1. Kiến thức: Học sinh hiểu và tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt.
So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát các hiện tượng vật lý và rút ra nhận xét.
Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và chất khí.
3. Thái độ: Cẩn thận khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao, tự giác tích cực học tập theo nhóm.
Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy 8: Tiết thứ ngày ................ Tiết 26: (Bài 22) DẪN NHIỆT 1. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh hiểu và tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt. So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát các hiện tượng vật lý và rút ra nhận xét. Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và chất khí. 3. Thái độ: Cẩn thận khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao, tự giác tích cực học tập theo nhóm. 2. CHUẨN BỊ a.Giáo viên: Giáo án; sgk; sbt. Đồ dùng thí nghiệm: 1bộ thí nghiệm H22.1; H22.2; H22.3; H 22.4. b. Học sinh: Học bài cũ, làm BTVN 3. PHẦN THỂ HIỆN LÊN LỚP * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 8E.................................. a. Kiểm tra bài cũ (Miệng-6') * Câu hỏi ?Tb: Nhiệt năng của vật là gì? Nhiệt năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng những cách nào?Cho ví dụ. ?Kh: Phát biểu khái niệm nhiệt lượng, đơn vị đo? Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền như thế nào? nhiệt năng của các vật khi ấy thay đổi như thế nào? Chữa các bài tập 21.1; 21.2 * Đáp án -biểu điểm HS1: Khái niệm nhiệt năng: sgk-74 (2đ') Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh, nhiệt năng của vật càng lớn. (3đ') Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: Thực hiện công; Truyền nhiệt (2đ') Ví dụ: Hs tự lấy. (3đ') HS 2: Khái niệm nhiệt lượng: sgkT7- Đơn vị : J (2đ') Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Trong quá trình này nhiệt năng của vật có nhiệt độ cao hơn sẽ giảm đi, nhiệt năng của vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ tăng lên. Sự truyền nhiệt này chỉ dừng lại khi nhiệt độ của các vật cân bằng nhau. (2đ') Bài tập: 21.1. C ; 21.2. B (6đ') *Đặt vấn đề (1'): Ta đã biết có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt. Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác trên cùng một vật hoặc có thể truyền từ vật này sang vật khác. Vậy sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào? Bài học hôm nay ta tìm hiểu một trong những cách truyền nhiệt : Dẫn nhiệt. b. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt (10’) Gv: Yc hs đọc phần thông tin ở mục 1, tìm hiểu thí nghiệm H22.1. ?Tb: Nêu các dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm H22.1? Gv: giới thiệu dụng cụ và 1 số quy ước. ?Kh: Mục đích của thí nghiệm? Hs: Tìm hiểu sự truyền nhiệt năng của thanh đồng. ?Tb: Dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đốt đầu A của thanh đồng? Hs: Dự đoán Gv: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Gv: Yc hs dựa vào hiện tượng thí nghiệm vừa quan sát trả lời các câu hỏi C1 đến C3. ?Tb: Trả lời C1; C2 ?Kh: Trả lời C3. Gv(giới thiệu): Trong thí nghiệm này, nhiệt năng không chỉ truyền từ phần này sang phần kia của thanh đồng, mà còn truyền từ thanh đồng sang sáp sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm trên gọi là sự dẫn nhiệt. Gv: Yc hs đọc nội dung thứ nhất của mục “có thể em chưa biết” để tìm hiểu bản chất của sự dẫn nhiệt là gì? Hs: Bản chất của sự dẫn nhiệt trên thanh đồng AB trong thí nghiệm trên thực chất là sự truyền động năng của các phân tử cấu tạo nên vật trong khi chúng va chạm vào nhau chứ bản thân các phân tử không dịch chuyển từ A sang B. I. Sự dẫn nhiệt 1.Thí nghiệm H22.1 2.Trả lời câu hỏi C1: Chứng tỏ nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra. C2: Các đinh rơi xuống theo thứ tự a, b, c, d, e C3: Nhiệt năng được truyền dần từ đầu A sang đầu B của thanh đồng. * Sự truyền nhiệt năng như trên được gọi là sự dẫn nhiệt. HĐ 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất (17’) Gv: Yc hs tự đọc sgk tìm hiểu thí nghiệm H22.2. Gv: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành. ?Kh: Nêu mục đích của thí nghiệm này? Hs: So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn khác nhau. ?Tb: Dự đoán câu trả lời C4? Hs: Dự đoán Gv: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán ?Kh:Dựa vào hiện tượng quan sát đựơc, trả lời C4; C5? Hs: Trả lời C4 Thảo luận nhóm bàn trả lời C5. ?Tb-Y: Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt ntn? Gv: Yc hs tự đọc sgk tìm hiểu thí nghiệm H22.3; H22.4 ?Tb: Kể tên các dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành 2 thí nghiệm trên? ?Kh: Mục đích của 2 thí nghiệm trên là gì? Hs: Nghiên cứu tính dẫn nhiệt của chất lỏng và chất khí. ?Tb: Dự đoán có hiện tượng gì xảy ra với cục sáp ở đáy ống nghiệm trong thí nghiệm H22.3 và H22.4? Hs: Dự đoán. Gv: Yc hs hoạt động làm thí nghiệm H22.3 và H22.4 theo nhóm. Lưu ý Hs trước khi đốt ống thủy tinh cần hơ qua lửa cho khỏi nứt, khi tắt đèn cồn cần lưu ý không được thổi. Sau khi Hs làm thí nghiệm xong GV yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thí nghiệm bằng cách trả lời các câu hỏi C6; C7. ?Kh: Qua 3 thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? Hs: Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Gv(chốt) Qua thí nghiệm và thực tế cho thấy: Chất rắn nói chung dẫn nhiệt tốt, trong đó kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Tất cả các chất lỏng (trừ dầu và thủy ngân) đều dẫn nhiệt kém, chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn cả chất lỏng. Vì vậy có thể nói dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn. II. Tính dẫn nhiệt của các chất 1.Thí nghiệm 1: H22.2 C4: Không rơi xuống đồng thời. Chứng tỏ: Các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau. C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. * Kết luận: Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. 2. Thí nghiệm 2: H22.3 C6: Khi nước ở miệng ống đã sôi, cục sáp ở đáy ống không bị nóng chảy. * Kết luận: Chất lỏng dẫn nhiệt kém. 3. Thí nghiệm 3: H22.4 C7: Khi đáy ống nghiệm đã nóng, miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm không bị nóng chảy. * Kết luận: Chất khí dẫn nhiệt kém. c. Vận dụng - củng cố (10’) Gv: Yc hs đọc ghi nhớ Tb: Đọc nội dung ghi nhớ Vận dụng trả lời các câu hỏi C8 đến C12 Gv: (gợi ý câu 12) so sánh nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ cơ thể khi trời lạnh, khi trời nóng rồi kết luận. Gv: Để hạn chế sự truyền nhiệt giữa các vật người ta thường làm thế nào? Hs: Do không khí dẫn nhiệt rất kém. Nên để hạn chế sự truyền nhiệt giữa các vật người ta thường tạo ra 1 lớp không khí ngăn cách giữa chúng. III/ Vận dụng C8: Hs tự lấy ví dụ C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém. C10: Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém. C11: Mùa đông. Để tạo ra lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim. C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Khi trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ tay vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại bị phân tán rất nhanh nên ta cảm thấy lạnh. Khi trời nóng, kim loại bị nóng lên sờ tay vào kim loại nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể, và không bị phân tán nhanh nên ta cảm thấy nóng. d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1') Học thuộc ghi nhớ, tự trả lời lại các câu hỏi C1 đến C12 trong bài. BTVN: 22.1 đến 22.6 (SBTT29) Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy 8: Tiết thứ ngày ................ Tiết 27 (Bài 23) : ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt. Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất rắn, lỏng, khí b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát các hiện tượng vật lý và rút ra nhận xét. Làm được thí nghiệm H23.2. Từ quan sát thí nghiệm, biết rút ra nhận xét, kết luận. c. Thái độ: Cẩn thận khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao, tự giác tích cực học tập theo nhóm. 2. CHUẨN BỊ a. Giáo viên: Giáo án; sgk; sbt. Dụng cụ thí nghiệm H23.3; 23.4; 23.5 (sgk/T81) b. Học sinh: Học bài, làm BTVN; Mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm H23.2 3. PHẦN THỂ HIỆN LÊN LỚP * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 8E................................................ a. Kiểm tra bài cũ (Miệng-6') * Câu hỏi ?Tb: Phát biểu ghi nhớ bài 22? Chữa các bài tập 22.1; 22.2; 22.3; 22.4 (SBTT29) * Đáp án -biểu điểm Ghi nhớ: sgk – 79 (2đ') Bài tập: 22.1: B (2đ') 22.2: C (2đ') 22.3: thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cho cốc vỡ. Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều nên không vỡ. Muốn cốc không bị vỡ nên tráng cốc = 1 ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào hoặc cho 1 cái thìa kim loại vào cốc rồi rót nước từ từ vào cốc. (2đ') 22.4: nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.(2đ') * Đặt vấn đề (3') GV: Tiến hành thí nghiệm H23.1/SgkT80 ?Tb: Quan sát nhận xét hiện tượng thí nghiệm GV: Trong bài trước ta biết chất lỏng dẫn nhiệt rất kém. Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào? Bài học hôm nay ta tìm hiểu vấn đề này. b. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu (18’) G: Yc hs đọc phần thông tin mục 1 sgk tìm hiểu thí nghiệm H23.2. Gọi 1 hs đọc to. ?Tb: Dự đoán hiện tượng gì xảy ra với các hạt thuốc tím khi ta đun nóng cốc nước ở vị trí đặt thuốc tím? H: Dự đoán: Thuốc tím tan nhanh trong nước. G: Yc các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn sgk, quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C1 đến C3. Lưu ý đặt sao cho ngọn lửa đèn cồn vào đúng vị trí đặt thuốc tím; đọc số chỉ nhiệt kế trước khi đun. H: Tiến hành thí nghiệm thảo luận trả lời C1; C2;C3. G: Gọi đại diện 3 nhóm trả lời C1; C2; C3. Các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần). G: Chốt lại các câu trả lời đúng – hs ghi vào vở. G(gợi ý câu C2 nếu hs không trả lời được): Chất lỏng khi nóng lên thì trọng lượng riêng (TLR) của nó thay đổi như thế nào? So sánh TLR của lớp nước bị đốt nóng ở phía dưới với TLR của lớp nước lạnh ở trên từ đó dựa vào đk vật nổi, vật chìm để kết luận. ?Kh: Như vậy ta chỉ đốt ở đáy cốc nhưng toàn bộ nước trong bình nóng lên được là do đâu? H: Nhờ sự đổi chỗ của các lớp nước. ?Kh:Qua thí nghiệm này ta thấy nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? H:...bằng cách tạo thành các dòng. GV: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Trong cách truyền nhiệt này tồn tại 2 “dòng đối lập” nhau: + Dòng nóng đi từ dưới lên + Dòng lạnh đi từ trên xuống ?Tb: Đối lưu là gì? H: Trả lời như sgk G(TB) Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí. Để kiểm chứng ta nghiên cứu câu C4. G: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. H: Quan sát thí nghiệm do GV làm. ?Kh: Hiện tượng gì xảy ra với dòng khói hương? H: Dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. ?Kh-G: Hãy giải thích hiện tượng trên? G(Gợi ý): so sánh nhiệt độ của không khí ở hai bên tấm bìa; bên có ngọn nến không khi chuyển động như thế nào; bên không có ngọn nến không khí chuyển động như thế nào? G: Khói hương có tác dụng giúp ta quan sát rõ sự chuyển động của các dòng khí hay sự đối lưu của không khí. ?Kh:Dựa vào hiện tượng thí nghiệm quan sát được hãy trả lời C4? H: 1 vài hs trả lời, hs khác nhận xét bổ xung G: Chốt câu trả lời đúng –hs ghi vở. G(chốt): Như vậy sự truyền nhiệt trong chất khí cũng tương tự trong chất lỏng đó là nhờ sự tạo thành các dòng đối lưu (dòng khí nóng đi lên, dòng khí lạnh hơn đi xuống làm đổi chỗ các lớp không khí có TLR khác nhau) làm cho toàn bộ khối không khí nóng lên. ?Kh: Nghiên cứu trả lời C5; C6? G: Trở lại thí nghiệm 22.3 bài “Dẫn nhiệt”. Khi đốt phần nước gần miệng ống thì chỉ có phần nước ở phía trên sôi. G: Trong chân không môi trường không có các hạt vật chất nên không thể tạo thành các dòng đối lưu. Trong chất rắn các phân tử chất rắn chỉ dao động xung quanh 1 vị trí xác định không chuyển động tự do để có thể tạo thành các dòng đối lưu. I/ Đối lưu: 1. Thí nghiệm: H23.2 C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống. C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó giảm nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng. C3: Nhờ có nhiệt kế. * Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng gọi là sự đối lưu. 3. Vận dụng: C4: Ngọn lửa làm cho lớp không khí nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của phần không khí ở phía bên kia tấm bìa (bên không có ngọn nến). Do dó lớp không khí nóng đi lên, lớp không khí lạnh dồn xuống chiếm chỗ mang theo khói hương đi xuống. C5: Để phần nước ở dưới nóng lên trước (d giảm), phần trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu C6: Không. Vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành dòng đối lưu. HĐ 2: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt (12’) G: đvđ như sgk; Yc hs nghiên cứu thí nghiệm H23.4; H23.5. G: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nói rõ các bước tiến hành thí nghiệm H23.4; 23.5; quy ước đầu A, B. ?Tb: Dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra với giọt nước màu khi để bình gần ngọn lửa? Khi đặt miếng bìa giữa đèn và bình? H: dự đoán G: làm thí nghiệm Hs quan sát. ?Kh: Mô tả hiện tượng quan sát được trong 2 thí nghiệm? H: Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu dịch chuyển từ đầu A ra đầu B. Chắn miếng bìa giữa bình cầu và nguồn nhiệt thì giọt nước màu lại đi từ B về A. G: Yc hs trả lời C7; C8; C9 G: Trong thí nghiệm trên nhiệt năng được truyền đi bằng cách phát ra những tia nhiệt đi thẳng. Hình thức truyền nhiệt này được gọi là bức xạ nhiệt. ?Kh: Bức xạ nhiệt là gì? ?Kh: Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong môi trường chân không hay không? G(nhấn mạnh) Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chân không. ?Tb: Mặt trời truyền nhiệt xuống Trái đất bằng cách nào? H: Bức xạ nhiệt G (TB) khả năng hấp thu tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. G(chốt): Trong bài học hôm nay ta làm quen với hai hình thức truyền nhiệt nữa đó là: đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong đó đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. II/ Bức xạ nhiệt Thí nghiệm: H23.4; H23.5 2. Trả lời câu hỏi: C7: không khí trong bình nóng lên, nở ra C8: Không khí trong bình đã lạnh đi, miếng bìa đã ngăn không cho nhiệt truyền từ bếp sang bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ bếp sang bình theo đường thẳng. C9: Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng. * Bức xạ nhiệt: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. c.Vận dụng – củng cố (4') G: Yc hs thảo luận trả lời C10; C11 G: Treo bảng phụ C12. H lên bảng điền Dưới lớp hs tự làm vào vở. G: Yc hs đọc “có thể em chưa biết” ? Tại sao phích giữ được nóng lâu dài? H: Nhờ cấu tạo của phích hạn chế được các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. III/ Vận dụng: C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt C11: Để làm giảm sự hấp thụ các tia nhiệt. C12: Rắn – dẫn nhiệt Lỏng - Đối lưu Khí - Đối lưu Chân không – Bức xạ nhiệt d.Hướng dẫn học bài ở nhà (2') Học bài, học thuộc ghi nhớ. BTVN: 23.1 đến 23.7 (SBTT30) Đọc “Có thể em chưa biết”/SgkT82 Ôn: từ bài 16: Cơ năng đến bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: