tra bài cũ : Hs1 : Chữa bài tập 3.3 (7 – SBT). (Kết quả: bài 3.3 t1 = 3000/2 = 1500s Đổi S2 = 1,95 km = 1950 m; t2 = 0,5 . 3 600 = 1800s vTB = (S1 + S2)/(t1 + t2) = (3000 + 1950)/(1500 + 1800) = 1,5 m/s.) Hs2 : Phát biểu định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều, công thức tính vTB chuyển động không đều? Hs3: Chữa bài tập 3.4: a, Không đều b, vTB = S/t = 100/ 9,86 = 10,14 m/s = 36,51 km/ h ĐVĐ: Một đầu tàu kéo các toa với 1 lực có cường độ 106N chạy theo hướng Bắc – Nam. Làm thế nào để biểu điện được lực kéo đó? -> vào bài. III- Bài mới : Phương pháp Nội dung Gv: Làm TN: đẩy cho xe con chuyển động. Hs: Quan sát cho biết: - Do đâu mà xe con chuyển động được? (Do có lực tác dụng vào xe) - Kết quả tác dụng của lực vào xe con là gì? (Làm cho xe thay đổi chuyển động) Gv: Lực tác dụng vào vật có thể làm cho vật biến dạng hoặc thay đổi chuyển động (thay đổi vận tốc). Hs: Đọc C1 – Thảo luận nhóm. Gv: Bố trí TN theo hình vẽ 4.1; làm TN 4.1; 4.2 Hs: Quan sát trả lời C1 - Đại diện nhóm trả lời. Gv: Lực tác dụng vào vật được biểu diễn như thế nào? -> II, Hs: Đọc – thu thập thông tin 1, Hs: Đọc – thu thập kiến thức 2, Gv: Làm TN: Dùng lực kế kéo cho xe con chuyển động theo phương nằm ngang. Vừa làm TN vừa giới thiệu cách biểu diễn lực. - Biểu diễn véc tơ lực bằng 1 mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương và chiều là phương và chiều của lực. + Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Gv: Nhấn mạnh: Khi biểu diễn 1 lực cần cần có đủ 3 yếu tố và điểm đặt của lực đặt vào tâm vật. - Em hãy nêu nội dung cần nắm trong bài? Hs: Phát biểu phần ghi nhớ. Gv: Phát phiếu học tập Hs: Hoạt động nhóm – biểu diễn lực. Gv: Treo bảng phụ vẽ hình 4.4 Hs: Quan sát hình vẽ – diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực. Gv: Chốt lại: Phải nêu rõ 3 yếu tố của lực. - Hs diễn tả bằng lời C3 . I- Ôn lại khái niệm lực C1 : Mô tả hiện tượng vẽ trong hình 4.1; 4.1 (SGK) - Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên. - Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Vậy: Lực có thể làm vật biến dạng hoặc thay đổi vận tốc của vật. II- Biểu diễn lực Lực là 1 đại lượng véc tơ - Một lực vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều nên lực là 1 đại lượng véc tơ. Cách biểu diễn và ký hiệu véc tơ lực a, Biểu diễn véc tơ lực bằng mũi tên. b, Ký hiệu véc tơ lực: F Ký hiệu cường độ của lực: F VD: Biểu diễn lực 15 N tác dụng lên xe lăn: - Điểm đặt A - Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. - Cường độ F = 15 N (độ lớn) III- Ghi nhớ và vận dụng * Ghi nhớ: SGK (16) * Vận dụng: C2 : Biểu diễn lực a, Vật có m = 5 Kg => trọng lượng của vật P = 5.10 = 50 N b, C3: a, F1: Điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ F = 20 N. b, F2: Điểm đặt B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2 = 30 N. IV- Củng cố : - Khái quát nội dung bài dạy. - Trả lời bài tập 4.1 : câu D V- Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập: 4. 2 -> 4.5 (8 –SBT). - Đọc trước bài “Sự cân bằng lực – quán tính”. Kẻ sẵn bảng 5.1 D- Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: